Tác phẩm "Quê hương" - Tế Hanh

Tác phẩm "Quê hương" - Tế Hanh

Văn bản: Quê hương - Tế Hanh nằm trong chương trình Ngữ Văn 8.
Văn bản này được dạy trong 2 tiết, qua văn bản này, học sinh trau dồi thêm tình yêu quê hương đất nước.
Giáo án được soạn chi tiết, theo đúng công văn mới của Bộ giáo dục.
Ngày soạn: .../.../2021

Ngày dạy:..../...../2021




Tiết 81, 82: - Bài 19. Văn bản. QUÊ HƯƠNG
- Tế Hanh -

4615

Quê hương - Tế Hanh​
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Qua bài, HS cần:

1. Kiến thức


- Hs biết được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.

- Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.

2. Kỹ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ...

B. CHUẨN BỊ:

- Gv: Tham khảo tài liệu, ảnh chân dung Tế Hanh, máy chiếu

- Hs: Đọc kĩ văn bản và trả lời câc câu hỏi trong sgk

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bỡnh giảng

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ


? Hình ảnh con hổ ở chốn sơn lâm được khắc họa ntn?

* Tổ chức khởi động.

-
Gv chiếu một số hình ảnh về nghề chài lưới....

GV: Qua các hình ảnh trên, em có cảm nhận gì về cuộc sống của người dân chài?

- GV dẫn vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới



Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời
- Năng lực: nhận thức, trình bày...
GV: Em biết gì về tác giả Tế Hanh?





GV: Nêu xuất xứ của bài thơ?
''Quê hương'' là bài thơ mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh.
- Gv hướng dẫn hs xác định giọng đọc, gọi hs đọc – HS khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét cách đọc của hs
- Giáo viên cho hs đọc chú thích sgk.
* Hỏi và trả lời: HS hỏi bạn trả lời
GV: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

GV: Bố cục của bài thơ?





Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: tư duy, ht, gt, cảm thụ vh


GV: Hình ảnh làng chài được tác giả giới thiệu qua những câu thơ nào?

GV: Qua đó cho thấy tác giả đã giới thiệu những thông tin gì?
GV: Nhận xét về cách giới thiệu của tác giả?
- GV: giải thích
GV: Cảm nhận của em về làng chài qua lời thơ trên?
- Gv giảng về nét độc đáo trong cách nói về khoảng cách của nhà thơ

TIẾT 82
GV: Cảnh người dân chài đi đánh cá được miêu tả trong khung cảnh nào?
GV: Nhận xét về từ ngữ được sử dụng? Nhịp thơ?

GV: Đó là một khung cảnh như thế nào?
* Trả lời cặp đôi (3 phút).
GV: Trong không gian ấy, hình ảnh con thuyền hiện lên ra sao? Tìm từ ngữ?
GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?

GV: Hình ảnh con thuyền hiện lên như thế nào?
GV: Gợi ra một sức sống và một vẻ đẹp như thế nào?
- Đại diện HS trả lời – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.

GV: Những cánh buồm trên con thuyền được nhà thơ viết lên qua những câu thơ nào?
GV: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
GV: Nhận xét về hình ảnh, từ ngữ?

GV: Với biện pháp nghệ thuật đó, em có cảm nhận gì về hình ảnh cánh buồm?
* Gv bình: Nhà thơ vừa vẽ chính xác cái hình vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
GV: Qua cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, em cảm nhận được điều gì về làng chài trong bài thơ?

GV: Cảnh thuyền về bến được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

GV: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả?

GV: Qua đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh trở về của đoàn thuyền?
GV: Bên cảnh đoàn thuyền là hình ảnh người dân chài, chỉ ra lời thơ miêu tả?


GV: Nhận xét về bút pháp miêu tả?

GV: Hình dung của em về người dân chài?


- Gv giảng

GV: Sau chuyến ra khơi, hình ảnh con thuyền được miêu tả như thế nào?

GV: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ này? Tác dụng?





GV: Qua cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về, tác giả cho ta thấy thêm được điều gì về làng chài?
- Gv bình giảng...
GV: Nhận xét chung về làng chài và hình ảnh người dân chài được thể hiện qua phần 1, 2, 3 của bài thơ

GV: Em hiểu được điều gì về tác giả qua đoạn thơ trên?
* Trả lời nhóm: 4 nhóm (5 phút).
(1) Trong xa cách lòng tác giả nhớ tới những hình ảnh nào nơi quê nhà?


(2) Tại sao nhớ tới quê hương tác giả lại nhớ tới màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền ra khơi, mùi nồng mặn?


(3) Nhận xét về từ ngữ, kiểu câu, giọng thơ?

(4) Qua đó, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương?
- Đại diện HS trả lời – HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.

GV: Nhớ quê hương, tác giả nhớ tới những nét đẹp, những hình ảnh gắn liền với đời sống lao động, với biển cả của quê hương?
- Gv bình giảng
Hoạt động 3: Tổng kết
- PP: Vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi
- NL: ghi nhớ, tổng hợp...

GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

GV: Nội dung của bài thơ là gì?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả

- Tế Hanh (1921-2009) quê Quảng Ngãi
- Đến với thơ mới khi phong trào này đã có nhiều thành tựu.
- Tình yêu quê hương tha thiết là điểm nổi bật của thơ Tế Hanh
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: - Bài thơ được in trong tập ''Hoa niên'' xuất bản năm 1945.


b. Đọc - hiểu chú thích




c. Thể thơ
: 8 chữ gồm nhiều khổ,

d. Bố cục: 4 phần
+ 2 câu đầu giới thiệu chung
về 'làng
+ 6 câu tiếp: miêu tả cảnh dân chài ra khơi đánh cá
+ 8 câu tiếp: cảnh thuyền cá trở về bến.
+ Khổ cuối: nỗi nhớ quê hương
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cảnh làng chài



a. Giới thiệu về làng

- Làm nghề chài lưới
Nước bao vây ... sông

- Giới thiệu nghề truyền thống và vị trí địa lí của làng.
+ Nghệ thuật: Cách giới thiệu rất tự nhiên
=> Là một làng chài ven biển bình dị, mộc mạc.

b. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

- Không gian: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
+ Nghệ thuật: Từ ngữ gợi tả- tính từ
Nhịp thơ chậm 3/2/3

- Bầu trời cao rộng, trong trẻo, tươi sáng.

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã.
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

+ Nghệ thuật: so sánh; các động từ mạnh

- Con thuyền ra khơi với khí thế dũng mãnh

- Sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng




- Cánh buồm ...... như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng ... thâu góp gió


- Nghệ thuật: Hình ảnh so sánh độc đáo, nhân hóa
- Bút pháp lãng mạn.

Cánh buồm căng gió quen thuộc trở nên lớn lao, thiêng liêng thơ mộng - là biểu hiện của linh hồn làng chài.



=> Vẻ đẹp tươi sáng và cảnh lao động đầy hứng khởi, dạt dào sức sống của làng chài
c. Cảnh thuyền cá trở về

- Ngày hôm sau...
Khắp...tấp nập


+ Nghệ thuật: từ láy tượng hình, tượng thanh

- Cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt, phấn khởi, đầy ắp niềm vui và sự sống.

- “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm


+ Bút pháp tả thực + lãng mạn

- Người dân chài thật đẹp với nước da nhuộm nắng gió, thân hình cường tráng, vạm vỡ, thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển- tầm vóc lớn lao, phi thường

- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

+ NT: nhân hoá ->Hình ảnh sáng tạo, độc đáo
-> Con thuyền trở nên có hồn, sống động như một sinh thể đang nằm nghỉ ngơi và còn như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...- .

- Vẻ đẹp khỏe khoắn và cuộc sống lao động, sinh hoạt vất vả nhưng đầy ắp niềm vui và sự sống


* Làng chài đẹp, tươi sáng, sinh động.
Con người khỏe khoắn, yêu lao động, tràn đầy sức sống

- Tác giả có tâm hồn tinh tế và có tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương
2. Nỗi nhớ quê hương
- Xa cách: lòng... luôn tưởng nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền ra khơi, mùi nồng mặn

+ Hình ảnh: Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền ra khơi, mùi nồng mặn: hình ảnh thân thuộc của quê hương, gắn liền với cuộc sống lao động, với biển cả

+ Nghệ thuật: Từ ngữ gợi cảm; Câu cảm thán; Giọng thơ: sâu lắng

-> Nỗi nhớ quê hương da diết





* Tình yêu quê hương trong sáng, tha thiết, sâu nặng




III. Tổng kết


1. Nghệ thuật:

- Từ ngữ gợi tả, gợi cảm
- Hình ảnh gần gũi, thân thuộc
- So sánh độc đáo, mới mẻ…
2. Nội dung
* Ghi nhớ: SGK
3. Hoạt động luyện tập.

* Kỹ thuật trình bày 1 phút: Hình ảnh quê hương làng chài hiện lên như thế nào trong bài thơ?

? Tình cảm của nhà thơ như thế nào?

4. Hoạt động vận dụng

- GV cho Hs nghe bài hát “ Quê hương”- Giáp Văn Thạch

- Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề quê hương.

- Tìm những hình ảnh đặc trưng của quê hương em.

- Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu của mình đối với quê hương?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

* Tìm đọc các sáng tác của nhà thơ Tế Hanh và câc tác phẩm viết về quê hương

* Học thuộc lòng bài thơ, nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Viết một đoạn thuyết minh về quê hương em (giới thiệu quê hương em)

* Soạn bài: ''Khi con tu hú''

+ Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk

-Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
bài thơ quê hương - tế hanh giáo án que huong soạn văn tế hanh
1K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top