Soạn bài Viết văn bản tường trình

Soạn bài Viết văn bản tường trình

Bản tường trình là một loại văn bản được tạo lập nên khi xảy ra một sự việc mang tích chất tiêu cực, gây hậu quả xấu cho một cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội. Cùng Soạn bài Viết văn bản tường trình SGK Ngữ văn 7 bộ Kết nối tri thức để hiểu hơn về cách viết văn bản tường trình như thế nào cho đúng,

Soạn bài Viết văn bản tường trình.png

* Viết văn bản tường trình​

- Tường trình là một loại văn bản thông tin được dùng rất phổ biến trong đời sống. Nhiều khi chúng ta phải viết, đọc hay xử lí các văn bản tường trình về một vụ việc nào đó, nhằm giải quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề đáng tiếc nảy sinh.
- Do vậy, biết cách viết văn bản tường trình đẳng thể thức là điều mà mọi người đều phải quan tâm.

* Thể thức của văn bản tường trình:​

- Phía trên cùng văn bản ghi quốc hiệu và tiêu ngữ (chính giữa dòng).
- Tiếp đó, ghi địa điểm và thời gian viết tường trình (góc bên phải).
- Tên văn bản tường trình ghi chính giữa. Dòng trên ghi ba chữ BẢN TƯỜNG TRÌNH (chữ in hoa), dòng dưới ghi: Về việc.
- Dưới tên văn bản, ghi tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình sau cụm từ Kính gửi.
- Nếu thông tin về người viết tường trình (họ và tên, chức danh; chức vụ, đơn vị học tập, công tác,...), có thể bắt đầu bằng cụm từ Tôi tên là... hoặc Tôi là …
- Ghi nội dung chính: thuật lại vụ việc với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, những người có liên quan, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, người chịu trách nhiệm. - Ghi lời cam đoan về sự khách quan, trung thực của nội dung tường trình cùng lời hứa hoặc đề nghị đối với người (cơ quan) xử lý vụ việc.
- Sau cùng, người viết tường trình kí và ghi đầy đủ họ, tên.

Lưu ý: Nếu bản tường trình được viết tay, chú ý chừa lề hợp lí; không viết sát mép giấy bên trái, bên phải, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá rộng. Nếu bản tường trình được đánh máy, cần dùng khổ giấy A4, phông chữ tiếng Việt Times New Roman; cỡ chữ thường là 13 – 14; lề trang cách mép trên và mép dưới 20 – 25 mm, cách mép trái 30 – 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm...

* Phân tích bản tường trình tham khảo:​

- Quốc hiệu và tiêu ngữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc​
- Địa điểm và thời gian viết bản tường trình:
+ Địa điểm: Hà Nội
+ Thời gian: ngày 22 tháng 9 năm 2020
- Tên văn bản tường trình: Bản tường trình về việc vi phạm nội quy nơi tham quan
- Người yêu cầu viết bản tường trình: Cô Lâm Thanh H
- Tên người viết tường trình: Trương Khánh Ng.
- Nội dung tường trình:
+ Thời gian xảy ra vụ việc: Sáng ngày 22 tháng 9 năm 2020
+ Địa điểm xảy ra vụ việc: Bảo tàng Dân tộc học
+ Nguyên nhân xảy ra vụ việc: Do người viết tường trình muốn có một bức ảnh chụp bên bộ quần áo dân tộc Dao nên đã bước qua dây chắn, vào khu vực cấm và sờ tay vào hiện vật
+ Hậu quả: Người viết tường trình đã làm hỏng một chi tiết trên trang phục
+ Người chịu trách nhiệm: Trương Khánh Ng.
- Cam đoan và cam kết: Trương Khánh Ng. cam đoan điều mình tường trình là đúng sự thật và cam kết không bao giờ tái phạm nữa.
- Kí tên hoàn tất bản tường trình: Trương Khánh Ng.

* Thực hành viết theo các bước​

1. Trước khi viết​

- Nếu định tường trình về một vụ việc có thật trong đời sống mà bản thân em có liên quan, cần hình dung lại mọi chuyện đã xảy ra theo những gì em biết và nhớ rõ.
- Nhớ chú ý cách tường trình của bản thân, thông qua việc tự đặt câu hỏi

2. Viết bản tường trình​

- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức. Chú ý chứa khoảng cách rộng hơn giữa dòng ghi nơi, ngày tháng làm bản tường trình với những thông tin ngay phía trên và tiếp dưới đó.
- Tên văn bản tường trình phải thể hiện được nội dung khái quát nhất của vụ việc. Khi viết dòng này, cũng chú ý chứa khoảng cách trên, dưới hợp lí như khi viết dòng ghi địa điểm, thời gian làm bản tường trình ở trên.
- Đề tên người hoặc cơ quan nhận bản tường trình.
- Xưng danh với đầy đủ họ tên.
- Trình bày vụ việc ngắn gọn nhưng rõ ràng, đảm bảo có đủ các thông tin về thời gian, địa điểm, người liên quan, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả để lại. Đặc biệt, cần nói rõ tư cách, trách nhiệm của em trong vụ việc.
- Nêu cam kết về tính trung thực của nội dung tường trình. Mẫu cầu thường dùng: Tôi xin cam đoan nội dung trình bày trên là trung thực, Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về điều mình đã viết;...
- Nêu lời hứa hoặc lời đề nghị.
- Kí và ghi đầy đủ họ tên ở phần dưới cùng, lệch góc phải trang giấy.

3. Chỉnh sửa bản tường trình​

- Dựa vào thể thức của văn bản tường trình, em tự rà soát và chỉnh sửa.

* Bản tường trình mẫu tham khảo​


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Phước, ngày 7, tháng 4, năm 2021​

BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc vi phạm nội quy nhà trường)​
Kính gửi: BGH Trường THPT Thị xã Bình Long
Họ tên em là: Nguyễn Văn T.
Sinh ngày: 29/3/2004
Nơi ở hiện tại: Tổ 1, khu phố a, phường b, tx X,tỉnh Y
Là học sinh lớp: 12D1 Trường THPT Thị xã Bình Long

Hôm nay, ngày 7 tháng 4 năm 2021 em viết đơn này nhằm tường trình về hành vi vi phạm nội quy nhà trường của em, cụ thể: Em đã không mặc đồng phục đúng quy định. Căn cứ theo nội quy của trường, em nhận thấy hành vi của mình đã vi phạm đến nội quy của trường và xứng đáng phải chịu kỷ luật theo Điều 7 của nội quy.

Em cam đoan những thông tin trong bản tường trình này là đúng sự thật. Em sẽ chịu phạt đúng như nội quy quy định và xin hứa sẽ không tái phạm!
Người viết tường trình
(Kí tên)
Nguyễn Văn T.​

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác liên quan tới chủ đề Soạn bài Viết văn bản tường trình tại: Màu sắc trăm miền
 
  • Like
Reactions: QuangNhat
419
1
1

Xuân Hòa

Thành Viên
26/7/21
156
154
43,000
Xu
1,660,339

Hiểu thêm về Văn bản tường trình​

Bản tường trình là gì?​

- Bản tường trình là một loại văn bản được tạo lập nên khi xảy ra một sự việc mang tích chất tiêu cực, gây hậu quả xấu cho một cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội
- Bản tường trình là một loại văn bản được sử dụng khá nhiều trong các cơ quan, tổ chức nhà nước làm nhiệm vụ về truy cứu trách nhiệm dân sự và hình sự.
- Thông qua việc đọc bản tường trình các cơ quan có thẩm quyền hay cá nhân có trách nhiệm có thể hiểu đúng và nắm bắt rõ bản chất của sự việc giúp cho quá trình giải quyết, khắc phục hậu quả của sự việc này trở nên chính xác, công bằng và dễ dàng hơn.

Hướng dẫn viết bản tường trình?​

Dù bản tường trình không phải những văn bản yêu cầu quá khắt khe về quy chuẩn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về thể thức của một văn bản hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Thể thức văn bản​

1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.​

2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính​

a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.

3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác​

a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này”​

- Hướng đẫn viết bản tường trình: Khi viết bản tường trình cần chú ghi đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ: Viết in hoa và chính xác
+ Địa điểm và thời gian viết bản tường trình: Cần phải viết cụ thể thời gian và địa điểm của nội dung cần tường trình.
+ Tên văn bản: Ghi rõ sự việc cần tường trình là gì
+ Kính gửi: ghi cụ thể cá nhân hoặc cơ quan, đơn vị tiếp nhận bản tường trình
+ Thông tin của người viết bản tường trình: Ghi rõ họ và tên, ngày/tháng/năm, quê quán, nơi ở hiện tại, nghề nghiệp đúng như CMND hoặc CCCD.
+ Nội dung chính của bản tường trình: Thường sẽ bao gồm thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, danh sách những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sự việc, người làm chứng; Trình tự, cũng như diễn biến, tình tiết của sự việc; Nguyên nhân của sự việc: có thể sẽ gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan; Mức độ thiệt hại (nếu có); Trách nhiệm của người viết bản tường trình nếu như sự việc nói trên gây ra hậu quả; Những đề nghị cụ thể (nếu thấy cần thiết).

Bản mẫu tường trình:
bản tường trình mẫu.png
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top