Chia Sẻ Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (cơ bản và nâng cao)

Chia Sẻ Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (cơ bản và nâng cao)

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX. Những tác phẩm văn học của ông đã góp phần cho văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám một diện mạo mới.

1. Tác giả

- Vũ Trọng Phụng là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt. Ông là người bình dị, người của khuôn phép, của nề nếp (Lưu Trọng Lư). Ông luôn căm ghét xã hội thực dân phong kiến thối nát đương thời. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn độc đáo trong sáng tác của nhà văn. Không đầy 10 năm cầm bút (1930-1939), Vũ Trọng Phụng đã cho ra đời khối lượng tác phẩm lớn gồm: kịch, truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết.

Vu-Trong-Phung.jpg

- Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học phức tạp, đương thời đã làm tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu phê bình và sau này cũng chịu rất nhiều sự phán xét, đánh giá khác nhau của dư luận. Tuy nhiên cho đến nay, không ai có thể phủ nhận đóng góp lớn lao của ông cho văn học. Bằng một tài năng lớn và phong cách nghệ thuật độc đáo, Vũ Trọng Phụng đã có nhiều đóp góp cho sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là ở hai thể loại: phóng sự, tiểu thuyết.

2. Tác phẩm

- Tiểu thuyết Số đỏ được viết năm 1936, được xem là kiệt tác của Vũ Trọng Phụng và văn xuôi Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó, cảm hứng phê phán xã hội mạnh mẽ và gay gắt được thể hiện một cách xuất sắc bằng tài năng trào phúng bậc thầy của nhà văn. Đây là một cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải). Tác phẩm gồm 20 chương xoay quanh cuộc đời đầy những may mắn “ngẫu nhiên” của Xuân Tóc Đỏ. Với Số đỏ , toàn bộ xã hội thượng lưu thành thị trong phong trào Âu hoá lố lăng, đồi bại đương thời được tác giả miêu tả giống như một vở đại hài kịch, một tấn trò đời mà ở đó mỗi chương truyện là một màn kịch độc đáo.

nhung-tac-pham-cua-vu-trong-phung.jpg

Một trong số những tác phẩm văn học để đời của nhà văn Vũ Trọng Phụng.​

- Trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia là chương XV của tiểu thuyết Số đỏ. Nguyên chương truyện có tên là Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu. Nhan đề đoạn trích đã được người biên soạn SGK lược bớt. Đây là một chương nổi bậy, có giá trị trào lộng, châm biếm sắc sảo nhất, từ nhan đề, tình huống truyện cho đến các tình tiết, chân dung nhân vật.

- Vũ Trọng Phụng mất khi chưa đầy 30 tuổi. Nhà văn Ngô Tất Tố, trước cái chết của Vũ Trọng Phụng, đã bàn luận về sự thọ yểu ở đời. Ông cho rằng, đối với con người ta thoi yểu không tính bằng tuổi tác, mà bằng những gì để lại mãi mãi cho đời. Nếu theo quan niệm ấy thì Vũ Trọng Phụng là người rất thọ. Vì những tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt là tiểu thuyết Số đỏ, sẽ còn sống mãi với đời.

Nguồn: Sưu tầm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Từ khóa
cách mạng tháng tám nhà văn sáng tác của nhà văn số đo tác phẩm văn học vu trong phung xã hội thực dân phong kiến
  • Like
Reactions: baivanhay and VHT
1K
2
1

VHT

Diễn đàn Văn Học Trẻ
9/12/10
157
153
43,000
VietNam
Xu
121,202
Để có thể hiểu hơn về nhà văn này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của tác giả thông qua một số nội dung dưới đây.

Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng (1912-1939), ông được biết đến là một nhà văn và nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Quê của ông ở Làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và sau đó mất tại Hà Nội.

Cha của ông là Vũ Văn Lân là một thợ điện, cha mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi. Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách làm lụng, tần tạo nuôi con khôn lớn. Sau khi học hết tiểu học ở trường Hàng Vôi. Ông phải thôi học ở tuổi 14 để đi làm kiếm sống, điều may mắn cho Vũ Trọng Phụng là được hưởng chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng hoàn toàn miễn phí trong quá trình 6 năm học tiểu học và ông cũng là một trong những những lứa thanh niên đầu tiên của Việt Nam được giáo dục bằng tiếng Pháp và học chữ Quốc Ngữ.

Sau quá trình 2 năm làm việc tại một số nhà hàng Gôđa và nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng quyết định chuyển sang nghề làm báo và bắt đầu con đường sự nghiệp viết văn chuyên nghiệp.

Năm 1930, truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường của nhà văn Vũ Trọng Phụng được đăng trên tờ Ngọ Báo. Đến năm 1931, ông bắt đầu viết vở kịch Không một tiếng vang, tác phẩm này đã bắt đầu gây được sự chú ý và quan tâm của nhiều độc giả thời bấy giờ.

Năm 1934, Ông tiếp tục cho ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình mang tên Dứt tình và đã được đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.

Đến giai đoạn vào năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng bắt đầu nở rộ, chỉ trong vòng 1 năm mà 4 cuốn tiểu thuyết của ông lần lượt đều được xuất hiện trên các mặt báo và thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả.

Bốn tác phẩm tiểu tiểu bao gồm: Giông tố, Làm đĩ, Vỡ đê, Số đỏ đều mang được tính hiện thực và đi sâu vào những vấn đề của hiện thực xã hội lúc bấy giờ.

Là một trong những nhà báo nổi tiếng, ông đã viết ra rất nhiều những bài phóng sự nổi tiếng. Phóng sự đầu tay được ông viết ra năm 1933 mang tên Cạm bẫy người được đăng trên tờ Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư. Bài phóng sự này của ông đã gây ra một làn sóng dư luận đương thời. Năm 1934, với phóng sự mang nhan đề Kỹ nghệ lấy Tây được đăng trên báo Nhật Tân và một số những tác phẩm phóng sự khác đã làm lên tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Cả cuộc đời của Vũ Trọng Phụng sống trong sự nghèo khó. Vì gia đình ông còn bà nội và mẹ già nên ông đã cật lực lao động, nhưng ngòi bút của ông cũng không thể đủ để nuôi gia đình. Ông mất ngày 13/10/1939 khi mới ở cái độ tuổi 27, độ tuổi còn quá non trẻ, bỏ lại gia định còn bà nội, người mẹ già, cùng vợ và con gái chưa đầy 1 tuổi.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm vượt thời gian
Những tác phẩm vượt thời gian của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Nhà văn Vũ Trọng Phụng chỉ “rong chơi” trên trần thế vỏn vẹn 27 mùa xuân, đến nay đã tròn 80 kể từ ngày ông rời xa cõi tạm, đến nay ông vẫn bắt kịp được hậu thế với những nhân vật đặc biệt, không chỉ tồn tại trên những trang sách mà còn hiện hữu ngay giữa cuộc sống đương thời và chính những trang sách ấy đã đi vào lòng không biết bao nhiêu thế hệ đi qua.

Một số những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng gồm:

Tác phẩm phóng sự: Đời cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Dân biểu và dân biểu (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938).
Tác phẩm tiểu thuyết: Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ, Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938).
Tác phẩm truyện ngắn: Chống nạng lên đường (1930), Một cái chết (1931), Con người điêu trá (1932), Quyền làm bố (1933), Cái hàng rào (1934), Thầy lang bất hủ (1934), Mơ ngày Tết (1936), Tết ăn mày (1936), Lòng tự ái (1937), Đời là một cuộc chiến đấu (1939),….

Ngoài những phóng sự thành công, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã viết 40 tác phẩm truyện ngắn và sự thành công nhất của ông có lẽ là tiểu thuyết.

Các tác phẩm tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những vấn đề nhức nhối liên quan tới xã hội thực tại, sự khái quát trong tác phẩm ở một phạm vi cuộc sống hết sức rộng mà ta không thể thấy được ở những tác phẩm của những nhà văn cùng thời.

Trong toàn bộ những tác phẩm của ông, chúng ta đều có thể thấy rất rõ ý thức bênh vực con người lao động. Chính ngòi bút của ông đã vạch trần bản chất của những cái xấu xa, cái ác, bẩn thỉu của một xã hội cũ. Đồng nghĩa với đó là sự tất yếu phải xây dựng một xã hội mới của nhân dân.

Có thể nói nhà văn Vũ Trọng Phụng đã thấy hiểu tận cùng cái đáy của xã hội thời ấy ở một góc nhìn không phải là ở trên xuống, từ ngoài nhìn vào là chính là người trong cuộc mới nhìn thấu được con người, xã hội và đưa vào từng trang viết.

Những tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đúng là được coi là những tác phẩm vượt thời gian. Đây là một di sản đặc sắc của thế hệ vàng văn chương Việt Nam hiện địa. Và nét bút của ông vẫn được giữ gìn và lan tỏa cho đến ngày nay.

tonghop
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: Tieulac1107

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top