Soạn văn Trọng tâm kiến thức bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, Ngữ văn 11, đầy đủ và chi tiết

Soạn văn Trọng tâm kiến thức bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, Ngữ văn 11, đầy đủ và chi tiết

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Chiều tối là bài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác trên đường đi đày từ tỉnh Tĩnh Tây đến Thiên Bảo của Trung Quốc. Cùng Triều Anh tham khảo trọng tâm kiến thức của bài thơ nhé.

chiều tối.jpg

Ảnh sưu tầm​

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

- Tháng 8-1942, HCM sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ.
- Trong 13 tháng tù, HCM đã sáng tác 134 bài thơ bằng chữ Hán, đặt tên là “Ngục trung nhật kí”.
- Bài thơ “Chiều tối” là bài thứ 31 của tập thơ. Sáng tác vào cuối mùa thu 1942, trên đường đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

2. Thể loại

Thất ngôn tứ tuyệt.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng
- Cảnh thiên nhiên nơi núi rừng:
+ Thời gian: chiều tối.
+ Hình ảnh: cánh chim, đám mây…
=> Tả cảnh theo bút pháp quen thuộc của thơ ca cổ điển: chấm phá, gợi, lấy điểm vẽ diện…
+ Dịch chưa sát: cô vân, mạn mạn.
=> Cảnh thực trong cảm nhận của người tù – thi sĩ (sự tương đồng giữa người và cảnh).
- Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại, tự do về tinh thần
=> Chất thép ẩn đằng sau chất tình.

2. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người

- Bức tranh cuộc sống vùng sơn cước:
+ Vẻ đẹp khoẻ khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than.
+ Cuộc sống đời thường đã đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.
+ Dịch thơ: thêm tối => Mất cái gợi của thơ tứ tuyệt cổ điển.
- Sự vận động của thiên nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ HCM (câu 4).
+ Sự vận động của thời gian: Chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng.
+ Chữ hồng – nhãn tự của bài thơ.
+ Sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối – sáng, từ tàn lụi – sinh sôi, từ buồn – vui, từ lạnh lẽo, cơ đơn - ấm nồng tình người.
=> Tâm hồn vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để hướng về sự sống và ánh sáng.

3. Nghệ thuật
- Từ ngữ cô đọng, hàm súc.
- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn.

III. Ý NGHĨA VĂN BẢN

Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ HCM: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hồn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
........................................
Chúc các em học tốt!
 
Từ khóa
bức tranh cuộc sống trong bài thơ chiều tối bức tranh thiên nhiên trong bài thơ chiều tối chieu toi ho chi minh nghệ thuật của bài thơ chiều tối trọng tâm kiến thức bài thơ chiều tối ý nghĩa văn bản của bài thơ chiều tối
561
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top