Tác giả Lê Hữu Trác - Tiểu sử, sự nghiệp văn học và tác phẩm Thượng kinh kí sự

Tác giả Lê Hữu Trác - Tiểu sử, sự nghiệp văn học và tác phẩm Thượng kinh kí sự

Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác: Lê Hữu Trác là nhà nho. Nhà nho lấy đạo trung quân (trung với vua) để đánh giá nhân cách, đạo đức con người. Lê Hữu Trác từng viết: “Ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người”.

Bài viết này, người viết tóm tắt đôi điều về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu của Lê Hữu Trác (giới thiệu đôi nét về bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh và bộ Thượng kinh kí sự)

5433



1. Tiểu sử


- Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).

- Dòng tộc ông vốn có truyền thống khoa bảng: ông nội, bác, chú, anh và em họ đều đỗ Tiến sĩ và làm quan to.

- Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ, làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất được truy tặng hàm Thượng thư (năm Kỷ Mùi 1739).

- Khi ấy, Lê Hữu Trác mới 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân.

- Nhưng xã hội bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ.

- Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang bao đau thương, làm ông chán nản muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt.

- Đến năm 1746, nhân khi người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già, cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi chí hướng mới.

- Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

Trên đây, người viết đã giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác về cuộc đời: ông là một thầy thuốc nổi tiếng, đồng thời cũng là một tác giả văn học có một số sáng tác đáng chú ý. Ở phần tiếp theo, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sự nghiệp văn học của Lê Hữu Trác và các tác phẩm tiêu biểu của Lê Hữu Trác


2. Sự nghiệp văn học

-Sự nghiệp của Lê Hữu Trác khá đồ sộ với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y của Hải Thượng) gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần bốn mươi năm. Hải Thượng y tông tâm lĩnh chẳng những có giá trị hết sức to lớn về y học mà còn có giá trị văn học. Những ghi chép y học của tác giả, bên cạnh tính chính xác khoa học, ít nhiều đều có sắc thái văn hương. Ông diễn ca về cách bào chế thuốc (trong Lĩnh Nam bản thảo), về cách vệ sinh phòng bệnh (trong Vệ sinh yếu quyết diễn ca), về phương pháp chẩn đoán bệnh (trong Y gia quán miên). Những bài diễn ca với mục đích phổ biến y học để mọi người dễ hiểu, dễ thuộc nên thường có lời văn giản dị mộc mạc. Bộ phận văn học độc lập gồm 29 bàỉ thơ ghi lại những cảm nghĩ của tác giả trong những lần đi về các làng quê chữa bệnh cho dân (Y lí thâu nhàn lí ngôn phụ chí-Trong khi làm thuốc, trộm được lúc nhàn rỗi ghi vài vần thơ quê mùa

- Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng (quyển vĩ) trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Tác phẩm ghi lại cảnh vật, con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chửa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần 1782) đến khi xong việc về lại quê nhà ở Hương Sơn (ngày 2 tháng 11).

Như vậy Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học. Qua tác phẩm, có thể thấy Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà.
 
Từ khóa
giới thiệu tác giả lê hữu trác hải thượng y tông tâm lĩnh lê hữu trác sự nghiệp văn học thượng kinh kí sự tiểu sử tóm tắt tác giả lê hữu trác
650
0
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
- Bài viết trên đã tóm tắt tác giả Lê Hữu Trác: tiểu sử, sự nghiệp văn học, các tác phẩm tiêu biểu (Thượng kinh kí sự và Hải Thượng y tông tâm lĩnh)

- Thượng kinh kí sự được Lê Hữu Trác viết nhân chuyến ra Thăng Long chữa bênh cho thế tử Trịnh Cán năm 1782, hoàn thành năm 1783. Đây là thời điểm gần sát với cuộc khủng hoảng của triều đình Lê - Trịnh...
Những dòng miêu tả cảnh giàu sang phú quý trong phủ chúa Trịnh ở đoạn trích chỉ có thể hiểu đúng nếu như ta biết thái độ của ông đối với công danh, phú quý được nói đến ở phần kết thúc của cuốn sách này.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top