Baivanhay Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về mẩu chuyện Miếng bánh mì cháy

Baivanhay Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về mẩu chuyện Miếng bánh mì cháy

Khi tôi lên 8 hay 9 gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: "Em à, anh thích bánh mì cháy mà."

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:

"Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy".

(Dẫn theo Báo điện tử Người đưa tin, 3/11/2016).

4903

Viết bài văn nêu cảm nhận và bài học mà anh (chị) rút ra được từ mẩu chuyện Miếng bánh mì cháy.

Bài làm số 1

Hạnh phúc là những điều đơn giản nhất. Nhưng bạn có thật sự hiểu được ý nghĩa của nó không? Trong câu chuyện trên không phải chiếc bánh mỳ cháy ăn được mà là do người cha đã biết giữ lấy hạnh phúc bỏ qua những điều đơn giản nhất của người vợ. Người cha đã không vì chiếc bánh mì cháy không ăn được mà chê bai hay trách móc thành quả người vợ làm mà vẫn tôn trọng công sức ấy.

Một con người hạnh phúc là biết sống hòa thuận với nhau, biết tôn trọng nhau. Như nhà thơ Tố Hữu từng viết: "Còn gì trên đời đẹp hơn thế/ Người với người sống để yêu nhau". Cũng như câu chuyện trên bạn có bao giờ nghĩ rằng nếu như lúc người vợ làm ra chiếc bánh mỳ cháy ấy mà bị người chồng chê thì sẽ thế nào? Cô ấy cũng buồn tủi lắm, cũng có khi cô sẽ nghĩ rằng chồng mình không hiểu cho mình không biết cảm thông cho vợ rồi gia đình sẽ nguội lạnh đi, sẽ không có những chiếc bánh mì hạnh phúc ấy nữa, cũng không còn những bữa cơm ấm cúng và sẽ là lúc mỗi người một ngả, mỗi người một tên trên tờ li hôn. Về sau gia đình ấy sẽ thế nào nếu người chồng không biết bao dung cảm thông với vợ hơn?

Xã hội ngày nay cũng như vậy, con người sống còn phải dành những điều tốt đẹp nhất cho nhau không nên chỉ vì một sai lầm nhỏ nhặt mà xảy ra xích mích cãi vã. Chỉ cần một gia đình biết tôn trọng yêu thương lẫn nhau thì hạnh phúc cũng sẽ đến với gia đình đó. Có lẽ hạnh phúc không phải là những lời ngon tiếng ngọt, mà là những hành động cử chỉ quan tâm lẫn nhau. Như câu chuyện trên, người vợ mặc dù làm việc rất vất vả nhưng vẫn cố gắng làm được bữa cơm cho gia đình đó là hạnh phúc. Hạnh phúc không phải mãi mãi là hình tròn. Đôi khi phải thêm chút vặn vẹo, khuyết thiếu, bù trừ, để thấu hiểu, đồng cảm lẫn nhau, sẵn sàng bao dung và tha thứ cho nhau thì mới là hạnh phúc.

Mỗi một người là một kiến trúc sư cho hạnh phúc của mình, chỉ có những kiến trúc sư thấu hiểu bao quát hết "căn nhà" thì mới làm ra được hạnh phúc. Hạnh phúc không chọn đến mình mà là chính mình vươn tới hạnh phúc. Nghệ thuật để tìm tấy hạnh phúc nằm ở sức mạnh khi bạn biết khai thác niềm vui từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống thường ngày.

Vậy qua đó, chúng ta cần làm thế nào để tạo được hạnh phúc cho gia đình cũng như bản thân mình? "Một chiếc bánh mỳ cháy chẳng làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt ấy". Vì vậy trong cuộc sống, đừng bao giờ nói những lời chê bai cay nghiệt với những người đã vất vả cố làm ra thành quả cho mình hưởng. Đó là cách đơn giản nhất mang đến hạnh phúc cho mình cũng như sự tôn trọng cho người khác.

Tóm lại, qua câu chuyện trên bằng những lời đối thoại đầy hấp dẫn, em cũng rút ra được bài học cho bản thân mình và mọi người: hạnh phúc là một cuộc hành trình chứ không phải đích đến. Một gia đình hạnh phúc là quan tâm nhau từ những điều nhỏ nhặt chứ không phải những lời trách móc, cay nghiệt dành cho đối phương.

Kể về ước mơ của em.
 
Từ khóa
bài văn hay câu chuyện miếng bánh mì cháy ngữ văn 8 đề văn học sinh giỏi lớp 8
  • Like
Reactions: Tiến 2021
13K
1
3

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411

4904


Bài làm số 2

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
".​

Dường như từ xa xưa, ông cha ta đã hiểu được tầm quan trọng to lớn của lời nói đối với cuộc sống.

Một lời nói tích cực có thể tạo ra được một tâm hồn tích cực. Còn có những lời nói dù vô tình cũng có thể làm tổn thương người khác một cách nặng nề. Có lẽ trong cuộc sống này, đâu đâu chúng ta cũng dễ bắt gặp những lời nói cay nghiệt. Chắc bạn đã từng nghe một người nào đó chê một ai khác xấu xí. Hay cảnh vợ đi làm về muộn vẫn phải còng lưng vào bếp nấu ăn, người chồng chỉ về sau vài phút thấy trên bàn chưa có thức ăn đã buông những lời trách móc. Cô giáo mắng học sinh biếng nhác vì không làm bài tập mà chẳng biết rằng ông của em học sinh đó vừa mới mất. Bạn bè nói những lời ghét bỏ khinh miệt chỉ vì nhà em kia nghèo.

Cuộc sống này là như vậy, những lời lẽ khiến người ta tổn thương ấy lại đầy rẫy khắp nơi. Có lẽ, nguyên nhân chủ yếu là do sự vô cảm trong lòng người. Khi những kẻ buông ra lời cay nghiệt ấy thậm chí đôi khi là với nụ cười trên môi, bọn họ không hiểu được lời nói ấy có thể khiến người khác buồn suốt cả một ngày hoặc còn lâu hơn thế nữa. Bọn họ chưa từng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm nhận, chưa từng tìm cách thấu hiểu cho nỗi khổ của người khác. Vậy là vô tình hay cố ý, những lời cay nghiệt lại được buông ra thường xuyên.

Và những lời lẽ đó dẫn đến điều gì? Một lời nói tiêu cực ắt hẳn thường mang lại những điều tiêu cực. Đầu tiên, người nói sẽ bị ghét. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề hơn là người nghe trực tiếp gánh, những lời nói ấy sẽ gây tổn thương rất lớn cho người nghe một giờ, một ngày, một tháng hoặc cũng có khi là một đời. Có những người dần dần mặc cảm và thu mình lại với xã hội. Thậm chí, bạn có tin rằng lời nói có thể giết chết một người? Một cô bé ở Châu Phi khi đến thời kì kinh nguyệt lần đầu ngay trong lớp học, em đã bị cô giáo buông những lời ác độc, bạn bè chê cười rồi bản thân không chịu đựng nổi mà tự sát bằng cách nhảy xuống sông. Được biết, ở Châu Phi cho rằng hiện tượng sinh lý tự nhiên này là bẩn thỉu nên đứa trẻ đã bị chính "người mẹ thứ hai" và những người bạn thân sát hại bằng lời nói. Đáng sợ hơn nữa, cô giáo cũng là phụ nữ. Vậy câu hỏi ở đây là tại sao cô lại không đồng cảm với em? Và đó chính xác là cái vô cảm đáng sợ trong xã hội này mà chúng ta có thể gặp phải ở bất cứ môi trường nào ngay cả trong môi trường giáo dục. Rồi hàng loạt các căn bệnh về tâm hồn như trầm cảm ra đời có khi cũng chỉ xuất phát từ lời nói gây áp lực, làm thương tổn mà ra.

Tuy nhiên, chắc hẳn chúng ta khó mà thay đổi những người vô cảm trở nên đồng cảm để được như người cha trong câu chuyện "Chiếc bánh mì cháy" thấu hiểu nỗi khổ của vợ mình từ đó mà hành xử đúng mực và còn dạy con biết làm điều đó. Nhưng chắc hẳn nếu cố gắng nói cho họ thấu thì phần nào cũng có thể thuyên giảm bớt hiện tượng này. Mà có lẽ, cách hữu hiệu nhất để không bị lời nói làm cho tổn thương thì người nghe phải cố sử dụng quyền năng mà thượng đế trao cho họ thôi. Chúng ta sinh ra ai ai cũng có quyền năng đó, quyền được tiếp nhận hoặc không, quyền được nghỉ giao lưu với những kẻ hay nói lời cay nghiệt. Một ngày nào đó, trong tài khoản ngân hàng 100 triệu của bạn bị rút mất 1 ngàn đồng, liệu bạn có vì thế mà đốt cháy 99 triệu 9 trăm 99 ngàn đồng còn lại trong tài khoản hay không? Hay bạn sẽ sống và bỏ qua nó. Mấu chốt là ở đấy, đừng vì một lời nói chỉ diễn ra loáng tháng trong 1 vài phút mà tự làm buồn bản thân và đốt cháy hết 3599 phút còn lại trong ngày. Hãy sử dụng quyền năng mà thượng đế ban cho loài người, đó là nghị lực, vị tha, sự kiên cường để tránh xa những người hay buông lời cay độc, tiếp tục bước. Hãy tiếp tục sống cuộc sống của bản thân như mình mong muốn. Lời khuyên chân thành thì hãy coi đó là bài học quý giá, sửa đổi bản thân. Còn những lời chê bai, xúc phạm thì hãy coi đó như là gió thoảng bên tai. Đừng sống bằng miệng đời hay bằng mắt của người khác đặc biệt là những người không đáng để ta làm như vậy. Có những lời nói tiêu cực đầy cay nghiệt thì song song với nó trong cuộc sống cũng sẽ có những lời nói tích cực làm cho mọi người vui vẻ hơn. Một người nội trợ được chồng mua chiếc áo mới đi ra đường ai cũng khen đẹp vậy là vui cả một ngày. Một nhà văn đọc những bức thư khen ngợi về tác phẩm của bản thân có khi sẽ ca lên những lời ca yêu đời. Hay đơn giản là không khen, không nói gì đó quá tích cực, chỉ cần dừng lại ở việc thấu hiểu và không trách móc như cách hành xử của người cha trong câu chuyện "chiếc bánh mì cháy" là đã đủ để người khác được an ủi, tôn trọng. Đặc biệt hơn, cho dù đó là sự thật đi chăng nữa thì nói dối một chút để tránh được nỗi buồn cũng là lời nói dối đáng trân quý.

Bạn có muốn cuộc sống tươi đẹp hơn không? Nếu nghe câu này chắc hẳn ai cũng trả lời là muốn. Nhưng các bạn à, không cần làm những gì cao sang đâu. Bạn không cần làm anh hùng hay thiên tài, là nhà vật lý, hoá học nổi danh để hòng thay đổi được cả thế giới. Bạn hoàn toàn có khả năng thay đổi cuộc sống của mình, và những người xung quanh bằng thứ mà hầu hết các bạn sinh ra đã có chính là "lời nói". Hãy nhớ rằng, Ê-đi-xơn từng bị chê cười nhưng ông chọn sống trong cuộc đời gắn bó với những điều và lời nói tích cực của người mẹ. Và xem xem, ông ấy đã nổi danh với những sáng chế quan trọng đến mức nào. Hãy sống với ước vọng của bản thân, kì vọng của những người mình yêu thương và trong những lời nói góp ý chân tình đầy tích cực, đừng bao giờ sống trong miệng hay trong mắt những con người vô cảm cay độc. Họ không xứng để bạn hủy đi một giây vui vẻ chứ không phải là cả một ngày hay một đời.
 
  • Like
Reactions: Tiến 2021

Tiến 2021

Thành Viên
27/5/21
94
41
18,000
32
Xu
0

View attachment 4904

Bài làm số 2

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
".​

Dường như từ xa xưa, ông cha ta đã hiểu được tầm quan trọng to lớn của lời nói đối với cuộc sống.

Một lời nói tích cực có thể tạo ra được một tâm hồn tích cực. Còn có những lời nói dù vô tình cũng có thể làm tổn thương người khác một cách nặng nề. Có lẽ trong cuộc sống này, đâu đâu chúng ta cũng dễ bắt gặp những lời nói cay nghiệt. Chắc bạn đã từng nghe một người nào đó chê một ai khác xấu xí. Hay cảnh vợ đi làm về muộn vẫn phải còng lưng vào bếp nấu ăn, người chồng chỉ về sau vài phút thấy trên bàn chưa có thức ăn đã buông những lời trách móc. Cô giáo mắng học sinh biếng nhác vì không làm bài tập mà chẳng biết rằng ông của em học sinh đó vừa mới mất. Bạn bè nói những lời ghét bỏ khinh miệt chỉ vì nhà em kia nghèo.

Cuộc sống này là như vậy, những lời lẽ khiến người ta tổn thương ấy lại đầy rẫy khắp nơi. Có lẽ, nguyên nhân chủ yếu là do sự vô cảm trong lòng người. Khi những kẻ buông ra lời cay nghiệt ấy thậm chí đôi khi là với nụ cười trên môi, bọn họ không hiểu được lời nói ấy có thể khiến người khác buồn suốt cả một ngày hoặc còn lâu hơn thế nữa. Bọn họ chưa từng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để cảm nhận, chưa từng tìm cách thấu hiểu cho nỗi khổ của người khác. Vậy là vô tình hay cố ý, những lời cay nghiệt lại được buông ra thường xuyên.

Và những lời lẽ đó dẫn đến điều gì? Một lời nói tiêu cực ắt hẳn thường mang lại những điều tiêu cực. Đầu tiên, người nói sẽ bị ghét. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề hơn là người nghe trực tiếp gánh, những lời nói ấy sẽ gây tổn thương rất lớn cho người nghe một giờ, một ngày, một tháng hoặc cũng có khi là một đời. Có những người dần dần mặc cảm và thu mình lại với xã hội. Thậm chí, bạn có tin rằng lời nói có thể giết chết một người? Một cô bé ở Châu Phi khi đến thời kì kinh nguyệt lần đầu ngay trong lớp học, em đã bị cô giáo buông những lời ác độc, bạn bè chê cười rồi bản thân không chịu đựng nổi mà tự sát bằng cách nhảy xuống sông. Được biết, ở Châu Phi cho rằng hiện tượng sinh lý tự nhiên này là bẩn thỉu nên đứa trẻ đã bị chính "người mẹ thứ hai" và những người bạn thân sát hại bằng lời nói. Đáng sợ hơn nữa, cô giáo cũng là phụ nữ. Vậy câu hỏi ở đây là tại sao cô lại không đồng cảm với em? Và đó chính xác là cái vô cảm đáng sợ trong xã hội này mà chúng ta có thể gặp phải ở bất cứ môi trường nào ngay cả trong môi trường giáo dục. Rồi hàng loạt các căn bệnh về tâm hồn như trầm cảm ra đời có khi cũng chỉ xuất phát từ lời nói gây áp lực, làm thương tổn mà ra.

Tuy nhiên, chắc hẳn chúng ta khó mà thay đổi những người vô cảm trở nên đồng cảm để được như người cha trong câu chuyện "Chiếc bánh mì cháy" thấu hiểu nỗi khổ của vợ mình từ đó mà hành xử đúng mực và còn dạy con biết làm điều đó. Nhưng chắc hẳn nếu cố gắng nói cho họ thấu thì phần nào cũng có thể thuyên giảm bớt hiện tượng này. Mà có lẽ, cách hữu hiệu nhất để không bị lời nói làm cho tổn thương thì người nghe phải cố sử dụng quyền năng mà thượng đế trao cho họ thôi. Chúng ta sinh ra ai ai cũng có quyền năng đó, quyền được tiếp nhận hoặc không, quyền được nghỉ giao lưu với những kẻ hay nói lời cay nghiệt. Một ngày nào đó, trong tài khoản ngân hàng 100 triệu của bạn bị rút mất 1 ngàn đồng, liệu bạn có vì thế mà đốt cháy 99 triệu 9 trăm 99 ngàn đồng còn lại trong tài khoản hay không? Hay bạn sẽ sống và bỏ qua nó. Mấu chốt là ở đấy, đừng vì một lời nói chỉ diễn ra loáng tháng trong 1 vài phút mà tự làm buồn bản thân và đốt cháy hết 3599 phút còn lại trong ngày. Hãy sử dụng quyền năng mà thượng đế ban cho loài người, đó là nghị lực, vị tha, sự kiên cường để tránh xa những người hay buông lời cay độc, tiếp tục bước. Hãy tiếp tục sống cuộc sống của bản thân như mình mong muốn. Lời khuyên chân thành thì hãy coi đó là bài học quý giá, sửa đổi bản thân. Còn những lời chê bai, xúc phạm thì hãy coi đó như là gió thoảng bên tai. Đừng sống bằng miệng đời hay bằng mắt của người khác đặc biệt là những người không đáng để ta làm như vậy. Có những lời nói tiêu cực đầy cay nghiệt thì song song với nó trong cuộc sống cũng sẽ có những lời nói tích cực làm cho mọi người vui vẻ hơn. Một người nội trợ được chồng mua chiếc áo mới đi ra đường ai cũng khen đẹp vậy là vui cả một ngày. Một nhà văn đọc những bức thư khen ngợi về tác phẩm của bản thân có khi sẽ ca lên những lời ca yêu đời. Hay đơn giản là không khen, không nói gì đó quá tích cực, chỉ cần dừng lại ở việc thấu hiểu và không trách móc như cách hành xử của người cha trong câu chuyện "chiếc bánh mì cháy" là đã đủ để người khác được an ủi, tôn trọng. Đặc biệt hơn, cho dù đó là sự thật đi chăng nữa thì nói dối một chút để tránh được nỗi buồn cũng là lời nói dối đáng trân quý.

Bạn có muốn cuộc sống tươi đẹp hơn không? Nếu nghe câu này chắc hẳn ai cũng trả lời là muốn. Nhưng các bạn à, không cần làm những gì cao sang đâu. Bạn không cần làm anh hùng hay thiên tài, là nhà vật lý, hoá học nổi danh để hòng thay đổi được cả thế giới. Bạn hoàn toàn có khả năng thay đổi cuộc sống của mình, và những người xung quanh bằng thứ mà hầu hết các bạn sinh ra đã có chính là "lời nói". Hãy nhớ rằng, Ê-đi-xơn từng bị chê cười nhưng ông chọn sống trong cuộc đời gắn bó với những điều và lời nói tích cực của người mẹ. Và xem xem, ông ấy đã nổi danh với những sáng chế quan trọng đến mức nào. Hãy sống với ước vọng của bản thân, kì vọng của những người mình yêu thương và trong những lời nói góp ý chân tình đầy tích cực, đừng bao giờ sống trong miệng hay trong mắt những con người vô cảm cay độc. Họ không xứng để bạn hủy đi một giây vui vẻ chứ không phải là cả một ngày hay một đời.
Trần Ngọc 2021"Bánh mì cháy" - câu chuyện đầy ý nghĩa.
 
  • Like
Reactions: Trần Ngọc 2021

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top