Trắc nghiệm: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

Trắc nghiệm: Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

Phần bài tập trắc nghiệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ (Ngữ Văn 8) sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức về bài học. 10 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh phần lý thuyết và phần bài tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

Chúng ta cùng nhau làm phần trắc nghiệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ này nhé!

5790

Trắc nghiệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ​



Câu 1: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây?

A. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, xích lô, tàu điện.

B. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây bàng, cây cọ.

D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Câu 2: Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối

B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường

C. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc

D. Canh, nem, rau xào, cá rán.

Câu 3: Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:

A. Luôn luôn thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

B. Không thể thay thế được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

C. Có thể thay được mà cũng có thể không thay được cho một từ ngữ có nghĩa hẹp hơn nó.

D. Tất cả các ý B, C đều đúng.

Câu 4: Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?

A. Phổ quát

B. Bao quát

C. Phổ biến

D. Tổng quát

Câu 5: Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?

A. Giằng co

B. Du đẩy

C. Sấn sổ

D. Hành động

Câu 6: Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau?

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

A. Cảm giác.

B. Hình dáng.

C. Đặc điểm.

D. Tính chất.

Câu 7: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

B. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

C. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác.

D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 8: Sự sắp xếp các nhóm từ như sau đúng hay sai?

1. Đồ dùng gia đình: giường, tủ, bàn, ghế, đài, xe điện, quạt điện, xe đạp

2. Đất nước: Núi sông, con cháu, đồng ruộng, con người, biên giới, quốc ca, quốc kì

3. Hoa: hoa lan, hoa bưởi, hoa ban, hoa sen, hoa mắt, hoa bưởi

4. Gia đình: Ông bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, bộ đội, thợ xây, anh, em

A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?

A. Con người.

B. Tính cách.

C. Nghề nghiệp.

D. Môn học.

Câu 10: Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?

A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.

C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.

D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 
Từ khóa
cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp nghĩa rộng trắc nghiệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
580
0
1

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top