Soạn văn tác phẩm "Thương vợ" của Trần Tế Xương, ngắn nhất

Soạn văn tác phẩm "Thương vợ" của Trần Tế Xương, ngắn nhất

Soạn văn Thương vợ ngắn nhất: “Thương vợ” là một bài thơ lạ. Trần Tế Xương đã viết bài thơ với tất cả tình cảm chân thành và xây dựng hình tượng người vợ với sự sáng tạo của riêng mình.

Soạn văn Thương vợ ngắn nhất: bài soạn này sẽ giúp các bạn học sinh có những định hướng rõ ràng khi tiếp nhận tác phẩm “Thương vợ”.

5515

Soạn văn Thương vợ ngắn nhất​


Bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).

Trả lời:


Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu

– Công việc: Buôn bán

– Địa điểm: ở mom sông

– “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng.

– Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.

– Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.

⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú.

Bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Trả lời:


Đức tính cao đẹp của bà Tú:

– Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng”

– Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”.

Bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Lời "chửi" trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Trả lời:


Hai câu kết Tú Xương tự “chửi” mình vì chính ông là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ. Câu thơ còn là tiếng “chửi” của Tú Xương đối với xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho người vợ vất vả và chính xã hội biến mình thành ông chồng vô tích sự.

=> Lời chửi trong tâm khảm của sự yêu thương và có cả ngậm ngùi, chua xót.

Bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Trả lời:


– Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình

– Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người khong không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

– Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.
 
Từ khóa
soạn văn thương vợ ngắn nhất thuong vo tran te xuong
  • Like
Reactions: Vanhoctre
1K
1
1

Dâu Tây

Thành Viên
29/7/21
13
29
12,999
28
Xu
41
Thương vợ ngắn nhất ạ. Thế thì toang cả một gia đình. haha =)))))))))))))))). Phải thương vợ nhiều vào để gia đình mới hạnh phúc ạ. =))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))
 

BBT đề xuất

BQT trực tuyến

Đang có mặt

Bình luận mới

Top