Chia Sẻ Tri Ân Người Khai Sáng

Chia Sẻ Tri Ân Người Khai Sáng

“Có nghề nào hạnh phúc đến thế chăng ?
Nghề mình đó với bảng đen, phấn trắng
Gieo yêu thương vào tâm hồn trong trắng
Mang đến cho đời nhiều hoa trái ngát hương…”​

Vâng! Bài thơ như là một lời tâm sự của nghề làm nhà giáo, nó vất vả và nhiều nỗi niềm như thế nào. Có những con người chỉ suốt đời chèo lái những chuyến đò cập bến, mà không hề “than thân trách phận”, không hề nghĩ đến bản thân cho dù cuộc đời có nhiều trái ngang và phũ phàng…Có thể nói sự thầm lặng, cống hiến không ngừng nghỉ chắc có lẽ không ai quan tâm, nhưng đối với chuyện khác thì rung động cả một xã hội.

Cuộc đời người lái đò chỉ thầm lặng cống hiến mà không hề đòi hỏi, viên phấn, cái bảng, cái thước,…đã đi theo quãng đời của họ, rồi về sau khi không còn đứng trên bục giảng nữa thì…Người thầy ấy sẽ đi cùng ai? Ai sẽ bên cạnh người? Người có thể chèo biết bao nhiêu chuyến đò cập bến qua sông và quay lại chỉ lặng lẽ một mình. Cuộc thi viết “Những Kỉ Niệm Sâu Sắc Về Thầy/Cô” nhân dịp ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11, đây là một cuộc thi đầy ý nghĩa nó góp một phần nhỏ vào sự tôn vinh và tri ân đối với những con người đã suốt đời vì sự nghiệp “trồng người”.

3877

Đặng Thanh Liêm, em xin phép gọi tên Thầy trong nỗi niềm kính trọng nhất. Cái tên thật gần gũi và ấn tượng đối với những lớp đã từng học Âm Nhạc 1 của Thầy, còn riêng đối với bản thân tôi đó là những kỉ niệm khó quên của cậu sinh viên năm nhất ngày nào. Tại sao tôi lại nói như vậy? Tôi nghĩ mọi người sẽ thắc mắc như thế…Tôi sinh năm 1998, tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017, cái năm mà theo tôi nó nhiều cung bậc cảm xúc nhất. Ai cầm trên tay cái tờ giấy mời nhập học của một trường Đại học danh tiếng như trường Đại học Luật TP.HCM chắc có lẽ họ vui lắm…Hi. Còn tôi thì nghĩ đến gia đình là điều trước tiên, mọi thứ đối với tôi vẫn ổn khi chấp nhận rời khỏi trường Đại học Luật TP.HCM dù đã có một tuần học trải nghiệm ở đó. Cái thời tuổi 18 nó đẹp làm sao, sự ngơ ngác của một thằng nhà quê hay dân xì phố tụi nó gọi là “dân phèn”, nghe cũng tức chứ mà thôi cũng kệ: “miệng đời mà”. Lủi thủi vậy, tôi cũng đi làm công ty may chắc khoảng được hai năm, buồn, vui và đâu đó là những giọt nước mắt ẩn hiện trong khóe mi đầy nỗi niềm khó tả…Chắc cũng cái duyên cái nợ, năm 2019 nghe tin đồn, trường Đại học Thủ Dầu Một tuyển thẳng học sinh giỏi năm lớp 12, mình cũng lén lút cha mẹ đăng kí với điểm trung bình cả năm lớp 12 là 8,8. Ngày đi đăng kí, trong đầu không biết chọn ngành gì, thấy ngành giáo dục Mầm Non và Tiểu Học…Đang thiếu sinh viên, nói vậy chứ hơn hết không đóng tiền học phí, nên cũng tranh thủ nhào vô mà đăng kí…Tính chọn Mầm Non đấy chứ nhưng thú thật với bản tính và giọng hát trù phú có “một không hai” của tôi, chắc khủng bố mấy đứa nhỏ. Suy nghĩ nhiều lần, mồ hôi ướt đẫm cả áo và cuối cùng ngành giáo dục Tiểu học cũng gắn với cuộc đời của thằng nhỏ. Nghĩ mà mất cười, một con người thẳng thắng hay nói “tát nước vào mặt người khác” như tôi, giờ đây lại dịu dàng, nghiêm túc và hơn hết phải hồn nhiên như mấy đứa nhỏ vậy đó, nghĩ mà vui, đúng là: “nghề chọn mình”…

Ngày đi nộp hồ sơ lần cuối với bộ đồ màu đỏ nhìn chói mắt, vừa bước vào phòng chuẩn bị nộp hồ sơ, Thầy hỏi tôi một câu làm tôi giật cả mình: “Chú đi chơi hả chú?”, câu hỏi làm tôi đứng hình trong vài giây, có thể bộ đồ không mấy lòe loẹt nên đã được nhận câu hỏi đầy quan tâm và trìu mến của thầy Liêm…Bởi lẻ, tôi đang đứng trước người nhà giáo nghiêm túc trong tác phong và cả trong lời nói. “Tại sao em lại học trễ?”, “vì sao em lại chọn nghề này?” và “em nghĩ gì về nghề nhà giáo?”…Câu hỏi làm cho tôi phải nhìn lại, không phải tôi chỉ nhìn bản mình đang muốn gì? đang cần gì? và đang làm gì? mà hơn hết cách tôi nhìn nhận ở đây đó chính là sự nghiêm túc của người nhà giáo, bởi những câu hỏi trên tuy không quá xa lạ nhưng có lẽ nó rất ít khi được hỏi,…Sau cuộc trò chuyện khá lâu, tôi đã cầm bút kí vào tờ giấy nhập học mà bản thân không hề nghĩ tới, tôi không nghĩ mình còn có cơ hội học đại học như vậy, niềm hạnh phúc tràn về trong nỗi niềm vui sướng. Khi bước ra khỏi phòng nộp hồ sơ tôi vẫn còn ấn tượng với Thầy, ấn tượng với những phát ngôn và hình ảnh đẹp của một người nhà giáo.

Thấm thoát từ khi nộp hồ sơ bữa cuối, giờ đây tôi đã đi học buổi dầu tiên. Ngôi trường đại học có tên Thủ Dầu Một, đã đưa tôi vào thành viên của ngôi nhà rộng lớn. Mà qua đây tôi được thả hồn mình vào cuộc sống vừa tri thức vừa thực tại, nó ngỡ ngàng đến mức khi tôi nhìn lại mới biết rằng, mình đang ở trong lớp học, xung quanh toàn những bạn mới, cái cảm giác lúc đó thực sự khó tả, cái cảm giác vô cùng ngây ngô trẻ con làm sao ấy. Tôi ngồi vào ghế, ngồi vào cái ghế để tận hưởng cái cảm giác hơn hai năm rồi không được ngồi trên ghế nhà trường, nó lạ lắm đến mức muốn thốt lên trong hạnh phúc. Tiết học đầu tiên bắt đầu, Thầy bước vào lớp với ngoại hình nghiêm túc, tôi nhìn thấy Thầy rất quen, quen lắm thì phải. Chắc cũng khoảng 2 phút tôi mới nhớ ra là Thầy nộp sơ bữa cuối…Hi! Tính ra bữa đầu học rất vui, vui nhất khi tôi được múa bài “Một Con Vịt”, được giới thiệu bản thân cho các bạn cùng lớp,…

Càng về sau, Thầy là người dạy học mà bản thân tôi tâm đắc nhất, không chỉ dạy kiến thức hơn hết ở đây thầy còn dạy cách làm người, kể cả cách đi, cách đứng, viết, nói và tác phong của một người nhà giáo. Thầy thật tinh tế và thật vi diệu, đối với riêng tôi nét đẹp nhân cách, giá trị của đạo đức và cả đưa con người ta đến cái giá trị “Chân – Thiện – Mỹ” đó là đều vô cùng cần thiết…Cảm ơn Thầy, cảm ơn vì tất cả vì những điều Thầy đã dạy cho chúng em thành người. Mặc dù, em chỉ học với thầy được khoảng vài tuần rồi thầy lại chuyển công tác, không dạy nữa. Nhưng đối với riêng em, Thầy quá tuyệt vời, vừa là Thầy vừa là người lái đò nhiệt huyết. Ân tình này, chúng em xin mãi ghi trong tâm của mình…

Là một người thầy giáo tương lai, bản thân tôi sẽ xây dựng tri thức, nhân cách và giá trị đạo đức để đạt được giá trị “Chân – Thiện – Mỹ” trong cuộc sống cũng như trong thềm giảng. Chúng ta đừng để những thứ không hay về nhà giáo, đừng đi quá xa để rồi nhìn lại vô cùng hối hận về phẩm chất của người lái đò, hãy bắt đầu hình thành nhân cách đẹp trong mắt phụ huynh và học sinh vì đó là điều vô cùng cần thiết. Không chỉ ở nhà giáo mà các bạn học sinh và phụ huynh nên nhìn nhận tích cực hơn về giá trị của người thầy, chính những con người đã thầm lặng trong việc chèo lái chuyến đò của họ, họ đã làm đẹp và đã xây dựng phát triển xã hội như ngày hôm nay…Là nhờ ở họ đấy ạ!.

“Tri thức ngày xưa trở lại đây
Ân tình sâu nặng của cô thầy!
Người mang ánh sáng soi đời trẻ
Lái chuyến đò chiều sang bến đây
Đò đến vinh quang nơi đất lạ
Cám ơn người đã lái đò hay!
Ơn này trò mãi ghi trong dạ
Người đã giúp con vượt đắng cay!”
Tác giả: Lê Tuấn
 
Từ khóa
lê tuấn tri ân người khai sáng
795
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top