Đề cương Trọng tâm kiến thức văn bản nghị luận Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Đề cương Trọng tâm kiến thức văn bản nghị luận Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi vào khoảng tháng 2 năm Đinh Mùi (1427) nhằm phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh và vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cố giữ thành chờ viện binh. Cùng Triều Anh tìm hiểu kĩ hơn văn bản này qua bài tham khảo sau:

4CBC34CE-0127-43F6-AD4D-F8C89736B0CF.jpeg

Ảnh sưu tầm

I. Tìm hiểu chung

1. Quân trung từ mệnh tập


Quân trung từ mệnh tập là một tập hợp các thư từ và mệnh lệnh trong quân đội do Nguyễn Trãi biên soạn trong giai đoạn kháng chiến chống Minh; tác phẩm là tập văn chiến đấu sắc sảo, đanh thép với lập luận chặt chẽ, phân tích sáng rõ, lời lẽ cứng rắng, lúc mềm dẻo linh hoạt, thành công sử dụng chiến thuật “đánh vào lòng người”.

2. Thư lại dụ Vương Thông (Tái dụ Vương Thông thư)

Thư dụ lại Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi vào khoảng tháng 2 năm Đinh Mùi (1427) nhằm phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh và vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cố giữ thành chờ viện binh.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Mục đích và đối tượng và hình thức của văn bản

a. Mục đích, đối tượng


- Mục đích của bức thư: thuyết phục giặc đầu hàng.
- Đối tượng hướng tới của bức thư: Tổng binh Vương Thông (tướng nhà Minh).

b. Tác dụng của văn bản nghị luận dưới hình thức bức thư

- Phong cách nghị luận: luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, đanh thép, dẫn chứng phải có cơ sở để thuyết phục đối tượng về mặt lí trí.
- Phong cách bức thư (phong cách sinh hoạt):từ ngữ gần gũi, thân thiết, tha thiết để thuyết phục.
Kết hợp cả hai hình thức này, tác giả vừa đánh vào mặt tâm lý vừa đánh vào mặt lý trí đối phương nên càng tang hiệu quả cho bức thư dụ hàng tướng giặc.

2. Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng giàu tính thuyết phục

" Kể ra... Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

- Luận điểm: “Kể ra người dung binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi”
=> Luận điểm về thời thế - biết rõ thời thế để tiến lui phù hợp mới là người dung binh giỏi.
- Lí lẽ: “Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi”.
=> Khi có được thời thế, hay hành động hợp thời thế, thì dù gian khó cũng sẽ đi đến thành công; khi không có thời thế, hay hành động không hợp thời thế, thì dù đang hùng mạnh cũng sẽ đi đến thất bại. Sự thay đổi này sẽ diễn ra rất nhanh. Người dung binh giỏi là phải biết điều này.
- Bằng chứng: “Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”
=> Tướng giặc không hiểu biết thời thế, lại dung lời lẽ ngụy biện để tự dối mình, dối người, đấy là bằng chứng của sự kém cỏi, không đáng mặt cầm quân và khó thể thành công.

3. Từ ngữ, câu văn xác đáng - Vạch trần tội ác của giặc Minh (phần 2)

- Một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự giả trá của quân Minh là trái với “mệnh trời”:
“Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy”, “huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được!”.
- Tác giả đã dung cách “gậy ông đập lưng ông” để vạch trần bản chất giả danh của giặc Minh khiến chúng không thể chối cãi.

4. Sự đanh thép trong việc dùng lí lẽ và bằng chứng khi chỉ ra nguyên nhân thất bại của giặc Minh (phần 3)

* Những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch trong phần 3:
- Lũ lụt làm giặc hư hại về cơ sở vật chất, tổn thất quân lương.
- Đường sá, cửa ải đều bị nghĩa quân Đại Việt đóng giữ, không viện binh nào của giặc tới cứu được.
- Quân mạnh ngựa khỏe của nhà Minh phải dành để đối phó quân Nguyên ở phía bắc nên phía nam không thể lo được.
- Phát động chiến tranh liên tiếp nhiều năm làm dân nhà Minh khổ sở, bất mãn.
- Trong triều đình nhà Minh thì bạo chúa, gian thần nắm quyền, nội bộ xâu xé nhau.
- Nghĩa quân Đại Việt đồng lòng quyết chiến, hăng hái tinh nhuệ, khí giới, lương thực đầy đủ, quân giặc bị vây trong thành thì mệt mỏi nản lòng.
* Điều đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này:
- Thứ nhất là cách phân tích rõ ràng, xác đáng kèm theo dẫn chứng từ những thực tế trước mắt không thể phủ nhận.
- Các nguyên nhân cũng được sắp xếp theo một hướng trình tự hợp lí, đi từ thực tế khó khăn về thiên thời (thiên tai lũ lụt), địa lợi (đường tiếp viện bị ngăn trở, biên giới phía bắc đã thu hút hết binh lực tinh nhuệ) đến nhân hòa (dân chúng bất mãn, nội chiến trong triều, quân bị vây lâu ngày kiệt sức nản lòng), cho thấy giặc hoàn toàn không có gì cả “thời” lẫn “thế”.
- Thêm vào đó, cách diễn đạt nêu nguyên nhân bằng những dẫn chứng lí lẽ phân tích và dẫn chứng ra trước rồi mới kết lại bằng một câu rắn rỏi: “Đó là điều phải thua thứ...” khiến câu văn như lời phán quyết đanh thép, chắc nịch, quyết đoán không ai có thể phủ định.

5. Tác dụng của những gợi ý cho Vương Thông

Sau khi nêu ra sáu điều phải thua đó với quân giặc, Nguyễn Trãi đã gợi ra hai lựa chọn cho tướng giặc:
- Chấp nhận đầu hàng, nộp đầu tướng giặc đã gây nhiều tội ác là Phương Chính, Mã Kỳ thì sẽ tránh được thương vong cho quân giặc và tất cả được an toàn về nước.
- Không đầu hàng thì phải tiếp tục giao chiến (tức là nhận lấy thất bại) chứ không thể trốn tránh một cách hèn nhát, nhục nhã.
- Tác dụng: Việc gợi ra những lựa chọn như vậy cho thấy Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn luôn thể hiện lập trường “chí nhân” “đại nghĩa”, lòng yêu chuộng hòa bình và luôn biết tận dụng sức mạnh của ngòi bút văn chương chính luận để thực hiện “tâm công”, tránh đổ xương máu cho cả đôi bên.

6. Nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi

- Bố cục của bài văn nghị luận luôn chặt chẽ, mạch lạc; các phần nối kết với nhau theo một trình tự lô-gic không thể tách rời hay đảo ngược vị trí.
- Các lí lẽ luôn đi kèm bằng chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ.
- Từ ngữ và các biện pháp tu từ được chọn lọc thích đáng với nội dung cần biểu đạt và có sức biểu cảm cao tạo nên giọng văn phù hợp, kích thích tâm trí người đọc theo đúng ý đồ của người sáng tác.
- Lối viết thay đổi linh hoạt tuỳ hoàn cảnh, mục đích viết và đối tượng hướng tới.​
......................................................
Chúc các em học tốt!
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
nguyên nhân thất bại của giặc minh nguyen trai tác dụng của hình thức viết thư tác dụng của những gợi ý cho vương thông thư lại dụ vương thông tọi ác của giặc minh văn chính luận của nguyễn trãi
911
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top