Soạn văn Soạn văn Hầu trời - Tản Đà - đầy đủ, chi tiết

Soạn văn Soạn văn Hầu trời - Tản Đà - đầy đủ, chi tiết

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Vào những năm hai mươi của thế kỉ XX, tên tuổi của Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sang trên thi đàn. Điệu tâm hồn mới mẻ, cái tôi lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục thế hệ độc giả mới. Cùng Triều Anh tham khảo bài soạn văn Hầu trời, sách giao khoa Ngữ văn 11 để hiểu hơn về thơ Tản Đà.
C7BCFB86-77B3-4B2F-8232-60677FDA5EC8.jpeg
Ảnh: sưu tầm

I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê nằm bên cạnh núi Tản Viên, sông Đà thuộc tỉnh Hà Tây.
- Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học mới bắt đầu, nên có người gọi ông là “con người của hai thế kỉ”.
- Điệu tâm hồn mạnh mẻ, “cái tôi” lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX.
- Ông được xem là một gạch nối giữa hai thời đại của văn học trung đại và văn học Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm tiêu biểu: Khối tình con I, II; Giấc mộng con I, II; Thơ Tản Đà; Giấc mộng lớn…
2. Xuất xứ
Bài thơ được in trong tập “Còn chơi”, xuất bản lần đầu năm 1921.
3. Bố cục
- Đoạn 1 (Câu 1- 20): Lí do, hoàn cảnh được lên đọc thơ hầu Trời.
- Đoạn 2 (Câu 21 – 68):Kể về buổi đọc thơ cho Trời và chư tiên.
- Đoạn 3 (Câu 68 -98): Tâm sự của nhà thơ với Trời về hoàn cảnh khốn khó của mình.
- Đoạn 4 (Còn lại): Phút tiễn biệt Trời, về lại thực tại.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Cách vào đề của bài thơ (khổ thơ đầu)

- "Đêm qua chẳng biết có hay không" -> Chuyện kể về một giấc mơ -> Có vẻ như mộng mơ, bịa đặt.
- "Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng
… Thật được lên tiên - sướng lạ lùng"
-> Khẳng định câu chuyện là thật hoàn toàn.
=>Khổ mở đầu gây được mối nghi vấn, gợi được trí tò mò của người đọc, làm câu chuyện hấp dẫn, độc đáo.
2. Cuộc đọc thơ đầy đắc ý cho Trời và các chư tiên nghe (các khổ thơ tiếp theo)
-Khẳng định tài năng văn chương thiên phú của mình.
- Không thấy ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và các chư tiên.
- Tự nhận mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới để thực hành thiên lương.
3. Lời trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn
- Văn chương là một nghề kiếm sống mới, có kẻ bán người mua, có thị trường tiêu thụ…
“Bẩm Trời cảnh con thực nghèo khó
… Văn chương hạ giới rẻ như bèo”

- Người nghệ sĩ kiếm sống bằng nghề văn rất chật vật, nghèo khó vì văn chương hạ giới rẻ như bèo
- Những yêu cầu rất cao về nghề văn.
+ Nghệ sĩ phải chuyên tâm với nghề, phải có vốn sống phong phú.
+ Sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi của hoạt động sáng tác.
4. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do.
- Giọng điệu khá thoải mái, tự nhiên.
- Ngôn ngữ giản dị, sống động.
III. Ý NGHĨA VĂN BẢN
Qua bài Hầu trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện “cái tôi” cá nhân - một “cái tôi” ngông, phóng khoáng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của cuộc đời mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
VI. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1/ trang 17 sgk

Bài Hầu trời có ý tưởng gì hoặc câu thơ nào làm cho anh chị thích thú nhất? Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm xúc của mình.
Gợi ý:

- Các câu thơ hay trong bài gây ấn tượng:
“Con không nói Trời đã biết
Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết
Thôi con cứ về mà làm ăn
Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”

- Đoạn thơ thể hiện ước nguyện, khát vọng của tác giả Tản Đà: khát vọng được thấu hiểu, cảm thông.
2. Bài tập 2/trang 17 sgk
Anh/ chị hiểu như thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn bản thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?
Gợi ý:

- Cái “ngông” và cái “ngông” trong văn bản văn học:
+ “Ngông” để chỉ sự khác thường.
+ “Ngông” trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn.
+ Cái “ngông” bắt nguồn từ việc tác giả văn học ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân: Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà...
- Cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ Hầu trời:
+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng.
+ Tìm thấy sự đồng điệu, thấu hiểu từ Trời và Chư tiên.
+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông.


 
Từ khóa
cái "tôi" vừa phóng khoáng ngông nghênh của tản đà cái tôi” lãng mạn bay bổng cái “ngông” của tản đà trong bài thơ hầu trời chế độ phong kiến triều nguyễn con người của hai thế kỉ giá trị hiện thực giá trị nhân đạo hau troi kiến thức sâu rộng nguyễn ánh nguyen du phong trào nông dân tây sơn soạn văn hầu trời tản đà thể thơ lục bát triều anh truyen kieu văn chương trung quốc văn hóa dân tộc xã hội phong kiến việt nam
  • Like
Reactions: Vanhoctre
700
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top