Bài giảng Sân khấu hoá tác phẩm học đường, Chuyên đề 2, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Bài giảng Sân khấu hoá tác phẩm học đường, Chuyên đề 2, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
chuyên ddef văn 10.png

Ảnh: sưu tầm

Sân khấu hoá học đường là một chuyên đề có sức hấp dẫn đối với học sinh. Cùng Triều Anh tham khảo kế hoạch bài giảng sau:

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC


Hướng dẫn học sinh đạt được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.
1. Về phẩm chất
Biết yêu quý cái đẹp trong nghệ thuật, trân trọng những sáng tạo của bản thân và của người khác.
2. Về năng lực chung
Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ học tập.
3. Về năng lực đặc thù
Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc trải nghiệm vở diễn, thực hành các khâu thuộc sân khấu hoá,…trong quá trình học tập chuyên đề nhằm đáp ứng các yêu cầu càn đạt như sau:
- Hiểu thế nào là sân khấu hoá tác phẩm văn học.
- Biết cách tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn học.
- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn.
- Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ trong văn bản sân khấu.

II. ĐẶC ĐIỂM BÀI HỌC VÀ PHÂN BỐ SỐ TIẾT
1. Đặc điểm bài học
Bài học chia thành nhiều mục, mỗi mục có yêu cầu riêng về kiến thức, kĩ năng.
2. Phân bố số tiết
- Phần thứ 1: Tìm hiểu về sân khấu hoá tác phẩm văn học – 6 tiết.
- Phần thứ 2: Tổ chức xây dựng kịch bản và tập diễn xuất – 7 tiết.
- Phần thứ 3: Quy trình tổ chức hoạt động sân khấu hoá – 2 tiết.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Dạy học hợp tác, thuyết trình kết hợp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phân tích mẫu
- Phương pháp đóng vai
- Kĩ thuật dạy học trực quan, trò chơi, kĩ thuật KWL, kĩ thuật khan trải bàn,…
2. Phương tiện dạy học
- Sách giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu khác (giáo trình văn học dân gian, các ấn phẩm văn bản văn học dân gian…)
- Laptop, máy chiếu, phần mềm PowerPoint, Internet, video, bút, giấy A3…
- Phiếu học tập, sản phẩm thảo luận nhóm, bảng kiểm đánh giá thái độ của học sinh

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TG​
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ​
KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
Tạo hứng thú và tâm thế cho học sinh.
2. Cách thức tiến hành
Giáo viên chiếu 1 trích đoạn sân khấu hoá tác phẩm văn học: Chuyện người con gái Nam Xương.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào đoạn video vừa xem ghi lị những điều đã biết về sân khấu hoá tác phẩm văn học.
+ Học sinh thực hiện các yêu cầu của giáo viên và chia sẻ trước lớp.
Từ sản phẩm của học sinh, giáo viên giới thiệu bài mới:
Chuyên đề này sẽ giúp các em có thể tự tin tham gia vào hoạt động sân khấu hoá tác phẩm văn học cùng bạn bè; có thêm cơ hội để hiểu, thấm thía hơn rằng: mỗi tác phẩm, nhân vật văn học thường mang một thông điệp riêng, có đời sống riêng, đồng thời mang cả hơi thở, nhịp sống của con người và thời đại đã sản sinh ra nó.​
PHẦN 1 TÌM HIỂU VỀ SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Mục tiêu
Học sinh hiểu được thế nào là sân khấu hoá tác phẩm văn học.
2. Cách thức tiến hành
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh:
Ở nhà, đọc mục I trong SGK trang 43 và yêu cầu học sinh phân biệt giữa tác phẩm văn học, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Ở lớp, thảo luận nhóm thống nhất đáp án câu hỏi của giáo viên.
- Bước 3: Báo cáo, kết luận
Học sinh thảo luận, trình bày sản phẩm; phản biện.
- Bước 4: Kết luận, đánh giá.
Gợi ý:
- Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, là kết quả của hoạt động sáng tác cá nhân nhà văn/tập thể tác giả nhằm thể hiện một bức tranh đời sống, gửi gắm.
- Kịch bản văn học cũng là một tác phẩm văn học với đầy đủ những đặc điểm và chức năng của một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật ngôn từ. Nhưng cũng mang những đặc điểm khác để có thể biểu diễn trên sân khấu.
- Kịch bản sân khấu gần giống như kịch bản văn học nhưng có sự gia công sang tạo của biên kịch, đạo diễn, diễn viên.
Mô hình chuyển hoá tác phẩm văn học: Tác phẩm văn học ð kịch bản văn học ð kịch bản sân khấu.
* Hoạt động 2: Đọc văn bản (1), (2)
-
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tóm tắt truyện dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt và trích đoạn kịch bản cùng tên của Lưu Quang Vũ; yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập 1.​
PHIẾU HỌC TẬP 1
TÌM HIỂU VỀ SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC
Họ tên:……………………………
Nhóm:………..
Hoàn thành các câu hỏi sau:
Các câu được in nghiên là lời của ai dành cho ai? Chúng có vai trò, tác dụng thế nào trong văn bản kịch? Dựa vào vai trò, chức năng cùng vị trí xuất hiện của chúng, có thể phân loại chỉ dẫn sân khấu như thế nào?
- (Tới đây, bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”. Trên sân khấu, Hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong dáng Trương Ba thật. Thân xác hàng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là xác.)………………………………………………………………………….
- ( Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào Xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến mất. Chỉ còn lại Xác hàng thịt mang Hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…Vợ Trương Ba vào.)……………………………………………….............................................................................................................................................
…………………………………………………………………………………………….............................................................................................
- (Chị con dâu từ từ lui ra.)……………………………………………………………...............................................................................
- (Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì đã thấy cái Gái đứng trước mặt với cái nhìn lặng lẽ, soi mói.)…………………………………………………………………………..........................................................................................................
- (Đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa thắp lên. Đế Thích xuất hiện.)……………………………………………………...........................................................................................................................

Phân loại chỉ dẫn sân khấu:
……………………………………………………….…………………………………………………………………………………....................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………...........................................................................................................
Câu 2 : Dựa vào mẫu bảng dưới đây, liệt kê ít nhất năm lời thoại và chỉ dẫn sân khấu tương ứng; nêu dấu hiệu nhận biết về chính tả và tác dụng của các chỉ dẫn ấy (làm vào vở):
(Xem biểu bảng trong SGK trang 50)
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
Câu 3: Nêu một số ví dụ về đối thoại…(sgk trang 51)
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
Câu 4: Dựa vào tóm tắt truyện (…), hãy chỉ ra những sự kiện, nhân vật…(sgk trang 51)
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………...........................................................................................................
…………………………………………………………………………………...........................................................................................................
Câu 5: Xung đột và cách giải quyết xung đột….(sgk trang 51)
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
Câu 6: Theo bạn, những điểm khác biệt trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ…(sgk trang 51)
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................
…………………………………………………………………………………............................................................................................................​

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Báo cáo kết quả, thảo luận: Đại diên học sinh lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên đánh giá, kết luận hướng học sinh nắm vững phân loại vấn đề văn học dân gian.
Gợi ý:
Câu 1: Đây là những chỉ dẫn sân khấu. Tác dụng: hướng dẫn, định hướng diễn xuất cho diễn viên. Phân loại: chỉ dẫn diễn xuất, chỉ dẫn bớ trí sân khấu.
Câu 2: Dấu hiệu nhận biết chỉ dẫn sân khấu: chỉ dẫn được đặc trong dấu ngoặc đơn, in nghiêng. Tác dụng: phân biệt được lời thoại nhân vật và chỉ dẫn sân khấu hướng dẫn diễn viên.
Câu 3:
(1) Độc thoại:
- Độc thoại là giao tiếp một chiều, lời thoại của nhân vật, chỉ tập trung vào cá nhân đang nói, không có sự luân phiên lời thoiaj vơi các nhân vật khác. Nói cách khác, độc thoại là lời của nhân vật nói với chính mình, nói cho mình nghe.
- Mục đích của độc thoại: bày tỏ những suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc, xung đột đang diễn ra trong nội tâm của nhân vật. Hình thức độc thoại làm cho đời sống nội tâm của nhân vật được bộc lộ và cũng vì thế hình tượng nhân vật có sức hấp dẫn lôi cuốn, thuyết phục được người đọc, người xem.
(2) Đối thoại:
- Đối thoại là giao tiếp hai chiều, đề cập đến một cuộc trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật, có sự luân phiên lời thoại giữa các nhân vật. Cuộc đối thoại sẽ tạo ra những xung đột trong cốt truyện và góp phần phát triển cốt truyện, phát triển tình cảm kịch.
4. Câu 4:
- Những nhân vật mới do LQV sang tạo: Nam Tào, Bắc Đẩu, con trai Trương Ba, con dâu Trương Ba, cái Gái, cu Tị, Trưởng Hoạt, Lí Trưởng,…
- Những sự kiện mới do LQV sang tạo: hồn Trương ba bị nhiễm thói hư tật xấu, bị sách nhiễu, bị người thân xa lánh,…
Câu 5:
- Trong truyện dân gian:
Xung đột được giải quyết khi Đế Thích cho Trương Ba sống lại (trong xác hang thịt), đoàn tụ với gia đình. Đối với quan niệm dân gian, việc nhầm lẫn và sửa sai đã là một sự bù đắp thoả đáng.
- Trong kịch LQV:
Xung đột và bi kịch chỉ mới bắt đầu. Sự sống lại của Trương Ba đã khởi đầu cho tấn bi kịch: bi kịch của người sống không phải đời sống của mình, luôn có một cuộc đấu tranh, mâu thuẫn giằng xé giữa xác và thịt; giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Như vậy LQV đã khéo léo thêm vào những tình tiết, xung đột phát sinh từ chính mâu thuẫn này.
=>Thông điệp: Không thể sống không là chính mình với bất kì giá nào…
Câu 6: Xuất phát từ các đặc trưng của thể loại và ý đồ sang tạo của tác giả. Sau khi xá định dược mục đích và thông điệp muốn gửi gắm đến người xem, người biên kịch sẽ lựa chọn hình thức nghệ thuật thích hợp để chuyển tải ý đồ sang tạo của mình.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỞ DIỄN
a. Mục tiêu
Học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm văn học, kịch bản văn học, kịch bản sân khấu.
b. Cách thức tiến hành
* Hoạt động 1: Trải nghiệm vở diễn
- Giáo viên yêu cầu học sinh:
+ Ở nhà: xem trước vở diễn theo link.
+ Ở lớp: trải nghiệm vở diễn và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5 trong sgk trang 52.
- Thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận theo nhóm.
- Báo cáo kết quả, thảo luận: học sinh lần lượt trình bày sản phẩm; phản biện.
- Giáo viên đánh giá và kết luận.
Gợi ý:
Câu 1:
- Âm thanh: tiếng mưa, tiếng sấm chớp, tiếng sáo, tiếng đàn,…
- Ánh sáng: đèn sân khấu, đèn chiếu,…
Câu 2:
Một số điểm khác biệt:
- Không gian và thời lượng của vở diễn có sự hạnh chế; hệ thống nhân vật có sự giảm bớt; cách kết thúc cũng có sự thay đổi,..
- Cách sắp xếp, bài trí sân khấu, âm thanh, ánh sang, diễn xuất của nhân vật tác động trực tiếp đến thị giác và thính giác của người xem,…(điều này mang đến cảm xúc nhanh, mạnh hơn khi đọc văn bản)
- Lí giải sự khác biệt: phụ thuộc vào đặc trưng loại hình nghệ thuật biểu diễn (sân khấu) và sự cải biên của nhà sản xuất trong quá trình hiện thực hoá kịch bản.
Câu 3:
Một số nhận xét:
- Khi diễn xuất, người diễn viên vận dụng biểu cảm, cử chỉ, ngữ điệu,…kết hợp với lời thoại để thể hiện cảm xúc, tính cách, tâm trạng của nhân vật.
- Ngôn ngữ nhân vật trên sân khấu có tính trực quan, sống động, tác động mạnh đến người xem.
Câu 4:
- Khác biệt trong cách kết thúc:
+ Trong truyện dân gian, hồn Trương Ba sống lại trong xác hang thịt.
+ Trong kịch bản chuyển thể, hồn Trương Ba chết hẳn, xác hang thịt cũng không còn, cu Tị được sống lại.
+ Trong vở diễn (link đã dẫn), hồn Trương Ba chết hẳn, anh hang thịt và Cu Tị sống lại.
ð Đánh giá: Cách kết thúc sang tạo không làm mất đi ý nghĩa của truyện, ngược lại còn góp phần đem đến cho người đọc/người xem những thông điệp có ý nghĩa trong cuộc sống: Con người không nên chấp nhận cuộc sống vay mượn, luôn đấu tranh để được làm chính mình.
(GV có thể xem thêm phần mở rộng sgv trang 56)
Câu 5:
- Khó khăn của diễn viên khi thể hiện màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hang thịt là: thể hiện được sự mâu thuẫn giằng xé giữa cái đẹp, thanh khiết với cái dung tục, tầm thường tồn tại trong cùng một bản thể.
- Cách xử lí của người diễn viên: vận dụng biểu cảm gương mặt, ngữ điệu và được hỗ trợ từ hiệu ứng âm thanh ánh sáng và đạo cụ,…để thể hiện sự đấu tranh gây gắt giữa Hồn và Xác.
HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ KỊCH BẢN SÂN KHẤU
a. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của tác phẩm văn học và kịch bản sân khấu.
b. Cách thức tiến hành
- Giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trang 53 và hình dung sự thay đổi từ một tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu (chú ý bản so sánh)
- Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh đọc sgk, thảo luận nhóm đôi để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo kết quả, thảo luận
Đại diện học sinh lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- Đánh giá, kết luận:
Giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh phần trình bày của học sinh (bảng so sánh trang 53 sgk và diễn giảng bổ sung trang 57 sgv)
HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU YÊU CẦU CỦA VIỆC SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG
a. Mục tiêu:
Nhận biết được một số yêu cầu của việc sân khấu hoá tác phẩm văn học trong nhà trường.
b. Cách thức tiến hành
- Giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục IV sgk trang 54 và tóm tắt các ý chính.
- Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh đọc sgk và dung bút chì gạch dưới nội dung kiến thức.
- Báo cáo kết quả, thảo luận
Học sinh lần lượt trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Đánh giá, kết luận
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa kết quả báo cáo của học sinh.
Gợi ý:
1. Các dạng sân khấu hoá tác phẩm văn học
- Sân khấu hoá dựa vào nhiều tác phẩm khác nhau.
- Sân khấu hoá chủ yếu dựa vào một tác phẩm.
2. Yêu cầu của hoạt động sân khấu hoá tác phẩm văn học trong nhà trường.
- Gắn với mục tiêu môn học/hoạt động giáo dục.
- Phát huy được sự sang tạo của cá nhân và tập thể.
- Cần dựa trên các điều kiện của nhà trường.​
4 tiết​
PHẦN 2: TỔ CHỨC XÂY DỰNG KỊCH BẢN VÀ TẬP DIỄN XUẤT
1. Mục tiêu
Học sinh viết được kịch bản chuyển thể và trình diễn trên sân khấu của lớp.
2. Cách thức tiến hành
* Hoạt động So sánh văn bản truyện Chuyện người con gái Nam Xương và kịch bản chuyển thể
- Giao nhiệm vụ:
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện.
+ Ở nhà:
Đọc ngữ liệu trang 56 - 64 và trả lời các câu hỏi trang 65.
+ Ở lớp: thảo luận nhóm theo nhiệm vụ được giao.
Nhóm 1,2: câu hỏi 1,2, trang 65.
Nhóm 3,4: câu hỏi 3,4 trang 65.
- Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh thảo luận.
- Báo cáo kết quả thảo luận
Học sinh trình bày sản phẩm; phản biện.
- Đánh giá, kết luận:
Giáo viên đánh giá, kết luận.
Gợi ý:
Câu 1:
- Điểm khác biệt: số lượng nhân vật, các mâu thuẫn, xung đột, cách dẫn dắt và giải quyết mâu thuẫn, xung đột, trình tự xuất hiện các sự kiện, ngôn ngữ, kết thúc, chỉ rõ mức độ cải biên nhiều/ít giữa văn bản truyện và kịch bản,…
- Lưu ý cách chuyển thể văn bản:
+ Có thể thêm bớt nhân vật nhưng phải đảm bảo các tuyến nhân vật chính;
+ Thay đổi trình tự các sự kiện, kết thúc;
+ Ngôn ngữ mang đậm tính cá thể, gần gũi với đời thường.
→ Mức độ thay đổi nhiều ít tuỳ thuộc vào mục đích và ý đồ nghệ thuật của người biên kịch.
Câu 2: Một sô điểm giống và khác nhau
- Giống nhau: diễn xuất, bố trí sân khấu, mô tả không gian, thời gian,…
- Khác nhau: tên biên kịch, thể loại, tên tác phẩm văn học được chuyển thể sang kịch bản sân khấu đặt ở đầu kịch bản.
=>Quy cách trình bày một kịch bản: ghi nhan đề kịch bản, tiêu đề các màn, lời hướng dẫn diễn xuất, gợi ý âm thanh ánh sang, bố trí sân khấu,…
Câu 3: Những đoạn trần thuật trong truyện được cải biên thành những đoạn hát ru kết hợp múa, gợi ý bố trí sân khấu và âm thanh ánh sáng,…tạo sự sống động, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người xem, truyền tải thông điệp của kịch bản.
Câu 4: Học sinh dựa vào những thu hoạch về cách thức chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu để thực hành viết.
* Hoạt động Tìm hiểu quy trình xây dựng kịch bản sân khấu và tập diễn xuất
- Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh sgk trang 65,66,67 và rút ra quy trình xây dựng kịch bản sân khấu và tập diễn xuất.
- Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Báo cáo/ trình bày sản phẩm; phản biện.
- Đánh giá, nhận xét.
Giáo viên đánh giá, kết luận.
Gợi ý:
Quy trình xây dựng kịch bản:
1. Hình thành ý tưởng.
2. Lập dàn ý cho kịch bản.
3. Viết kịch bản sân khấu.
4. Tập diễn xuất và chỉnh sửa kịch bản.
* Hoạt động Thực hành xây dựng kịch bản sân khấu và tập diễn xuất
- Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận hoàn thành ccs bài tập sgk trang 67,68,69,70,71.
- Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm 4 học sinh.
- Báo cáo/ trình bày sản phẩm; phản biện.
Học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
- Đánh giá, nhận xét.
Giáo viên đánh giá, kết luận.
Gợi ý:
@ Bài tập thực hành viết kịch bản sân khấu
1. Định hướng cho hs lên ý tưởng
- Xác định thông điệp muốn gửi gắm.
- Phác hoạ ý tưởng: số lượng nhân vật, sự kiện.
- Lập dàn ý.
2. Định hướng cho học sinh
- Đối với lời thoại của nhân vật: ghi chỉ dẫn hành vi, giọng nói, sắc thái biểu cảm,…của nhân vật tương ứng với từng lời thoại/lượt lời.
- Đối với các đoạn miêu tả/kể:
+ Chuyển đổi thành các chỉ dẫn không gian, thời gian; chú thích gợi ý bố trí sân khấu, sự xuất hiện/ biến mất của nhân vật/ nhóm nhân vật,…
+ Chuyển đổi thành các lời bàng thoại.
3. Định hướng cho học sinh
Văn bản Gặp Karip và Xila, cần xác định:
- Số lượng nhân vật, sự việc; bổ sung nhân vật, lời thoại và chỉ dẫn sân khấu cho các nhân vật chưa có lời thoại.
+ Chỉnh sửa bổ sung lời thoại (có sẵn) của các nhân vật/ bài trí sân khấu hoặc lời bang thoại.
4. Định hướng cho học sinh
- Bố trí sân khấu tái hiện được khôn gian, thời gian;
- Lời thoại/ hành động /thái độ phải thể hiện được khí chất, tâm lí của từng nhân vật.
=> Lưu ý: Những lỗi thường gặp khi viết kịch bản
+ Lời thoại dài dòng, lan man, chưa làm nổi bật tính cách, trang trạng của nhân vật.
+ Thêm /bớt sự việc, nhân vật nhưng không làm nổi bật thông điệp của kịch bản.
+ Còn những đoạn dẫn, kể dài dòng.
@ Bài tập thực hành diễn xuất
1. Phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói (sgv trang 64)
2. Phân biệt đối thoại và độc thoại (sgv trang 64)
3. Trải nghiệm vở Hồn Trương ba, da hàng thịt (sgv trang 65)
4. Chia nhóm, phân vai, tập diễn…(sgv trang 66)​
PHẦN 3, QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU HOÁ
1. Mục tiêu
Học sinh nắm được quy trình tổ chức hoạt động sân khấu hoá.
2. Cách thức tiến hành
- Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt quy trình tổ chức hoạt động sân khấu, sgk trang 71,72,73,74.
- Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận nhóm 2 học sinh.
- Báo cáo/ trình bày sản phẩm; phản biện.
Học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
- Đánh giá, nhận xét.
Giáo viên đánh giá, kết luận.
Gợi ý:
- Bước 1: Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
+ Lập kế hoạch.
+ Phân công nhiệm vụ.
- Bước 2: Triển khai thực hiện.
+ Tổ chức xây dựng kịch bản.
+ Tổ chức tập dợt theo kịch bản.
+ Diễn thử và chuẩn bị diễn chính thức.
+ Tổ chức biểu diễn.
- Bước 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm.
(Bảng kiểm trang 74 sgk)​
.....................................
Triều Anh






a​
 
Từ khóa
chuyên đề 2 sân khấu hoá tác phẩm học đường sân khấu sân khấu hoá sân khấu hoá tác phẩm học đường triều anh
579
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top