Soạn bài: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

Soạn bài: Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)

S
Sơn Ca
  • Cộng tác viên 30 đến từ Vietnam
Câu 1 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
- Bố cục của văn bản có nét đặc biệt:

+ Phần 1 (từ đầu.. Lê Thăng): lệnh của quan trên qua trát quan tới làng
+ Phần 2 (tiếp… “vâng”): Những người bị bắt đi xem bóng van xin ông lí
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh lùng sục, bắt người đi xem thể thao
- Cách dựng tình huống và cốt truyện thể hiện được mâu thuẫn, tính trào phúng giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do Pháp đề ra
+ Sự thúc ép, bắt bớ, hành hạ nhân dân để làm vừa lòng bọn thực dân
+ Xem bóng không trên tinh thần tự nguyện, mà bị bắt như tù binh
+ Bọn hương lí thừa cơ bòn rút, bóc lột tiền của của nhân dân
+ Tinh thần thể dục diễn ra trong cảnh tượng lộn xộn, nhố nhăng của xã hội thối nát với nhiều bi kịch
→ Tác giả muốn người đọc thấy cảnh đời éo le, số phận đáng thương của con người sống trong xã hội nực cười đó.

Câu 2 (trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Mâu thuẫn trào phúng:
+ Mẫu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo
+ Sự khuếch trương của quan lại thực dân phong kiến với mong muốn ở nhà lao động của người dân
+ Sự lùng sự ráo riết của thực dân >< sự trốn tránh đến cực nhục của người dân
→ Mâu thuẫn tạo ra sự hài hước, bộc lộ bản chất xảo trá, dã man của xã hội thực dân phong kiến
Mâu thuẫn của các cảnh:
- Anh Mịch thảm thiết lạy xin được ông Lí tha cho để đi làm trừ nợ cho ông Nghị nhưng không được chấp nhận
Đáp lại là sự dọa dẫm, vô tình của ông Lí
- Lệnh nghiêm ngặt oái oăm từ quan trên kéo theo sự khốn khổ của dân quê. Tinh thần thể dục vui vẻ tới mức nhiều người khốn khổ vì nó.
- Bác Phô gái xin ông Lí tha cho chồng vì chồng còn đang ốm, nhưng đáp lại ông Lí “ ốm gần chết cũng phải đi… lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à.”

- Bà cụ Phó Bính hối cho quan ba hào bỏ túi, khiến cho bọn như ông Lí được dịp “đục nước béo cò”
- Thằng Cò ốm trốn trong đống rơm cũng bị lôi ra với tình cảnh thảm thương, mai mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói
→ Tất cả hoàn cảnh éo le, dở khóc dở cười tạo ra tiếng cười mỉa mai bọn chính quyền thực dân, phong kiến và tay sai. Nhà văn cảm thông với những người dân nghèo- nạn nhân của tinh thần thể dục lố bịch của bọn xâm lược
Câu 3 (Trang 177 sgk ngữ văn 11 tập 1):
Ý nghĩa phê phán:
Xuất phát từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho “tinh thần thể dục” giả tạo với thái độ chống trả quyết liệt của người dân làm nổi bật tiếng cười hài hước, châm biếm bản chất giả tạo, bịp bợm, lố lăng của chính quyền thực dân phong kiến.
Truyện lột trần được bản chất, âm mưu của thực dân khi chúng bày ra “phong trào thể thao”, “sức khỏe nòi giống” thực chất đánh lạc hướng tinh thần cứu nước.
Nguồn TH
 
Từ khóa
ngữ văn người dân soạn bài the duc thinh thần tiếng cười hài hước
1K
0
1

Sơn Ca

Cộng tác viên
26/9/19
536
45
27,999
30
Vietnam
forum.vanhoctre.com
Xu
0
Tóm tắt

Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" là câu chuyện về việc bắt bớ người đi xem thể thao ở xã Ngũ Vọng theo lệnh của quan tri huyện. Đi xem đá bóng nhưng cuộc vận động diễn ra không khác gì bắt bở phu phen, đày ải người dân.
Bố cục
– Đoạn 1 (từ đầu đến… “Nay sức, Lê Thăng”): Lệnh của trên qua trát quan về làng.
– Đoạn 2 (tiếp đó đến… “Vâng”): Cuộc bắt bớ người dân đi xem bóng đá.

– Đoạn 3 (còn lại): Cảnh áp giải người đi xem bóng đá.
Câu 1 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Truyện được phân chia bố cục và dựng lên như những cảnh phim, giới thiệu nguyên do dẫn đến câu chuyện và sau đó là diễn biến câu chuyện.
- Sau tờ trát của quan tri huyện, truyện có hai cảnh, hai cảnh đó nối tiếp nhau về mặt trình tự, diễn biến.
- Hai cảnh đó là hệ quả mà tờ trát gây ra.

Câu 2 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: mâu thuẫn giữa tinh thần vốn có của thể thao và thực tế diễn ra ở xã Ngũ Vọng.
- Mâu thuẫn trào phúng ở cảnh bắt bớ đi xem bóng đá: đi xem bóng đá là tự nguyện nhưng ở đây lại tính theo sổ đinh.
- Mâu thuẫn trào phúng ở cảnh áp giải người xem bóng đá: đi xem bóng đá là vui vẻ, giải trí nhưng lại như đàn áp, áp giải.
Câu 3 (trang 177 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Truyện phê phán tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" đương thời mà thực dân Pháp đã bày ra.
Ý nghĩa
Truyện ngắn "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan đã vạch trần tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" đương thời mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên.
TH
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top