Từ bài thơ "Pháo Tết" của nhà văn Nguyễn Duy, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em
Bài làm
Nguyễn Duy được mệnh danh là nhà thơ của chúng sinh. Thơ ông từng được nhận xét là “đánh thức lương tri của con người… ngay cả chiến thắng mà người ta hả hê ca tụng thì với nhà thơ không khác gì một bản bi ca cho người dân khốn khổ”. “Pháo Tết” chính là minh chứng rõ nhất cho lời nhận xét ấy. Bài thơ ấy đã cho tôi được lắng nghe một nốt trầm sâu lắng trong bản giao hưởng của cuộc sống: nỗi đau thân phận của những con người nhỏ bé bị “áo cơm ghì sát đất”, bị xã hội ruồng bỏ, chiến tranh tàn phá. Câu thơ mở đầu của từng khổ thơ là hình ảnh so sánh “Cả thành phố như …”cùng với động từ mạnh “nổ, cháy, toác”. Nối tiếp câu mở đầu là một loạt hình ảnh “tiếng pháo rền vang xa”,”lập loè ánh hoả châu”,“khét lẹt mịt mờ mây”. Miêu tả không khí giao thừa với tiếng nổ của pháo Tết ngỡ như tác giả đang phục dựng lại không khí của chiến trường tàn khốc. Trong bức tranh ngày đầu năm mới xuất hiện hình ảnh của những kiếp người bạc bẽo “một lão bị gậy khóc khàn trên sân ga”,”có một bà bới rác nằm co ro gầm cầu”,”có một em điếm ế đón giao thừa gốc cây”,”có chú bé đi bụi khoèo mé hiên lắng nghe”. Khổ thơ kết bài dường như tách biệt với những khổ thơ trên gián tiếp nhắc đến nỗi đau chiến tranh qua hình ảnh “có một người nạng gỗ ngồi bên sông nhớ nhà”. Cách miêu tả và hình ảnh được lựa chọn thật độc đáo reo rắc trong lòng bạn đọc những rung cảm sâu xa. Nhà thơ khéo lồng nỗi đau của cuộc chiến mưu sinh và cuộc chiến tranh đã qua. Không phải chiến tranh kết thúc thì con người sẽ được hạnh phúc. Ta có thể thấy điều đó qua từng nhân vật ông cụ, bà cụ, cô gái điếm hay đứa trẻ đi bụi, họ không bị chiến tranh dày vò nhưng cuộc chiến mưu sinh đã khiến họ trở thành những con người cô đơn, bị xã hội ruồng bỏ. Điểm đặc biệt khiến tôi ấn tượng với “Pháo Tết” khi tác giả chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi khổ thơ tạo ra một câu chuyện dài lôi cuốn người đọc vào dòng chảy cảm xúc trong từng ý thơ. Phải chăng vì chất chiêm nghiệm ấy khiến thơ ông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ vượt thời đại cho đến ngày hôm nay? Cuộc chạy đua giữa Nguyễn Duy và thời gian đã kết thúc nhưng dường như còn cuộc chạy đua khác giữa tác phẩm của ông với thời gian. Song tôi tin chắc rằng “Pháo Tết” sẽ chiến thắng sự băng hoại của thời gian. Có thể nói tác phẩm của Nguyễn Duy không chỉ là vang bóng một thời mà còn là vang bóng mãi mãi.
Bài làm
Nguyễn Duy được mệnh danh là nhà thơ của chúng sinh. Thơ ông từng được nhận xét là “đánh thức lương tri của con người… ngay cả chiến thắng mà người ta hả hê ca tụng thì với nhà thơ không khác gì một bản bi ca cho người dân khốn khổ”. “Pháo Tết” chính là minh chứng rõ nhất cho lời nhận xét ấy. Bài thơ ấy đã cho tôi được lắng nghe một nốt trầm sâu lắng trong bản giao hưởng của cuộc sống: nỗi đau thân phận của những con người nhỏ bé bị “áo cơm ghì sát đất”, bị xã hội ruồng bỏ, chiến tranh tàn phá. Câu thơ mở đầu của từng khổ thơ là hình ảnh so sánh “Cả thành phố như …”cùng với động từ mạnh “nổ, cháy, toác”. Nối tiếp câu mở đầu là một loạt hình ảnh “tiếng pháo rền vang xa”,”lập loè ánh hoả châu”,“khét lẹt mịt mờ mây”. Miêu tả không khí giao thừa với tiếng nổ của pháo Tết ngỡ như tác giả đang phục dựng lại không khí của chiến trường tàn khốc. Trong bức tranh ngày đầu năm mới xuất hiện hình ảnh của những kiếp người bạc bẽo “một lão bị gậy khóc khàn trên sân ga”,”có một bà bới rác nằm co ro gầm cầu”,”có một em điếm ế đón giao thừa gốc cây”,”có chú bé đi bụi khoèo mé hiên lắng nghe”. Khổ thơ kết bài dường như tách biệt với những khổ thơ trên gián tiếp nhắc đến nỗi đau chiến tranh qua hình ảnh “có một người nạng gỗ ngồi bên sông nhớ nhà”. Cách miêu tả và hình ảnh được lựa chọn thật độc đáo reo rắc trong lòng bạn đọc những rung cảm sâu xa. Nhà thơ khéo lồng nỗi đau của cuộc chiến mưu sinh và cuộc chiến tranh đã qua. Không phải chiến tranh kết thúc thì con người sẽ được hạnh phúc. Ta có thể thấy điều đó qua từng nhân vật ông cụ, bà cụ, cô gái điếm hay đứa trẻ đi bụi, họ không bị chiến tranh dày vò nhưng cuộc chiến mưu sinh đã khiến họ trở thành những con người cô đơn, bị xã hội ruồng bỏ. Điểm đặc biệt khiến tôi ấn tượng với “Pháo Tết” khi tác giả chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi khổ thơ tạo ra một câu chuyện dài lôi cuốn người đọc vào dòng chảy cảm xúc trong từng ý thơ. Phải chăng vì chất chiêm nghiệm ấy khiến thơ ông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ vượt thời đại cho đến ngày hôm nay? Cuộc chạy đua giữa Nguyễn Duy và thời gian đã kết thúc nhưng dường như còn cuộc chạy đua khác giữa tác phẩm của ông với thời gian. Song tôi tin chắc rằng “Pháo Tết” sẽ chiến thắng sự băng hoại của thời gian. Có thể nói tác phẩm của Nguyễn Duy không chỉ là vang bóng một thời mà còn là vang bóng mãi mãi.
- Từ khóa
- nguyễn duy pháo tết