Phong cách sáng tác của tác giả Thanh Tịnh

Trong khoảng thời gian gần đây, nhu cầu tìm hiểu về phong cách sáng tác của tác giả Thanh Tịnh ngày càng cao. Bạn cũng đang có nhu cầu ấy phải không?

Đừng lo! Chúng tôi đã chuẩn bị bài viết tham khảo dưới đây để giúp cho việc học văn của bạn trở nên đơn giản vô cùng.

6234

Phong cách sáng tác của tác giả Thanh Tịnh

Phong cách sáng tác thơ của Thanh Tịnh

Thực chất, Thanh Tịnh không sáng tác thơ quá nhiều như các nhà thơ mới đương thời. Thế nhưng, những dấu ấn mà ông để lại vẫn là ấn tượng khó phai trong lòng độc giả.

Bằng việc bén duyên với sự nghiệp thi ca từ bài thơ “Rồi một hôm” (1936), tác phẩm này đã mang lại cho Thanh Tịnh những sự đánh giá tích cực từ giới văn nghệ sĩ. Sau đó, “Mòn mỏi” và “Tơ trời với tơ lòng” lần lượt xuất hiện cũng tạo nên được những tiếng vang nhất định. Tên tuổi của ông ngày càng được khẳng định mạnh mẽ trên thi đàn văn học Việt Nam.

Trong những sáng tác của mình, Thanh Tịnh mang đến cho độc giả những dòng thơ man mác buồn thấm đượm nét lãng mạn, mộng mơ. Bên cạnh đó, những ý, những lời dạt dào hình ảnh làng quê càng làm cho những dòng thơ của ông trở nên vừa dịu dàng vừa mềm mại. Âm hưởng của ca dao cũng chính là một trong những nét đặc biệt để hình thành nên phong cách sáng tác thơ của Thanh Tịnh. Đặc điểm này cũng được duy trì đến những tác phẩm sau này của ông.

Dưới đây là một bài thơ mang đậm dấu ấn phong cách thơ của Thanh Tịnh:


Cô Láng Giềng Tôi


Cô láng giềng tôi đẹp mặn mà,

Môi hồng luôn điểm nụ cười hoa

Gặp tôi qua ngõ thì cô đã

thỏ thẻ: "Mời anh ghé lại nhà.”



Bên đường tôi ngắt cánh hoa lê

Bỗng gặp cô em gánh gạo về

Trên gạo cô mời tôi đến để:

Thúng này sách vở, thúng này... lê.



Tôi si giọng hát của cô em

Trong trẻo, thơ ngây giọng rĩ rền ,

Gấp sách tôi ngồi vơ vẩn mộng

Giật mình canh vạc đã kêu đêm .



Một hôm tôi viết bức thi tình

Tạm biệt cô em đến Đế kinh.

Đôi má ửng hồng cô đến nói,

Nói hoài chỉ được: “Em yêu anh."



.. Về nhà độ ấy nhãn còn non

Cách mặt cô em mấy hạ tròn ,

Thổn thức bên nhà hơi hát nhẹ

Nhẹ nhàng mới biết hát … ru con.



Phong cách sáng tác truyện ngắn của Thanh Tịnh


Sự ra đời của tập truyện ngắn "Quê mẹ" năm 1941 đã góp phần không nhỏ vào việc đưa tên tuổi của nhà thơ Thanh Tịnh lên một tầng cao mới. Phong vị êm dịu của miền quê xứ Huế là mạch cảm xúc bao trùm lên toàn bộ “Quê mẹ” cũng như các tác phẩm mà tác giả sáng tác sau này.

Có lẽ, nhịp sống bình lặng, yên ả nơi cố đô đã góp phần rất lớn để nhà văn gửi gắm nét duyên dáng, đằm thắm tựa người con gái Huế trở thành linh hồn trong từng câu chữ. Bên cạnh đó, chất trữ tình sâu lắng hòa cùng những dòng chảy lãng mạn tâm tình đã hình thành nên phong cách rất riêng tạo nên thi pháp trong văn xuôi của tác giả.

Mỗi lần đọc truyện ngắn của Thanh Tịnh, độc giả lại được chứng kiến những hình ảnh dân dã của miền Trung thân thương. Con người nơi đây hiền hòa nhưng lại chịu nhiều khổ cực bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên cùng những sự gian lao, vất vả bủa vây.

Cũng vì vậy, cốt truyện là yếu tố thường ít người quan tâm khi lạc vào thế giới truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh mà thay vào đó là cùng trải nghiệm dư vị quyến luyến, ngọt ngào pha chút buồn thương tiếc nhớ về những tháng ngày của một thời dĩ vãng xa xăm.

Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian để đọc bài viết này của chúng tôi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết khác có liên quan thì có thể tham khảo: Xem thêm









 
Từ khóa Từ khóa
nhà thơ thanh tịnh nhà văn thanh tịnh phong cách sáng tác của tác giả thanh tịnh phong cách sáng tác thơ của thanh tịnh thanh tịnh thơ của thanh tịnh truyện ngắn của thanh tịnh
  • Like
Reactions: Viet Phong
5K
1
0

Địa phương TOP

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.