Bài giảng Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu Trác/ Tác giả - Tác phẩm

Bài giảng Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu Trác/ Tác giả - Tác phẩm

Vào phủ chúa Trịnh là văn bản được trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự của tác giả Lê Hữu Trác. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

Ở bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về: tác giả, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, tóm tắt, nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

5435

Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) - Lê Hữu Trác​

I.Tác giả Lê Hữu Trác

1. Tiểu sử


- Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).

- Lê Hữu Trác là một thầy thuốc nổi tiếng, đồng thời cũng là một tác giả văn học có một số sáng tác đáng chú ý.

- Lê Hữu Trác là một trí thức, ông không ra làm quan, cũng không sống thuần túy cuộc sống của nhà ẩn sĩ mà chọn con đường chữa bệnh cứu người.

2. Tác phẩm của Lê Hữu Trác:

- Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết trong ngành y của Hải Thượng) gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần bốn mươi năm. Hải Thượng y tông tâm lĩnh chẳng những có giá trị hết sức to lớn về y học mà còn có giá trị văn học

- Thượng kinh kí sự là quyển cuối cùng (quyển vĩ) trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Tác phẩm ghi lại cảnh vật, con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chửa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần 1782) đến khi xong việc về lại quê nhà ở Hương Sơn (ngày 2 tháng 11).

Trên đây là phần giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác (Tiểu sử và các tác phẩm chính của Lê Hữu Trác). Ở phần tiếp theo, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về văn bản Vào phủ chúa Trịnh (Thể loại, Hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt, bố cục, nội dung và nghệ thuật của văn bản Vào phủ chúa Trịnh)

II. Văn bản Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)

1.Thể loại


Thượng kinh kí sự thuộc thể loại kí sự, ghi chép sự việc là chính. Tuy nhiên, tác phẩm có những đoạn miêu tả cảnh, người và sự việc, những đoạn văn ghi lời bình luận hay cảm tưởng, lại còn cả những bài thơ xen kẽ, khiến cho nó vừa có chất tự sự, kể chuyện, lại có chất trữ tình.

2. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán.

3. Tóm tắt

Sáng sớm tinh mơ ngày 1/2 tôi được lệnh là có thánh chỉ triệu tập về phủ chầu ngay lập tức. Tôi nhanh chóng chuẩn bị mũ áo chỉnh tề rồi được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Đi vào cửa sau vào phủ, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Vốn là con quan tôi thực không lạ với chốn phồn hoa nhưng khi bước chân vào phủ thì quả mới hay cảnh giàu sang của vua chúa khác dường nào. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài miên man tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều là những cổ vật quý giá chưa từng nhìn thấy, được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được hầu hạ bữa sáng với mâm vàng, sơn hào hải vị. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tôi thấy bệnh thế tử là do nằm trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm, lười vận động nên phủ tạng yếu đi, bệnh phát đã lâu... Sau một hồi suy nghĩ: sợ danh lợi ràng buộc không về núi được nhưng nghĩ lại còn chịu ơn nước nên cuối cùng đã kê đơn theo đúng bệnh. Sau đó tôi từ giã, lên cáng trở về kinh Trung Kiền để chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong kinh cũng đến thăm hỏi.

4. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến để tôi xem mạch Đông cung cho thật kĩ): Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh.

- Phần 2 (còn lại): Qúa trình bắt mạch kê đơn và suy nghĩ của tác giả.

5. Giá trị nội dung

- Tác giả đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể hiện rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật cùng cảm xúc chân thực của bản thân trước những sự việc đó.

- Việc kể chuyện kèm theo bình luận, tỏ thái độ, tự phân tích tâm lý của tác giả khiến cho câu chuyện được kể sinh động, hấp dẫn.

Qua văn bản Vào phủ chúa Trịnh, ta sẽ hiểu được dụng ý nhấn mạnh lối sống xa hoa vương giả trong phủ Chúa là nhằm nêu lên một bài học triết lý về tính chất tạm thời, không bền vững của giàu sang quyền lực, về sự đúng đắn của việc lựa chọn cách sống ẩn dật, quay lưng với danh lợi.
 
Từ khóa
bố cục hoàn cảnh sáng tác lê hữu trác nghe thuat noi dung thể loại thượng kinh kí sự tom tat vào phủ chúa trịnh
  • Like
Reactions: baivanhay
748
1
1

Trần Ngọc 2021

Moderator
24/5/21
754
435
63,000
32
Xu
219,411
- Bố cục Vào phủ chúa Trịnh được chia làm 4 phần chính, bao gồm:

+ Phần 1: Quang cảnh bên ngoài phủ chúa.

+ Phần 2: Những điều mắt thấy tai nghe khi vào phủ chúa

+ Phần 3: Quang cảnh khi đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử

+ Phần 4: Tác giả nhận định và đề ra phương án chữa bệnh.

- Thể loại: Vào phủ chúa Trịnh được viết theo thể kí
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Top