Baivanhay Tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ trong buổi đầu đánh Tây trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu

Baivanhay Tượng đài bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ trong buổi đầu đánh Tây trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu

Lịch sử của văn học dân tộc suy cho cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Đất nước ta đã trải qua thời kì chống giặc ngoại xâm đầy hào hùng với bao dấu son chói lọi. Nguyễn Đình Chiểu đã vô cùng thành công trong việc khắc họa nên "hình tượng vàng trên trang viết - bức tượng đài bi tráng, sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ trong buổi đầu đánh Tây đầy rực rỡ và sáng ngời cả một thời đại dân tộc nước nhà trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc".

4140

Nếu ngày trước, các thi sĩ tìm chất anh hùng nơi những con người anh hùng như hình tượng Từ Hải trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du:

"Râu hùm, hàm én, mài ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao".
Anh chàng Từ Hải hiện lên sừng sững kiên trung "đội trời đạp đất" đầy uy nghi, lẫm liệt thì Nguyễn Đình Chiểu lại xuất sắc với chàng Lục Vân Tiên anh dũng mang tính cách người dân Nam Bộ:

"Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm đàng xông vô".
Và ở đây, một lần nữa với tấm lòng yêu nước, thương dân, ông lại tìm đến hình tượng nông dân nghĩa sĩ như một quy luật tự nhiên. Không nhắc đến những vị anh hùng hào kiệt tài hoa xuất chúng cứu nước cứu dân mà anh hùng nơi đây chính là nhân dân tự cứu lấy chính mình và cứu lấy đất nước. Nguyễn Minh Châu từng nhận định: "Văn học là tìm ra hạt ngọc ẩn giấu trong những cái lấm láp đời thường". Và "cái lấm láp đời thường" ở đây là tinh thần và tấm lòng của nhân dân đã "hóa ngọc" trên trang viết của Nguyễn Đình Chiểu.

Nguyễn Đình Chú đã nhận xét: "Văn chương của cụ Đồ Chiểu không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trong gió mà là đống thóc mẩy vàng. Nó không phải là thứ vải thiều ở Hải Hưng ai ăn cũng thấy ngọt. Nó là quả sầu riêng Nam Bộ với ít người không dễ gì quen nhưng đó là bậc vương giả của trái cây xứ này". Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu bắt nguồn từ những điều gần gũi thân thuộc nhất của người nông dân. "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã thể hiện rất rõ điều đó. Trong thời kì đất nước loạn lạc: "Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ". Tiếng súng thực dân Pháp đã nổ lên và như minh chứng cho đất nước bị phương Tây xâm lược. "Súng giặc" và "lòng dân" hai mặt đối lập nhau làm chúng ta cảm thấy xót xa vô hạn. Đằng kia, quân cướp nước mang trên tay những vũ khí tối tân hiện đại, còn ta chỉ mang trong mình "lòng dân" - lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Đó là một sự lựa chọn dứt khoát, người nông dân quyết định khoác lên vai hành trang vào chiến trường mặc dù biết rằng "tuy là mất tiếng vang như mõ". Họ sẵn sàng hi sinh vì lợi ích cho chính mình và cho đất nước. Hàng loạt hình ảnh người nông dân hiện lên trên trang viết của cụ Đồ Chiểu nhỏ bé đến tội nghiệp: "Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó". Họ chỉ biết làm ăn "kiếm kế sinh nhai" lo lắng đặt lên vai "cơm áo gạo tiền" để có một cuộc sống bình yên. Nhưng bọn Pháp đã nổ súng và cướp đi mọi thứ của họ. Chính điều đó dẫn đến:

"Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó"
Tuy thế, họ vẫn sẵn sàng ra đi bảo vệ đất nước, bảo vệ chính gia đình của mình. Đơn thuần trong suy nghĩ, bộc trực, thẳng thắn đậm tính cách của người nông dân họ không biết thế nào là súng gươm, đao kiếm, càng không biết binh thư sách lược mà chỉ cần biết một điều họ sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, ăn bát cơm, uống giọt nước của quê hương nên chỉ cần có kẻ mang dã tâm chiếm tất đất ngọn rau của họ thì họ sẽ đứng lên chống chọi và bảo vệ đến cùng dù phải đổ máu hi sinh.

(Còn tiếp...)
 
Từ khóa
người nông dân nghĩa sĩ nguyễn đình chiểu tượng đài bi tráng văn tế nghĩa sĩ cần giuộc
  • Like
Reactions: Vanhoctre
940
1
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top