Baivanhay Quan điểm mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước qua bài thơ cùng tên

Baivanhay Quan điểm mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước qua bài thơ cùng tên

“Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đồng hiện những gì gần gũi nhất, thân thương nhất của mỗi con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai; trong thời gian và không gian, trong lịch sử và truyền thống văn hoá… Ở Nguyễn Khoa Điềm lòng yêu nước là yêu nhân dân, yêu những con người đã viết nên lịch sử, đã sản sinh ra văn hóa, đã phát kiến địa lý mà mở rộng biên cương bảo vệ lãnh thổ”. Đó là lời khẳng định về của Vũ Quần Phương về bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Nhà thơ đã vô cùng khéo léo trong việc truyền tải những quan niệm mới mẻ về Đất Nước của mình.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (15).png


Đề: Em hãy chứng minh quan điểm mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước qua bài thơ cùng tên.


DÀN Ý

Mở bài:

- Trích dẫn: “Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đồng hiện những gì gần gũi nhất, thân thương nhất của mỗi con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai; trong thời gian và không gian, trong lịch sử và truyền thống văn hoá… Ở Nguyễn Khoa Điềm lòng yêu nước là yêu nhân dân, yêu những con người đã viết nên lịch sử, đã sản sinh ra văn hóa, đã phát kiến địa lý mà mở rộng biên cương bảo vệ lãnh thổ”. – Vũ Quần Phương

- Vấn đề nghị luận: Quan điểm mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước qua bài thơ cùng tên.

Thân bài:

- Quan niệm: “Nhân dân tạo nên phương diện ĐỊA LÍ cho Đất Nước”:

+ Cách nhìn mới mẻ về chiều sâu của địa lý.

+ Mối quan hệ tác động hai chiều giữa địa lí của Đất nước và Nhân dân.

- Quan niệm: "Nhân dân tạo nên phương diện LỊCH SỬ cho Đất Nước":

+ Nhìn vào 4000 năm lịch sử, nhà thơ khẳng định Đất Nước của Nhân dân.

+ Nhân dân là những bình dân trong lao động và trong đấu tranh giữ nước.

- Quan niệm: "Nhân dân tạo nên phương diện VĂN HÓA cho Đất Nước":

+ Những người anh hùng vô danh tạo nên văn hóa cho Đất Nước.

+ Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

BÀI VĂN MẪU

“Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đồng hiện những gì gần gũi nhất, thân thương nhất của mỗi con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai; trong thời gian và không gian, trong lịch sử và truyền thống văn hoá… Ở Nguyễn Khoa Điềm lòng yêu nước là yêu nhân dân, yêu những con người đã viết nên lịch sử, đã sản sinh ra văn hóa, đã phát kiến địa lý mà mở rộng biên cương bảo vệ lãnh thổ”. Đó là lời khẳng định về của Vũ Quần Phương về bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Nhà thơ đã vô cùng khéo léo trong việc truyền tải những quan niệm mới mẻ về Đất Nước của mình.

Trước hết, nhân dân tạo nên phương diện ĐỊA LÍ cho Đất Nước:

“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sông ta,...”

Nhà thơ cho thấy cách nhìn mới mẻ về chiều sâu của địa lý. Thủ pháp liệt kê liên tiếp đã tái hiện hình ảnh Đất Nước thơ mộng, mênh mông, độc đáo với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa: “Những danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long); những di tích văn hóa (núi Vọng Phu, hòn Trống mái,…) những di tích lịch sử (Làng Gióng, đất Tổ Hùng Vương)”. Bên cạnh đó, nhà thơ đã sử dụng thủ pháp liệt kê kết hợp với nhân hóa, cường điệu độc đáo thể hiện phát hiện mới rất thú vị: “Những danh lam, thắng cảnh, những di tích văn hóa,...”. Tất cả không chỉ là địa hình núi sông mà còn có cả những người vợ Việt Nam chung thủy, mòn mỏi. Truyền thuyết Hùng Vương nói về địa hình núi sông hùng vĩ quanh đền Hùng đã tạo nên di tích lịch sử “Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương”. Niềm tự hào về mảnh đất thiêng đã hóa thành thắng cảnh tên gọi Cửu Long. Truyền thống hiếu học của những học trò nghèo Việt Nam bao đời đã được tạc ghi trong tên gọi “núi Bút, non Nghiên”. Cuộc sống bình dị và sự đóng góp thầm lặng, khai khẩn đất hoang với dân, với nước nên đã đặt tên cho núi “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. Hình ảnh con vật gần gũi, thân thương “con cóc, con gà quê hương” cũng “góp cho Hạ Long thành thắng cảnh” thành Đất Nước dung dị mà tươi đẹp. Mối quan hệ tác động hai chiều giữa địa lí của Đất nước và nhân dân. Ở khắp nơi, trên khắp ruộng đồng gò bãi , địa lí Đất Nước đều mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống của nhân dân. Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, ta đều thấy cuộc đời của nhân dân đều gắn với phương diện địa lí, đã hóa thân vào hình ảnh núi sông.

Tiếp đến, nhà thơ cho rằng nhân dân tạo nên phương diện LỊCH SỬ cho Đất Nước:


“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn ngàn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Những em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Nhà thơ kêu gọi mỗi chúng ta hãy nhìn vào lịch sử trong bốn ngàn năm Đất Nước để cảm nhận, đánh giá. Lời hô gọi “Em ơi em” rất trìu mến, nhẹ nhàng, thiết tha tạo sự sâu lắng để mọi người tĩnh tâm đánh giá về lịch sử. Nhân dân là tầng lớp bình dân trong lao động và trong đấu tranh giữ nước. Về số lượng, khi nói về lịch sử Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm ko nhắc đến các triều đại tên tuổi như: Đinh, Lý, Trần, Lê,.. cũng ko nhắc đến những anh hùng đã từng được khắc tên trong sử sách, nhà thơ chỉ tập trung nói về những con người bình dân. Đó là “họ”, “lớp lớp, “con gái, con trai”, “nhiều người” đã lao động và chiến đấu suốt bốn nghìn năm để dựng nước và giữ nước. Họ là Nhân dân. Về đối tượng, nhà thơ tập trung bốn nghìn năm lịch sử với hai đối tượng: “Những người bình dân đã trở thành anh hùng được lưu danh trong sử sách và những người cần cù làm ăn trong cuộc sống đời thường. Khi có giặc ngoại xâm, nhà thơ liệt kê liên tiếp, cách kể chuyện chậm rãi nhưng đầy cảm xúc trân trọng, tự hào đã khẳng định vẻ đẹp của lòng yêu lao động, lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong đời thường và đấu tranh chống giặc của những người bình dân. Những người bình dân vô danh, không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ góp công sức làm nên Đất Nước.

Cuối cùng, nhà thơ quan niệm rằng nhân dân tạo nên phương diện VĂN HÓA cho Đất Nước. Những người anh hùng vô danh tạo nên văn hóa cho Đất Nước.


“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng


Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại”

Biện pháp lặp “họ” có tác dụng nhấn mạnh công lao của các thế hệ nhân dân và khẳng định vai trò của nhân dân trong việc sáng tạo nên văn hóa, phong tục, lối sống,… làm nên cốt cách riêng của con người Việt Nam. Hàng loạt những động từ được liệt kê: “giữ, truyền, chuyền, đắp, be, trồng cây, hái trái” thể hiện sự cần cù, siêng năng, tinh thần chăm lo lao động của bao thế hệ Việt Nam. Nhà thơ đã liệt kê những danh từ: “hạt lúa, hòn than, tiếng nói” đều rất giản dị nhưng lại chính là sự sống của mỗi cá nhân, sự sống của cả dân tộc, là nền văn hóa, là hồn thiêng sông núi mà chính nhân dân đã sáng tạo, giữ gìn, truyền qua muôn đời, tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam. Đất Nước của nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại, nhân dân sáng tạo nên nền văn hóa dân gian. Mạch cảm xúc dâng lên thành cao trào, nhà thơ đã khẳng định một chân lí: “Đất Nước của Nhân dân” cũng chính là “Đất Nước của ca dao thần thoại” vì: “Nói đến Nhân dân là nói đến những nét đẹp bình dị mà tinh túy vẫn lấp lánh trong ca dao, thần thoại”. Hay nói cách khác, “ca dao thần thoại”chính là sáng tác của nhân dân, phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm của nhân dân. Say đắm trong tình yêu đôi lứa: “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”. Quý trọng lối sống tình nghĩa: “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”. Bền bỉ, kiên cường trong chiến đấu giữ nước: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy. Đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Đoạn thơ khép lại bằng hình thức cảm thán dài . Kết thúc bằng hình ảnh “dòng sông” và “câu hát” đem lại cảm nhận: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” đã có từ truyền thống, chỉ đến văn học hiện đại mới được nâng lên đến đỉnh cao vì chỉ khi nào nhân dân thực sự làm chủ đời mình thì mới làm chủ Đất Nước.

Với giọng điệu tâm tình, thủ thỉ như lối trò chuyện thân mật tự nhiên gần gũi, đặc biệt là việc sử dụng chất liệu văn học, văn hóa dân gian mang tính chất gợi mở đã làm cho những cảm nhận trong quan niệm mới mở về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được phát hiện ra dung dị đời thường nhưng không kém phần cao cả.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
bài thơ đất nước nguyễn khoa điềm đất nước
  • Like
Reactions: Vanhoctre
702
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top