Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 (chính thức)

Đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 (chính thức)

Lan Hương
Lan Hương
  • Thành viên BQT
  • Truyền thông VHT 19
Sáng nay, ngày 7/7 kì thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn đã diễn ra. Đề thi năm nay vào bài "Sóng" - Xuân Quỳnh cùng với đề nghị luận xã hội về sự cống hiến chắc hẳn các bạn 2k3 năm nay sẽ đạt điểm cao.
Dưới đây là đề thi chính thức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, mời các bạn cùng tham khảo

5029

- Chúc các bạn đạt điểm cao-​
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
đề thi chính thức kì thi tốt nghiệp thpt 2021
1K
4
2

Phong Cầm

Thạc sĩ lang thang ^^
17/5/21
890
910
363,000
32
Nam Định
forum.vanhoctre.com
Xu
7,469,529
Bài giải môn Ngữ văn do thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga và thạc sĩ Nguyễn Phú Hải, giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, thực hiện.

Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Sự ra đời của dòng sông diễn ra như sau: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng song ra đời”.

Câu 2. Món quà tặng là những vùng châu thổ màu mỡ này hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới.

Câu 3: Dòng chảy của nước và cuộc sống con người có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Dòng chảy của nước gắn bó mật thiết với đời cuộc sống con người: Chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên, chứng kiến người cha cùng cậu con trai nhỏ chơi bắt bóng.

Câu 4: Bài học: Hành trình từ sông ra biển của nước là hành trình dài, đầy gian khổ, từ đó rút ra bài học về lẽ sống:
- Bài học số 1: Sống phải biết cống hiến
- Bài học số 2: Sống phải có khát vọng, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp
- Bài học số 3: Cuộc sống cần có trải nghiệm, vì thế con người cần dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để vượt qua nó.

Phần II: Làm văn
Câu 1: Đề nghị luận xã hội về sự cống hiến

- Cống hiến là đóng góp những phần cao quý của mình cho sự nghiệp chung
- Cống hiến có thể biểu hiện qua những đóng góp về mặt vật chất và tinh thần. Sự cống hiến không chỉ biểu hiện ở những điều lớn lao, mà còn ở những điều bé nhỏ, giản đơn trong cuộc sống
- Sống cống hiến là điều hết sức cần thiết, bởi vì nó sẽ giúp cho mỗi người trở nên vị tha, bao dung, giúp cho xã hội tiến bộ, phát triển hơn. Sống cống hiến cũng góp phần hàn gắn, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Người cống hiến cho xã hội sẽ được những người xung quanh nể trọng, đánh giá cao. Chính sự cống hiến là động lực, điểm tựa để thôi thúc con người vượt qua khó khăn trở ngại, những thử thách thăng trầm trong cuộc sống để phục vụ cho cộng đồng, xã hội
- Phê phán những lối sống ích kỷ, tầm thường, đề cao lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng
- Tuy nhiên, con người cần biết xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể
- Để có thể cống hiến, mỗi người cần xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu, lối sống lành mạnh, cao đẹp, đúng đắn, văn minh, cần bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm trong sáng, vô tư, chân thành, và cũng cần có kỹ năng sống để sự cống hiến thực sự có ý nghĩa, trở thành nghĩa cử cao đẹp
- Học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động

Câu 2: Đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Cảm nhận về đoạn thơ
- Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh

Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí xuất xứ của đoạn trích
+ Tác giả Xuân Quỳnh: Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.
+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền, Thái Binh, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gian khổ, ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào".
+ Vị trí xuất xứ bài thơ

- Phân tích nội dung:
+ Khổ thơ: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ khi nào sóng lên"
+ Nội dung: Nhân vật trữ tình "em" suy nghĩ về nguồn gốc của "Sóng" cũng là đi tìm nguồn gốc về tình yêu.
+ "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau".
+ Nguồn gốc của "Sóng": Bắt đầu từ gió
+ Nguồn gốc của tình yêu: Không thể lý giải được
+ "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức".

- Bộc lộ nỗi nhớ
+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “lòng sâu - mặt nước, ngày – đêm”.
+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong tiềm thức (“cả trong mơ còn thức”).
+ Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt (“Ngày đêm không ngủ được”).
+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (“Lòng em nhớ đến anh”)

Như vậy, qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.

Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:
+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có sự kết hợp giữa chất truyền thống và tính hiện đại.
+ Tiếng lòng của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.
 

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
Đáp án môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2021

(Ban chuyên môn vanhoctre.com thực hiện)

I. Phần đọc hiểu:

Câu 1.


- Theo đoạn trích sự ra đời của dòng sông: Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời.

Câu 2.

- Trong đoạn trích, món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là những vùng châu thổ màu mỡ - những vùng nông nghiệp vĩ đại.

Câu 3.

Dòng chảy của nước chầm chậm và cứ mãi xanh, còn cuộc sống của con người diễn ra với hoạt động đời thường, giản di: ông lão băng qua cây cầu, một cô gái trẻ trên chiếc xe đạp, một đôi tình nhân ngồi ngắm sông trôi, lũ trẻ chơi đùa. Người cha cõng cậu con nhỏ đang chơi bắt bóng. Mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa dòng chảy của nước và cuộc sống của con người. Hành trình của dòng sông chảy ra biển cũng chính là hành trình của con người sinh ra, trưởng thành và cống hiến cho cuộc đời.

Câu 4.

Chọn một trong những bài học về lẽ sống:

-Sống chậm sau những vấp ngã, thăng trầm để biết trân trọng cuộc sống, để nhìn nhận lại những điều đã qua.

- Sống hết mình, sẵn sàng dâng hiến, cho đi và hy sinh vì những điều tốt đẹp.

- Sống để lại những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời, đó mới là cuộc sống thật sự có ý nghĩa.

II. Phần làm văn:

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề:
Sự cần thiết phải biết sống cống hiến

Giải thích vấn đề: Lối sống cống hiến là lối sống tích cực, sẵn sàng đem trí tuệ, tài năng và tinh thần vì sự nghiệp chung.

Phân tích vấn đề:

Khái niệm cống hiến: là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng và trí tuệ của mình để đóng góp cho lợi ích chung của xã hộiSống cống hiến là không màng đến lợi ích cá nhân mà làm hết mình vì lợi ích chung, vì sự phát triển của một tập thể, một cộng đồng...Cống hiến là một trong những đức tính và phẩm chất tốt đẹp của con người.Cống hiến ngay từ những gì nhỏ bé nhất: ta có kiến thức - ta vận dụng kiến thức để phát minh, sáng tạo, cho sự nghiệp trồng người; ta có cơ bắp - ta lao động để tạo ra của cải vật chất.

Kết luận: Bằng một câu thơ, câu nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”…

Câu 2:

1. Mở bài:


- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bà được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam từ sau 1945. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, lại lắng sâu trải nghiệm những suy tư.

- Giới thiệu tác phẩm: “sóng” là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968. Tác phẩm đã thể hiện khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá. Cảm xúc thơ do vậy vừa sôi nổi mãnh liệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lí.

- Giới thiệu luận đề: Cảm xúc về đoạn trích. Nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.

2. Thân bài:

Vị trí đoạn trích:

Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Sóng” thuộc giới hạn từ khổ thơ thứ 3 đến khổ thơ thứ 5. Đoạn trích nói đến khát vọng tự nhận thức và nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.

Cảm nhận đoạn trích:

* Khát vọng tự nhận thức của người con gái trong tình yêu (Khổ 3 và khổ 4)

Hình tượng “sóng” diễn tả bản chất của tình yêu – sự bí ẩn không thể lý giải được của tình yêu:

Trước muôn trùng sóng bể

.....

Khi nào ta yêu nhau


- Sự đối lập “em” < “muôn trùng sóng bể” là sự đối lập giữa cái nhỏ bé, hữu hạn với cái vô biên, rộng lớn của vũ trụ - Làm thức dậy những suy tư, trăn trở.

- “Em nghĩ” hai tiếng ấy lặp lại như là sự khám phá, tìm tòi.

+ Về biển lớn: “Từ nơi nào sóng lên?” - Trả lời: “Sóng bắt đầu từ gió”

+ Về anh, em: “Khi nào ta yêu nhau?” - Trả lời “Em cũng không biết nữa”

=> Hai câu hỏi đan cài vào nhau, nhập hòa vào một. Chúng ta có thể lý giải được cội nguồn của sóng, của gió nhưng không thể nào cắt nghĩa, lý giải được nguồn cội của tình yêu. Nó lạ lùng bí ẩn nhưng cũng rất tự nhiên. Sức hấp dẫn của tình yêu chính là ở chỗ đó.

* Nỗi nhớ trong tình yêu (Khổ 5)

Hình tượng “sóng” diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu:

Con sóng dưới lòng sâu

....

Dù muôn vời cách trở


- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hóa thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.

- Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.

Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh

- Vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh chính là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu được thể hiện một cách dịu dàng, đằm thắm.

- Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu được thể hiện trong bài thơ vừa mạnh mẽ, nồng nàn lại vừa dịu dàng, sâu lắng, chính nó đã làm nên vẻ đẹp nữ tính trong hình tượng sóng.

- Tình yêu đó còn chan chứa sự trăn trở, suy tư của người con gái khi yêu. Những băn khoăn, âu lo được Xuân Quỳnh thể hiện vô cùng mềm mại, nữ tính qua những câu hỏi như: Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau.

- Tính nữ đó còn được thể hiện một cách bình thường, dung dị qua khao khát hạnh phúc đời thường - khao khát thường trực thể hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, "cả trong mơ còn thức" của người con gái khi yêu. Là tình yêu mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, sóng gió. Đó còn là khát khao tận hiến, khát vọng được hóa thân, được hòa nhập vào biển lớn tình yêu.

=> Bài thơ Sóng chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm cho thấy vẻ đẹp tâm hồn cũng như tấm lòng trắc ẩn của người phụ nữ khi yêu.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top