Tôi yêu em (Я вас любил)

Tôi yêu em (Я вас любил)

Vanhoctre
Vanhoctre
  • Thành viên BQT
  • Văn Học Trẻ đến từ Việt Nam
Я вас любил

Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.

Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.


Dịch nghĩa

Tôi đã yêu em: tình yêu hãy còn, có lẽ là
Trong lòng tôi (nó) đã không tắt hẳn;
Nhưng thôi, hãy để nó chẳng quấy rầy em thêm nữa.
Tôi không muốn làm phiền muộn em bởi bất cứ điều gì.

Tôi đã yêu em lặng thầm, không hy vọng,
Bị giày vò khi thì bởi sự rụt rè, khi thì bởi nỗi hờn ghen.
Tôi đã yêu em chân thành đến thế, dịu dàng đến thế,
Cầu Chúa cho em vẫn là người được yêu dấu như thế bởi người khác.

1829

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 11 giai đoạn 1990-2006, Ngữ văn 11 từ 2007 với bản dịch của Thuý Toàn.

bài thơ tôi yêu em - vanhoctre.com - dien dan van hoc.jpg



Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

Nguồn:
1. Puskin, Thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội, 1986
2. Tuyển tập Alexandr Puskin (thơ, trường ca), NXB Văn học, 1999
 
Từ khóa
ngữ văn 11 thúy toàn tôi yêu em tôi đã yêu em văn học 11
1K
4
4

Hoàng Văn Thạnh

Thành Viên
18/11/21
219
215
43,000
24
Xu
1,314
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể.
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

BẢN dịch này cũng hay
 

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
804
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,336,147
Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào Puskin

Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 - 1837) là một thi sĩ, văn sĩ, kịch tác gia Nga. Được tôn vinh như Đại thi hào hoặc Mặt trời thi ca Nga, ông hầu như là biểu tượng của trào lưu lãng mạn Nga thế kỷ XIX bởi nhiều cống hiến trong sự đa dạng hóa ngôn ngữ văn chương. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu thế giới, với những đóng góp mà không từ ngữ nào có thể diễn tả được cho ngành ngôn ngữ học. Tìm hiểu về đại thi hào là tìm hiểu về một huyền thoại, về một nhân vật mà văn học đã tôn vinh là không thể thay thế.

Pushkin - Đại thi hào, mặt trời thi ca Nga biểu tượng của dòng văn học lãng mạn Nga thế kỷ 19



Tiểu sử cuộc đời


Pushkin sinh ngày 6 tháng 6 năm 1799 (26 tháng 5 theo lịch cũ) tại thành phố Moskva trong một dòng dõi quý tộc Nga có nguồn gốc từ thế kỷ XII. Cha của Pushkin, ông Sergey Levov, là hậu duệ của dòng dõi gia đình Boyar cũ - tước hiệu cao cấp nhất trong tầng lớp quý tộc của Nga và Romania thời xưa. Ông vốn là một chủ đất giàu có, sở hữu nhiều đất đai và nô lệ. Tuy nhiên, ông Sergey Levov lại luôn cảm thấy xấu hổ vì điều này. Con của công, Pushkin cũng không quan tâm lắm đến tài sản của gia đình cũng như không để ý đến những vấn đề về quản lý. Ông giành nhiều thời gian để nghiên cứu ngôn ngữ Nga và Pháp. Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế. Cho đến năm 12 tuổi, Pushkin không học ở bất cứ đâu, và năm 12 tuổi, anh vào Hoàng gia Tsarskoye Selo Lyceum, nơi được coi là cơ sở giáo dục cao nhất của Nga. Ngay từ nhỏ đã thể hiện tài năng thiên phú về văn học.

Mùa xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Puskin tới Sibir. Tuy nhiên nhờ sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn (Nikolai Mikhailovich Karamzin, Pyotr Yakovlevich Chaadayev, Fyodor Nikolayevich Glinka), cuối cùng ông chỉ phải chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô thời hạn. Sau khi rời Sankt-Peterburg, Puskin đã đi xuống miền nam nước Nga, tới Kavkaz và Krym, Moldova, Kiev. Trong thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19

Năm 1830, Pushkin bắt đầu tán tỉnh N. Goncharova. Trước khi kết hôn, anh ta đã đi đến bất động sản ở Boldino, nơi anh ta bị buộc phải ở lại do cách ly. Thời kỳ này trong tác phẩm Pushkin, được gọi là Boldinskaya vào mùa thu, trong thời gian đó ông đã viết một số lượng lớn các tác phẩm văn học thuộc nhiều thể loại khác nhau. Cuộc đời của Pushkin cũng gắn liền với những người phụ nữ, nặng lòng với chữ tình. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của đại thi hào trong suốt cuộc đời sáng tác của mình.

Sự nghiệp sáng tác

Tình yêu có lẽ đã là một trong những chủ đề chính yếu trong các tác phẩm của “mặt trời thi ca Nga” Aleksandr Pushkin, đối với ông, tình yêu là không khí, dưỡng chất không thể nào thiếu, luôn nồng cháy và nhiệt tình. Vì vậy, các tác phẩm của ông cũng viết nhiều về tình yêu. Đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Puskin được xem là “Mặt trời của thi ca Nga”.

Giới phê bình coi nhiều tác phẩm của ông là kiệt tác, chẳng hạn như bài thơ Kỵ sĩ đồng và vở kịch Vị khách bằng đá - câu chuyện về sự sa ngã của Don Juan. Vở kịch ngắn bằng thơ Mozart và Salieri là nguồn truyền cảm hứng cho tác phẩm Amadeus của Peter Shaffer cũng như cung cấp lời nhạc kịch (gần như nguyên văn) cho vở opera Mozart và Salieri của Rimsky-Korsakov. Pushkin cũng nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Cụ thể, Tập truyện về Ivan Petrovich Belkin quá cố, trong đó có truyện "Phát súng", được đón nhận nồng nhiệt. Bản thân Pushkin yêu thích tiểu thuyết thơ Eugene Onegin hơn. Tác phẩm ông dành cả đời để sáng tác này khởi xướng một truyền thống cho các tiểu thuyết vĩ đại Nga: đi theo một vài nhân vật trọng tâm nhưng đa dạng về tông và trọng điểm.

Các tác phẩm nổi bật nhất có thể liệt kê những tác phẩm sau đây:

- Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp, 1825;...
- Trường ca: Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820; Người tù Cáp-ca-dơ, 1821;...
- Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân,1830; Con đầm pích, 1833...
Phong cách sáng tác

Ngòi bút của Pushkin ám ảnh với tình yêu, vì vậy, đại thi hào nổi tiếng nhất với thể loại thơ tình. Pushkin được coi là đại diện chính chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Nga. Các nhà phê bình Nga từ lâu cho rằng tác phẩm của ông đại diện cho một con đường từ trường phái Tân cổ điển, đi qua trường phái Lãng mạn để tới trường phái Hiện thực. Một đánh giá khác cho rằng "ông có khả năng tán thành những điều trái ngược mà về nguồn gốc có vẻ như thuộc về phái Lãng mạn, nhưng cuối cùng lại phá vỡ tất cả những quan điểm cố định, tất cả những cách nhìn riêng, bao gồm cả Trường phái Lãng mạn" và rằng "ông vừa là người theo phái Lãng mạn, lại vừa không phải".

Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga. Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”. Về nghệ thuật: Pushkin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại.

Đại thi hào Pushkin đóng vai trò to lớn trong phát triển ngôn ngữ Nga, là một nhà văn học hàng đầu thế giới, đại thi hào khiến cho thế hệ sau đều phải ngưỡng mộ, ngả mũ thán phục

Nguồn: AnyBooks
 

Đính kèm

  • tieu-su-dai-thi-hao-pushkin.jpg
    tieu-su-dai-thi-hao-pushkin.jpg
    60.9 KB · Lượt xem: 4
  • Love
Reactions: Hoa Phù Sa

Vanhoctre

Văn Học Trẻ
Thành viên BQT
19/8/19
804
680
362,999
Việt Nam
vanhoctre.com
Xu
1,336,147
bản dịch đáng chú ý

Yêu Em, có lẽ tình tôi
Còn chưa tắt, vẫn bồi hồi trong tim;
Nhưng thôi trả lại bình yên
Cất cho Em gánh ưu phiền tháng năm.

Yêu Em vô vọng, âm thầm
Lòng day dứt bởi ngại ngần, hờn ghen;
Dịu dàng, chân thực... yêu Em
Như tôi, dễ có ai trên cõi đời.

Nguồn: Thơ trữ tình (A. Puskin, M. Lermontov, S. Esenin), Tạ Phương dịch từ tiếng Nga. NXB Hội Nhà văn, 2004
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top