Mạng xã hội Văn học trẻ

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

  • Tuyển dụng công ty Samsung Quận 9
  • Thực tập sinh chứng từ xuất nhập khẩu TPHCM
  • Tìm việc làm Quận 1 chợ tốt
Tư duy phản biện không tốt không chỉ làm cho bạn rối loạn khi tìm cách giải quyết vấn đề, nó còn làm tổn hại hình ảnh của bạn trong mắt mọi người. Rất mừng là CareerViet có thể chỉ bạn cách cải thiện.

Việc chúng ta đánh giá sự việc, con người ngay từ cái nhìn đầu tiên, bất kể bằng chứng là gì không phải là không phổ biến. Đơn giản là chúng ta để cảm tính quyết định thay vì lý trí khách quan, đặc biệt nếu có thiên kiến sẵn trước đó. Nói cách khác, những trường hợp như vậy thường xảy ra với những người bị yếu về tư duy phản biện. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào tình trạng tự tin thái quá, không nhận thức được tình trạng thực tế của bản thân hoặc công việc.

Tư duy phản biện thêm xịn nhờ 3 thói quen

Tư duy logic giúp bạn tìm ra nhiều sự lựa chọn hơn trong cuộc sống

3 thói quen mà bạn nên rèn đi rèn lại dưới đây có thể giúp bạn mài sắc suy nghĩ và nâng cao năng lực nhận thức của bản thân.

1. Đặt câu hỏi giả định

Các quyết định sai lầm thường bắt nguồn từ niềm tin/giả thiết sai lầm. Vì vậy, để có cái nhìn khách quan và toàn diện, hãy thử đặt các câu hỏi giả định cho tình huống mà bạn gặp phải. Thao tác này đặc biệt có ích trong những tình huống khó khăn, đòi hỏi bạn phải quyết định biện pháp an toàn nhất.
Công thức đặt câu hỏi kinh điển mà bạn có thể áp dụng là: Ai - Cái gì - Tại sao - Như thế nào - Để làm gì? Ví dụ, bạn thấy doanh thu sụt giảm ở một cửa hàng, câu hỏi là: Cần hỏi ai để nắm rõ tình hình? Mặt hàng nào bị sụt giảm, mặt hàng nào vẫn hiệu quả? Tại sao lại có diễn biến như thế? Sự sụt giảm đã diễn ra như thế nào? Biện pháp trước mắt và lâu dài là gì, nhằm mục đích gì?
Một cách khác để đặt câu hỏi là tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Ví dụ: Nếu khách hàng thay đổi thói quen, chúng ta có thể làm gì? Nếu các nhà cung ứng ngừng hợp tác thì sao? Nếu tôi là khách hàng, tôi sẽ cần những mặt hàng thay thế nào?
Những loại câu hỏi này giúp bạn có được những quan điểm mới và tạo thói quen suy nghĩ đa chiều.

2. Tư duy logic

Không có tư duy logic thì không sử dụng được luận cứ để phát triển luận điểm phù hợp cho riêng mình.
Vì vậy, khi xảy ra một sự việc cần giải quyết, bạn cần phải đưa ra các đánh giá dựa trên một số dữ liệu nhất định. Hãy tự hỏi bản thân: đã xem xét hết các số liệu quan trọng, cần thiết trước khi đưa ra đánh giá chưa? Tất cả các thông tin đã được kết hợp một cách phù hợp để đưa ra kết luận chưa?
Nhận thức được những sai lầm phổ biến cũng có thể cho phép bạn suy nghĩ logic hơn. Ví dụ: mọi người thường có lối suy nghĩ tuyến tính, rằng sự việc B xảy ra sau sự việc A, có nghĩa B là do A gây ra.
Vì vậy, nếu doanh số bán một sản phẩm tăng lên là vì bạn đã thực hiện chiến dịch truyền thông về nó trước đó, thì bạn cần phải có các dữ kiện chứng minh điều đó là đúng thay vì mặc định đó là nguyên nhân duy nhất.
Tư duy phản biện thêm xịn nhờ 3 thói quen

Chấp nhận quan điểm trái chiều từ đồng nghiệp giúp bạn học hỏi nhiều hơn

3. Đa dạng hóa lối tư duy

Mỗi người là một thế giới riêng với kinh nghiệm, cái nhìn khác nhau, nhưng đồng thời mọi người cũng dễ bị “tư duy tập thể”. Tức là nhiều người trong một nhóm có điểm chung (chung dự án, chung quá trình làm việc, chung phông văn hóa, hiểu biết…) sẽ dễ đưa ra kết luận giống nhau. Ví dụ dễ thấy là các thuật toán trên mạng xã hội hiển thị cho chúng ta những thứ phù hợp với niềm tin của chúng ta, và vì vậy đang ‘nhóm’ những người có chung sở thích, mối quan tâm, quan điểm lại với nhau, khiến mạng lưới quan hệ của mỗi người trở nên khu biệt thay vì đa dạng.
Vì vậy, khi ở cạnh những người giống mình, hãy thử tìm hiểu xem họ có những quan điểm khác với mình không. Mặt khác, phá vỡ mạng lưới/tầm hiểu biết khu biệt mà bạn đang có. Ví dụ: bạn làm việc trong lĩnh vực kinh tế, hãy làm quen và nói chuyện nhiều hơn với những người làm về văn hóa xã hội. Nếu bạn trước đây chỉ quan tâm thể thao, hãy thử tham gia các sự kiện nghệ thuật. Rèn luyện bản thân theo cách này sẽ giúp bạn thoát khỏi lối suy nghĩ thông thường và có được những hiểu biết phong phú hơn.
Đồng thời, để mở rộng tư duy của chính mình, hãy tạo điều kiện cho mọi người cơ hội đưa ra ý kiến của họ một cách độc lập mà không bị ảnh hưởng bởi nhóm. Nếu bạn muốn xin ý kiến nhóm, đừng vội nêu ra quan điểm, mong muốn, hình dung của mình. Điều này giúp mọi người cởi mở đóng góp ý kiến hơn.
Trên đây chỉ là 3 nguyên tắc để tạo nên tư duy logic, nhưng không phải ai cũng có thể biến chúng thành thói quen và duy trì chúng trong suốt sự nghiệp. Nhưng cuộc đời là chuỗi ngày học hỏi, và xây dựng được tư duy phản biện giúp bạn học hỏi tốt hơn, cũng như ứng dụng được vào công việc nhiều hơn khi suy nghĩ thông minh.

Ảnh: Pexels
Thêm
Tư duy phản biện thêm xịn nhờ 3 thói quen
75
0
0
Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp mà nhiều người muốn đạt được là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn "điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể. Cùng CareerViet theo dõi nội dung sau nhé!

Thu phục nhân tâm - Tuyệt kỹ quản lý nhân sự

LÀM NGHỀ NHÂN SỰ LÀ LÀM NGHỀ THU PHỤC LÒNG NGƯỜI

Đa số nhầm lẫn rằng, nghề Nhân sự hay Quản trị nhân sự chỉ dừng lại ở việc tuyển dụng, thủ tục giấy tờ cho người đi kẻ ở. Nghề Nhân sự đâu chỉ gói gọn ở phòng ban Nhân sự và thu phục nhân tâm đâu phải tuyển đúng người là xong. Cứ ví như doanh nghiệp là một bộ máy, để vận hành trơn tru hiệu quả, cần đảm bảo những bánh răng luôn xoay chuyển và có một sự liên kết giữa chúng. Điều này, cũng chính là trách nhiệm của người lãnh đạo, của Nhân sự, của những người “có nghề nhân sự”.

Thu phục nhân tâm trong quản trị Nhân sự cũng rất giống với việc phát triển 3 chữ T trong sự nghiệp quản lý. Đòi hỏi việc thấu hiểu, tương tác, hỗ trợ nhân viên bằng Tâm. Xác định, nhận biết sự phù hợp bằng cái Tầm. Kết hợp cùng cái Tài để giao đúng người, đúng việc.

TÀI SẢN CỦA MỘT DOANH NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ NHÂN TÀI, MÀ LÀ “NHÂN TÀI PHÙ HỢP”

Con người là nhân tố cốt lõi của doanh nghiệp (cho đến khi AI có thể thay đổi toàn bộ hoạt động của con người). Doanh nghiệp khỏe là một doanh nghiệp biết chú trọng phát triển nội lực. Mà nội lực đôi khi cần phải “kích hoạt” mới mạnh, chỉ có người giỏi thu phục, giỏi chiêu mộ mới có thể thấy và làm được. Vài người đến các Hội nghị góp mặt rồi về, nhưng có người đến để kết nối, lúc thấy phù hợp thì mời về thành “tài sản” cho doanh nghiệp ngay. Cũng hay! Thu phục nhân tài, vô tình mà hữu ý.

"NHÂN SỰ KẾ THỪA” – SỨC MẠNH CỦA MỘT BÓ ĐŨA

Câu chuyện bó đũa nói về tinh thần đoàn kết anh em, nếu ướm vào quản trị doanh nghiệp lại còn sâu sắc hơn. Doanh nghiệp như một đại gia đình nhiều thế hệ chung sống, nếu không xây dựng được đội ngũ kế thừa thì bó đũa đó sẽ dần dần yếu và mục đi.

“Bán nước miếng” không phải MC đâu (đùa), mà là khả năng lãnh đạo nhân sự tài giỏi. Những người này biết cách truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả, nói gì cũng hay, nói gì cũng phải, thổi hồn vào doanh nghiệp, thúc đẩy được trên dưới cùng chung chí hướng. Tuy vậy, việc tìm kiếm nhân tài trẻ để thu phục ngay từ đầu không phải là điều dễ dàng. Nên người có “nghề” sẽ có cách chọn được người gần đúng nhất, sau đó dùng kỹ nghệ này mà thu phục. Có người cũng trật đường rây rồi rời bỏ, nhưng có làm sao! “Nhân tài phù hợp” mà, đôi khi họ hết phù hợp rồi thì phải hoan hỉ cho đi.

Để thấu hiểu tại sao thu phục nhân tâm luôn là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật quản trị, ắt hẳn phải trải qua nhiều giai đoạn sự nghiệp, nhiều giai đoạn quản lý mới hiểu rõ nhất trong bối cảnh nào, cần người như thế nào. Đạt được sự cân đối, không thừa, không thiếu, không sai một lời. Có như vậy mới thu phục nhân tâm mà không sai sót.

KIM
Thêm
Thu phục nhân tâm - Tuyệt kỹ quản lý nhân sự nhất định không nên bỏ qua
58
0
0
Top