Baivanhay Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Baivanhay Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

Ước mơ về một cuộc sống tự do, hạnh phúc luôn là nỗi niềm trăn trở của những kiếp người cùng khổ. Nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài cũng vậy. Tuy nhiên, thay vì mãi chấp nhận trong phận đời tù túng, Mị đã cho người đọc thấy được sức sống, tiềm tàng mãnh liệt như ngọn lửa cháy rực trong sâu thẳm tâm hồn.

Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (49).png


Đề: Em hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

BÀI VIẾT MẪU

Ước mơ về một cuộc sống tự do, hạnh phúc luôn là nỗi niềm trăn trở của những kiếp người cùng khổ. Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cũng vậy. Tuy nhiên, thay vì mãi chấp nhận trong phận đời tù túng, Mị đã cho người đọc thấy được sức sống, tiềm tàng mãnh liệt như ngọn lửa cháy rực trong sâu thẳm tâm hồn.

Từ quan điểm ấy, Tô Hoài đã xây dựng được một số nhân vật để lại ấn tượng thẩm mĩ trong lòng người đọc. Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đến với chúng ta đầu tiên trong cái dáng "lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa", suốt ngày làm lụng, "lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Tưởng đâu như sức sống đã lụi tàn trong tâm hồn cô gái. Nhưng không, từ tận đáy sâu tâm hồn câm lặng ấy vẫn le lói những tia lửa sống chỉ chờ dịp mà bùng lên mạnh mẽ.

Cuộc đời của Mị được tính từ khi cô về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Thường thì, khi con gái lấy chồng giàu thì sướng, nhàn hạ. Nhưng đây, Mị chỉ lùi lũi một mình, câm lặng. Những ngày đầu làm dâu nhà thống lí, thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị cướp đoạt "đêm nào Mị cũng khóc". Đúng là về làm dâu gạt nợ, Mị bị cha con thống lí đối xử không khác gì con vật. Trước khi về cửa nhà thống lí, Mị đẹp như một bông hoa rừng. Cô là một phụ nữ trẻ, đẹp, chăm chỉ công việc, giàu lòng hiếu thảo, tự tin, thông minh... Ý thức làm người vốn có của Mị đã bị giai cấp phong kiến làm tê liệt. Càng ngày cô càng không nói chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".

Con người nô lệ trong Mị vẫn còn sống còn con người thực vốn có của cô thì dường như đã chết. Thời gian lại trôi qua, cho đến cái đêm A Phủ bị trói đứng vào cây cọc gỗ trong nhà thống lí vì để hổ bắt mất con bò. Vì mê tín, vì đã là người của nhà thống lí, Mị cam chịu chết ở cái nhà này. Còn A Phủ việc gì phải chết, A Phủ phải được sống. Sau ý nghĩ ấy lòng thương người lớn hơn nỗi thương thân, Mị đã cam chịu chết thì cô sợ gì mà không cứu A Phủ. Từ chỗ không thấy sợ Mị bỗng trở thành người hoảng hốt. Tất cả các trạng thái đối nghịch ấy của tâm hồn Mị đều được Tô Hoài dẫn dắt, phân tích một cách hợp lí tưởng như không có thể nào khác được.

Đọc Vợ chồng A Phủ ta thấy Mị là bức chân dung tĩnh lặng. Hầu như trong thời gian ở nhà thống lí Mị chỉ nói có vài ba câu. Nhưng ẩn chứa trong tâm hồn câm lặng ấy là một sức sống mãnh liệt, một khát vọng lớn lao như mạch suối ngầm trong mát. Tiếp xúc với Vợ chồng A Phủ ta nhớ, ta yêu một cô Mị ở Hồng Ngài càng bị đọa đày, đau khổ càng khao khát muốn vươn lên một cuộc sống tốt lành.

Một cô Mị tiềm tàng sức sống mãnh liệt để có thể hiểu hơn một cô Mị du kích Phiềng sa sau này. Chính vì vậy, càng đọc tác phẩm nhiều bao nhiều bao nhiêu thì chúng ta lại càng thương xót lẫn khâm phục sức sống mãnh liệt của Mị bấy nhiêu.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
nhân vật mị tô hoài vợ chồng a phủ
  • Like
Reactions: Vanhoctre
663
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top