Chia Sẻ Tuyệt chiêu làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Chia Sẻ Tuyệt chiêu làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Việc viết các đoạn văn nghị luận xã hội đã và đang là một dạng đề phổ biến nhưng lại đem đến những thách thức không hề nhỏ cho các bạn học sinh. Trong đó, nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường đem lại những thách thức không hề nhỏ.
Vậy nên, diễn đàn xin gửi đến các bạn gợi ý “Tuyệt chiêu làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý” nhé!


Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (5).png


I. Trả lời hệ thống các câu hỏi gợi ý

1. Là gì? Như thế nào?

- Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa;

- Đặt từ khóa vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì;

- Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý;

- Quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.

2. Tại sao?

- Tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng?

- Tại sao vấn đề này lại không phù hợp?

- Dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận.

3. Nếu không như vậy thì thế nào?

- Lật ngược vấn đề vừa bàn luận;

- Vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề;

- Vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng;

- Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

4. Có giá trị gì? Tác động ra sao?

- Đánh giá xem vấn đề đó đúng hay sai?

- Phù hợp với thời đại ngày nay hay không?

- Tác động thế nào đến cá nhân người viết?

- Ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung?

5. Rút ra được bài học kinh nghiệm gì?

- Bài học rút ra cho bản thân người viết;

- Đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì?

- Thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

II. Lưu ý chung:

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời;

- Đề tài về văn nghị luận rất phong phú, gồm những vấn đề như : Về nhận thức ( lí tưởng , mục đích sống); về tâm hồn,tính cách; về quan hệ gia đình;

- Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận , có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào. Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn , một câu ngạn ngữ , một câu chuyện,…

- Vì vậy học sinh cần nắm chắc kĩ năng làm bài. Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn ( nếu có ) và sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh , nhiều mặt , chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Các bạn có mong muốn chia sẻ quan điểm các bạn cho chúng tôi không? Hãy để lại quan điểm của các bạn ngay dưới bài viết này nhé!



 
391
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top