Top 2 bài văn mẫu tả dòng sông quê em hay nhất

Top 2 bài văn mẫu tả dòng sông quê em hay nhất

Sen Biển
Sen Biển
  • Cộng tác viên 36
Trong chương trình học Tập làm văn lớp 5 với đề bài: Tả dòng sông quê em. Đầu tiên các em học sinh lập dàn ý tả dòng sông quê em theo 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Sau khi lập được dàn ý các em có thể tham khảo Top 3 bài văn tả dòng sông quê hay nhất mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết này.

Dàn ý tả dòng sông quê em

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về dòng sông quê em:
• Dòng sông đó nằm ở đâu? Có tên gọi là gì?
• Dòng sông ấy có bao nhiêu tuổi đời rồi? Nó đã gắn bó lâu dài và có ý nghĩa ra sao đối với mọi người ở làng quê?

b. Thân bài

- Miêu tả dòng sông
• Dòng sông đó bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Chiều dài của dòng sông đó như thế nào? Chiều rộng của dòng sông ấy?

• Chiều sâu của dòng sông là bao nhiêu? (có thể so sánh bằng việc mực nước khi một người đứng dưới sông)

• Nước sông có màu sắc như thế nào? Cảm giác ra sao khi được chạm vào dòng nước ấy?

• Nước sông có sự thay đổi như thế nào trong ngày? (thay đổi về màu sắc, nhiệt độ vào sáng, trưa, chiều, tối)

• Thế giới dưới sông có những loài động vật, thực vật gì sinh sống?

• Lớp bùn đất dưới đáy sông có màu sắc và đặc điểm gì? Khi đi chân trần dẫm lên thì có cảm giác ra sao?

• Hai bên bờ sông có cảnh vật gì? (những cây cối, con đường nhỏ, cầu thang đá dẫn xuống sông…)

- Hoạt động của con người cùng với dòng sông:

• Mùa hè, nhiều người ra bờ sông tắm mát hoặc xuống nước tắm mát

• Ở đoạn lưng và hạ lưu sông, những người chài lưới đánh bắt cá và mò cua bắt ốc

• Những chiếc thuyền chở người, chở đồ tấp nập trôi theo dòng sông vào những buổi trưa chiều

• Những buổi họp chợ tổ chức ở ven bờ sông

• Ngày xưa, các bà thường giặt áo quần, rửa đồ bên bờ sông, nhưng bây giờ không làm thế nữa để giữ gìn vệ sinh con sông

c. Kết bài

• Tình cảm của em dành cho con sông quê hương

Top 2 bài văn mẫu tả dòng sông quê em hay nhất .jpeg

( Ảnh sưu tầm internet)

Top 2 bài văn mẫu tả dòng sông quê em hay nhất


Tả dòng sông quê em ngắn gọn


Phía sau làng em là một cánh đồng lúa rộng mênh mông. Ở giữa cánh đồng có một dòng sông nhỏ chảy ngang qua. Không ai biết tên chính xác của dòng sông ấy là gì, mà toàn gọi bằng cái tên thân mật là sông Lúa.
Con sông rất dài, chảy từ phía ngọn núi xa về, chảy qua cả cánh đồng rộng lớn, rồi tiếp tục len lỏi qua xóm làng, chảy ra biển lớn. Bề ngang của sông chỉ bằng con đường nhựa trong làng, đủ cho hai con thuyền đi qua cùng lúc. Nước sông khá sâu, dù là chú Tư cao lớn đến thế mà cũng phải lặn xuống mới chạm đáy được. Vì vậy, tuy nước sông bốn mùa trong lành, mát mẻ, người lớn vẫn luôn nghiêm cấm trẻ con ra sông bơi lội nếu không có ai trông chừng.
Nước sông ấy là nguồn tưới tiêu chủ yếu, giúp cho đồng ruộng lúc nào cũng tươi tốt. Đồng thời, đó còn là nơi cung cấp cá tôm, cua ốc cho người dân vào những ngày mùa rảnh rỗi. Đặc biệt, đó cũng là một con đường di chuyển thuận tiện cho bà con, bằng những chiếc thuyền con con.
Đối với em, con sông không chỉ là một nơi để vui chơi, nghỉ mát ngày hè. Mà nó còn là nơi chứa đựng rất nhiều những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ cùng bạn bè, người thân.
Tả dòng sông ngắn nhất
Quê em là một ngôi làng bao đời nay sống bằng nghề trồng lúa. Vì vậy, ai cũng yêu quý và biết ơn dòng sông lớn chảy ngang qua giữa cánh đồng.
Dòng sông này là một dòng sông lớn nhưng lại chẳng có tên, mà cũng chẳng cần tên. Bởi nó là con sống duy nhất của cả một vùng mà.Con sông này bốn mùa đầy ăm ắp, không chỉ cung cấp phù sa mà còn cung cấp nước cho bà con tưới tiêu đồng ruộng. Biết bao mùa vàng, mùa rau củ bội thu đều là nhờ con sông ấy.
Nhìn từ xa, mặt sông lúc nào cũng phẳng lặng như tấm gương phản chiếu bầu trời mây lững thững. Nhưng khi lại gần, thì sẽ thấy được những gợn sóng dập dềnh trên mặt sông. Nước sông có màu trong, nhưng thường bị nhầm là màu xanh sẫm, bởi cả một họ hàng đông đúc của rêu ở đáy sông. Nhờ chúng mà bao loài cá, tôm, cua ốc kéo nhau về sinh sống. Bởi vậy, ngoài công việc đồng áng, người dân quê em cũng thường ra sông đánh bắt cá, mò ốc rồi bơi lội.
Lúc nào, dòng sông cũng đông đúc, náo nhiệt. Có lẽ, dòng sông cũng thích bầu không khí ấy, nên lại càng thêm đầy ắm, càng thêm trong xanh suốt bốn mùa.

Tả dòng sông quê em hay nhất

Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.
Dòng sông quê em lớn lắm. Nghe bà nội bảo, dòng sông ấy chảy từ ngọn núi lớn phía Bắc, băng qua bao núi rừng hùng vĩ, rồi chảy về thôn làng đây. Bàn về dòng sông, thì có nhiều sự tích lắm. nào là sông do nước mắt của nữ thần chảy xuống tạo thành, nào là sông chính là tấm lụa đào của bà tiên rớt xuống… Sự tích nào cũng làm lũ trẻ chúng em phát mê. Tên gọi của dòng sông đến nay cũng vẫn là một thứ còn nhiều tranh cãi. Khi mỗi nơi lại gọi bằng một cái tên khác nhau. Riêng người dân làng em, thì đều gọi nhau bằng cái tên thân mật là sông Cầu. Đơn giản là bởi cả dòng sông dài không có cây cầu nào cả, người dân cứ ngóng mãi mà gọi là sông Cầu.
Suốt bốn mùa, nước sông luôn đầy ăm ắp, nhưng đầy nhất vẫn là vào những tháng mùa mưa. Nước sông một màu xanh ngắt. Một phần vì dưới đáy sông có rất nhiều rêu xanh mọc tự nhiên, nhưng một phần cũng bởi nó đang ánh lại bầu trời xanh biêng biếc ở trên cao kia. Ở những đoạn sông có nhiều rêu xanh ấy, nước rất sâu, có khi phải đến hơn năm mét. Chỉ có tàu thuyền mới dám đi qua đoạn sông này. Còn khúc sông dưới, nơi chảy qua khu dân cư, nước chỉ tầm một đến hai mét, nước trong vắt, dưới đáy toàn là sỏi đá mới là nơi mà mọi người dám ra bơi lội, sinh hoạt. Hai bên bờ sông có. Trong đó những cây dương xỉ là nhiều nhất, rồi cả những bạch đàn, thông… Tất cả đều là của thiên nhiên ban tặng cả.
Dòng sông quê em như là một hiện thân của mẹ thiên nhiên dịu dàng và phẳng lặng. Mặt sông quanh năm bình thản như một mặt gương, chỉ ồn ào tấp nập khi mọi người ùa đến. Dưới lòng sông, ở những khúc sâu, là cả một thế giới của cá, của tôm, của hến. Nên mới có những người quanh năm làm nghề đánh bắt cả, mò ốc, mò hến ở ven sông. Ấy thế mà vẫn đủ cho mấy miệng ăn của cả một gia đình. Sáng sáng, hình ảnh những chiếc thuyền nan nhỏ lênh đênh trên bờ sông, những chiếc lưới đánh cá vung rộng trên mặt nước, những bóng lưng lúi húi đãi hến, tìm ốc, và cả những giọng hò mộc mạc mà mê say văng vẳng, đã là đặc sản riêng của chốn sông quê này. Và rồi, cũng quen
thuộc không kém, là những chuyến đò, chuyến thuyền lớn chở người đi qua sông. Người đi bộ, thì ưa đi đò, người có xe máy, ô tô thì phải đi tàu mới có chỗ để xe. Theo đó, mấy chiếc thuyền bán hoa quả, rau củ, bánh kẹo… cũng tấp nập sớm hôm. Mà vui nhất, chính là ở khúc sông phía cuối, nơi không quá sâu và chẳng có tôm có cá. Đó là nơi, mà cứ chiều chiều, lũ trẻ trong làng lại kéo nhau ra nhảy ùm xuống tắm mát. Rồi các bà, các mẹ mang quần áo ra giặt, ra giũ. Hay đơn giản, là những cụ bà, cụ ông, lót cái tàu cau rồi ngồi kể chuyện ngày xưa, khiến lũ trẻ mê tít thò lò. Tất cả cứ bình lặng và giản dị như thế.
Bây giờ, quê hương đã có nhiều thay đổi. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên từng dãy, những chiếc cầu lớn bắc qua sông cũng đã được xây lên. Lũ trẻ cũng đã không mấy mặn mà với việc bơi lội dưới sông nữa. Nhưng dòng sông thì vẫn trong vắt và hiền hòa như thế. Luôn dang rộng vòng tay chào đón những đứa con trở về.

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu, Những bài văn hay lớp 5 khác trên Diễn đàn văn học trẻ.
 
Từ khóa
dàn ý tả dòng sông quê em những bài văn hay lớp 5 tả dòng sông quê em hay nhất tả dòng sông quê em ngắn gọn tập làm văn lớp 5 top 2 bài văn mẫu tả dòng sông quê em hay nhất
518
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top