Mạng xã hội Văn học trẻ

Đầu tháng 3,

Thời tiết Hội An như đang dùng dằng giữa xuân và hạ. Ban ngày trời đổ xuống cái nắng vàng ươm, chạm vào da thấy hơi oi bức, nhưng tờ mờ tối chạy xe ngang phố mới thấy gió lùa bên kẽ tai nghe sao lành lạnh, se se.

Cái Tết cổ truyền vừa qua vẫn lưu lại nhiều dấu vết khiến ta hoài niệm, chẳng hạn như màu đỏ của những câu đối mà ta chưa vội gỡ xuống, hay màu vàng của những nụ hoa mai nở muộn trong cái nắng giao mùa. Có chăng, cây cỏ đã trở nên xanh um và cứng cáp, không còn cái màu xanh mơn mởn non nớt như hồi đầu tết, đầu xuân.

DEDBA1BE-3B16-4D59-BA25-0B733410A7CD.jpeg


Người đi ngang phố, đi thành đường. Mùa đi ngang phố, để lại những nỗi niềm tinh tế mà chỉ khi tâm ta lặng lại, đôi chân ta bước chậm lại, ta mới cảm nhận được rõ ràng.

Ta dành cho bản thân mình những phút thảnh thơi trong ngày, dù là hiếm hoi, để ta không phải ôm tiếc nuối khi một hôm ngẩng đầu lên nhìn ra cửa sổ, mới chợt phát hiện ra một mùa nữa đã đi ngang qua phố, phố đã thay màu, cỏ cây thay lá.

Mùa đi ngang phố không người
Người ôm tiếc nuối gượng cười cùng mây
Gió sượt đôi má hây hây
Nghe trong hương gió chất đầy ưu tư…
Thêm
2K
5
7
Viết trả lời...
Anh sẽ về nơi phố Hội cùng em
Để được ngắm Hoài Giang êm sóng vỗ
Theo con sóng thuyền tình về bến đỗ
Ru lòng ta theo gió nhẹ len chiều.

Anh sẽ về nơi phố Hội tịch liêu
Ghé Trần Phú để nghe nhiều câu chuyện
Chùa Cầu đó hiển linh anh sẽ viếng
Thăm phố xưa nỗi tiếng ở quê mình.

Anh sẽ về nơi phố Hội lung linh
Đèn lồng đỏ vẫn ru tình êm ấm
Rêu phong phủ màu thời gian in đậm
Thả tâm hồn theo muôn dặm âm vang.

Anh sẽ về nơi phố Hội mơ màng
Tình nồng ấm và mênh mang xứ Quảng
Về để thấy con tim mình chếnh choáng
Say nghĩa tình trong một khoảng trời mơ!

Ngũ Ánh Tuyên
Ảnh sưu tầm

1677930481338.png
Thêm
897
5
4
Viết trả lời...
Tứ Yên có bến đò ngang
Ngày ngày em chở nắng sang bên làng
Sông Lô óng ánh mây ngàn
Em cười đẹp đến ngỡ ngàng mắt anh.

Tươi như sương sớm ngọt lành
Mượt như thảm cỏ nở thành gấm hoa
Mát như cơn gió chan hòa
Êm như mây trắng bao la nương đồi.

Môi hồng như đoá sen tươi
Em cười nghiêng cánh sen vơi đêm hè
Làn môi cắn chỉ nét quê
Cong như trăng khuyết em e ấp cười.

Căng như diều hứng gió trời
Mọng như trái chín dâng mời ai đây
Ngát hương lên chén trà đầy
Môi em thơm quá, thơm lây nụ cười.




Cô lái đò ngang.jpg
Thêm
2K
9
6
Viết trả lời...
Hôm nay mới thấy em cười
Anh vui hơn được vàng mười em ơi
Nụ cười em đến rạng ngời
Hồn nhiên em thả khắp trời vãi vương.

Em cười rắc những sợi thương
Lượm về anh bện tơ vương trong lòng
Tiếng cười nghe thật là trong
Như chim lảnh lót, như dòng suối reo.

Em cười ánh mắt trong veo
Lúng la, lúng liếng bay theo gió ngàn
Sao trời nhấp nháy hân hoan
Ánh trăng rải thảm nhuốm vàng muôn nơi.

Mây lưu luyến mãi chẳng trôi
Chỉ vì mê quá làn môi em cười
Hồng lên đôi má thắm tươi
Trời mà còn thế, huống người như anh!



Nụ cười tỏa nắng.jpeg
Thêm
2K
5
7
Viết trả lời...
Chuyện rằng, khi Huy Cận vừa làm xong bài thơ Tràng giang, ông gửi cho Xuân Diệu xem trước. Xuân Diệu vội vàng chép tay, rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ.

Nhà thơ Huy Cận.jpg


Đọc xong, Thế Lữ khen hay và hỏi: "Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay thế!". Xuân Diệu bảo: "Huy Cận là bạn tôi". Thế Lữ lại hỏi: "Là bạn sao không đưa thẳng cho tôi mà lại gửi thư?". Xuân Diệu đáp: "Tôi muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ có hay thật không?".

Mấy ngày sau, Huy Cận ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa ông đến báo Ngày nay giới thiệu với Ban biên tập. Đó là lần đầu tiên Huy Cận tiếp xúc với giới văn chương, báo chí. Từ đó, họ rất quý ông, đăng thơ ông đều đặn trên báo Ngày Nay.

Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của Huy Cận. Ngay ngày hôm sau, mới 6 giờ sáng, Lưu Trọng Lư đã đến đập cửa phòng Huy Cận tại số 40 Hàng Than (lúc ấy Lưu Trọng Lư ở dưới nhà, Huy Cận và Xuân Diệu ở trên gác), mà rằng: "Trời, Tràng giang hay quá Cận ơi! Hôm nay cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi: "Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường”...mình phải khao cậu mới được. Thế là hai nhà thơ đến hiệu phở Nghi Xuân (ở Hàng Quạt) nổi tiếng.

Lưu Trọng Lư chiêu đãi Huy Cận nhưng lại... quên mang tiền vì ông nổi tiếng là người lơ đãng. Rốt cuộc, Huy Cận lại mời phở Lưu Trọng Lư.

(st)
Thêm
1K
3
4
Viết trả lời...
Truyện "Tam đại con gà" trong chương trình ngữ văn 10 là câu chuyện cười nhưng mang ý nghĩa châm biếm. Truyện vừa đem lại tiếng cười giải trí cho con người, đồng thời mang lại bài học sâu sắc, mỗi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của mình, không được dấu dốt, sĩ diện. Phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại dấu dốt, thích khoe khoang. Phê phán thực trạng xã hội: dốt nát lại làm thầy.

6225

Ảnh: Sưu tầm

Câu 1 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Câu chuyện buồn cười ở việc anh học trò ít chữ nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ.

Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy tới đỉnh điểm khi thầy liên tiếp được đặt vào những tình huống:

+ Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.

+ Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt

+ Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to. Cái dốt lúc này được phô trương

+ Lần thứ 4: Cái dốt bị lật tẩy, Thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt, cái dốt tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau

- Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.

- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt

Câu 2 (trang 79 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Ý nghĩa phê phán của truyện:

- Phê phán bộ phận người dốt nát nhưng thích tỏ ra hay chữ

- Phê phán thói mê tín dị đoan trong dân gian

- Tuy nhiên câu chuyện này vẫn là câu chuyện giải trí, chưa tới mức đả kích và tiêu diệt đối tượng.

Luyện tập

Thủ pháp gây cười thông qua câu chuyện là thủ pháp tăng tiến trong miêu tả và lời nói nhân vật.

- Các hành động của thầy đồ:

+ Tỏ ra thận trong khi bảo học trò khe khe, rồi xin đài âm dương.

+ Tỏ ra đắc trí khi ngồi bệ vệ trên đường rồi bảo học trò đọc to.

+ Những lời nói của thầy chứa đầy sự phi lí “dủ dỉ là con dù dì”, “dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà”

=> dạy đến tận tam đại con gà.

Tổng hợp
Thêm
1K
0
1
Viết trả lời...
Đất rừng Phương Nam là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi đã được chuyển thể thành phim. Đây cũng là một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của ông. Đến thời điểm hiện tại, Đất rừng phương Nam được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất của Việt Nam. Để bổ trợ kiến thức cho bài học Văn bản 1, SGK trang 62, Chân trời sáng tạo, VHT mời các em đọc bài tham khảo về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

nha-van-doan-gioi.jpg

Ảnh sưu tầm

1. Thể loại: tiểu thuyết

2. Hoàn cảnh sáng tác

Sau khi tập kết ra Bắc, năm 1957, Đoàn Giỏi sáng tác tác phẩm Đất rừng Phương Nam. Tiểu thuyết được viết theo yêu cầu của của Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1997, Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim truyền hình và trở thành bộ phim ăn khách lúc bấy giờ.

3. Bố cục

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chia làm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu …" bụi cây": chuẩn bị đi lấy ăn ong.
- Phần 2: Tiếp theo …" im im đi tới": con đường đến chỗ lấy mật.
- Phần 3: "Trên đường lấy mật … trở về": quá trình lấy mật ong.
- Phần 4: Còn lại: trên đường trở về nhà.

4. Vị trí đoạn trích sgk trang 62

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam gồm 20 chương. Văn bản trong sách giáo khoa được trích từ chương 9 với nhan đề Đi lấy mật ong.

5. Tóm tắt

Đất rừng phương Nam viết về cuộc đời của một cậu bé tên An, bối cảnh được lấy ở các tỉnh Tây Nam Bộ vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam.

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ mình ở thành phố. Sau khi thực dân Pháp đổ bộ trở lại Việt Nam và đổ quân vào khu vực Nam Bộ, bé An theo cha mẹ chạy hết vùng này đến vùng khác của khu vực Miền Tây Nam Bộ. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An bắt đầu lạc mất gia đình. Từ đây, An bắt đầu trở thành đứa trẻ lang thang. Trên hành trình đi tìm cha mẹ, An gặp được những người đầu tiên cưu mang mình. Dì Tư Béo, đưa An về làm giúp cho quán và thế là từ đó cậu có nơi nương tựa. Tại đây An được tiếp xúc với khá nhiều người, trong đó có vợ chồng Tư Mắn là một trong những bọn Việt gian. Vào một buổi tối An đọc được cuốn sổ của vợ chồng Tư Mắn và biết 2 bọn họ là tay sai vì thế An chạy trốn rời bỏ quán dì Tư và tiếp tục chặng đường gian khổ sau này của mình.

6. Giá trị nội dung

- Phản ánh chân thật và sinh động thiên nhiên và con người ở vùng đất phương Nam.
- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh.

7. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người đặc sặc.
- Cách dẫn truyện hấp dẫn, dựng cảnh sinh động.
- Thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật.
- Ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.​

Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
2K
0
3
Viết trả lời...