Hướng dẫn Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19: Bốn mùa

Hướng dẫn  Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19: Bốn mùa

Đất nước ta, miền Bắc có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông; niềm Nam có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Mỗi mùa có những đặc điểm khác nhau, thế nên mỗi người lại có những cảm nhận riêng về từng mùa. Ấy vậy mà trong câu chuyện " Chuyện Bốn mùa" chị Đông là tự ti vì mình không được nhiều người quý mến? Điều này có đúng hay không? Các em hãy vào bài học Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19: Bốn mùa nhé

  1. Tập đọc: Chuyện bốn mùa
  2. Kể chuyện: Chuyện bốn mùa
  3. Chính tả: Chuyện bốn mùa
  4. Tập đọc: Lá thư nhầm địa chỉ
  5. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về các mùa:
  6. Tập đọc: Thư trung thu
  7. Chính tả: Thư trung thu
  8. Tập làm văn: Đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu

Bài đọc

Chuyện bốn mùa


4299

1. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân bảo :

- Chị là người sung sướng nhất đấy ! Ai cũng yêu quý chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi, nảy lộc.

Xuân nói :

- Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.

Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào :

- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có bưởi chín vàng, có đêm trăng rước đèn, phá cỗ...

Đông, giọng buồn buồn :

- Chỉ có em là chẳng ai yêu.

Thu đặt tay lên vai Đông thủ thỉ :

- Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao mọi người lại không thích em được ?

2. Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện :

- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được ! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đớm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Theo TỪ NGUYÊN TĨNH

-
Đâm chồi nảy lộc : mọc ra những mầm non, lá non.

- Đơm : nảy ra.

- Bập bùng : ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp.

- Tựu trường : cùng đến trường để mở đầu năm học.

Nội dung bài : Bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông đều mang vẻ đẹp riêng và cùng góp ích cho cuộc sống.

Câu 1 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?

Em hãy quan sát tên của bốn nàng tiên và nội dung cuộc trò chuyện của họ.

Trả lời:

Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho bốn mùa trong năm : xuân, hạ, thu và đông.

Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay :

Em hãy đọc đoạn 1: lời của nàng Đông và đoạn 2: lời của Bà Đất nhận xét về nàng Xuân.

Trả lời:

a) Theo lời của nàng Đông: Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc.

b) Theo lời của bà Đất: Xuân làm cho cây lá tươi tốt.

Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay ?

Em hãy đọc cuộc trò chuyện của 4 nàng trong đoạn 1, kết hợp với lời Bà Đất và nhận xét.

Trả lời:

- Mùa hạ : Mang lại những ngày nghỉ cho học trò và cho mọi người trái ngọt, hoa thơm.

- Mùa thu : Có bưởi chín vàng, có đêm trăng tròn rước đèn, phá cỗ… Có bầu trời xanh cao, khiến học sinh nhớ ngày tựu trường.

- Mùa đông :Có bếp lửa bập bùng nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi, nảy lộc.

Câu 4 (trang 5 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ?

Em hãy lựa chọn một mùa em thích và nêu lí do.

Trả lời:

- Em thích mùa hè nhất vì vào mùa hè chúng em sẽ có một kì nghỉ dài thú vị và bổ ích. Hơn nữa, mùa hè còn mang đến rất nhiều loại trái cây ngọt lành.
- Em thích mùa thu nhất vì mùa thu tiết trời mát mẻ, bầu trời xanh cao vời vợi. Đặc biệt là được rước đèn Trung thu, được phá cỗ.
 
Từ khóa Từ khóa
chuyện bốn mùa mùa hạ mua thu mùa xuân mùa đông đâm chồi nảy lộc
1K
0
7
Trả lời
Tiếng Việt lớp 2 Tuần 19: Bốn mùa

Kể chuyện: Chuyện bốn mùa

Câu 1 (trang 6 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Dựa vào các tranh sau, kể lại đoạn

1 Chuyện bốn mùa:

Em quan sát 4 bức tranh, kết hợp với nội dung đã đọc và kể lại đoạn 1.

Tiếng Việt lớp 2 Kể chuyện: Chuyện bốn mùa | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Việt 2

Trả lời:

Tranh 1 : Đông cầm tay Xuân bảo :

- Chị sướng nhất đấy ! Ai cũng yêu chị. Có chị, vườn cây nào cũng đơm chồi, này lộc.

Tranh 2 : Xuân dịu dàng nói :

- Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây mới đơm trái ngọt, học sinh cũng được nghỉ hè.

Tranh 3 : Hạ tinh nghịch xen vào :

- Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có em Thu, làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rước đèn, phá cỗ,…

Tranh 4 : Thu đặt tay lên vai Đông :

- Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.

Câu 2 (trang 6 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn hoa. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ.

Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng :

– Chị Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý chị cả.

Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:

– Nếu không có những tia nắng ấm áp của em Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm và cây trái trĩu nặng.

Nàng Hạ tinh nghịch nói rằng:

– Các bé thiếu nhi lại thích nàng Thu nhất. Vì có nàng Thu các bé được phá cỗ đêm trăng rằm, được rước đèn ông sao.

Thu đặt tay lên vai Đông :

- Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.

Bà Đất vui vẻ góp chuyện:

- Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Câu 3 (trang 6 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Dựng lại câu chuyện trên theo các vai : người dẫn chuyện, Xuân, Hạ, Thu, Đông, bà Đất.

Dựng lại câu chuyện theo sự phân vai của thầy cô.
 
  • Like
Reactions: Vanhoctre
Câu 1 (trang 7 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Tập chép : Chuyện bốn mùa (từ Xuân làm cho … đến đâm chồi nảy lộc.)

Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.

? Tìm và tập viết các tên riêng trong bài chính tả.

Trả lời:

- Bài chính tả có các tên riêng sau : Xuân, Hạ, Thu, Đông

- Cách viết : viết hoa chữ cái đầu tiên của tên.

Câu 2 (trang 7 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2):

a) Điền vào chỗ trống l hay n ?

Trả lời:

- (Trăng) Mồng một lưỡi trai,

Mồng hai lá lúa.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Tục ngữ

b) Ghi vào những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

Trả lời:

- Kiến cánh vỡ tổ bay ra

Bão táp mưa sa gần tới.

- Muốn cho lúa nảy bông to

Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều.

Tục ngữ

Câu 3 (trang 7 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Tìm trong Chuyện bốn mùa :

a) 2 chữ bắt đầu bằng l, 2 chữ bắt đầu bằng n.

Trả lời:

- Chữ bắt đầu bằng l : là, lộc, làm, lửa, lại, lúc, lá.

- Chữ bắt đầu bằng n : nàng, nảy, nắng, nào,

b) 2 chữ có dấu hỏi, 2 chữ có dấu ngã.

Trả lời:

- Chữ có dấu hỏi : bảo, nảy, phải, nghỉ, bưởi, chỉ, chẳng, thủ thỉ, lửa, ngủ, mải, vẻ, ủ, để.

- Chữ có dấu ngã : cũng, cỗ, mỗi.
 
Bài đọc

Lá thư nhầm địa chỉ


Mai đang giúp mẹ treo tranh Tết, chợt nghe tiếng bác đưa thư:

- Nhà 58 có thư nhé!

Cầm phong thư trên tay, Mai ngạc nhiên:

- Mẹ ơi, nhà mình có ai tên là Tường không nhỉ?

Mẹ dừng tay:

- Nhà chỉ có ba người, làm gì có ai tên Tường nữa!

- Nhưng đúng là thư gửi cho nhà mình mà.

Mẹ cầm phong thư xem rồi bảo:

- Có lẽ người gửi đã ghi nhầm số nhà. Con đừng bóc thư, để trả lại bưu điện. À, hay là con đi hỏi bác Nga xem bác có biết ai là Tường không, chuyển giúp cho họ.

Cầm lá thư đi, Mai thầm mong bác tổ trưởng biết ông Tường để lá thư này không phải vòng về Hải Phòng xa xôi nữa.

HÀO MINH

- Bưu điện: cơ quan phụ trách việc chuyển thư, điện báo, điện thoại...

Nội dung bài: Không được xem trộm thư của người khác.

Câu 1 (trang 8 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Nhận được phong thư, Mai ngạc nhiên về điều gì ?

Em hãy đọc đoạn trò chuyện giữa Mai và mẹ sau khi nhận được phong thư.

Trả lời:

Nhận được phong thư, Mai ngạc nhiên vì trong gia đình không có ai tên là Tường mà bức thư lại gửi về đúng địa chỉ nhà mình.

Câu 2 (trang 8 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường ?

Thư từ là bí mật, là quyền riêng tư của mỗi người.

Trả lời:

Mẹ bảo Mai không được bóc thư của ông Tường vì như vậy là không lịch sự, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Câu 3 (trang 8 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Trên phong bì thư cần ghi những gì ? Ghi như vậy để làm gì ?

Trả lời:

Trên phong bì thư cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ người gửi thư và họ tên, địa chỉ người nhận thư.

Ghi như vậy để bưu điện biết cần chuyển thư đến ai, ở đâu.
 

Câu 1 (trang 8 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em hãy kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào.

Một năm có 4 mùa, mỗi mùa kéo dài 3 tháng

Trả lời:

Mùa xuânMùa hạMùa thuMùa đông
-Tháng giêng
-Tháng hai
-Tháng ba
-Tháng tư
-Tháng năm
-Tháng sáu
-Tháng bảy
-Tháng tám
-Tháng chín
-Tháng mười
-Tháng mười một
-Tháng mười hai
Câu 2 (trang 8 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà Đất trong bài Chuyện bốn mùa :

a) Cho trái ngọt hoa thơm

b) Làm cho cây lá tươi tốt

c) Nhắc cho học sinh nhớ ngày tựu trường

d) Ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi này lộc

e) Làm cho trời xanh cao

Trả lời:

Mùa xuânMùa hạMùa thuMùa đông
b) Làm cho cây lá tươi tốta) Cho trái ngọt hoa thơmc) Nhắc cho học sinh nhớ ngày tựu trường
e) Làm cho trời xanh cao
d) Ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi này lộc
Câu 3 (trang 8 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Trả lời các câu hỏi sau :

- Khi nào học sinh được nghỉ hè ?

Học sinh được nghỉ hè vào đầu tháng sáu.

- Khi nào học sinh tựu trường ?

Học sinh tựu trường vào mùa thu.

- Mẹ thường khen em khi nào ?

Mẹ thường khen khi em được điểm tốt.

- Ở trường, em vui nhất khi nào ?

Ở trường, em vui nhất là khi vui chơi cùng các bạn.
 
Bài đọc

Thư Trung thu

Mỗi năm, đến Tết Trung thu, Bác càng nhớ các cháu. Các cháu gửi thư cho Bác nhiều lắm. Bác rất vui. Nhưng vì Bác bận quá, không trả lời riêng cho từng cháu được. Nhân dịp Tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này :

Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh ?
Tính các cháu ngoan ngoãn,
Mặt các cháu xinh xinh.

Mong các cháu cố gắn
Thi đua học và hành.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình,
Để tham gia kháng chiến,
Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
Hôn các cháu

HỒ CHÍ MINH

- Trung thu : rằm tháng tám âm lịch, một ngày Tết của thiếu nhi.

- Thi đua : cùng nhau cố gắng làm việc, đạt kết quả tốt nhất.

- Hành : làm theo điều đã học.

- Kháng chiến : chiến đấu chống quân xâm lược.

- Hòa bình : yên vui, không có giặc

Nội dung bài : Cảm nhận được tình yêu của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam.

Câu 1 (trang 10 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai ?

Em hãy đọc câu đầu Bác viết trong bức thư.

Trả lời:

Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới các cháu nhi đồng.

Câu 2 (trang 10 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ?

Em hãy đọc những câu thơ đầu.

Trả lời:

Những câu thơ cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi :

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh ?

Câu 3 (trang 10 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Bác khuyên các em làm những điều gì ?

Trả lời:

Bác khuyên các em thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, làm những công việc vừa sức để sau này tham gia kháng chiến, gìn giữ hòa bình, xứng đáng là cháu Bác Hồ Chí Minh.
 

Câu 1 (trang 11 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Nghe – viết : Thư Trung thu ( 12 dòng thơ trong bài)

Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh ?
Tính các cháu ngoan ngoãn,
Mặt các cháu xinh xinh.

Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình,

Để tham gia kháng chiến,
Để gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.

? Bài thơ của Bác có những từ xưng hô nào?

Trả lời:

Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô: Bác , các cháu

? Những từ nào trong bài phải viết hoa :

Trả lời:

+ Viết hoa tên riêng : Bác Hồ Chí Minh, Bác

+ Viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ : Ai, Bằng, Tính, Mặt, Mong, Thi, Tuổi, Tùy, Để, Các, Cháu.

Câu 2 (trang 11 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Viết tên các vật :

a) Chữ l hay chữ n ?

Trả lời:

1. chiếc lá

2. quả na

3. cuộn len

4. chiếc nón

b) Dấu hỏi hay dấu ngã ?

Trả lời:

5. cái tủ

6. khúc gỗ

7. cửa sổ

8. con muỗi

Câu 3 (trang 11 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

Trả lời:

a)

- (lặng, nặng) : lặng lẽ, nặng nề

- (lo, no) : lo lắng, đói no

b)

- (đổ, đỗ) : thi đỗ, đổ rác

- (giả, giã) : giả vờ (đò), giã gạo
 

Câu 1 (trang 12 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Theo em, các bạn học sinh trong hai bức tranh dưới đây sẽ đáp lại thế nào ?

Em đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu với thái độ lịch sự, lễ phép, niềm nở.

Tiếng Việt lớp 2 Tập làm văn: Đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu | Hay nhất Giải bài tập Tiếng Việt 2

Trả lời:

Tranh 1 :

- Chào các em !

- Chúng em chào chị ạ.

Tranh 2 :

- Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách Sao của các em.

- Thế thì thích quá ! Chúng em mời chị vào lớp em ạ.

Câu 2 (trang 12 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Có một người lạ đến thăm nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu :”Chú là bạn của bố cháu. Chú đến thăm bố mẹ cháu”. Em sẽ nói thế nào :

Trả lời:

a) Nếu bố mẹ em có nhà ?

- Cháu chào chú. Bố mẹ cháu đang ở nhà, cháu mời chú vào nhà ạ.

b) Nếu bố mẹ em đi vắng ?

- Cháu chào chú. Bố mẹ cháu không có ở nhà. Chú có điều gì nhắn lại không ạ ?

Câu 3 (trang 12 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2): Viết lời đáp của Nam vào vở :

Em hãy đóng vai bạn Nam và đáp lại với thái độ lễ phép.

Trả lời:

- Chào cháu.

- Cháu chào cô ạ. Cô muốn hỏi ai ạ ?

- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ?

- Vâng, cháu là Nam đây ạ.

- Tốt quá, cô là mẹ bạn Sơn đây.

- Thế ạ ? Cháu mời cô vào nhà cháu chơi ạ.

- Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.
 

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.