Soạn văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn)

Soạn văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Đặng Trần Côn)

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Văn học thế kỉ XVIII là văn học của những tiếng nói cảm thương, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ. Ngoài kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du ta cũng không thể không nhắc đến tác phẩm "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn. Tác phẩm là tiếng lòng thiết tha, thổn thức của người phụ nữ khi có chồng phải ra chiến trận. Tâm trạng của nhân vật được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ".
Cùng soạn bài "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" của tác giả Đặng Trần Côn để hiểu hơn về tác phẩm nhé!


6594

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn

Câu 1 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):

- Ngọn đèn: Trong những đêm đơn lẻ, buồn khổ người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ ưu tư
- Chim thước: không có tin tức của người nơi biên viễn
- Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô quạnh dàn trải mênh mông
- Thời gian: trôi người thiếu phụ rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn mênh mang, cô đơn của con người.
- Tiếng gà: là âm thanh xuất hiện trong cái cô tịch của đêm
- Bóng cây hòe: gợi ra cảm giác hoang vắng, cô quạnh, bóng người sầu tê tái vì mong nhớ, khát khao

→ Nỗi cô đơn, buồn tủi chiếm lấy tâm trí người chinh phụ. Cảnh vật xung quanh dường như tô đậm hơn nỗi sầu kim cổ ấy.

Câu 2 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:

- Người chinh phụ không lúc nào nguôi ngóng trông chồng, nỗi nhớ, nỗi đau khổ diễn ra mọi nơi, mọi lúc

+ Nỗi nhớ chồng dàn trải theo thời gian và không gian
+ Nhìn cảnh vật phản chiếu sự cô đơn, lẻ loi của bản thân
+ Nỗi cô đơn trùm lên ngoại cảnh, len vào sự vật, khiến nàng thốt lên lời sầu tủi
+ Người chinh phụ khát khao đoàn tụ nhưng lại rơi vào tuyệt vọng, bất hạnh

- Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia rẽ tình vợ chồng, gây ra bi kịch cho người chinh phụ
- Người chinh phụ không còn thiết tha với bản thân, mọi hành động chỉ là “gượng” trong đau khổ, buồn tủi.

Câu 3: Người chinh phụ buồn đau thất vọng:

- Lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận
- Tuổi trẻ trôi qua trong hiu quạnh, hạnh phúc, tình yêu đôi lứa cũng mất theo
- Niềm tin vào cuộc sống mỏng manh, mờ nhạt

Câu 4 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):

- Ngôn ngữ nhân vật, chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, nửa trực tiếp (vừa là nhân vật, vừa của tác giả
- Nhân vật bộc lộ gián tiếp thông qua cảnh vật, sự bối rối trong hành động thấy nhân vật đang buồn da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng.
- Tâm trạng người chinh phụ thấy rõ sự thất vọng, tuyệt vọng

Câu 5 (trang 88 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Nhạc điệu thể thơ lục bát:

- Dồi dào, có cái chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn
- Sự du dương, mềm mại của thể lục bát
- Có thể nhận thấy qua khổ “trời thăm thẳm… tiếng trùng mưa phun”

LUYỆN TẬP
Các biện pháp nghệ thuật được miêu tả trong đoạn thơ trên:

- Tả ngoại cảnh biểu hiện nội tâm
- Tả nội tâm qua ngoại hình
- Tả nội tâm qua hành động, cử chỉ, điệu bộ

Các tình huống thể hiện niềm vui như:

- Được tham dự kì thi học sinh giỏi toàn quốc
- Nhận được sự yêu mến của bạn bè, thầy cô
- Được tặng món quà yêu thích trong dịp sinh nhật

Tình huống thể hiện nỗi buồn:

- Bị điểm kém
- Đánh mất đồ vật yêu quý
- Chia tay người thân, bạn bè thân quý

Xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu.285/
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
chien tranh cô đơn nghe thuat tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tình yêu đôi lứa đặng trần côn
480
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top