Hỏi Đáp Tips viết lí luận văn học

Hỏi Đáp Tips viết lí luận văn học

Phong Cầm
Phong Cầm
  • Thạc sĩ lang thang ^^ 32 đến từ Nam Định

Câu hỏi của bạn Phương Nhi gửi riêng cho ad: em có thể xin một ít tips để viết lí luận văn học được không ạ? dạng kiểu như bố cục cách làm ấy ạ.​


Nhiều bạn sẽ thấy phần lí luận văn học rất khó để viết và càng khó để viết hay. Khái niệm lí luận văn học là gì ad sẽ không đề cập tới trong bài này vì càng khiến bạn thấy ‘khó’ hơn. Có 6 chủ đề lí luận văn học chính xuất hiện trong các câu hỏi là:
  • Các đặc trưngVăn học: chất liệu, phương thức phản ánh… (Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn là bằng chứng quan trọng về đổi mới quan niệm văn xuôi”) (Văn học là nhân học – m.Gorki/ Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. )
  • Chức năng văn học: vh có giá trị gì, ý nghĩa gì với cuộc sống con người (“Thơ đối với cuộc sống được ví như người con gái đối với gia đình. Cái để cho người ta làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”.) (ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e:” Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”).
  • Nhà văn và quá trình sáng tác: điều gì làm nên một nhà văn? (VD: Làm thơ thì không thể không có cái tôi/ Suy nghĩ về hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ - Sự cô đơn)
  • Ngôn từ trong văn học: đặc điểm ngôn từ trong văn học (vd: Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ)
  • Đặc trưng thể loại (thơ/truyện/kịch): (VD: Thơ là thơ nhưng đồng thời là họa là nhạc là chạm khắc theo một cách riêng. Sáng tỏ ý kiến qua bài Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
  • Tiếp nhận văn học: (Tạo hóa trong tay anh/ Nhưng lòng tốt lại ở ngoài thiên hạ. Là một người ngoài thiên hạ, anh/chị có đồng tình với ý kiến của nhà thơ Hữu Thỉnh? Bằng trải nghiệm văn học, hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên./ Tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục),
Thường đề văn lí luận văn học sẽ đưa ra một câu nói (ví dụ điển hình nhất là “Văn học là nhân học” (M.G) ) và yêu cầu:
  • Chứng minh câu nói đó (bằng cách đặt câu hỏi: Bằng trải nghiệm văn học của em hãy chứng minh câu nói trên/ Bàn luận về nó…)
  • Chứng minh câu nói đó thông qua 1 tác phẩm/ 1 chùm tác phẩm có nhiều điểm chung liên quan tới nhau (giả dụ như các tác phẩm nói về thân phận người phụ nữ/ nông dân)

Trước khi làm đề, em hãy tự đặt ra một vài câu hỏi như sau:​

  • Câu nói có những cụm từ nào có thể giải thích được, ý chính của câu nói muốn làm nổi bật vấn đề nào, khía cạnh nào của văn học (hình thức/ nội dung/ nỗi buồn/ số phận người nông dân….)
  • Câu nói này chính xác không (thông thường ý kiến củan các nhà phê bình thì thường chính xác nhưng đừng vội khẳng định 100%, em hãy tự phản biện nó bằng cách trả lời câu hỏi 2)
  • Có ngoại lệ nào khác không? Vấn đề đã toàn vẹn hay chưa, có bổ sung gì không? (như vậy độ chuẩn xác của các câu nói nhận định >50%)

Ví dụ như:​

  • “Văn học là phương cách an toàn nhất để vượt qua mọi ranh giới” (nhà văn Olga Tokarczuk) – câu này đúng nhưng chưa đủ, giả dụ như vấn đề về chính trị, tôn giáo hoặc chủng tộc là những vấn đề nhạy cảm, các nhà văn đặc biệt né tránh đụng chạm nó, vì rủi ro chúng mang lại, hoặc nếu viết không khéo những cảnh tình dục hoặc tự sát trong văn học có thể mang lại những cổ xúy hành vi không tích cực tới một số đối tượng. Do đó, văn học chưa hoàn toàn là cách thức an toàn khi đặt chân tới những mảnh đất này. Nhưng bù lại, những vấn đề về nhân đạo, tình cảm con người, hay khoa học viễn tưởng con người có thể vươn tới rất xa xôi và sâu thẳm, chạm tới mọi ngõ ngách góc khuất trong xã hội, vượt không gian xa xôi để chạm tay tới những hành tinh mà con người có thể rất rất xa trong tương lai mới có thể đặt chân tới….
  • Nhận định “Xuân Diệu là một hồn thơ thiết tha, rạo rực, băn khoăn” – có bài thơ nào chứng minh 1 hồn thơ hoàn toàn khác hay không? (đây là giả thiết, hãy tìm 1 phản biện nếu có, còn không, ta lại càng khẳng định nó đúng)
  • Văn học nói về cái đau thương bất hạnh
  • Lưu Hiệp viết: “Tri âm thực là khó thay, cái âm thực là khó biết, người biết thực là khó gặp. Gặp được người tri âm nghìn năm mới có một lần”. -> Câu nói của Lưu Hiệp đặc biệt đúng với những nghệ sĩ có tư tưởng vượt thời đại, có cái nhìn vượt xa khỏi tư tưởng của thời đại mình. Những nghệ sĩ như vậy là đỉnh cô phong giữa đời, họ không thể chạy theo số đông mà phản bội bãn ngã nghệ thuật, sứ mệnh nghệ thuật của mình, nên chỉ có thể trông chờ tìm kiếm tri âm, tri kỉ ở những cá nhân ít ỏi, những người đọc tinh hoa, thậm chí không phải ở đời này mà là ở đời sau (Như trường hợp “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du; Mikhail Bulgakov và tiểu thuyết "Nghệ nhân và Margarita"). Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm hướng đến người đọc tinh hoa, đến số ít “nghìn năm có một”, người nghệ sĩ dễ lầm đường lạc lối, dễ rơi vào sự cực đoan, đi vào con đường tăm tối, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật xa vời với hiện thực và tự mình đi đến cái chết của nghệ thuật (Trường hợp Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài)

Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:​

Cấp độ 1:​

Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học.
– Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
– Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Cấp độ 2:​

Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm rõ một yêu cầu nào đó. – Phân tích giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” của Kim Lân.
– Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.
– Phân tích tích tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” để cho thấy những chuyển biến trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau CMT8 1945.

Cấp độ 3:​

– Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ nhận định lí luận văn học. chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”.
– Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh con người bằng cách hình thức nghệ thuật độc đáo. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học.

Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề.

Ví dụ: Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt), ta có thể so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.

Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ đề yêu cầu ta làm rõ: “Giá trị nhân đạo”, “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.

Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết. Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi.

Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức lí luận văn học trong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ năng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.

Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học:​

Dàn ý chung phần thân bài như sau:

Thao tác Nội dung Mức độ tư duy:

1. Giải thích:​

– Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định.
– Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? (Đọc – Hiểu)

2. Bàn luận:​

– Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận.
– Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” (Vận dụng Tổng hợp)

3. Chứng minh:​

– Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận. (Phân tích)

4. Đánh giá:​

– Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
– Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) (Đánh giá)

5. Liên hệ:​

- Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình vận dụng sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.
- Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.

*Một số tip giúp làm bài lí luận văn học “đẳng cấp” hơn.​

- Đọc nhiều hơn và sưu tầm nhiều câu nhận định hay về tác giả, tác phẩm và nhớ nó. Nếu không nhớ hoàn toàn tên tác giả trong lúc làm bạn có thể chữa cháy bằng cách ghi. Có một nhà thơ/nhà văn/ nhà phê bình từng nói: “…” (nếu bạn không thể nhớ chính xác từng từ thì hãy nhớ vài cụm từ như: Hoài Thanh từng nhận định Xuân Diệu là một hồn thơ rạo rực, thiết tha, quả thực rất chính xác….

Khi đọc nhiều, nhớ nhiều, bạn hãy đưa một câu nhận định có nội dung phù hợp với vấn đề nghị luận, bài viết của bạn sẽ có hàm lượng tri thức cao hơn, đáng tin cậy hơn rất nhiều. Đọc nhiều hơn cũng khiến bạn học được cách suy nghĩ và phản biện vấn đề, vận dụng kiến thức nhuần nhuyễn hơn, vốn từ tăng nhiều hơn.

- Viết nhiều hơn. Và đặc biệt có thể kiếm tiền từ con chữ của mình khi gửi bài tại forum.vanhoctre.com
- Tham gia các group học văn, kết bạn để cùng học tập/ Hỏi bài admin :hon:
 
Từ khóa
bạn đọc trong quá trình tiếp nhận các đề nlvh thường gặp quá trình vận dụng sáng tác tips viết lí luận văn học
1K
2
1

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
910
363,000
32
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529
Xem thêm các bài kinh nghiệm lí luận văn học hữu ích khác:


Lí luận đưa vào bài viết NLVH ( phần 1 )
 
  • Like
Reactions: Ngu Van

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top