Bài giảng Tây Tiến - Quang Dũng (Bài 6 - Nâng niu kỉ niệm, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo)

Bài giảng Tây Tiến - Quang Dũng (Bài 6 - Nâng niu kỉ niệm, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo)

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
f14d6a340bf8d3a68ae9.jpg


Văn bản 2: TÂY TIẾN – QUANG DŨNG


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Biết được một số yếu tố trong thơ như: tình cảm, cảm xúc trong thơ và cảm hứng chủ đạo trong thơ.

- Hiểu được ý nghĩa của trật tự từ trong câu.

2. Năng lực

a. Năng lực đặc thù


- Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

- Nhận biết được lỗi về trật tự từ và cách sửa.

- Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

- Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói, biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

b. Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất

Biết trân trọng, gìn giữ những kỉ niệm, đồng thời có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học


Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

2. Học liệu

Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 1), sách giáo viên bộ Chân trời sáng tạo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNGNỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 PHÚT)
a) Mục tiêu

Kích hoạt được kiến thức nền liên quan đến chủ đề VB. Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS tìm hiểu văn bản.
b) Nội dung
Chia sẻ về hình ảnh người lính.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Bạn biết bì về vùng đất Tây Bắc và những hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp? Hãy chia sẻ với mọi người.
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở dẫn dắt học sinh vào bài học.
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. Trước khi đọc
a) Mục tiêu

Tìm hiểu về tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh sang tác của bài thơ Tây Tiến.
b) Nội dung
Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng câu hỏi gợi mở.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập:

+ Trình bày những hiểu biết của em về Quang Dũng?
+ Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, tìm câu trả lời theo nhóm đôi khoảng 2 phút.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả thảo luận.
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét, diễn giảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc.
- Phong cách: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa.
- Tác phẩm tiêu biểu: Mây đầu ô (thơ, 1986), Quang Dũng – tác phẩm chọn lọc (1988)
2. Hoàn cảnh sáng tác
Quang Dũng gia nhập Tây Tiến năm 1947, cuối năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên là “Tây Tiến”, được in trong tập “Mây đầu ô” (1986)
2.2. Đọc văn bản
a) Mục tiêu
Vận dụng các kĩ năng đọc đã học ở những bài trước như theo dõi, suy luận trong quá trình đọc trực tiếp VB.
b) Nội dung
Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS cho những câu hỏi ở phần Đọc văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK trang 8,9.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân HS đọc VB, trả lời câu hỏi và ghi chép tóm tắt cách thức thực hiện kĩ năng suy luận.
- Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời nhanh các câu hỏi đọc văn bản.
1. “ Chơi vơi” - gợi nỗi nhớ da diết, thường trực của QD về sông Mã, rừng núi, đoàn binh Tây Tiến.
2. Thiên nhiên: rừng núi bao la rộng lớn và hiểm trở.
3. Người lính Tây Tiến: giàu tinh thần và ý chí chiến đấu, không ngại vất vả hi sinh.
- Kết luận, nhận định:
GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS.
2.3. Sau khi đọc
a) Mục tiêu

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ như: chủ thể trữ tình, vần và nhịp, từ ngữ, hình ảnh trong thơ,...
- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
- Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản; nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc.
b) Nội dung
Nhận xét, đánh giá, cảm nhận giá trị của văn bản (nội dung, nghệ thuật, giá trị đạo đức văn hóa).
c) Sản phẩm
Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Sau khi đọc; các phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi từ 1- 5 SGK phần Sau khi đọc, trang 9,10.
- Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, thảo luận tìm câu trả lời trong 5-7 phút.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả thảo luận và phản biện.
- Kết luận, nhận định
GV chốt ý và gợi mở giải quyết các câu hỏi 1,2,3,4,5.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Mạch cảm xúc của bài thơ/câu hỏi 1 SGK

- Bố cục
+ Đoạn 1: Hình ảnh những cuộc hành quân gian khổ giữa thiên nhiên Tây Bắc Bộ.
+ Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp của đêm liên hoan đậm tình quân dân và cảnh song nước thơ mộng.
+ Đoạn 3: Hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng lãng mạn.
+ Đoạn 4: Lời thề Tây Tiến.
- Mạch vận động của cảm xúc:
Nỗi nhớ da diết khôn nguôi của Quang Dũng về đồng đội, về những năm tháng chiến đấu cùng đoàn binh Tây Tiến ở Tây Bắc Bộ; lời thề Tây Tiến.
2. Chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo/ câu 2 sgk trang 8
- Những dòng thơ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của tác giả
+ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”; “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
+ Tác dụng: trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhớ nhung da diết của tác giả, tác động trực tiếp đến tình cảm của người đọc.
- Chủ thể trữ tình: tác giả QD/ chủ thể ẩn.
- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn của người lính Tây Tiến trên bước đường hành quân.
3. Bức trang thiên nhiên và hình ảnh đoàn binh Tây Tiến trong đoạn 1/câu 3 sgk trang 10
a. Bức tranh thiên nhiên
- Hùng vĩ, dữ dội
+ Từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút
+ Biện pháp tu từ:
. Điệp từ: dốc
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
. Đối, điệp
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
. Đảo ngữ
Heo hút cồn mây
. Nhân hoá: súng ngửi trời, thác gầm thét, cọp trêu người
- Mĩ lệ, trữ tình
+ Huyền ảo, thơ mộng, trữ tình: sương lấp, hoa về, đêm hơi, mưa xa khơi, cơm lên khói
+ Cách phối thanh độc đáo:
. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

b. Hình ảnh người lính Tây Tiến
- Bút pháp tả thực
+ Đoàn quân mỏi
+ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên sung mũ bỏ quên đời (nói giảm nói tránh)
- Bút pháp lãng mạn
+ Hoa về trong đêm hơi
+ Heo hút cồn mây sung ngửi trời (nhân hoá)
+ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên sung mũ bỏ quên đời (nói giảm nói tránh)
→ Khắc hoạ hình ảnh người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp bi tráng vừa mang vẻ đẹp lãng mạn: khí phách kiên cường vượt qua mọi khó khăn, không ngại hi sinh nhưng vẫn tinh nghịch, trẻ trung yêu đời - chất lính.
4. Hình ảnh người lính Tây Tiến ở đoạn 2, 3
a. Hình ảnh của người lính Tây Tiến ở đoạn 2
Tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời.
b. Hình ảnh của người lính Tây Tiến ở đoạn 3
- Ngoại hình: không mọc tóc, quân xanh màu lá
- Nội tâm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
- Lí tưởng
Rải rác biên cương mồ viễ xứ/Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
→ Người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp vừa bi tráng hào hùng vừa lãng mạn.
5. Ý nghĩa văn bản/câu 5 sgk trang 10
- Bài thơ giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống và chiến đấu đầy gian khổ hi sinh của người lính.
- Chất lính: trẻ trung yêu đời, lạc quan, tinh nghịch nhưng kiên cường bản lĩnh, xem thường cái chết - sức mạnh tinh thần của con người VN trong chiến tranh.
- Kí ức và kỉ niệm trong đời sống tinh thần của con người: tạo nên sức mạnh tinh thần giúp con người lạc quan nhìn thẳng vào tương lai.
- Kí ức và kỉ niệm trong sáng tác thơ ca: nguồn cảm hứng và chất liệu sáng tác.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu

Khắc sâu vẻ đẹp của người lính Tây Tiến.
b) Nội dung
Cảm nhận của học sinh về người lính Tây Tiến.
c) Sản phẩm
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập

Khổ thơ cuối gợi em suy nghĩ gì về người lính Tây Tiến?
- Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc khổ thơ và suy nghĩ đáp án.
- Báo cáo, thảo luận
HS trình bày sản phẩm cá nhân.
- Kết luận, nhận định
GV nhận xét đánh giá phần trình bày của học sinh.
 
Từ khóa
quang dũng tây tiến triều anh
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top