Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 106 Tập 1

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 106 Tập 1

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định
Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 106 Tập 1 bộ Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn tìm hiểu trước những tri thức căn bản về thể loại Tùy bút, tản văn, văn bản tường trình và ngôn ngữ vùng miền để chuẩn bị cho phần chủ đề Màu sắc trăm miền sắp tới đây.

Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 7 trang 106 Tập 1​

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 106  Ngữ văn 7 bộ Kết nối tri thức.png

1. Tuỳ bút​

- Tuỳ bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí. Điểm tựa của tuỳ bút là cái tôi của tác giả. Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tuỳ bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình. Tuỳ bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận. Bố cục bài tuỳ bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Tuỳ bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh. Ngôn từ của tuỳ bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

2. Tản văn​

- Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc. Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình. Tản văn khá tự do trong cách biểu hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu,... Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự.

Xem thêm bài viết: Tản văn là gì? Đặc trưng của tản văn, sự khác và giống nhau giữa tản văn, tự sự, ký sự là gì?

3. Văn bản tường trình​

- Văn bản tường trình là một loại văn bản thông tin được tổ chức theo thể thức riêng. có nội dung trình bày về một vụ việc đang cần được xem xét, làm rõ và giải quyết.

- Người viết tường trình là người có liên quan đến vụ việc, có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực theo phạm vi quan sát, nhận thức của mình cho cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.

4. Ngôn ngữ vùng miền​

- Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương diện ngữ âm và từ vựng. Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương. Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân như nhút (phương ngữ Trung), chôm chôm (phương ngữ Nam) hoặc có nghĩa tương đương nhưng có hình thức ngữ âm khác biệt như cả quả, lợn, ngã (phương ngữ Bắc), cá tràu, heo, bổ (phương ngữ Trung), cá lóc, heo, té (phương ngữ Nam).

Xem các bài soạn văn phần Màu sắc trăm miền TẠI ĐÂY
 
Từ khóa
bài soạn văn ngôn ngữ vùng miền soạn bài tri thức ngữ văn lớp 7 trang 106 tản văn tùy bút văn bản tường trình
434
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top