Yêu Vợ - Sợ Vợ - Nể Vợ

Yêu Vợ - Sợ Vợ - Nể Vợ

Có bao nhiêu người chồng dám nhận mình “sợ vợ”? Và có bao nhiêu được cho là sợ vợ? Nếu “sợ vợ” là một hành động chỉ sự yếu đuối, hèn nhát, nhu nhược trong mối tương quan vợ chồng, thì liệu có bao nhiêu đàn ông tự tin rằng họ có thể đồng hành với vợ mình trong cuộc sống hôn nhân mà không mang tiếng sợ vợ? Thật ra, chẳng ai biết rõ những gì đang xảy ra bên trong căn nhà và cuộc sống của người khác, tuy nhiên, theo cái nhìn chung, hôn nhân vẫn là cuộc sống đem lại hạnh phúc cho con người. Bởi vì hôn nhân được xây dựng trên tình yêu.
Thông thường, có ba loại đàn ông hạnh phúc với hôn nhân. 1) Những đàn ông yêu mù quáng vợ, và để nàng toàn quyền quyết định mọi chuyện: “Nhất vợ nhì trời”. 2) Những đàn ông nhu nhược, ba phải. Sao cũng được miễn là vợ con đừng làm gì phiền toái, gây rắc rối, “Vợ ta không sợ, sợ ai?” 3) Những đàn ông uyển chuyển, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của vợ.
Trong ba mẫu đàn ông trên, ngoại trừ những người uyển chuyển, biết tôn trọng và lắng nghe vợ, thì dù thuộc loại yêu mù quáng hay ba phải, ta vẫn thấy hình bóng “sợ vợ” đâu đó. Vậy thế nào là những dấu hiệu của hành vi sợ vợ?
-Tỏ ra hết sức thận trọng về mọi chuyện trước mặt vợ.
-Một số đề tài không bao giờ dám thảo luận trước mặt vợ. Thí dụ, đề tài về sinh lý, tài chánh của gia đình, hoặc việc nuôi dạy con cái.
-Thấy vợ kính trọng cha mẹ vợ nhưng ghét cha mẹ chồng. Cấm không cho chồng mời cha mẹ, người thân đến thăm trong những dịp lễ lạt đặc biệt mà vẫn nghe theo.
-Trước những sai trái, khuyết điểm của vợ, không hề dám góp ý hoặc sửa sai.
-Mỗi lần định nói “không” với vợ là tim đập loạn nhịp, tay chân lạnh, toát mồ hôi.
-Mỗi lần định đưa ra một vấn đề để thảo luận với vợ là ngập ngừng và rồi bỏ dở.
-Bị vợ kiểm soát mọi chuyện: Đi đâu, làm gì... cũng đều phải hỏi ý kiến vợ trước.
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tuy là một thi nhân nổi tiếng của xã hội nho giáo Việt Nam, nhưng ông đã sớm nhận ra điều bất ổn trong quan hệ hôn nhân khi người chồng tỏ ra dấu hiệu sợ vợ. Ông đã làm một bài thơ nổi tiếng với tựa đề “Cứu Cấp Sự Sợ Vợ”. Theo ông, vợ chồng đến với nhau trước là vì tình, từ tình sinh ái, từ ái sinh úy. Và úy là “sợ”. Trong tình có yêu, và trong yêu có sợ. Vẫn theo Tản Đà thì vợ là một nhân vật đáng sợ, nhưng sợ đây là phát xuất từ tình yêu chân chính, không muốn phiền lòng người mình yêu. Nó khác với cái sợ do tâm lý như nhược, yếm thế và tự ty.
Tóm lại, Tản Đà gọi người sợ vợ một cách chính đáng là “ông” chồng. Thỉnh thoảng sợ một lần, một cái gì đó là “anh” chồng. Cái gì cũng sợ gọi là “thằng” chồng. Sợ như vậy, theo ông là có vấn đề. Cũng theo cái nhìn tâm lý hôn nhân ngày nay là cần phải được trị liệu, cần được cố vấn, và hướng dẫn


S.T
 

Đính kèm

  • 128256335_3180196665414756_1034075145775741866_n.jpg
    128256335_3180196665414756_1034075145775741866_n.jpg
    50.2 KB · Lượt xem: 290
  • 129181629_3180196758748080_6301456425453502058_n.jpg
    129181629_3180196758748080_6301456425453502058_n.jpg
    29.3 KB · Lượt xem: 271
495
2
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Bình luận mới

Top