Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 30 đến từ Vietnam
. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Câu 1 (Trang 111 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Điểm chung:
+ Phát triển trên cơ sở văn tự của người Hán
+ Tích cực phản ánh những vấn đề của đời sống xã hội, tâm tư, tình cảm của người trung đại
+ Đều có những thành tựu rực rỡ kết tinh được những tác phẩm xuất sắc
Khác nhau:
- Bộ phận văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn
- Thành tự của văn học Nôm chủ yếu là thơ (văn học chữ Hán có thành tựu lớn ở cả hai mảng văn thơ, văn xuôi
Câu 2 (trang 111 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Khái quát văn học Việt Nam thời trung đại
Khái quát văn học Việt Nam thời trung đại


Câu 3 (Trang 112 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Nội dung yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài…
Nội dung nhân đạo: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Bánh trôi nước
- Nội dung thế sự: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc…
Câu 4 (Trang 112 sgk ngữ văn 10 tập 1)
Nghệ thuật văn học thế kỉ X- hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn:
Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hóa tinh thần tinh hoa văn học nước ngoài.
- Văn học cổ nói nhiều tới chí khí, đạo lí trong phép ứng xử hàng ngày của con người
- Văn học hiện đại đi sâu vào thế giới, sự biến chuyển nội tâm nhân vật
- Văn học cổ:
+ Xem trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như niêm, luật rong thơ Đường, đánh giá đúng mức tính sáng tạo khi phá vỡ quy phạm
+ Chú trọng tới vẻ đẹp trang nhã, đánh giá đúng mực xu hướng bình dị hóa, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động…
+ Chú ý đến tính dân tộc (hình thức, nội dung)
Nguồn TH
 
Từ khóa
bình dị chuyển biến nghe thuat sang tao thế kỉ
1K
0
2

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam là:
Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
Tính truyền miệngTính tập thểTính thực hành
- Truyền miệng là phương thức lưu hành và tồn tại của văn học dân gian => điểm khác biệt cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết.
- Tính chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm, phổ biến bằng miệng cho người khác, thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
- Tính truyền miệng biểu hiện qua diễn xướng dân gian tạo nên tính dị bản và hoàn thiện tác phẩm hơn.
- Quá trình sáng tác tập thể được diễn ra như sau: ban đầu, tác phẩm do một cá nhân khởi xướng sau đó tập thể hưởng ứng tham gia sửa chữa, thêm bớt và hoàn thiện tác phẩm đó.
- Tác phẩm dân gian sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể.
- Phần lớn tác phẩm văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt cộng đồng (hò chèo thuyền, hò đánh cá…)
- Sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền, biến đổi của văn học dân gian, nó chi phối nội dung, hình thức của tác phẩm văn học dân gian.

Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
TTThể loạiĐịnh nghĩaVí dụ
1Thần thoại- Hình thức: văn xuôi tự sự
- Nội dung: thường kể các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên.
Thần trụ trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần mặt trời, …
2Sử thi- Hình thức: văn vần hoặc văn xuôi, hoặc kết hợp cả hai
- Nội dung: kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sốm phận cộng đồng.
Sử thi Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê – đê, …
3Truyền thuyết- Hình thức: văn xuôi tự sự
- Nội dung: kể lại các sự kiện và các nhân vật lịch sử được lí tưởng hóa.
truyền thuyết Hùng Vương; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy; Bánh chưng bánh dày....
4Truyện cổ tích- Hình thức: văn xuôi tự sự
- Nội dung: kể về số phận những con người bình thường trong xã hội thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội.
Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế...
5Truyện ngụ ngôn- Hình thức: văn xuôi tự sự
- Nội dung: kể lại các câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật nhằm nêu lên những kinh nghiệm sống, bài học luân lí, triết lí nhân sinh.
Treo biển, Trí khôn, ...
6Truyện cười- Hình thức: văn xuôi tự sự
- Nội dung: kể lại các sự việc, hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán xã hội.
Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, …
7Tục ngữ- Hình thức: lời nói có tính nghệ thuật
- Nội dung: đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên, lao động sản xuất và phép ứng xử trong cuộc sống con người.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Gần mực thì đen gần đèn thì sáng, Nuôi lợn ăn cơm nằm/Nuôi tằm ăn cơm đứng,...
8Câu đố- Hình thức: văn vần hoặc câu nói thường có vần
- Nội dung: mô tả vật đố bằng hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải
Một đàn cò trắng phau phau/ Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm.
(Đáp án: cái bát)
9Ca dao- Hình thức: văn vần hoặc kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc.
- Nội dung: trữ tình, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
10- Hình thức: văn vần
- Nội dung: thông báo và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời.
Về loài vật, cây trái, sự vật, vè thế sự (vè sinh hoạt xã hội), vè lịch sử…
11Truyện thơ- Hình thức: văn vần
- Nội dung: phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do, về sự công bằng trong xã hội.
Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), …
12Chèo (Các hình thức diễn xướng dân gian)- Hình thức: các hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất.
- Nội dung: diễn tả cảnh sinh hoạt và những kiểu mẫu người điển hình trong xã hội nông nghiệp ngày nay.
Chèo Quan Âm Thị Kính, Suý Vân giả dại, …

Câu 3 (trang 19 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
Có thể tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian như sau:
- Văn học dân gian là kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc.
+ Đó là những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người.
+ Là những kinh nghiệm sống lâu đời được đúc kết từ thực tiễn.
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
+ Giáo dục con người tinh thần nhân đạo, lạc quan, yêu thương đồng loại.
+ Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương, đất nước, đức kiên trung, vị tha, tính cần kiệm và óc thực tiễn.
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
+ Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật.
+ Văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết và phát triển song song cùng văn học viết làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nguồn TH
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top