MTX Xuân về bên má

MTX Xuân về bên má

TẾT NÀY CON NHỚ MÁ…!!!

Tác Giả: LÊ TUẤN


Lại là một cái Tết nữa chị Sáu không về quê, nơi mà chị đã sinh ra và lớn lên, chắc có lẻ năm nay là năm thứ ba chị không biết cái Tết ở quê nó như thế nào và điều đặc biệt hơn hết là đứa con và bà mẹ già 65 tuổi của chị đang chờ đợi. Nhiều khi tôi cầm bút viết về cuộc đời của chị Sáu là riêng bản thân tôi lại chạnh lòng với số phận của chị, một người đàn bà bị chồng đánh đập suýt chết mấy lần, ở đợ để trả nợ cho chồng (mặc dù đã ly dị), rồi lại tha phương làm công nhân kiếm tiền nuôi con, nuôi mẹ. Thân phận của chị thật là nghiệt ngã mà hầu như nó không bao giờ được hạnh phúc, cuộc đời của chị cứ lênh đênh giữa dòng đời đầy tất tả vì cuộc sống mưu sinh. Tết năm nay, tôi nghe mợ Năm mẹ của chị nói:

-Con Sáu nó không có về, nó nói là không có tiền, để tiền về quê gửi cho mợ với thằng Tuấn ăn cái Tết, nói vậy thôi mợ kêu nó về, Tết ăn có bao nhiêu đâu, mẹ con có gì ăn nấy mà nó không về thì thôi vậy! Lại một năm nữa gia đình ăn Tết có hai bà cháu.

Giọng nói nghẹn ngào, chạnh cả lòng người nghe, còn riêng bản thân tôi thì xin phép về vì không cầm được nước mắt. Nói chung bây giờ chỉ còn viết với tất cả tâm tình của một người đầy đồng cảm mà thôi. Chị Sáu là người phụ nữ xinh đẹp, giỏi gian, hiếu thảo, thương con, thương mẹ. Chị bị gã chồng khốn nạn đánh đập nhiều lần, nên đã thôi chồng, ở vậy nuôi con và bà mẹ già. Số phận của chị như những bông Lục Bình nở rộ nhưng lại lênh đênh và không có điểm dừng, cuộc đời là nỗi bất hạnh khi dành quyền nuôi con hàng chục lần từ gã chồng khốn nạn ấy chị đã từng nói: “Thà chị đi làm đĩ để nuôi con, chứ không cho mặt chó nó nuôi,…”, lời nói không được lịch sự như các bậc anh chị tri thức nhưng đó lại là lời nói chân thực, mộc mạc cũng như tấm lòng cao cả của người mẹ dành cho con. Sau nhiều lần dành quyền nuôi con chị đã thắng, thắng trong sự chửi bới , xiên xỏ của nhà chồng. Nhưng chị vẫn hạnh phúc vì cái quý giá nhất mà chị nhận lại không phải ai hết mà là chính đứa con của chị. Và câu chuyện kế tiếp đó là hai mẹ con tiếp tục đi Phú Quốc sống, lượm sắt, bán bánh bột lọc,…làm đủ nghề để trốn người chồng khốn nạn và có tiền lo cho cuộc sống mưu sinh ở xứ người, ít năm sau chuyện đã dịu, chồng có vợ khác, hai mẹ con chị về quê, chị bỏ con ở nhà cho má của chị, rồi lên Bình Dương đi ở đợ cho bà chủ vựa nút áo (trước đó sau thôi chồng chị cũng đã trả khoản nợ cho chồng trong vụ thua lỗ làm ăn cũng đã mang tiếng ở đợ cho tiệm vàng bà Bảy Hiệp Hưng ở Mỹ Luông), thời đó một tháng chỉ 800.000 đồng thôi, tiền trọ, tiền gửi về quê cũng đâu có dư giả gì, rồi chị thấy vậy mới đi làm công nhân cho một công ty may Hàn-Việt, chị làm thợ phụ nên tiền cũng không được bao nhiêu cho nên mấy năm liên tiếp chị không về quê và năm nay cũng vậy, chị gửi xe về cho đứa con là ít tiền và đồ dùng trong gia đình( nước tương, đường, bột ngọt,…) mà tiệm tạp hóa chị hay mua đồ người ta cho. Thời đó nhà đâu có điện thoại, chị muốn nói chuyện với mẹ hay con của chị thì phải vào nhà chú Ba Khải để nghe, nói cũng không dám nói lâu sợ tốn tiền nên cũng lâu lâu nhớ bà cháu mới điện.

Tết năm nay mợ Năm với thằng Tuấn lại buồn, nói vậy chứ chị Sáu cũng đâu vui vẽ gì, cái xứ Bình Dương còn gọi là dân tứ xứ( nhiều người xứ khác lại làm), Tết đến mạnh ai về quê, đường xá, phòng trọ và chợ,… vắng người, nằm trong nhà mùng một Tết mới có cảm giác buồn tuổi và nhớ quê cho kẻ tha phương, cho cuộc sống mưu sinh mà qua đây lại không được đoàn viên với gia đình, cái cảm giác đó thật là khó tả, mà hơn hết nó thắc nghẹn ngay cổ họng không thốt ra được thành lời. Mợ Năm với thằng Tuấn cũng vậy, cũng buồn không kém.

- Ở xóm có con Lùng, 28 Tết mẹ nó về mua đồ mới cho nó, dắt nó đi chợ còn được lì xì trước Tết nữa, nó mặc đồ đẹp nên cứ vui vẻ cười khúc kha khúc khích còn mình thì lại mặc đồ chặc, ngắn ngủn của mấy năm về trước, chỉ có hai bộ đồ Tết mà năm nào cũng mặc.

Những giọt nước mắt của thằng Tuấn làm cho tôi khó nói, tôi lì xì cho nó 100.000 đồng và xoa đầu nó, nó hiểu và lặng lẽ ra sau nhà khi đã cảm ơn và chúc Tết tôi xong. Còn riêng Mợ Năm người mẹ nuôi chín mười đứa con mà hầu như Tết năm nào cũng thấy ít ai về, người hẹn này, người hẹn khác,…để rồi người mẹ già mấy năm liên tiếp lại ăn cái Tết một mình, đáng ra Tết là phải có nồi bánh Tét, mức. Nhưng nhà chỉ có vỏn vẹn nồi thịt kho Tàu toàn mỡ và rau muống làm dưa chua, ngoài ra không còn gì khác, bà mẹ già chỉ ra sông nhìn qua bờ bên kia, nhìn về một làn sương mù mịt của cuộc đời như không có niềm hạnh phúc, bà mẹ già đang kiếm những tia nắng bình minh của ngày đầu năm để có thể làm dịu đi màng sương không lối thoát ấy,…


u.jpg

Tết này con nhớ Má! Ảnh sưu tầm
 

Đính kèm

  • Tết này con nhớ má...!.docx
    15.4 KB · Lượt xem: 0
Từ khóa
cái tết lê tuấn tet tết ở quê
1K
0
2

Tieuthuyet

Cộng tác viên
17/9/19
399
65
28,000
30
Xu
0
Số phận của chị Sáu thật khổ. Giá mà người phụ nữ được yêu thương hơn một chút. Họ đã dành cả thanh xuân, hi sinh vì chồng, vì con. Cách viết văn của bạn rất hay.
 

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top