Quan niệm ở hiền gặp lành trong truyện cổ tích "Kho báu của Patrick", Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Quan niệm ở hiền gặp lành trong truyện cổ tích "Kho báu của Patrick", Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Kho báu của Patrick”.

AC99EB86-5D59-457D-96E6-F7D213CAC74B.jpeg

Ảnh sưu tầm

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. Dàn ý

1. Mở bài


- Giới thiệu về chủ đề của truyện kể.
- Tóm tắt nội dung, khái quát chủ đề.

2. Thân bài

a. Phân tích, đánh giá chủ đề


- Nội dung: kể về hai vợ chổng nghèo Patrick và quá trình thay đổi tính cách của Patrick khiến cuộc đời của người vợ rơi vào những khổ đau, bất hạnh. Cuối cùng vì tấm long hiếu thảo của mình, vợ của Patrick được lên thiên đình còn Patrick thì nhận hậu quả thích đáng.
- Chủ đề: Kể về những kẻ có lòng tham, bạc tình phụ nghĩa trong xã hội.
- Ý nghĩa/giá trị của chủ đề: .Lên án tham vọng của con người trong mọi thời đại.

b. Phân tích, đánh giá hình thức của truyện kể

- Dựng bối cảnh/tình huống/cốt truyện
+ Tình huống truyện độc đáo, tự nhiên khiến người đọc phải tự suy ngẫm và đúc kết ra bài học cho bản thân.
+ Cốt truyện liền mạch.
- Xây dựng nhân vật điển hình cho những kẻ tham lam.
- Yếu tố hư cấu, hoang đường.

3. Kết bài

Ý kiến đánh giá -“Kho báu của Patrick” là câu truyện đặc sắc. Truyện có nhiều bài học ý nghĩa.

II. BÀI LÀM CỦA HỌC SINH

Truyện cổ tích luôn là kho tàng vô tận của văn học dân gian Việt Nam và văn học của các nước trên thế giới. Những câu chuyện cổ tích luôn mang đến bao điều thú vị và đút kết nên những bài học, thông điệp sâu sắc và ý nghĩa. Patrick’s archives là một truyện cổ tích như thế. Đây là truyện cổ tích của Thái, sáng tác cuối năm 1990 được Nine Nattawat chấp bút. Câu chuyện được dịch ra tiếng Việt là “Kho báu của Patrick”. “Kho báu của Patrick” được đánh giá cao cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.

“Kho báu của Patrick” là một tác phẩm có tình huống truyện gây bất ngờ và éo le làm cho giá trị của tác phẩm hoàn toàn được nâng cao. Cụ thể, tác phẩm kể về hai vợ chổng nghèo Patrick, cư trú ở một vùng thảo nguyên nghèo đói. Để sống sót, Patrick đã từ biệt vợ hiền ra thành thị lập nghiệp. Chưa được bao lâu, cơ ngơi được gầy dựng, anh là chủ tiệm lụa nhất nhì nơi phố chợ xa hoa. Lúc đầu, anh thường viết thư gửi và vài đồng bạc lẻ về cho vợ. Sau này, những lá thư bắt đầu thưa vắng dần cho đến khi vợ anh không nhận được bức thư nào nữa. Về phía vợ anh – Mai, hàng ngày ở nhà chăm lo cho mẹ chồng bị mù hai mắt và đứa con thơ còn còn đỏ hỏn của Patrick. Gửi bao nhiêu thư cũng không thấy hồi đáp, cô đành dùng số tiền để dành mua cơm, phân phát cho dân làng vì nạn đói tràn lan. Không bao lâu, cơm gạo và tiền bạc cũng chẳng còn. Cô càng ngày càng xanh xao.Còn mẹ chồng thì đói đến sắp rã rời. Vợ của Patrick đành cắt lấy thịt mình đem nướng cho bà ăn. Bao nhiêu thư cô gửi cho chồng đều bị anh không đọc mà đốt đi. Vì thế mà anh đã mất đi một người vợ con của mình. Thấy cuộc đời của vợ Patrick quá bất hạnh, một vị thần tối cao đã cử thiên thần đem đem vợ con và mẹ của Patrick lên thiên đình. Cô được cứu sống và phụ bếp cho cung đình. Còn Patrick ngày càng làm ăn thua lỗ, tiền nhà hóa hư không. Từ đó Patrick về lại quê nhà sống, rồi chết dần chết mòn vì nghèo đói.

Hình ảnh Patrick được tác giả khắc họa là một con người có bản chất tham lam, vũ phu, phụ bạc, có mới nới cũ. Qua đó, hình ảnh của Patrick không chỉ ám hiệu đến cuộc đời thời xưa mà còn trong xã hội bây giờ. Truyện lên án hạng người tham vọng của con người trong mọi thời đại. Có một ai đó đa từng nói rằng lòng tham giống như lửa, nếu không kiềm chế sẽ thiêu trụi cả thảo nguyên. Dục vọng tựa như nước, nếu không kiềm chế được sẽ dâng lên cuồn cuộn ngất trời.

Lấy chất liệu từ hiện thực đời sống, tác giả xây dựng nhân vật một cách chân thật. Patrick đã bộc lộ rõ sự tham lam và dục vọng. Mạch truyện liền mạch kể về người chồng trăng hoa để lại vợ con ở quê nhà. Trái ngược vơi bản tính xấu xa của Patrick, người vợ là một người con dâu chuẩn mực. Mai - vợ Patrick hi sinh thân mình vì mẹ chồng. Tình tiết Mai cắt thịt nuôi mẹ chồng già yếu và đói khát là chi tiết làm độc giả đau đến nhói lòng. Chi tiết ấy đã ngợi ca lòng hiếu thảo, chung thủy của Mai, tạo nên giá trị giáo huấn cho câu chuyện. Xây dựng hình ảnh nhân vật tương phản giúp cho việc khắc họa chân dung của hai nhân vật trở nên chân thật và sinh động hơn rất nhiều. Giống như con người thật từ đời sống bước vào trang văn và ngược lại.

Sau khi Mai trút hơi thở cuối cùng cũng là lúc hàng loạt hình ảnh và chi tiết hư cấu được thêm vào câu chuyện. Vị thiên thần đã ban cho Mai cùng mẹ và con đặc ân được lên cung đình. Điều đó làm cho truyện vừa mang hơi thở của đời thường nhưng cũng mang những đặc trưng của một truyện cổ tích. Những yếu tố hoang đường càng làm cho tác phẩm trở nên kì ảo, li kì, hấp dẫn đồng thời thể hiện rõ quan niệm và triết lí nhân sinh. Đó là triết lí ở hiền gặp lành giống như quan niệm triết lí trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam.

Tác phẩm lên án lối sống tham lam của con người. Câu chuyện mở đầu và kết cấu với motip khá quen thuộc. Truyện mang tính giáo huấn cao, kết cấu truyện đơn giản nhưng phản ánh hiện thực sâu sắc. Hình ảnh Patrick là một người có nhiều tham vọng trái ngược hoàn toàn với nhân vật Mai chung thủy, hiếu thảo và trách nhiệm qua đó tôn vinh cái thiện cái đẹp và phê phán lên án cái xấu cái ác.

Qua câu chuyện “Kho báu của Patrick” bản thân đã hiểu được thông điệp to lớn từ tác giả Nine Nattawat. Nên biết rằng dù cuộc sống hiện tại có khó khăn, có chật vật cũng đừng để đồng tiền chi phối. Tiền quan trọng nhưng nó không phải là kho báu. Gia đình và hạnh phúc mới chính là kho báu lớn nhất của mỗi người.​
.......................................
Triều Anh biên tập!
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
kho báu của patrick lòng tham của patrick truyện cổ tích thái lan
456
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top