Soạn văn " Rừng xà nu" ngắn gọn - Tuần 22 Kì 2 Ngữ Văn 12

Soạn văn " Rừng xà nu" ngắn gọn - Tuần 22 Kì 2 Ngữ Văn 12

Thông qua câu chuyên về cuộc đời Tnú, truyện ngắn Rừng xà nu ca ngợi sức sống mãnh liệt, tinh thần quật khởi, chí khí cách mạng kiên cường của dân làng Xô Man nói riêng và các dân tộc Tây Nguyên nói chung trong cuộc đấu tranh vũ trang chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm, mời mọi người cùng tham khảo Soạn văn "Rừng xà nu" ngắn gọn - Tuần 22 Kì 2 Ngữ Văn 12.

Tóm tắt tác phẩm
Sau ba năm gia nhập lực lượng quân giải phóng, Tnú trở về thăm làng. Cả làng Xô Man tập hợp lại đón mừng anh.
Cụ Mết đêm đó ôn lại những kỉ niệm đau thương hùng tráng của làng trong đó Tnú là nhân vật trung tâm.

TnúMai tham gia cách mạng từ nhỏ. Sau đó Tnú bị giặc bắt đi tù. Lúc trở về, hai người thành vợ thành chồng và sinh được một con gái. Một lần, giặc càn lên làng lùng bắt Tnú tra tấn dã man. Chúng tẩm dầu xà nu và đốt mười ngón tay của anh. Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Trước cảnh tượng ấy, cụ Mết lãnh đạo dân làng đồng khởi giết hết bọn giặc cứu Tnú. Rồi từ đó, Tnú gia nhập lực lượng giải phóng. Anh luôn ghi khắc mối thù đối với quân giặc và chiến đấu Tất dũng cảm.

Lần này, anh về phép, mừng thắng lợi làng Xô Man đã khác hẳn. Em gái của Mai đã trở thành bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội.


Soạn văn "Rừng xà nu" ngắn gọn
- Tuần 22 Kì 2 Ngữ Văn 12

4272

Câu 1

a) Tnú: Theo Nguyễn Trung Thành nguyên mẫu của Tnú là Đề - người dân tộc Xơ-đăng, ở Tây Nguyên. Nhà văn lây tên Tnú “không khí hơn nhiều, Tây Nguyên hơn nhiều” so với tên Đề.

Là nhân vật chính của truyện, cha mẹ mất sớm lớn lên nhờ sự dưỡng nuôi, đùm bọc của dân làng Xô Man; Cụ Mết nhận xét về Tnú: “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

Tnú rát gan góc táo bạo. Học chữ chậm nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng”. Khi làm liên lạc qua sông Tnú “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như con cá kình”. Khi bị giặc đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyêt “không thèm kêu van”.

Tnú có mối thù chồng chất với quân địch vì chúng giết hại vợ con anh, khiến anh trở thành người tàn tật, hơn thế nữa chúng còn giết hại cả dân làng anh.

Tnú dũng cảm và trung thành với cách mạng. Trong những năm tháng ác liệt nhất giặc lùng sục khủng bố điên cuồng giết hại dân làng, khi bị chúng bắt, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đã đặt tay lên bụng mình và nói ở dây này”. Bọn - lính chém lưng anh đầy vết dọc ngang. Khi chứng kiến cảnh vợ con mình bị giặc tra tấn dã man, Tnú tay không nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con mà còn bị chúng hành hạ tra tấn dữ dằn. Vì vậy khi dân làng quật khởi, Tnú tòng quân như lẽ hẳn nhiên. vật này, nhà Khi miêu tả nhânvăn chú ý dụng công miêu tả bàn tay của anh. Có thể nói đây cũng là chi tiết gây ấn tượng nhất đói với người đọc. Từ đôi tay của Tnú, người đọc không những hình dung được cuộc đời mà còn hình dung được cả tính cách của anh.

Ấn tượng không thế nào quên được về bàn tay anh chính là đoạn cao trào mãnh liệt của truyện: giặc quấn giẻ tẩm dầu xà nu vào mười ngón tay anh và đốt: “Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”. Cũng chính mười ngọn đuốc đó đã làm mồi châm ngọn lửa cho dân làng Xô Man nổi dậy. Tuy tàn tật nhưng đôi bàn tay anh vần cầm được giáo được súng đế đánh giặc, hơn thế nữa vẫn có thế bóp chết tên chỉ huy địch khi hắn cố thủ trong hầm.

Có thể nói qua nhân vật Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành nhằm thể hiện phẩm chất, số phận và đặc biệt là con dường đi theo cách mạng của nhân dân Tây Nguyên, nhân dân miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước giành lại độc lập, tự do.

b) Cụ Mết: Là một già làng quắc thước râu dài tới ngực đen bóng, mắt sáng và xếch ở trần “ngực căng như một cẩy xà nu lớn”. Ông thế hiện rất đậm nét tính cách của con người Tây Nguyên bất khuất. Cụ tượng trưng cho lịch sử cho truyền thống hiên ngang, cho sức sống bền bỉ của dân làng. Cụ nói với con cháu: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”... “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên”. Nhân dân làng Xô Man vùng dậy giết giặc theo tiếng hô của cụ Mết: “Chém! Chém hết!” và “Cụ Mết đứng dậy; lưỡi mác dài trong tay, thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết!!”.

c) Dít: Là nhân vật tiêu biểu cho lực lượng chiến đấu, hình ảnh những thanh niên Tây Nguyên được rèn luyện và trưởng thành qua thử thách ác liệt của cuộc chiên đâấu chống ké thù bảo vệ bản làng. Cô có vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh cùa dân làng Xô Mạn.

Dít là con người cương quyết bảo dam nguyên tắc - cách mạng, đặt việc của dân làng lên trên hết.

d) Heng: Là nhân vật tiêu biểu cho thê' hộ tuổi nhỏ của làng Xó Man, Heng nhí nhảnh hồn nhiên yêu đời ngộ nghĩnh và thật đáng yêu. Heng nhất định sẽ tiếp nô'i được con đường đã chọn của cụ Mết, Tnú, Mai và Dít.

Tác giả tập trung miêu tả các nhân vật trên nhằm khẳng định dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung từ thế hệ này sang thế hệ khác tiếp nô'i nhau hiên ngang bất khuất, chiến đấu bảo vệ đất nước quê hương.

Câu 2

Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, chi tiết gây ấn tượng sâu đậm nhất cho tôi là hình ảnh bàn tay. Qua bàn tay anh, người đọc hình dung lên dđược cuộc đời và tính cách của anh. Lúc còn lành lặn, bàn tay anh là bàn tay trung thực, bàn tay tình nghĩa. Chính bàn tay đó đã cầm phấn viết chữ của bậc đàn anh dạy cho, đã cầm đá tự đập vào đầu mình tự trừng phạt mình khi học chữ mà hay quên, bàn tay đã tự đặt lên bụng mình: “Cộng sản ở đây này”. Đó cũng là bàn tay khi anh thoát ngục Kon Turn về gặp Mai ở lối vào làng, Mai đã cầm bàn tay anh mà giàn giụa nước mắt.

Đôi bàn tay Tnú, mười ngón đã bị giặc quân giẻ tẩm dầu: “Đó là đôi bàn tay của lòng dũng cảm, chịu đựng”. “Anh không cảm thấy lứa ở mười ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”, mười ngón tay anh clìám bùng ngọn lửa quật khởi của dân làng Xô Man. Đã dược dập lửa nhưng bàn tay Tnú mỗi ngón chỉ còn lại hai đô't. Đốt tay không thể mọc lại. Dấu vết căm thù mà Tnú mang theo trọn đời mình.

Nhưng cũng chính bàn tay tật nguyền đã cầm giáo, cầm súng giết giặc. Cũng chính bàn tay tật nguyền ấy ở cuối truyện đã bóp chết tên chỉ huy đồn địch ngay trong hầm cố thủ của nó.

Câu 3

Hình ảnh rừng xà nu, hình tượng nhân vật Tnú gắn kết khăng khít với nhau. Nhà văn muốn dùng rừng xà nu biểu tượng cho tinh thần gan góc, dũng cảm, kiên trung… của nhân vật Tnú và dân làng Xô Man

Câu 4

Qua truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyền Trung Thành muôn gửi đến người đọc tư tưởng cơ bản nằm trong lời của cụ Mết kêu gọi dân làng Xô Man: Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu”: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đây cũng chính là tư tưởng chủ đạo của truyện: phải dùng bạo lực cách mạng đế chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.

Đó cũng là chân lí của một dân tộc có sức sống mãnh liệt như rừng cây xà nu kia, chân lí của một dân tộc anh hùng bất khuất.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
cụ mết nguyễn trung thành rừng xà nu soạn văn 12 tnu
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top