Dưới cơn mưa phùn của mùa đông đang chuyển tàn. Gió nhè nhẹ thổi qua cây liễu trước cổng của quán cà phê, nó đung đưa nghiêng bóng dưới mặt hồ như đang soi cái dáng vẻ của mình xem có giống “thân hình lả lướt” của cô gái “độ trăng tròn” không vậy.
“Ông ơi! Ông", đứa cháu gái đang gọi ông nó và chỉ tay về đàn cá đang bơi lội dưới hồ. Nó cười và hò reo vui mừng hết cỡ.
Và cũng tiếng gọi đó làm miền ký ức xưa, lũ lượt kéo nhau trở về trong tâm trí tôi
Ngày thơ bé, tôi hay về nhà ngoại, mỗi lần thấy tôi về là ông ngoại vui lắm, ông bế tôi lên cười đùa hớn hở. Hôn lên má tôi. Lúc đó, râu mép ông đâm vào khiến má tôi nhè nhẹ đau. Nhớ mãi vậy
Quê tôi là vùng nông thôn của Miền Trung. Khi nắng thì cháy da, cháy thịt còn mùa đông đến thì cũng lạnh cắt da xẻ thịt. Ngày đông, nhà ngoại vách đất nên nước ngấm khắp tường, mưa to là ủ dột cả gian. Tiếng mưa lớn như xé mây, xé gió ở bên ngoài, còn bên trong là tiếng lạch tạch của nước mưa rơi vào nồi đất, nồi nhôm. Tôi đã lớn lên cùng với âm thanh đó, nó đã là một phần của tuổi thơ tôi. Nhiều lần, trong giấc ngủ, bên tai như vẫn còn mang mác nghe.
Đất Miền Trung hè nắng cháy tóc da
Trời mùa đông lạnh như là cắt thịt
Ngày bão lũ nước bao tường chằng chịt
Mưa rơi nhiều nỗi lòng cháu thương ông
Ngày đó, trong tôi ấp ủ một mơ ước. Đó là sau này, sẽ cố gắng học thật tốt, kiếm thật nhiều tiền để xây cho ông một căn nhà, chẳng cần đẹp mà chỉ cần kiên cố trước gió bão, mưa lớn thì không ủ dột nữa, chỉ từng ấy là đủ. Niềm mơ ước đó vẫn cứ ngày ngày rạo rực trong tâm khảm tôi.
Sau này càng lớn lên, ước mơ trong tôi lại càng nhiều hơn. Tôi ước mơ sẽ trở thành một nhà thiện nguyện nhưng có lẽ, tôi cứ lo nhìn về nơi xa xôi nào đó, mà lắm lần đã bỏ quên đi những điều nhỏ nhặt, bình dị thường ngày. Giữa dòng đời vội vã, tôi cứ mơ về ánh nắng đẹp lúc chiều tà mà đã bỏ lỡ cảnh bình mình đang rực rỡ ngay trước mắt
Ra đời, đến nơi miền đất khách, phồn hoa đô hội. Tôi cứ chăm chăm vào lo kiếm tiền, lo vật chất. Để rồi suốt ngày đuổi theo nó. Say mê và quên cả dành thời gian cho bản thân mình. Không chỉ có thế, tôi đã quên cả đồng xưa quê cũ. Ngồi trong cổng lớn tường cao mà quên đi nhà tranh khi xưa đã che mưa che gió cho mình. Để đến khi nhận ra, tỉnh lại thì mới thấu. Gió đông quê nhà lạnh lắm, rét cắt thịt nhưng sự thờ ơ của bản thân mới chính lại là thứ làm trái tim rỉ từng giọt máu. Mải kiếm tiền mà tôi đã không dành nhiều thời gian cho gia đình, cho người thân. Đôi khi chỉ vài ba cuộc gọi mà cũng cầm máy lên rồi lại đặt xuống, chỉ vì lý do là bận công việc, bận cuộc sống, bận...đủ thứ bận.
Cho đến một ngày, khi tôi thực hiện được phần nào ước mơ lúc xưa, xây cho ông ngôi nhà kiên cố trong mưa gió. Xong thì xong, thành thì thành đó. Nhưng, có một điều đó là...Ngày đông, về thăm nhà ngoại, gió không còn lùa như trước nhưng lòng tôi vẫn thấy lạnh thấu cõi lòng. Bóng ngoại đã khuất xa rồi.
Ngoài đường mưa vẫn cứ rơi, nhưng lác đác vài hạt. Tôi dõi mắt nhìn về phía xa, tia nắng của chiều tà đang dần chiếu xuống. Cây hoa giấy bao quanh cổng quán cà phê, nãy đang đọng nước mưa giờ lại hoà lẫn vào chút ấm của sợi nắng mỏng manh. Như quyện hoà trong sinh khí đất trời.
Đàn ong cũng từ đâu kéo đến, chúng đang lo “sửa soạn” cho “mâm cỗ tết” khi đông sắp sửa ”khăn gói ra đi” à? Tôi tự hỏi. Mỉm cười và thanh toán đồ uống. Tôi rảo bước ra về.
Sài Gòn, nay dịch cũng ổn rồi nên đường phố đã đông đúc trở lại.Tiếng còi xe hoà lẫn vào nhau nghe thật nhức óc. Giờ đây sống chậm lại rồi. Những lúc thế này, trong lòng tôi lại trào dâng nỗi thèm khát được về quê, về trong vòng tay cha mẹ, về trong bình yên của đồng quê hương lúa. Chẳng có gì tuyệt vời hơn
Đường về phòng trọ cũng khá xa, đi bộ trên vỉa hè, ngang qua công viên. Tôi dừng chân ngồi lại trên ghế đá. Người dân nơi đây dù bận rộn đến mấy họ vẫn luôn giữ thói quen thể dục mỗi ngày. Nắng hay mưa, trời hè hay trời đông. Họ vẫn cứ duy trì đều đặn, không 15 phút thì 5 phút. Chưa khi nào tôi thấy họ bỏ không tập. Trừ khi dịch mà thôi. Đến đây tôi lại nhớ, ngày còn là sinh viên đi qua mấy vùng lân cận, nhìn vào hàng quán ven đường, thấy có người ngồi lật từng tờ báo. Tôi lấy làm lạ, sao họ không mở điện thoại ra mà lên mạng xem tin tức cho nhanh nhỉ? Sau này mới biết, họ là người Sài Gòn xuống miền xuôi lập nghiệp, đó là thói quen đã ăn sâu vào tâm tuỷ. Mỗi ngày, dù bận mấy, họ vẫn lật vài ba tờ báo, “truyền thống cha ông” đã ngấm vào máu họ từ xưa đến giờ.
Lúc này, công viên đông người hơn, các cô các chú chạy bộ từng nhóm một. Lòng tôi thấy cảm phục họ. Tự nghĩ, không biết sau này mình có làm được như này không? Có dành thời gian lo cho sức khoẻ bản thân hay không? Hay sợ đường xa mắt mờ, gió lạnh của Miền Trung “đất cày lên sỏi đá” lại trùm chăn tối ngày cũng nên. Nghĩ mà cười.
Nhìn con kênh nhỏ chạy dọc theo vỉa hè, mấy bông hoa hồng ở đâu đang xuôi theo dòng thế này, lại tình yêu à? Có phải của đôi tình nhân nào lại mới “đường ai nấy đi” không? Tôi lại cười
Nước việc nước, chảy cứ chảy, hoa vướng vào thì phải trôi theo. Có chăng dòng đời cũng thế. Ai không vững bước trên con đường mà mình vạch ra thì không sớm cũng muộn sẽ lệch lạc mà bị cuốn theo những ngã rẽ cuộc đời, mà ta hay gọi nó bằng hai từ “số phận”.
Tôi đứng dậy, tiếp tục rảo bước về phòng.
Đông thì sắp tàn nhưng ánh nắng vẫn sợ “chủ nhà” chưa đi hẳn nên cứ thập thò nơi xa xa cổng trời, sau màn mây nửa mờ nửa xanh. Dải lụa bảy màu vắt ngang bầu trời như phản chiếu tâm trạng con người ta vậy.
Người vui thì đó là hi vọng, an nhiên. Người đang yêu thì xanh đỏ tím vàng không cần biết, chỉ thấy nó lung linh và thơ mộng. Người bi quan thì nhìn cầu vồng nhưng chỉ thấy màu mây mờ phía sau. Còn người đòi hỏi sự cầu toàn như tôi thì khó chịu khi thấy cầu vồng đã phai nhạt phía cuối chân trời. Nhưng người xưa có câu “thiên đạo kị mãn, nhân đạo kị toàn”. Cái không trọn vẹn chính là nơi để cảm xúc ta hoà trộn và lấp đầy vào đó. Như nhân thế và thiên sơn hoà vào nhau mà đan dệt nên cuộc đời đầy cung bậc cảm xúc, thi vị như chính những sắc màu của cầu vồng.
Hôm nay, đôi chân tôi “được bữa“ đã đời.
Về trong không gian nhỏ hẹp, tôi liền ngồi xuống đặt bút viết vài dòng nhật ký, dăm ba khổ thơ. Là những trải nghiệm của một buổi chiều vừa mới trôi qua trong nhẹ nhàng và êm ả
Ảnh pinterest
“Ông ơi! Ông", đứa cháu gái đang gọi ông nó và chỉ tay về đàn cá đang bơi lội dưới hồ. Nó cười và hò reo vui mừng hết cỡ.
Và cũng tiếng gọi đó làm miền ký ức xưa, lũ lượt kéo nhau trở về trong tâm trí tôi
Ngày thơ bé, tôi hay về nhà ngoại, mỗi lần thấy tôi về là ông ngoại vui lắm, ông bế tôi lên cười đùa hớn hở. Hôn lên má tôi. Lúc đó, râu mép ông đâm vào khiến má tôi nhè nhẹ đau. Nhớ mãi vậy
Quê tôi là vùng nông thôn của Miền Trung. Khi nắng thì cháy da, cháy thịt còn mùa đông đến thì cũng lạnh cắt da xẻ thịt. Ngày đông, nhà ngoại vách đất nên nước ngấm khắp tường, mưa to là ủ dột cả gian. Tiếng mưa lớn như xé mây, xé gió ở bên ngoài, còn bên trong là tiếng lạch tạch của nước mưa rơi vào nồi đất, nồi nhôm. Tôi đã lớn lên cùng với âm thanh đó, nó đã là một phần của tuổi thơ tôi. Nhiều lần, trong giấc ngủ, bên tai như vẫn còn mang mác nghe.
Đất Miền Trung hè nắng cháy tóc da
Trời mùa đông lạnh như là cắt thịt
Ngày bão lũ nước bao tường chằng chịt
Mưa rơi nhiều nỗi lòng cháu thương ông
Ngày đó, trong tôi ấp ủ một mơ ước. Đó là sau này, sẽ cố gắng học thật tốt, kiếm thật nhiều tiền để xây cho ông một căn nhà, chẳng cần đẹp mà chỉ cần kiên cố trước gió bão, mưa lớn thì không ủ dột nữa, chỉ từng ấy là đủ. Niềm mơ ước đó vẫn cứ ngày ngày rạo rực trong tâm khảm tôi.
Sau này càng lớn lên, ước mơ trong tôi lại càng nhiều hơn. Tôi ước mơ sẽ trở thành một nhà thiện nguyện nhưng có lẽ, tôi cứ lo nhìn về nơi xa xôi nào đó, mà lắm lần đã bỏ quên đi những điều nhỏ nhặt, bình dị thường ngày. Giữa dòng đời vội vã, tôi cứ mơ về ánh nắng đẹp lúc chiều tà mà đã bỏ lỡ cảnh bình mình đang rực rỡ ngay trước mắt
Ra đời, đến nơi miền đất khách, phồn hoa đô hội. Tôi cứ chăm chăm vào lo kiếm tiền, lo vật chất. Để rồi suốt ngày đuổi theo nó. Say mê và quên cả dành thời gian cho bản thân mình. Không chỉ có thế, tôi đã quên cả đồng xưa quê cũ. Ngồi trong cổng lớn tường cao mà quên đi nhà tranh khi xưa đã che mưa che gió cho mình. Để đến khi nhận ra, tỉnh lại thì mới thấu. Gió đông quê nhà lạnh lắm, rét cắt thịt nhưng sự thờ ơ của bản thân mới chính lại là thứ làm trái tim rỉ từng giọt máu. Mải kiếm tiền mà tôi đã không dành nhiều thời gian cho gia đình, cho người thân. Đôi khi chỉ vài ba cuộc gọi mà cũng cầm máy lên rồi lại đặt xuống, chỉ vì lý do là bận công việc, bận cuộc sống, bận...đủ thứ bận.
Cho đến một ngày, khi tôi thực hiện được phần nào ước mơ lúc xưa, xây cho ông ngôi nhà kiên cố trong mưa gió. Xong thì xong, thành thì thành đó. Nhưng, có một điều đó là...Ngày đông, về thăm nhà ngoại, gió không còn lùa như trước nhưng lòng tôi vẫn thấy lạnh thấu cõi lòng. Bóng ngoại đã khuất xa rồi.
Ngoài đường mưa vẫn cứ rơi, nhưng lác đác vài hạt. Tôi dõi mắt nhìn về phía xa, tia nắng của chiều tà đang dần chiếu xuống. Cây hoa giấy bao quanh cổng quán cà phê, nãy đang đọng nước mưa giờ lại hoà lẫn vào chút ấm của sợi nắng mỏng manh. Như quyện hoà trong sinh khí đất trời.
Đàn ong cũng từ đâu kéo đến, chúng đang lo “sửa soạn” cho “mâm cỗ tết” khi đông sắp sửa ”khăn gói ra đi” à? Tôi tự hỏi. Mỉm cười và thanh toán đồ uống. Tôi rảo bước ra về.
Sài Gòn, nay dịch cũng ổn rồi nên đường phố đã đông đúc trở lại.Tiếng còi xe hoà lẫn vào nhau nghe thật nhức óc. Giờ đây sống chậm lại rồi. Những lúc thế này, trong lòng tôi lại trào dâng nỗi thèm khát được về quê, về trong vòng tay cha mẹ, về trong bình yên của đồng quê hương lúa. Chẳng có gì tuyệt vời hơn
Đường về phòng trọ cũng khá xa, đi bộ trên vỉa hè, ngang qua công viên. Tôi dừng chân ngồi lại trên ghế đá. Người dân nơi đây dù bận rộn đến mấy họ vẫn luôn giữ thói quen thể dục mỗi ngày. Nắng hay mưa, trời hè hay trời đông. Họ vẫn cứ duy trì đều đặn, không 15 phút thì 5 phút. Chưa khi nào tôi thấy họ bỏ không tập. Trừ khi dịch mà thôi. Đến đây tôi lại nhớ, ngày còn là sinh viên đi qua mấy vùng lân cận, nhìn vào hàng quán ven đường, thấy có người ngồi lật từng tờ báo. Tôi lấy làm lạ, sao họ không mở điện thoại ra mà lên mạng xem tin tức cho nhanh nhỉ? Sau này mới biết, họ là người Sài Gòn xuống miền xuôi lập nghiệp, đó là thói quen đã ăn sâu vào tâm tuỷ. Mỗi ngày, dù bận mấy, họ vẫn lật vài ba tờ báo, “truyền thống cha ông” đã ngấm vào máu họ từ xưa đến giờ.
Lúc này, công viên đông người hơn, các cô các chú chạy bộ từng nhóm một. Lòng tôi thấy cảm phục họ. Tự nghĩ, không biết sau này mình có làm được như này không? Có dành thời gian lo cho sức khoẻ bản thân hay không? Hay sợ đường xa mắt mờ, gió lạnh của Miền Trung “đất cày lên sỏi đá” lại trùm chăn tối ngày cũng nên. Nghĩ mà cười.
Nhìn con kênh nhỏ chạy dọc theo vỉa hè, mấy bông hoa hồng ở đâu đang xuôi theo dòng thế này, lại tình yêu à? Có phải của đôi tình nhân nào lại mới “đường ai nấy đi” không? Tôi lại cười
Nước việc nước, chảy cứ chảy, hoa vướng vào thì phải trôi theo. Có chăng dòng đời cũng thế. Ai không vững bước trên con đường mà mình vạch ra thì không sớm cũng muộn sẽ lệch lạc mà bị cuốn theo những ngã rẽ cuộc đời, mà ta hay gọi nó bằng hai từ “số phận”.
Tôi đứng dậy, tiếp tục rảo bước về phòng.
Đông thì sắp tàn nhưng ánh nắng vẫn sợ “chủ nhà” chưa đi hẳn nên cứ thập thò nơi xa xa cổng trời, sau màn mây nửa mờ nửa xanh. Dải lụa bảy màu vắt ngang bầu trời như phản chiếu tâm trạng con người ta vậy.
Người vui thì đó là hi vọng, an nhiên. Người đang yêu thì xanh đỏ tím vàng không cần biết, chỉ thấy nó lung linh và thơ mộng. Người bi quan thì nhìn cầu vồng nhưng chỉ thấy màu mây mờ phía sau. Còn người đòi hỏi sự cầu toàn như tôi thì khó chịu khi thấy cầu vồng đã phai nhạt phía cuối chân trời. Nhưng người xưa có câu “thiên đạo kị mãn, nhân đạo kị toàn”. Cái không trọn vẹn chính là nơi để cảm xúc ta hoà trộn và lấp đầy vào đó. Như nhân thế và thiên sơn hoà vào nhau mà đan dệt nên cuộc đời đầy cung bậc cảm xúc, thi vị như chính những sắc màu của cầu vồng.
Hôm nay, đôi chân tôi “được bữa“ đã đời.
Về trong không gian nhỏ hẹp, tôi liền ngồi xuống đặt bút viết vài dòng nhật ký, dăm ba khổ thơ. Là những trải nghiệm của một buổi chiều vừa mới trôi qua trong nhẹ nhàng và êm ả
Ảnh pinterest
Sửa lần cuối: