Tiểu sử và sự nghiệp văn học của Nguyễn Khoa Điềm

Tiểu sử và sự nghiệp văn học của Nguyễn Khoa Điềm

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 20
Đến với nền văn học chúng ta bắt gặp rất nhiều nhà thơ, nhà văn tài năng. Mỗi người lại mang trong mình màu sắc riêng tạo sức hấp dẫn cho người đọc. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Nguyễn Khoa Điềm - một nhà thơ, nhà chính trị của Việt nam.
Cùng www.vanhoctre.com đi tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhé!

5141

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

1. Tiểu sử Nguyễn Khoa Điềm
- Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông là một nhà thơ nổi tiếng, đồng thời là nhà chính trị lớn tại Việt Nam đã từng giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan Nhà nước như: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin (1994), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V (1995), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001).
- Ông còn được biết đến với tên gọi khác là Nguyễn Hải Dương. Sinh ra trong thời thế chiến tranh loạn lạc nên từ nhỏ Nguyễn Khoa Điềm đã có tinh thần yêu nước rất mãnh liệt. Hơn nữa, gia đình của ông là một gia đình cách mạng có truyền thống yêu nước và hiếu học, từ ông nội cho đến cha ông là Nguyễn Khoa Đăng đều được rất nhiều người dân mến mộ và ca tụng.
- Lúc còn nhỏ ông đi học tại Huế, sau đó ông chuyển ra Bắc sinh sống và học tập tại trường học sinh miền Nam vào năm 1955. Năm 1964, ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ khi còn là một học sinh, sinh viên ông đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước như viết báo, viết văn, làm thơ, đồng thời ông cũng tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
- Năm 1975, ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản và chính thức trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế.

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Khoa Điềm
- Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vì trực tiếp tồn tại trong cuộc chiến kháng chiến nên thơ của ông rất giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt hấp dẫn bởi cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng và mang màu sắc chính luận - trữ tình. Ông có ý thức rất cao về vai trò cũng như trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, vì vậy những áng thơ của ông thể hiện rất rõ tinh thần chiến đấu và bản chất anh hùng bất khuất của những người chiến sĩ Việt Nam.
- Một trong những tác phẩm nổi tiếng và gắn bó với tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm đó chính là bài thơ “Đất nước” trích trong tập “Trường ca khát vọng” ra đời vào gần cuối năm 1971, ngay tại thời điểm mà kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Đây là một tác phẩm thành công vang dội, mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn vẹn về tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước. Bài thơ đã đi vào lòng nhiều thế hệ người Việt Nam và được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho học sinh trong chương trình Chương trình Ngữ văn THPT.
- Bên cạnh đó, bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của ông cũng được tuyển chọn và đưa vào giảng dạy ở Chương trình Ngữ văn THCS.
- Ngoài ra, một số tác phẩm tiêu biểu khác của Nguyễn Khoa Điềm có thể nhắc đến như:
  • Cửa thép (tập ký, 1972)
  • Đất ngoại ô (tập thơ, 1973)
  • Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
  • Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (tập thơ, 1986)
  • Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tập thơ, 1990)
  • Cõi lặng (tập thơ, 2007)
- Nguyễn Khoa Điềm là người lao động nghệ thuật rất nghiêm túc, ông luôn khắt khe với những tác phẩm của chính mình. Thơ của ông luôn được định hình theo một phong cách riêng, nét riêng. Hầu hết những tác phẩm mà ông sáng tác đều viết về tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần dân tộc.
Tuy đây là những đề tài quen thuộc được nhiều người sáng tác, nhưng với cách nhìn sáng tạo, mới mẻ cùng tâm hồn cao đẹp đã giúp cho những tác phẩm của ông luôn tạo được dấu ấn riêng trong lòng người đọc..
- Ông được trao tặng nhiều giải thưởng về văn học và nghệ thuật, nổi bật là giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm" và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ "Cõi lặng" - năm 2010.
Hơn nửa đời người cống hiến cho cách mạng, cho văn học nước nhà thì hiện tại ông đang nghỉ hưu tại quê hương của mình. Tuy sự nghiệp chính trị đã kết thúc, nhưng con đường thơ ca của ông vẫn còn tỏa sáng, hằng ngày ông vẫn làm thơ, đọc sách và tham gia những buổi tọa đàm, những sự kiện văn học.
 
Từ khóa
khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ nguyễn khoa điềm sự nghiệp văn học tiểu sử đất nước
588
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top