Thăng Long – Hà Nội trong dòng chảy lịch sử dân tộc

Thăng Long – Hà Nội trong dòng chảy lịch sử dân tộc

Trong suốt dặm dài lịch sử, Thăng Long – Hà Nội là nơi diễn ra và là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn lao, nhiều biến cố thăng trầm, của riêng mảnh đất này và của chung đất nước, có nhiều vinh quang chói lọi, nhưng cũng không ít tủi cực lầm than. Lịch sử Thăng Long – Hà Nội, vì thế đã trở thành lịch sử chung của đất nước Việt Nam, của mọi người Việt Nam. Và cũng vì thế, hiểu biết về lịch sử Thăng Long – Hà Nội không chỉ là nh cầu của riêng người Hà Nội, mà là của mọi người Việt Nam.

Doan quan tien ve Hanoi giai phong thu do.jpg

Đoàn quân tiến về giải phóng Hà Nội, 10/10/1954. Ảnh sưu tầm​

Gần một nghìn năm đã trôi qua, kể từ ngày Lý Công Uẩn dừng bên dòng Tô giang dưới chân thành Đại La mùa thu năm Canh Tuất (1010) mở đầu trang lịch sử mới của vùng đất núi Nùng sông Nhị này. Sử chép rằng, vào thời khắc lịch sử quan trọng ấy, có rồng vàng hiện lên trên thuyền ngự, nhà vua nhân đấy đổi tên Đại La thành Thăng Long. Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên, thể hiện khát vọng vươn lên của cả dân tộc.

Lịch sử thế giới đến nay, khắp nam bắc đông tây, bao nhiêu quốc gia có thủ đô chuẩn bị bước vào tuổi một nghìn? Chắc chắn không nhiều. Riêng Hà Nội, trải qua bề dày thời gian cùng quá nhiều biến chuyển đã thực sự trở thành nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa của văn hóa Việt Nam, thành hình ảnh của đất nước, của dân tộc.

Thế giới biết đến Việt Nam qua địa danh Hà Nội. Cái tên còn gợi lên bao tình cảm dạt dào về những con đường, những dãy phố, hàng cây mang hơi thở và sắc diện rất riêng, nhất là đối với những người sinh ra, lớn lên trên mảnh đất này, hay những ai đã từng một lần ghé thăm Hà Nội. Nhà xuất bản Hà Nội cho ấn hành quyển sách “Thăng Long – Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử” trao đến tay bạn đọc một tình cảm thiết tha, trọn vẹn về niềm tin yêu vào mảnh đất quê hương đậm nét văn hóa truyền thống của mình.

Tổng hợp
 
Từ khóa
hà nội lich su lịch sử thăng long người việt nam thăng long thăng long hà nội viet nam đất nước việt nam
1K
0
4

awoodhd

Thành Viên
2/12/19
10
1
3,000
36
Xu
0
Rồng là con vật linh thiêng, ai thấy được thì người đó có số mạng hơn người, Thăng Long là vùng đất cao quý của vua chúa.
 

Viet Jack

Thành Viên
19/8/19
16
4
3,000
Xu
0
Thăng Long tứ quán

Nói đến Hà Nội xưa, người ta vẫn nhắc Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán. Có lẽ, khái niệm Thăng Long tứ quán còn khiến nhiều người mơ hồ, mặc dù các công trình này đến nay vẫn còn giữ những giá trị văn hoá đặc sắc giữa lòng Hà Nội.

Ở Thăng Long xưa có bốn quán Đạo giáo lớn là: Trấn Vũ quán nay gọi là đền Quan Thánh ở phố Quan Thánh, Huyển Thiên quán nay còn ở phố Hàng Khoai, Đổng Thiên quán nay còn ở phố đường Thành, Đế Thích quán nay ở phố Thịnh Yên. Việt Nam từ xa xưa có hai tôn giáo song song phát triển là Phật giáo và Đạo giáo. Người theo Phật thì tu hành ở các chùa gọi là nhà sư. Những người theo đạo thì tu hành ở các quán gọi là đạo sĩ. Quán là Đạo quán và là nơi thờ tự của đạo giáo cũng như chùa là của phật Giáo Quán Trấn Vũ: vừa thuộc Thăng Long Tứ trấn lại thuộc Thăng Long tứ quán.

Quán Trấn Vũ còn gọi là đền Quán Thánh là nơi thờ thánh Trấn Vũ ở Hà Nội. Thực ra cái tên này mới chỉ được sử dụng cách đây vài chục năm. Ba chữ tạc trên nóc của cổng ra vào thì di tích này có tên là Trấn Vũ Quán. Đền Quán Thánh có bố cục không gian thoáng, hài hoà lại có Hồ Tây ngay trước mặt nên quanh năm không khí thoáng mát.

Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ, những diện mạo của đền đã được tu sửa nhiều lần. Kiến trúc của đền gồm tam quan, sân, nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Ở đây còn lưu giữ những mảng chạm khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt trong đền có bức tượng Trấn Vũ, tượng có dáng hình một đạo sĩ ngồi, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm thần. Trấn Vũ quán không chỉ là nơi thu hút nhiều khách thập phương đến thắp hương cầu lộc cầu tài, nhiều người đến đây chỉ để vãn cảnh thanh bình cùng với hồ Tây bát ngát.

Quán Đồng Thiên nay còn được gọi là đền Kim Cổ nguyên thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Sau đó, tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương. Chùa gắn bó mật thiết với đình Tạm Thương ở sát bên phải thờ Nguyên Phi Ỷ Lan, chếch về phía tây khoảng 300 m là đền Hỏa thần - một di tích độc đáo của Thăng Long. Hiện nay, chùa có quy mô kiến trúc nhỏ, cổng chùa xây bằng gạch do các trụ biểu kết hợp với những mảnh tường nhỏ hợp thành.

Cổ diêm giữa hai mái đắp nổi 4 chữ Hán “ Kim Cổ cổ tự”. Kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ “Đinh”. Tiền đường ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Hiện chùa Kim Cổ còn bảo lưu được bộ di vật, minh chứng cho sự hiện diện của di tích trong lịch sử cụ thể gồm tám pho thượng Phật thuộc nghệ thuật thế kỷ XIX, một pho tượng Nguyên Phi Ỷ Lan ngồi trong khám, một pho tượng Mẫu, tượng Chầu; ba tấm bia niên hiệu triều Nguyễn: một quả chuông đồng niên hiệu triều Nguyễn, hai hạc thờ đứng trên lưng rùa; một bức cửa võng, một bức cuốn thư chạm rồng, ba bức hoành phi sơn son, hai đôi câu đối. Di tích chùa còn là một phần tư liệu quý giá trong việc tìm hiểu quy hoạch của thành Thăng Long thời Lý.

Quán Huyền Thiên, tên chữ là “Huyền Thiên cổ quán”, dân gian vẫn quen gọi là chùa Huyền Thiên thuộc địa phận khu phố cổ Hà Nội. Quán Huyền Thiên nằm giữa phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, là nơi thờ Huyền Thiên Thượng Đế, một trong những vị Thánh tiêu biểu của thần điện Lão giáo. Theo quan niệm Đạo giáo, thần Huyền Thiên là vị thần có nhiệm vụ trấn giữ phương Bắc, người xưa cho rằng phía đông có thần Thanh Long biểu hiện cho mùa xuân, phía Nam có thần Chu Tước biểu hiện cho mùa hạ, phía tây có thần Bạch Hổ biểu hiện cho mùa thu, mùa đông là thần Huyền Thiên ở phía bắc.

Huyền Thiên cổ quán có bố cục kiểu “Nội công ngoại quốc”, các dấu tích kiến trúc, mỹ thuật hiện còn, đều mang dấu ấn của những lần tu sửa . Mặt trước quán trông ra phố Hàng Khoai, tường sau áp sát phố Gầm Cầu, hai hồi quán là hai ngõ nhỏ. Gác chuông 2 tầng là một kiến trúc gạch nổi bật nhất trong toàn bộ các công trình của quán, mang dấu ấn đậm nét của lối kết cấu cổ truyền. Sau nghi môn là sân quán với hai nhà bia lớn và hai giếng. Tiếp theo là phần nội công vẫn còn nguyên vẹn với nhà bái đường 7 gian, có kiến trúc theo kiểu vọng lâu hai tầng, tám mái, đây cũng là nơi đặt pho tượng Thần Huyền Thiên.

Thiêu hương là một toà nhà chạy dọc mang tính chất như thượng điện nối với 2 gian nhà ngang phía sau, áp hai tường hồi quán là hai dãy hành lang, nay dùng làm nhà khách. Các đề tài trang trí trên kiến trúc quán được thể hiện phong phú, mang tính nghệ thuật cao. Bên cạnh ý nghĩa của một di sản kiến trúc tôn giáo, giá trị tiềm ẩn trong quán Huyền Thiên còn là các văn bia cổ, hàng loạt các pho tượng Phật, tượng Thánh, tượng mẫu và các pho tượng Lão giáo, cùng nhiều hiện vật phong phú khác.

Đế Thích quán (Tức chùa Vua) là một quần thể kiến trúc trang nghiêm, đẹp đẽ và cầu kỳ. Cái độc đáo của quần thể kiến trúc này là có chùa và đình đều thờ vua Đế Thích. Hiện thời, chùa Vua là cụm di tích gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế. Chùa Vua còn giữ được 14 pho tượng đẹp bằng gỗ hoàng đàn. Nổi bật nhất là pho tượng vua Đế Thích cao khoảng 1,6m. Một bức cửu long chạm trổ tinh vi, hai đỉnh đồng thời Nguyễn, một quả chuông nhỏ thời Cảnh Thịnh, hai quả chuông to thời Lê, hai chóe lớn cao chừng 1,6m được đúc từ thời Lê.

Điều thú vị là hằng năm, vào dịp Tết Nguyên đán, chùa Vua tưng bừng mở hội thi đấu cờ tướng từ mùng 6 đến mùng 9 tháng giêng âm lịch, để mừng ngày Đế Thích đản sinh. Hội cờ tướng chùa Vua thường thu hút đông đảo khách thập phương, không chỉ những kẻ mê tướng-sĩ-tượng-xe-phao-mã, mà còn hấp dẫn giai nhân tài tử ngoạn du dịp tân xuân.

Chùa Vua đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử. Như vậy, có thể thấy bốn đạo quán của Thăng Long xưa đến nay vẫn lưu giữ những giá trị về vật chất và tinh thần rất lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt tâm linh của nhân dân. Tuy được gọi bắng các tên mới, những mỗi quán vẫn mang những ý nghĩa, những sự tích độc đáo từ lâu đời của riêng mình. Hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội, những giá trị văn hoá truyền thống này đã và đang tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Thăng Long tứ quán sẽ còn được con cháu đời sau biết đến như chứng tích của một thời kì văn hóa lịch sử của dân tộc.

tổng hợp
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top