Soạn văn Uy quyền thuộc về Giăng-Van-giăng hay Gia-ve? (Người cầm quyền khôi phục uy quyền, trích Những người khốn khổ của V. Huy-gô)

Soạn văn Uy quyền thuộc về Giăng-Van-giăng hay Gia-ve? (Người cầm quyền khôi phục uy quyền, trích Những người khốn khổ của V. Huy-gô)

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Người cầm quyền khôi phục uy quyền là đoạn trích xuất sắc được trích từ tiểu thuyết Những người khốn khổ của V. Huy-gô. Đoạn trích miêu tả uy quyền của hai nhân vật: Gia-ve và Giăng Van-giăng. Mỗi nhân vật có cách thể hiện uy quyền riêng của mình. Cùng VHT tham khảo bài soạn sau:

nhung-nguoi-khon-kho-bo-.png

Ảnh sưu tầm

1. Uy quyền của Gia-ve:

Gia-ve là người của nhà nước, một viên thanh tra đang thực thi pháp luật. Bấy lâu, Gia-ve nghi ngờ ông thị trưởng Ma-đơ-len chính là người tù khổ sai Giăng Van-giăng, người mà hắn để cả một đời để tìm kiếm. Giờ đây, sự thật về người tù khổ sai mang tên khác để trốn tránh truy nã đã được làm sáng tỏ. Nắm trong tay sức mạnh của pháp luật, Gia-ve có toàn quyền đối với Giăng-Van-giăng. Ý thức được điều đó, Gia-ve đắc thắng, “túm lấy cổ áo” của Giăng-Van-giăng khiến ông cúi đầu chịu đựng; quát tháo, chửi bới Giăng-Van-giăng một cách thô bỉ; ra lệnh bắt Giăng-Van-giăng phục tùng; nhạo báng lời đề nghị khẩn thiết của Giăng-Van-giăng; sẵn sàng gọi lính vào cùm tay Giăng-Van-giăng để tống vào nhà tù,... Như vậy, giờ đây Gia-ve đang khôi phục uy quyền của mình đối với Giăng-Van-giăng, điều bấy lâu hoàn toàn vô hiệu trước ông thị trưởng Ma-đơ-len.

2. Uy quyền của Giăng-Van-giăng:

Trước khi tình huống truyện xảy ra, ông Ma-đơ-len (chính Giăng-Van-giăng) là người cầm quyền. Ông là một thị trưởng giỏi giang, đáng kính, khiến Gia-ve phải phục tùng. Nhưng lúc bị phát giác, ông trở lại thân phận của kẻ phạm pháp. Mọi quyền lực sẽ bị tước bỏ, buộc phải chấp nhận số kiếp của người tù khổ sai. Tuy nhiên, trong tình huống ở đoạn trích, Giăng-Van-giăng đã làm đảo lộn vị thế giữa ông và Gia-ve: ông cầm thanh sắt để thể hiện sức mạnh nhằm trấn áp kẻ độc ác, lạnh lùng. Giăng-Van-giăng khôi phục uy quyền của mình: uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm. Gia-ve đã phải run sợ trước Giăng-Van-giăng, điều đó chứng tỏ Giăng-Van-giăng mới là người thực sự có uy quyền.

3. Nhận xét

Uy quyền của con người có thể được tạo nên bởi vị thế xã hội (chẳng hạn chức thị trưởng), hoặc bởi vai trò của người thực thi pháp luật (ví dụ viên thanh tra). Tuy nhiên, ở đây, những uy quyền được tạo nên bằng vị thế xã hội đã không hề được thể hiện. Giăng-Van-giăng không còn là ông thị trưởng khiến Gia-ve tuân phục như trước đây; ở chiều ngược lại, viên thanh tra Gia-ve cũng không khiến Giăng-Van-giăng sợ hãi dù ông đang ở vị trí kẻ phạm pháp lẩn trốn bấy lâu giờ đây sắp bị bắt. Khi Giăng-Van-giăng khiến Gia-ve run sợ, ấy là lúc ông đã khôi phục uy quyền của mình. Quyền uy ấy của Giăng-Van-giăng được tạo nên bởi sức mạnh của tình thương, sức mạnh của lương tâm, của đức hi sinh vì người khác.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi tại đây.
 
Từ khóa
gia-ve khôi phục uy quyền gia-ve và giăng-van-giăng giăng-văn -giăng khôi phục uy quyền người cầm quyền khôi phục uy quyền những người khốn khổ uy quyền của gia-ve uy quyền của giăng-van-giăng
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top