Mạng xã hội Văn học trẻ

GỢI Ý MỞ BÀI 1:

Từng có một “Đồng chí” của Chính Hữu với những người đồng đội “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", từng có một “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi với lời hào hùng vang vọng: “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!", và cũng từng có một “Tây Tiến" của Quang Dũng đã để lại nhiều dư đọng khó quên trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Phải chăng, những vần thơ yêu nước ấy đã mang theo sức mạnh của một binh đoàn trong chặng đường đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước? Để rồi trên từng câu thơ trong khổ một/ba “Tây Tiến", người đọc hôm nay đã gửi từng bước chân mình dõi theo “binh đoàn” ấy, cảm phục và kính trọng lòng yêu nước nhiệt thành, trái tim dũng cảm của người chiến sĩ trên hành trình tiến về miền Tây khắc nghiệt, hùng vĩ, gian khổ và khó nhọc...

GỢI Ý KẾT BÀI 1:

Nghĩ về tiểu thuyết “Mưa đỏ” của nhà văn Chu Lai, tôi vẫn nhớ một câu hỏi của nhân vật Cường trong lá thư gửi mẹ: “Khi còn sống, bố đã có lần nói với con, không ai sinh ra đã là anh hùng phải không mẹ? Anh hùng cũng sợ chết, thậm chí là sợ chết nhất, nhưng nếu biết vượt qua được nỗi sợ chết thì là anh hùng". Có lẽ, những người chiến sĩ “Tây Tiến" trên chặng đường tiến về miền Tây sơn cước thật kiêu hùng, anh dũng và can trường ấy chính lại là chặng đường của người anh hùng sẵn sàng xông pha trận mạc. Họ là những người anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, họ đã từ “lòng tự trọng, sự hận thù cái ác" (Chu Lai) để tiến lên phía trước và hết lòng giành lại độc lập cho Tổ quốc. Hôm nay, trong dáng vẻ của hòa bình, những người trẻ như tôi vẫn luôn nhớ về “Tây Tiến" của Quang Dũng, để từng sợi thương sợi nhớ nơi vần thơ ông luôn dát tỏa dạt dào trong thành trì của trái tim, nhắc nhớ mỗi người biết ơn những người chiến sĩ -“những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng" đã ngã xuống vì chúng ta và trách nhiệm của thế hệ thanh niên với đất nước và dân tộc Việt Nam kiên cường:

“Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm"

(Ngày về, Chính Hữu)
Thêm
199
0
1
Những bài đăng của em đều thiếu đoạn mô tả. Đoạn này có vai trò giới thiệu vắn tắt giúp đỡ người đọc định hình được nội dung bài hướng về điều gì. Em tìm hiểu đoạn mô tả và chú ý kĩ năng này, bởi >60% bài viết được đọc tiếp do đoạn mô tả.

Và thêm nữa, tiêu đề em đặt cũng không đạt. Người làm nội dung thì ý có thể sao y nhưng lời phải khác biệt. Em dành vài phút là suy nghĩ dc cái tiêu đề mới thôi.

Dưới là ví dụ dạng bài em hay đăng, đoạn mở đầu lấy luôn đề và nó được trình bày liền mạch. Em đọc các báo thấy đoạn mô tả đc làm rất kĩ ko?

Screenshot_20241028_194811_Chrome.jpg
 
Viết trả lời...
Người thầy giáo già hài lòng vì học trò cũ của mình dẫu ngồi trên ngai vàng vẫn không quên cội gốc. Cái cội gốc đó là gì? Xin thưa đó là đạo lý muôn đời nay của người Việt, của dân tộc Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “Không thầy đố mày làm nên", "Trọng thầy mới được làm thầy"; "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"...

Chuyện kể rằng đời nhà Đường Trung Quốc có nhà sư tên là Tề Kỳ làm thơ hay, nhất là các bài về hoa mai. Đặc biệt bài thơ Vịnh hoa mai (Mai Thi), rất nổi tiếng được nhiều người biết đến: “Vạn thủy đồng dục thiết / Cô căn noãn độc hồi/ Tiên thân thâm tuyết lý/ Tạc dạ sổ chi mai. Dịch là: “Băng giá hàng vạn mầm cây theo nhau tàn lụi, chỉ có gốc mai sống lại trong một chỗ tuyết dày đặc. Đêm hôm qua lại có mấy cảnh mai nở".

Bài thơ đến với Trịnh Cốc. Cốc vụng làm thơ, nhưng trồng mai và chơi mai rất sành điệu. Cốc bảo: "Tại sao lại “Tạc dạ sổ chi mai". Nên sửa chữ "sổ" thành chữ nhất (theo nghĩa tiếng Hán, số là nhiều, nhất là một) “Tạc dạ nhất chi mai"- đêm hôm qua chỉ có một nhành mai nở".

Theo Trịnh Cốc, một nhành mai giàu sức sống, hàm ý bật dậy của thiên nhiên trước cõi chết. Ý đến tai Tê Kỳ. Kỳ thán phục lắm, xin đến hầu chuyện Trịnh Cốc và quỳ xuống xem Cốc là: “Nhất tự vi sư" - ông thầy dạy cho mình một chữ.

Giai thoại đó khi sang đến đất Việt, vốn đất nước có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, người Việt Nam tiếp thu văn hóa thế giới bằng cách chiết xuất, thúc đẩy và kiểm tỏa lấy phần tinh hoa, rồi qua hệ thống lăng kính bằng chính bản sắc văn hóa dân tộc khúc xạ, gạn lọc khiến phần tinh hoa ấy được tỏa sáng phong phú và tỉnh hoa thêm.

Chính vì vậy, từ câu nói “nhất tự vi sư" người Việt Nam nâng lên thành quan niệm "nhất tự vi sư, bán tự vi sư, một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, với hàm ý khẳng định truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, tôn kính, quý trọng người thầy giáo. Khẳng định thái độ trách nhiệm của xã hội, của người trò đối với người thầy, dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ vẫn là thầy của mình.

Mặt khác, câu nói trên còn mang một ý nghĩa cao hơn, nó đòi hỏi ở những người làm nghề giáo dục cái đạo làm thầy, phải có trách nhiệm trước các sự dạy. Dù chỉ dạy một chữ hay nửa chữ đi nữa cũng phải luôn nhớ mình là thầy, dạy cho tường, cho tỏ, chưa biết thì không nói, sự học là vô cùng. Câu nói không chỉ đặt ra cho người thấy về nội dung giảng dạy mà còn cả về nhân cách làm thầy.

Người thầy được xã hội tôn vinh là thế, trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy là thế và hết sức nặng nề. Học không ngừng, người thầy cũng phải không ngừng tự làm mới mình, để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày mỗi khác theo đà tiến bộ của văn hoá xã hội và khoa học kỹ thuật.
Thêm
  • Like
Reactions: Thích Văn Học
117
1
0
Viết trả lời...
* Xác định vấn đề nghị luận: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo" trong xã hội hiện nay.

* Triển khai luận điểm:

- Tôn sư trọng đạo là gì?

+ Tôn sư (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng, đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người).

=> Tôn sư trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội.....

- Mỗi người học sinh đều phải biết tôn sư trọng đạo, bởi thấy có là người trao truyền cho ta tri thức để sau này làm người có ích. Thầy cô dạy cho ta những bài học, mở ra chân trời tri thức cho ta từng bước khám phá, lĩnh hội và nâng bước ta trên hành trình hoàn thiện nhân cách mỗi cá nhân. Trong sự giáo dục ấy, khi theo đuổi nghiêm túc, thấm nhuần từng lời dạy, ta sẽ từng bước thành công và trở thành người có ích cho xã hội.

- Thế nhưng, trong xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, đã có một số học sinh không tôn trọng thầy cô giáo, có thái độ vô lễ với thầy cô. Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong văn hóa ứng xử của học sinh với giáo viên. Thậm chỉ có học sinh sẵn sảng chửi bới, hành hung giáo viên.
=> Đây là thực trạng hết sức đáng buồn và đáng báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh, bắt nguồn bởi nhiều nguyên nhân. Từ việc cha mẹ quá yêu chiều con, mải mê kiếm tiền mà quên đi nhiệm vụ giáo dục, đến việc nhà trường quả tập trung giáo dục tri thức mà giảm nhẹ phản giáo dục nhân cách cho học sinh.

- Vì thế, cha mẹ cần có sự phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái. Giáo viên cần nghiêm khắc với những sai phạm của học sinh, ngoài ra còn phải có tấm lòng đỏ lượng, khoan dung, biết động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ (dù nhỏ) của học trò. Bản thân mỗi học sinh cần ý thức được lễ nghĩa, chừng mực cần có, sự tôn trọng - kính trọng dành cho mỗi giáo viên dạy mình. Đó chính là bước chân vững chắc trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
Thêm
248
2
1
Oh, chào em. Vậy là hôm nay em đã đăng bài rồi. Tuy kiến thức ổn nhưng văn phong, trình bày như này chưa chuẩn người viết lách đâu nhé.

Mai cuối tuần Admin hướng dẫn thêm.
 
Viết trả lời...
Nếu bạn đang tìm một bệnh nhân ung thư có câu chuyện xé lòng, một hoàn cảnh ngặt nghèo để hỗ trợ ư? Vậy bạn tìm sai chỗ rồi. Tôi ung thư, buồn thật, nhưng với tôi, nó giống một thách thức phải vượt qua hơn là sự bất hạnh...", đó là câu chuyện về người mẹ đơn thân bị ung thư khiến ta phải thay đổi cách nhìn về cuộc sống. Với chị, ung thư chưa bao giờ là rào cản khiến cuộc sống của chị phải dừng lại. Chị tên là Bùi Thị Thủy, một bệnh nhân bị ung thư vú, khi phát hiện bệnh chỉ vừa chạm mốc 32 tuổi. Cũng giống như bao người, chị đã từng òa khóc khi bị "tuyên án tử hình ở độ tuổi đang khỏe mạnh và xinh đẹp nhất. Nhưng chính cậu con trai - tài sản lớn nhất trong cuộc đời chị đã giúp chị đứng dậy, nhìn nhận ung thư như một sự thử thách và vượt qua nó để sống, bởi với chị lựa chọn duy nhất lúc này là sống sót. Đứng trước nghịch cảnh, điều chị chọn vẫn luôn là can đảm đối mặt và trân trọng từng khoảnh khắc mình đang có, chị đã thật sự cảm nhận hạnh phúc theo cách của riêng mình.

Mỗi năm, khi đông lạnh của tháng 12 về trên mọi nẻo đường, khi không khí Giáng sinh đã tràn ngập khắp các con phố, người ta lại vui vẻ nhớ đến hình ảnh chiếc xe Giáng sinh năm nào của anh Trần Mạnh Tuấn. Anh không có nhà, cũng không có cửa hàng, cây thông Noel lại càng không, nhưng anh có chiếc xe rác "dã chiến" của mình - nhiều năm là người bạn đồng hành của anh ở Sài Gòn. Anh Tuấn đã trang trí cho chiếc xe thu gom rác của mình một vẻ ngoài rực rỡ, anh chia sẻ: Tất cả những đồ trang trị này đều là đồ mà người ta vứt đi, không dùng tới, mỗi lần thu gom rác xong, về điểm tập kết, anh lại soạn ra những đồ vật nào còn dùng được thì giữ lại để treo vào xe cho... đẹp. Chiếc xe rác chở đầy không khí Giáng Sinh chạy bon bon trên đường phố Sài Gòn với nhạc, với đèn, hoa và dây kim tuyến. Đó là cách mà anh công nhân ấy đã đón Giáng Sinh, rất đặc biệt, rất yêu đời, chắt chiu góp nhặt từng chút niềm vui và hạnh phúc ở bên mình.

Họ, những con người đến từ những mảnh đất khác nhau, có những hoàn cảnh, số phận riêng. Nhưng chúng ta cảm ơn họ bởi nhờ họ mà cuộc sống vốn lắm những xô bỏ bỗng trở nên thật đẹp, thật ý nghĩa, bởi từ những câu chuyện như thế, ta lại càng biết quý trọng từng giọt mật hạnh phúc trong cuộc sống xô bồ này.

Vậy nên các bạn này,

Thật ra trong nhiều giây phút của cuộc đời, đứng trước bao lần vấp ngã, bất như ý, nụ cười của chúng ta, niềm vui hay bình yên của chúng ta đều không còn hiện hữu nữa, hay nói đúng hơn là chúng ta không còn tha thiết để cười, không cảm thấy mình đủ sức để gượng dậy.

Thật ra trong nhiều hoàn cảnh, chúng ta cảm thấy mình thật cô độc, có có gắng mấy thì hạnh phúc vẫn rất xa vời, ta không với tới.

Có nhiều khi, ta tự hỏi bản thân mình sao thiếu may mắn, sao quá thiệt thòi và chịu nhiều bất công, sao trở thành điều thừa thãi trong cuộc sống khi muôn vàn khó khăn, bất trắc hay tổn thương đều đến và bắt ta phải chịu đựng nó.

Nhưng cũng có những lúc...

Cũng có những lúc ta cảm thấy mình cũng có thể cười trước nụ cười của một người xa lạ nào đó, trước lời công nhận, lời khen của một ai đó trên đường đời ta đi.

Cũng có những lúc, một món ngon mẹ nấu, một khoảnh khắc đầm ấm của gia đình cũng khiến ta nhận ra giá trị của yêu thương vẫn luôn hiện hữu.

Cũng có những lúc, khi đọc một trang sách hay, bắt gặp và giúp đỡ một người đang khó khăn, chạy xe trên đường thênh thang dưới tán cây xanh mát và mái vòm trời cao xa kia, ta nhận ra bầu trời này rộng lớn là thế, làm sao không có nơi nương trú cho mảnh tâm hồn vụn vỡ của ta, làm sao không có khoảnh khắc khiến ta thật sự hạnh phúc...

Vậy cho nên, "Chúng ta không cười vì chúng ta hạnh phúc, chúng ta hạnh phúc vì chúng ta cười" (William James). Hạnh phúc là khi ta thực sự mở lòng ra để đón nhận từng chỉ chút yêu dấu đang đi qua cuộc đời, không xem nhẹ, không lướt qua, không xem nó là hiển nhiên. Khi ta trân trọng mỗi ngày còn được nhìn thấy ánh mặt trời buổi bình minh, là khi ta còn luôn có thể hạnh phúc.
Thêm
172
0
0
Viết trả lời...
* Xác định vấn đề nghị luận: Cách vượt qua giới hạn của thời gian.

* Triển khai luận điểm:

- Thời gian của vũ trụ luôn luôn tuần hoàn, bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông đều luân chuyển, nhưng thời gian của con người lại vô cùng hữu hạn, một khi đã qua sẽ không thể trở về được nữa.

- Dòng chảy của thời gian mang tính chất quy luật. Năm tháng trôi nhanh, đời người ngắn ngủi. Do đó, cần có cách nhìn tích cực và nỗ lực vượt qua giới hạn của thời gian: Đứng trước sự chảy trôi vô cùng vô tận của thời gian, mỗi chúng ta cần bình tâm nhìn nhận, cảm nhận cuộc đời bằng góc nhìn tích cực, không lãng phí từng khoảnh khắc vào những điều tiêu cực, thiếu lành mạnh. Khi cố gắng và nỗ lực trọn vẹn từng giây phút, ta sẽ nhận ra từng ngày trôi qua thật đáng giá và trọn vẹn, thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.

Cần nhận thức được sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian, từ đó có ý thức quý trọng từng phút giây, sử dụng quỹ thời gian một cách hữu ích, ý nghĩa: Quỹ thời gian của mỗi người đều có hạn, ta không thể vừa muốn sống buông thả, tuỳ ý và vừa mong mình có thể chinh phục con đường thành công như ý. Ta chỉ có thể học cách nhìn nhận sáng suốt, lựa chọn cách sống phù hợp, giúp ích cho bản thân trên đường đời hữu hạn này.

Nỗ lực sống hết mình, sống say mê và mãnh liệt trong từng phút giây; mở lòng yêu thương, gìn giữ những thời khắc đẹp trong cuộc đời: Bước ra khỏi những u buồn, tâm tối, không oán hận, không thủ hằn, mỗi người sẽ nhận ra cuộc đời thật sự tươi đẹp và đáng sống. Ta cản trân trọng những yêu thương bên cạnh mình, mở lòng sẻ chia, cho đi cùng người xung quanh, lan toả những điều tích cực và không ngừng vươn lên, thực hiện hoài bão của chính mình.

Đời người ngắn ngủi, kiếp người truân chuyên, mỗi chúng ta không tránh khỏi những giờ phút buông trôi bản thân mình, tiêu khiển "giết" thời gian khi quá chán nản, buồn bực trước bao điều không như ý. Đó là cũng là cách một số người đã chọn "tồn tại" ngày qua ngày, không cố gắng vì một cuộc sống đúng nghĩa. Nhưng song song đó, nếu lúc nào ta cũng ám ảnh về sự hữu hạn của thời gian, ta dễ sa vào guồng quay nhanh chóng mà bỏ qua sự tận hưởng chậm rãi, từ tốn từ điều nhỏ nhật, bình yên của cuộc đời.
Thêm
180
0
0
Viết trả lời...
MỞ BÀI:
Ta nhớ lời thơ Tố Hữu trong "Bác ơi" thật tha thiết và cảm động

"Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước...."
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều"​

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao thời gian ngân vang, mỗi người Việt Nam hôm nay đều nhớ về vị Cha già kính yêu của dân tộc bằng tất cả lòng kính trọng, thương quý và biết ơn vô ngần bời tấm lòng mà Bác Hồ đã dành cho đất nước thân yêu. Năm 1922, khi gặp Anbe Xarô - Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại, Bác Hồ đã từng khẳng định nhất quán rằng: "Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập". Qua bao nhiêu trắc trở và gian khó, sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2-9-1945, trước gần một triệu nhân dân thủ đô Hà Nội đại diện cho hơn 20 triệu đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và đến hôm nay, "áng hùng văn lập quốc vĩ đại ấy vẫn in sâu vào lòng mỗi người dân nước Việt - như một dấu triện bền màu đủ qua bao tháng năm.

KẾT BÀI:

Có những năm tháng đã lùi xa vào quá vãng ngày xưa, những bút tích theo thời gian đã phôi phai, mòn mỏi thế nhưng cũng có những giây phút, những kí ức thiêng liêng đã in hằn vào tâm khảm như hình ảnh Bác đứng trên quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bảy mươi bảy năm kể từ ngày tháng xúc động ấy, "Tuyên ngôn độc lập" vẫn còn đó, vẹn nguyên cùng với thời gian về cả giá trị và sức sống lâu bền. Quốc khánh năm 2022, thế hệ học sinh chúng con đứng dưới ngọn cờ đỏ thấm, ngắm nhìn cò hoa tung bay mà nhớ về Bác cùng ý thức trách nhiệm của một công dân thực sự trưởng thành, lòng khắc ghi trang viết đã trở thành lịch sử non sông và không ngừng phấn đấu, nỗ lực để cống hiến giá trị của mình xây dựng quê hương, đất nước.

"Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dài Trường Sơn​

(Bác ơi, Tố Hữu)
Thêm
189
0
0
Viết trả lời...
Tuổi trẻ - quãng thanh xuân thanh thuần nhất nhưng cũng thăng trầm nhất, bởi những vụng dại, đơn thuần đến vô tư giữa bao sóng gió, trầm ai. Đắm mình trong quãng thời gian sức sống nhất, tươi xanh nhất của cuộc đời như thế, ta tự hỏi, có phải mỗi người đều sẽ học được cách trân trọng và "khai thác" tròn vẹn tuổi trẻ của mình? Ta nhận ra có vô vàn những điều cần làm khi ta còn trẻ, ta hiểu rằng mình phải đón lấy món quà tuyệt với ấy của tạo hoá một cách thật trân trọng. Bởi lẽ, “Tư thái của người trẻ tuổi khỉ nổ lực hướng về một mục tiêu nào đó, là tư thế mạnh mẽ nhất, mới mẻ nhất, tươi đẹp nhất. Trên thế giới không tìm được điều gì đẹp đẽ hơn đấu tranh gian khổ của tuổi trẻ". Trong những năm tháng rực rỡ này, mỗi người trẻ hãy cố gắng nỗ lực thật hết lòng, thật nhiệt huyết, hãy rèn luyện và không ngừng nâng cấp bản thân bằng quá trình chủ động học hỏi, khám phá, trải nghiệm tử học tập đến đời sống xung quanh. Đừng chỉ đóng khung chính mình trong vòng giới hạn chật hẹp, ta cần mạnh dạn bứt phá ra từng vây kín về hiểu biết, nhận thức và hành động của bản thân, từ việc nắm bắt những cơ hội, sống có mục tiêu và từng bước trau dồi bằng thói quen lành mạnh, kỉ luật như đọc thêm nhiều sách bảo hay, tìm tòi những vùng trời tri thức mới về các lĩnh vực qua các kênh thông tin, học thêm ngôn ngữ mới, lắng nghe và cảm nhận nhiều hơn về cuộc sống quanh mình. Người ta thường nói: "Nếu tuổi trẻ không phát ra ánh sáng rực rỡ, mọi thứ sẽ mất đi sức hút". Tôi đã bắt gặp "sức hút ấy trong hành trình mà hai cô gái du học sinh cùng các kênh YouTube nói tiếng của mình đã và đang truyền cảm hứng đến người trẻ hôm nay. Từ cô nàng Thạch Trang - du học sinh tại Đức sinh năm 1998 với kênh “My20s” hơn 500.000 người đăng kí - "cuốn nhật ký" tuổi thanh xuân với rất nhiều kinh nghiệm về chủ đề du học, những hướng dẫn bổ ích về cuộc sống tự lập khi học xa nhà; đến cô bạn Hà Trang sinh năm 2000 - du học sinh Hàn Quốc với kênh "Meichan" chia sẻ các phương pháp học tiếng Anh, tiếng Hàn và cuộc sống thường ngày tại Hàn Quốc. Đó chính là những người trẻ tài năng, sáng tạo và trân trọng tối đa từng ngày "được trẻ", "được khoẻ" và được "cháy" hết mình của bản thân. Vì vậy, hãy luôn lí trí, tỉnh táo trong tuổi thanh xuân này, vạch ra kế hoạch cho bản thân, cho những điều cần phải làm để hoàn thiện từng ngày, các bạn nhé bởi chính William James cũng đã phải bật thốt lên rằng: "Giá như giới trẻ nhạn ra học sẽ sớm trở thành một mớ thói quen di động nhanh như thế nào, họ sẽ cẩn thận hơn trong hành động của mình khi vẫn còn là chất dẻo".
Thêm
239
0
0
Viết trả lời...