Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

Soạn bài: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh)

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 30 đến từ Vietnam
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu ... buồn rầu khổ cực nữa): tâm trạng của Trần Văn Sửu khi trên cầu Mê Tức
- Phần 2 (tiếp … trở lại liền): cuộc gặp gỡ cảm động của hai cha con
- Phần 3 (còn lại): cuộc đoàn tụ của hai cha con

Câu 1 (trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Câu chuyện kể về người nông dân Trần Văn Sửu hiền lành, thương vợ, thương con. Một hôm anh bắt gặp vợ ngoại tình dù cả hai vợ chồng đã có với nhau 3 mặt con. Vợ anh là Hồ Thị Lựu hỗn láo và níu chồng để tình nhân chạy thoát. Anh vô tình đẩy xô vợ ngã, thị chết, anh bỏ chốn. Một thời gian sau, anh trở về thăm con nhưng sợ ảnh hưởng tới con nên anh định nhảy sông tự tử, nhưng thằng Tí đuổi theo cha. Hai cha con gặp nhau trên Mê Tức, nó khuyên cha trở về, Trần Văn Sửu được xóa án, cha con, gia đình đoàn tụ.
Câu 2 (Trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Tình cảm cha con trong bài:
- Người cha đi biệt xứ vẫn nhớ tới con, lo lắng cho con
+ Không sợ nguy hiểm tới bản thân, không sợ liên lụy tới con nên vội trốn đi
+ Có ý định tự tử để bảo toàn sự an toàn cho con
+ Dù ở xa con nhưng vẫn dõi theo con từng ngày.
→ Người cha bao dung, nhân hậu hết lòng vì con cái, không màng tới sự an nguy của bản thân.

Người bố sẵn sàng xa con, chịu cực khổ để con có cuộc sống yên bình.
- Tình cảm của người con dành cho cha tha thiết, mãnh liệt:
+ Ban đầu Tí nghĩ cha đã chết, nên khi cha trở về nó bất ngờ khôn cùng
+ Khi nghe ông ngoại nói, Tí càng thêm thương cha, quý trọng cha
+ Gặp cha trên cầu Mê Tức nó nắm tay cha nó, ôm chặt cha nó nghẹn ngào
→ Đứa con thương cha, hiếu nghĩa, thấu hiểu nỗi khổ cha
Câu 3 (Trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Để tạo ra tình huống giàu kịch tính tác giả tạo ra nhiều những mâu thuẫn:
- Người cha muốn bỏ đi để con tìm hạnh phúc (vì không ai chịu gả con gái cho người con một người đi tù)

- Tình huống truyện đặt ra căng thẳng, phức tạp khi cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 11 năm nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh
→ Cuộc đối thoại của hai cha con đi tới kết thúc tốt đẹp, người đọc cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng, người sống trong đạo lí bao giờ cũng có kết quả tốt đẹp.
Câu 4 ( trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Nhân vật người con Trần Văn Tí có tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh:
+ Tí đã đưa lối thoát cho tình huống tưởng như bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù còn khó khăn.
+ Bằng tình yêu thương, hiếu thảo với cha Tí đã giúp cha vượt qua khó khăn về tâm lý
- Người cha trong truyện thương con vô hạn, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc của con
→ Hai cha con thể hiện tính cách người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết.
- Tình cảm của hai cha con chân thật, cảm động, thấm đẫm tình người.
Câu 5 (trang 167 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Nghệ thuật kể chuyện:
+ Kể theo trình tự thời gian tạo người đọc dễ theo dõi, nắm được cốt truyện
+ Đoạn đối thoại giữa hai cha con lên tới cao trào, nhanh và cảm động
+ Cách miêu tả nhân vật giản dị, chân thật
+ Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
→ Tác giả Hồ Biểu Chánh để lại ấn tượng với người đọc bởi cốt truyện cảm động, lời thoại nhân vật có chiều sâu của cảm xúc, có diễn biến tâm lý nhân vật
Nguồn TH
 
Từ khóa
lo lắng soạn bài tam trang tình cảm cha con yên bình
609
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Tóm tắt

Ông Sửu, cha của anh em Tí, là người cha thương con, yêu vợ, do vô tình xô vợ ngã chết nên phải lẩn trốn. Sau một thời gian, ông lẻn về quê thăm con, được biết con sống rất tốt nên ông đã đành phải ra đi. Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sửu và thằng Tí trển cầu Mê Tức, khi ông Sửu lẻn về thăm con rồi lại bỏ đi.
Bố cục
Phần 1 (từ đầu đến “Phải cha đó không cha?”): Dòng tâm sự của ông Sửu khi ngồi nghỉ trên cầu.
Phần 2 (đoạn còn lại): cuộc đối thoại, gặp gỡ mừng tủi giữa hai cha con.
Câu 1 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

+ Sự kiện được nêu trong đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm.
+ Sau khi ông Sửu tha hương, trốn tội rồi một thời gian dài sau đó, ông lẻn về quê thăm con. Được biết con đang sống rất tốt, sự xuất hiện của ông e là bất lợi nên ông lại bỏ đi. Thằng Tí con ông chạy đuổi theo cha và hai cha con gặp nhau.
Câu 2 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Tình cha đối với con: dù tha hương nhưng vẫn yêu thương, lo lắng cho con, mong muốn con có cuộc sống tốt đẹp.
+ Tình con đối với cha: không chối bỏ cha mình, ngược lại mong muốn được chăm sóc, báo đáp công ơn của cha.
Câu 3 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tình huống nghệ thuật giàu kịch tính:
+ Ông Sửu bỏ đi, ngỡ rằng không còn được gặp con nữa thì thằng Tí con ông lại đuổi theo ông và ôm chầm lấy cha mình.
Câu 4 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Tính cách người Nam Bộ: sống tình nghĩa, đạo lý, chân thành.
Câu 5 (trang 167 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Nghệ thuật kể chuyện: giàu kịch tính, sử dụng cốt truyện có nút thắt, cao trào.
+ Miêu tả nhân vật: khắc họa qua cả tâm lý lẫn hành động, ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ trong đoạn trích: gần với lời ăn tiếng nói, đậm màu sắc Nam Bộ.
Ý nghĩa
Qua đoạn trích, học sinh nhận ra vẻ đẹp của tình cảm cha con, tình cảm gia đình, lối sống của trọng nghĩa tình, đạo lý của người dân Nam Bộ, đồng thời thấy được những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Hồ Biểu Chánh.
Nguồn TH
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top