Mạng xã hội Văn học trẻ

26B78708-DDA9-4140-923C-F81F6DBABF24.jpeg


Lê – ô – nốt Lê- ô – nít đã từng nói: “ Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Ngòi bút của một nhà văn phải không ngừng đổi mới, sáng tạo cả về hình thức và nội dung, đào sâu vào các tầng chiều sâu trong cuộc sống của con người, để từ đó cho ra đời những tác phẩm vừa có sức nặng về nghệ thuật văn chương, vừa in hằn giá trị hiện thực củ cuộc sống. Truyện ngắn “Một đám cưới” của nhà văn Nam Cao là một tác phẩm như vậy. Với ngòi bút hiện thực, soi xét vào chiều sâu của con người qua những hành động trong cuộc sống thường ngày, Nam Cao đã thực sự thành công xuất sắc trong việc sáng tác “ Một đám cưới” lấy đề tài là người nông dân nghèo, để từ đó thể hiện triết lí và tư tưởng sâu sắc, thể hiện qua cách kể chuyện nhanh nhưng sâu lắng, nhân vật thực tế như bước ra từ lớp ngôn từ.

Nam Cao là một nhà văn tiêu biểu của nên văn học Việt Nam thời kì trước năm 1945. Các tác phẩm của ông như là bức gương soi rõ không một vết mờ đục hoàn cảnh và thực tế xã hội của Việt Nam. Ông thường lấy đề tài là người nông dân hoặc trí thức tiểu tư sản vào trong các tác phẩm của mình. Những nhân vật được ông khắc họa đều rất chân thực, tưởng như bước từ cuộc đời mà vào trang sách. Ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm tiêu biểu, khắc họa rõ xã hội và cuộc sống cực khổ của những người nông dân, tác phẩm của ông như là một bức tranh được vẽ bằng ngôn từ về cuộc sống con người và xã hội Việt Nam thời kì trước năm 1945. Nhờ đó, ông đã góp tên tuổi của mình như là một ngòi bút tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám.

Tác phẩm “một đám cưới “ được nhà văn viết trong thời kì xã hội Việt Nam trong giai đoạn đen tối, chịu sự áp bức của chế độ nửa phong kiến thực dân, nơi mà sinh mạng và giá trị của con người bị đẩy tới bần cùng, có khi còn không bằng con vật. Tác phẩm “Một đám cưới “ là câu chuyện xoay quanh nhân vật Dần – một cô bé phải đi ở đợ cho nhà bà Chánh Liễu. Cô đi ở được hai năm thì mẹ mất. Sau khi chịu tang mẹ, vì cuộc sống quá khốn khó, bố Dần quyết định gả cô làm vợ cho người khác. Dù trong thâm tâm không hề muốn, nhưng cô vẫn phải nghe theo lời bố. Đám cưới của cô chỉ có vài ba người ở bên nhà trai và nhà gái đến để đưa dâu. Bản thân cô thì chỉ mặc đúng một bộ quần áo rách nát, cũ kĩ. Nhan đề của tác phẩm là “ Một đám cưới’, vốn là một hoạt động, sự kiện truyền thống của con người Việt Nam. Đám cưới là ngày trọng đại, là một ngày vui của con người. Nhưng qua ngòi bút của Nam Cao, đám cưới lại là một nguyên cớ cho sự đau khổ, một sự việc được nhà văn dung để khắc họa sự đau khổ của con người, cái đói nghèo của cuộc sống, từ đó tác giả có những triết lí và tư tưởng sâu sắc.

Điều đặc sắc đầu tiên trong truyện ngắn Một đám cưới của tác giả Nam Cao là đề tài người nông dân nghèo khổ trước Cách Mạng được nhà văn lấy cảm hứng và sáng tác.Người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng chính là nạn nhân của một chế độ nửa thực dân phong kiến thối nát cùng những sự bại hoại về đạo đức của con người.Nhà văn đã sống cùng những con người ấy và cảm nhận mọi vang động của những tiếng kêu đau khổ và khẩn thiết từ người nông dân đang bị bủa vây bởi vô số những thứ xấu xa và tệ hại của cuộc sống,từ đó Nam Cao đã thu nhận và đưa hình tượng cua một người nông dân,một con người vô tội những lại phải chịu đựng vô vàn sự khổ đau trong cuộc sống qua nhân vật Dần trong tác phẩm.Sự đau khổ của Dần chính là nỗi đau đớn mà người nông dân phải gánh chịu:sự dày vò về thể xác và đau đớn,bứt rứt về tinh thần,cùng với đó là cảm giác đánh mất chính bản than khi bị bủa vây bởi những sự khổ đau.

Bên cạnh một đề tài thực tế,nhà văn Nam Cao còn nhập hồn cho tác phẩm bằng bức tranh hiện thực phản ánh xã hội đương thời.Nếu nói một tác phâm văn học là một bức tranh khắc họa xã hội đương thời bằng ngôn từ thì tác phẩm Một đám cưới chính là một bức tranh vô giá.Qua câu truyện,người đọc đều hiểu rõ bối cảnh và xã hội thối nát cùng chế độ phong kiến thực dân đã vô cùng hủ bại,không làm được điều gì khác ngoài bóc lột đến tận cùng xương tủy của nhân dân.Nhân vật Dần trong tác phẩm chính là đối tượng phải hứng chiu toàn bộ nhưng sự khổ đau ấy.Cái đói và cái nghèo được sinh ra từ một chế độ thối nát đã cướp đi những hạnh phúc của người nông dân và kết quả cuối cùng mà họ nhận đươc là một cuộc sống cùng số phận thê thảm không hơn không kém.Chính những hiện thực xã hội đã thôi thúc tác giả cầm bút mà cất lên tiếng kêu thay cho những con người bất hạnh,và cũng để dựng lên cái hồn cốt của một tác phẩm giá trị.

Qua giá trị hiên thực mà nhà văn khắc họa trong tác phẩm,tác giả bày tỏ sự thương cảm sâu sắc với người nông dân nghèo.Nhà văn đã nói thay cho những kiếp người đang phải sống mòn,đã cất lên những tiếng kêu đau khổ,mở hồn đón lấy mọi vang động của cuộc đời.Mỗi câu chứ trong tác phẩm đều bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân.Bên cạnh đó,nhà văn còn lên án,tố cáo một xã hội thối nát,nhiễu loạn mà nguyên do chính là từ chế độ nửa thực dân phong kiến đã tước đoạt đi những điều tốt đẹp trong xã hội.Tiếng nói của nhà văn Nam Cao là tiếng nói đồng cảm với người nông dân và tố cáo mạnh mẽ những điều bất công,ngang trái trong cuộc sống. Ngòi bút của Nam Cao cất lên những tiếng kêu đau khổ cho những con người cùng khổ. Nhà văn thấu cảm sâu sắc nỗi bất hạnh ghê gớm mà những người nông dân phải gánh chịu. Vì vậy, các tác phẩm và nhân vật trong tác phẩm của ông luôn thực tế, rất có hồn, không chỉ phản ánh đúng thực trạng xã hội lúc bấy giờ mà còn là lời đau thấu, đồng cảm của nhà văn dành cho con người. Đó cũng chính là cốt lõi của một tác phẩm chân chính và là giá trị thực sự của một ngòi bút hiện thực như Nam Cao.

Qua một tác phẩm chân chính, một nhà văn giá trị bao giờ cũng gửi gắm thông điệp và triết lí nhân sinh cho bạn đọc. Với ‘một đám cưới”, Nam Cao thể hiện những triết lí nhân sinh sâu sắc và vô cùng giá trị. Nhà văn muốn nhắn gửi tới mỗi người đọc về những giá trị trong cuộc sống và hạnh phúc. Nhân vật Dần, trong ngày trọng đại nhất của mình là ngày cưới cũng chỉ mặc cái quần và cái áo đã cũ nát. Cuộc sống và giá trị con người bị đẩy xuống mức bần cùng. Từ đó, ta lại càng hiểu rằng chính mỗi con người phải biết trân quý và nâng niu cuộc sống của chính mình. Bên cạnh đó, tác phẩm như là lời nhắc nhở mỗi con người về một giai đoạn lịch sử đen tối không thể nào quên, từ đó mỗi người đều phải biết giữ lấy những đạo đức cơ bản và sống yêu thương, đồng cảm với những người cùng khổ, những con người bị xã hội đẩy xuống mức bần cùng, không chỉ là trong giai đoạn đen tối ấy mà còn hiện hữu ở trong chính cuộc sống hiện tại của con người.

Bên cạnh những giá trị nội dung,những phương diện nghệ thuật cũng là nhân tố giúp cho tác phẩm Một đám cưới trở thành một tác phẩm giá trị,mà tiêu biểu chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật Dần.Nhà văn đã đặc biệt khéo léo khi chọn lựa hình tượng người nông dân để nhào nặn một nhân vật đại diện cho chính tầng lớp ấy.Xuyên suốt tác phẩm,Dần luôn phải chịu những điều bất hạnh.Ngay khi nhỏ tuổi,Dần đã phải đi ở nhà bà Chánh Liễu.Chỉ sau 2 năm,Dần mất mẹ.Chỗ dựa tinh thần đã mất,Dần vẫn phải sống trong nghèo đói.Hơn cả thế,nhà của Dần vẫn còn nợ tiền bà thông gia,chính điều này khiến Dần phải bị gả cho con trai nhà bà ấy.Từng chi tiết đều dồn ép nhân vật vào đến bước đường cùng,khiến họ dần mất đi cả chỗ dựa tinh thần và vật chất.Dù không muốn nhưng Dần vẫn phải đi làm vợ cho người khác.Đây đâu chỉ là số phận của một người nông dân nghèo,mà còn là số phận của một người phụ nữ trong chế độ xưa.Cuộc đời lênh đênh chìm nổi,số phận bất hạnh,Dần,như bao người phụ nữ khác,không thể làm chủ cuộc sống của chính mình.Thân phận ấy đâu chỉ có Nam Cao thương cảm,mà chính Nguyễn Du đã từng viết trong những câu tuyệt mệnh:

“ Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Nhân vật Dần đã phải chịu tới 2 cái khổ là cái khổ của người nông dân và cái khổ của một người phụ nữ.Qua những nỗi khổ ấy,người đọc lại càng thấy rõ những giá trị mà tác phẩm chứa đựng thông qua nhân vật này.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ của câu truyện và lời kể của chính tác giả cũng góp phần khiến tác phẩm trở nên đặc biệt. Xuyên suốt câu truyện, Nam Cao luôn kể và miêu tả bằng một giọng kể rất lạnh lùng, tưởng như không có chút tình cảm nào dành cho nhân vật. Nhưng thực chất, đó chỉ là bề nổi của lớp ngôn từ. Nhà văn luôn dành một tình yêu tha thiết, một niềm thương cảm và đồng cảm cho số phận của những con người bị xã hội thối nát dày vò, hành hạ. Ngôn ngữ kể của nhà văn không hề hoa mỹ, từ ngữ rất giản dị, đi thẳng vào vấn đề, miêu tả sâu sắc chiều sâu tâm lí của nhân vật. Đối với một ngòi bút hiện thực như Nam Cao, lối kể chuyện này rất phù hợp và lột tả chính xác hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Những kiếp người sống lầm than, nhân vật đau khổ đều hiện lên một cách sinh động qua lời kể và ngòi bút của nhà văn. Không có một chút lãng mạn, bay bổng hay trữ tình nào xuất hiện trong tác phẩm. Tất cả đều rất thực, rất sâu sắc, điều đó khiến cho những nhân vật của nhà văn như bước ra từ chính lớp ngôn từ in trên trang giấy mà đi vào cuộc sống, tiến cả vào tâm thức của người đọc, sống mãi cùng với thời gian.

Mỗi nhà văn đều sẽ rời bỏ cõi tạm của con người để vào cõi yên lặng. Nhưng những tác phẩm nghệ thuật của họ vẫn là minh chứng, là những giá trị mà họ để lại cho cuộc sống. Dường như mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang chút hồn của nhà văn. Với nhà văn Nam Cao, dù ông đã đi về cõi vĩnh hằng nhưng tác phẩm “ Một đám cưới” của ông vẫn là minh chứng cho sức sống trường tồn, vĩnh cửu của một tác phẩm nghệ thuật cũng như giá trị của nhà văn đó mang lại cho cuộc sống. Đó cũng là lí do mà Nam Cao được liệt vào danh sách những cây bút tiêu biểu, sáng láng trong nền văn học Việt Nam thời kì trước năm 1945.

Bài viết của Trần Minh Dương - -CTV Văn Học Trẻ​
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
3K
1
0
Viết trả lời...
Lời mở đầu: Trong quá trình viết văn, việc đưa các nhận định, đánh giá mới lạ về các nhà thơ không chỉ giúp cho bài văn thêm phần sâu sắc, thuyết phục mà còn thể hiện chất lượng và kiến thức của người viết.

Nhằm giúp các bạn đạt được điều này, chúng mình xin gửi tới các độc giả một vài nhận định rất đắt của Hoài Thanh về các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Tuy số lượng các nhận định trong bài viết này khá ít nhưng đó đều là những nhận định mới lạ, giá trị. Khi đọc các nhận định này và áp dụng vào bài làm, học sinh không cần nhất thiết phải trích y nguyên mà có thể diễn giải sâu sắc và kĩ càng hơn theo lời văn của mình.

Vì vậy ,các nhận định này có thể chỉ là kim chỉ nam giúp các bạn phân tích hay và sâu hơn.

1943B2E1-275D-4995-B002-684D11CEB6B2.jpeg

Một số lời nhận xét, đánh giá của nhà phê bình Hoài Thanh dành cho các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới:

Viết về Thế Lữ​


-"Thế lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được."
Lời của người đăng bài: Thế Lữ là một trong những cây bút tiêu biểu và tiên phong trong phong trào Thơ Mới. Thơ của ông co sự cách tân rất lớn, từ vần điệu, đến thể thơ, hình ảnh, câu từ. Có thể nói Thế Lữ chính là một trong những người tiên phong, mở đường cho sự phát triển rực rỡ của Thơ Mới sau này.

Viết về Vũ Đình Liên​


-"Nhưng hai nguồn thi cảm chính của người là lòng thương người và tình hoài cổ. Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa. Có một lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và đã để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ"

Viết về Xuân Diệu"​


- Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này
- Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết.

Viết về Tế Hanh​


-Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương

Lời của Chế Lan Viên viết về Hàn Mặc Tử​


-"Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử ".

Viết về Lưu Trọng Lư​


-Bởi vì Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức của lòng ta.

suu tam
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
320
1
0
Viết trả lời...
Trong quá trình học văn và viết văn, ắt sẽ có nhiều bạn học sinh cảm thấy lúng túng trong cách sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt, cách bình phẩm và nhận xét các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thơ. Bởi lẽ, thơ có tính cô đọng và hàm súc rất cao, ngôn từ và lời ý trong thơ thường ngắn gọn, cô đọng, có nhiều tầng nghĩa và chiều sâu khác nhau. Hơn nữa, các chất liệu và hình ảnh cấu tạo một bài thơ cũng rất đa dạng, phong phú và đặc biệt là rất phức tạp. Vì vậy, có rất nhiều bạn học sinh cảm thấy bối rối, lúng túng và không xác định được phương hướng cũng như triển khai các luận điểm để phân tích thơ.

Nhằm giải quyết vấn đề này và nâng cao trình độ cảm thụ văn học cho những bạn học sinh khác, chúng mình xin giới thiệu một vài đầu sách hay của các học giả và các nhà phê bình nổi tiếng có thể giúp học sinh trong việc phân tích các tác phẩm thơ ca.

1. Thi Nhân Việt Nam - Hoài Thanh và Hoài Chân​


A7E706F6-053C-4EBA-973C-B45D5B4F7B79.jpeg


Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng và tiêu biểu nhất về nghiên cứu và phê bình văn học. Cuốn sách là tập hợp các bài phân tích, phê bình và nhận xét của 2 nhà phê bình nổi tiếng là Hoài Thanh va Hoài Chân về những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, có thể kể đến như: Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính,... Với văn phong súc tích, ngôn ngữ dễ hiểu những vẫn giàu cảm xúc, đậm chất thơ, 2 nhà phê bình không chỉ miêu tả rõ phong cách và chất thơ của từng nhà thơ tiêu biểu mà còn thể hiện sự tài hoa, chuyên sâu của mình trong từng câu từng chữ. Người đọc sẽ bị cuốn hút bởi cách hành văn lôi cuốn, linh hoạt của 2 nhà phê bình, đặc biệt là của Hoài Thanh. Qua việc đọc cuốn sách, độc giả có thể nắm bắt rõ từng phong cách và chất thơ của các nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, thu thập những nhận định, lời nhận xét cực kì đắt giá của nhà phê bình về những nhà thơ ấy. Quan trọng hơn cả là, người đọc có thể nâng cao vốn từ và khả năng cảm nhận văn học một cách sâu sắc, không gò bó mà bay bổng, giản dị mà vẫn lôi cuốn, dễ hiểu mà vẫn đậm chất thơ, ngôn từ giàu giá trị biểu đạt cùng văn phong hấp dẫn. Đây là một trong những cuốn sách đầu tiên mà những người học chuyên văn nên có, kể cả là những người mới bắt đầu nghiên cứu và tập trung vào văn học.

2. Thơ, điệu hồn và cấu trúc- Tiến sĩ Chu Văn Sơn.​


E00392C8-4A39-4404-BDB5-CC143B39B69B.jpeg


Khi nói đến nhà giáo Chu Văn Sơn và các tác phẩm của ông, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến cuốn sách "Thơ, điệu hồn và cấu trúc". Cuốn sách là tập hợp những bài viết của ông phân tích, bình giảng về những bài thơ tiêu biểu trong lịch sử thơ ca Việt Nam như: Bảo kính cảnh giới, chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến,Sóng, Mùa xuân chín,... Với lỗi hành văn lôi cuốn, tài hoa, tác giả Chu Văn Sơn đã đưa người đọc vào thế giới của thơ ca, khám phá những tầng nghĩa sâu nhất của ngôn từ, phân tích một tác phẩm qua nhiều phương diện và góc độ khác nhau. Từ đó, người đọc sẽ có cho mình những góc độ khác nhau để nhìn nhận và đánh giá một tác phẩm văn học và nâng cao khả năng cảm thụ văn chương. Lối viết tài hoa và cuốn hút của tác giả Chu Văn Sơn cũng sẽ cho người đọc những góc nhìn, đánh giá riêng về từng tác phẩm, qua đó người đọc sẽ có kĩ năng và hình thành văn phong cho riêng mình đối với bài văn nghị luận văn học

Hy vọng 2 đầu sách trên sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết và kĩ năng để phân tích, nghị luận văn học. Do vốn đọc của người đăng bài còn hạn chế nên chỉ có thể gợi ý cho các bạn 2 đầu sách này, tuy vậy đó vẫn là 2 tác phẩm vô cùng giá trị và không thể thiếu đối với dân học văn. Nếu các bạn có biết thêm những tác phẩm, đầu sách nào khác thì có thể bình luận ở phần bên dưới.

Tổng hợp
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
193
1
0
Viết trả lời...
Lời mở đầu của người đăng bài: Văn hay chưa chắc là văn dài, người viết nhiều chữ chưa chắc là một người viết giỏi. Ngược lại, chỉ bằng một đoạn văn ngắn, dung lượng hạn chế, thời gian có hạn, người phân tích vẫn lột tả được cái hay của bài thơ, hơn nữa là phải làm "lộ" được cái hồn và cốt của bài thơ, thậm chí là thả vào chính bài phân tích ấy cái "hồn" của người viết, khiến người đọc chỉ cần đọc qua một lần mà vẫn nhớ mãi, hay phải tìm ngay toàn bài thơ để đọc và thẩm cho kĩ, ấy mới là cái tài của một người viết thực thụ.

Trong loạt bài và đoạn văn phân tích các tác phẩm văn học theo chương trình mới, chúng tôi xin được gửi tới quý độc giả một đoạn văn phân tích mà người đăng bài đã sưu tầm được để giúp mọi người hiểu rõ quan điểm trên, đồng thời cung cấp các đoạn văn và bài văn hay giúp các bạn học sinh nâng cao khả năng viết văn theo chương trình Ngữ Văn mới.

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích khổ hai của bài thơ "Nắng mới"​


B79122D9-F399-4461-A30B-4DDA2B1720BD.jpeg

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”

Đề tài về tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong nền văn học Việt Nam có thể kể đến như “Bầm ơi” của Tố Hữu, “Mẹ” của Trần Khắc Tám và đặc biệt hơn cả là tác phẩm “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư. Khổ hai của tác phẩm đã làm nổi bật lên hình ảnh ngườ mẹ trong kí ức tuổi thơ của con, đây là một khổ thơ thể hiện rõ nét phong cách sáng tác của tác giả Lưu Trọng Lư:

“Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi”

Hình ảnh người mẹ hiện lên trong hồi ức đầy dịu dàng, tảo tần, đôn hậu, gắn bó qua nỗi nhớ da diết của người con. Mở đầu khổ thơ người mẹ hiện lên qua ký ức khi còn bé của con “tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời”, người con nhớ về người mẹ hồi còn trẻ, khi mẹ vẫn còn ở cạnh con trong những năm tháng tuổi thơ hạnh phúc. Khi đó con chỉ là một đứa trẻ mới “lên mười”, con được mẹ chăm sóc bao bọc trong tình yêu thương vô bờ không gì có thể đong đếm được. Bóng dáng quen thuộc của mẹ luôn hiển hiện xung quanh cuộc sống của con chẳng thể xóa mờ mỗi “lần nắng mới gieo ngoài nội” là một lần con lại nhớ về mẹ. “Nắng mới” cái nắng đầy tinh khôi, tươi mới giờ đây lại càng rực rỡ, tươi sáng hơn, không là những tia nắng mỏng manh hắt bên song cửa nữa. Ánh sáng ấy đã tô điểm cả một vùng “nội cỏ” xanh mát, đó là ánh nắng của tình yêu thương, của niềm hạnh phúc của một đứa trẻ lên mười. Nỗi nhớ ấy còn được thể hiện qua hình ảnh ‘áo đỏ người đưa trước giậu phơi”, trong kí ức của người con mẹ luôn tần tảo, miệt mài làm những công việc thường ngày, dù giờ mẹ vẫn luôn ở đó. Hình ảnh người mẹ ban đầu còn ẩn hiện qua những tia nắng mới vậy mà giờ đây lại trở nên rõ nét và lấp đầy tâm trí của con. Mẹ không còn những những kí ức bên mẹ vẫn mãi ở đó. Chút kỉ niệm mỏng manh ấy là điều quý giá còn đọng lại trong tâm trí đứa trẻ khi mới lên mười. Chiếc áo đỏ đã làm sáng bừng cả khổ thơ, sưởi ấm trái tim lạnh lẽo của người con. Tác giả đã láy ba âm đầu của khổ “thuở thiếu thời”. Việc sử dụng từ láy giúp câu thơ có giọng điêu nhịp nhàng nhưng vô cùng da diết qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ vô bờ. Tuy mẹ không được miêu tả qua ngoại hình tính cách nhưng ta vẫn thấy được đó là một người mẹ tần tảo hết lòng vì con của mình. Qủa thật, tác giả Lưu Trọng Lư đã đem đến cho người đọc những nhận thức rất sâu sắc về tình mẫu tử, nhắc ta phải biết yêu thương trân trọng mẹ của mình. Tác giả luôn hướng đến tình yêu và sự hạnh phúc của con người, điều ấy được nhận định qua câu nói “Lư để lòng mình tràn trên mặt giấy”.

--------------- Bài viết của học sinh Nguyễn Thiên Trang
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
193
1
0
Viết trả lời...
Lời giới thiệu của người viết: Theo chương trình mới, các tác phẩm ra trong đề thi không phải là các tác phẩm học sinh đã được học trong sách giáo khoa mà là các tác phẩm được lấy từ bên ngoài chương trình. Điều này buộc học sinh phải có kiến thức và khả năng cảm thụ văn chương, vốn từ ngữ phong phú, hiểu biết về văn học một mức độ nhất định. Nhằm giúp học sinh có thể đạt được những điều này, chúng mình xin giới thiệu loạt bài phân tích các tác phẩm văn học, giúp các bạn học sinh có thêm động lực và kiến thức cho hành trình sắp tới.

Loạt bài này là sự đóng góp của nhiều cá nhân, có thể chính là những học sinh có văn phong và khả năng viết tốt, rất mong mọi người sẽ ủng hộ.
------

Thơ ca là ánh trăng cảm xúc soi rọi mọi ngõ ngách của cuộc sống. Một bài thơ có giá trị không những chỉ là một bài thơ hay, mang đến cảm xúc cho người đọc mà đó còn phải là một bài thơ thực sự có những dấu ấn riêng trong trái tim của nhiều thế hệ và thách thức sự phai mờ của thời gian. Nhà thơ phải là những ngòi bút thật tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo tác nên những tác phẩm như vậy và gieo vào cuộc sống những tinh chất của một thi sĩ. Với nhà thơ Lưu Trọng Lư-một trong những cây bút độc đáo và tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, với phong cách mới lạ, luôn có chút đượm buồn, ông không những thả vào cuộc sống những hạt ngọc sống mãi với thời gian mà còn nhả vào đó những thanh âm thật vang, thật đẹp đẽ qua những tác phẩm quý hơn vàng ngọc, mà tiêu biểu nhất có lẽ là “ Tiếng thu” được ông sáng tác năm 1939 khi nhớ về ngôi nhà cũ với phong cảnh mùa thu đẹp mà đượm vị buồn.

“ Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?”

Đọc qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là sự đượm buồn với những âm thanh của mùa thu. Tổng thể bài thơ chỉ gồm 9 câu, mỗi câu 5 chữ, nhưng chừng ấy là đủ để diễn tả, hay nói theo cách khác, là hòa phối cho một bản hòa ca về mùa thu. Cấu tứ trong bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên, đan xen cùng những hình ảnh về con người. Có thể thấy rõ “Tiếng thu” như một bản hòa âm, một bản nhạc, thật nhẹ nhàng, sâu lắng, êm dịu, thuần khiết mà chính nhà thơ dành tặng cho nàng thu, hay chính là hồn của mùa thu. Từng câu từng chữ trong bài, vừa là một bức tranh về mùa thu, lại vừa như những nốt nhạc cho những âm thanh đầy xao xuyến về mùa thu.Tất cả đã tạo nên một bài thơ rất thu của riêng Lưu Trọng Lư.

EF42A61D-727F-4488-B23B-2E8023962CA9.jpeg


Viết về mùa thu, ngay 2 câu đầu của bài thơ đã vừa có ảnh người, vừa có hình của thiên nhiên đan xen, lồng ghép vào nhau, vẽ nên những nét đầu tiên của mùa thu:

“ Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?”

Ngay 2 câu đầu, tác giả đã khái quát toàn bộ những âm thanh của mùa thu. Với câu thơ “ Em không nghe mùa thu”, Lưu Trọng Lư đã khơi gợi những âm thanh mà mùa thu mang lại. Mùa thu, không rạo rực như mùa xuân ,không kiêu hãnh như mùa hè, cũng không ảm đạm đến thê lương như mùa đông, mùa thu giữ cho mình một vẻ đẹp vừa đủ để khiến con người phải xao xuyến, phải suy tư, phải đượm buồn trong lòng dù nhiều dù ít. Với những con người nhạy cảm, mùa thu lại càng mang đến cho họ những cảm nhận thật khác lạ, khiến họ có nhiều lúc phải suy tư, trầm ngâm thầm lặng. Nhưng thật ra mùa thu đâu chỉ mang đến những nỗi buồn man mác cho mọi người phải trầm lắng, nhớ nhung. Có lẽ những dư vị đượm buồn ấy chỉ là cái cớ để cho một nàng thu e thẹn trao món quà cho người mà mình yêu quý. Chính vào lúc con người tưởng như đã thật suy tư, trầm lắng, đã tạm gạt bỏ những lo toan hay những âm thanh hỗn độn của cuộc sống thường ngày mà tạm hòa vào với mua thu, chính khi ấy, họ mới nghe được những thanh âm rất riêng biệt, rất “thu” của mùa này. Chính vì vậy, câu hỏi” Em không nghe mùa thu” thực chất chỉ là lời mào đầu, lời dẫn dắt để tác giả bắt đầu trao dâng những âm thanh của mùa thu mà thôi. Bởi chính ngay câu sau, nhà thơ đã viết:

“Dưới trăng mờ thổn thức”

Âm thanh của mùa thu không được cụ thể hóa là tiếng chim, tiếng gió, tiếng lá cây mà chỉ được diễn tả bằng đúng 2 từ ‘thổn thức”. Nhưng chừng ấy là đủ để người đọc hiểu được cái phổ nhạc của mùa thu rồi. Chỉ 2 chữ ấy thôi mà toàn bộ phần sau của bài, người đọc đã nhìn thấy, nghe thấy mọi âm thanh của mùa thu, không phải là âm thanh ở ngoài tai mà là âm thanh ở trong lòng. Cái tài của nhà thơ là không cần phải huy động nhiều từ ngữ cao siêu, nhiều hình ảnh thẩm mỹ mà vẫn khái quát, thậm chí là đi sâu vào chiều sâu, trải rộng theo chiều rộng của mùa thu, không lượn lờ bằng những âm thanh êm tai ở bên ngoài mà đi thẳng vào cái chiều sâu nội tâm ở bên trong. Câu thơ còn tạo cho người đọc nhiều nghĩa liên tưởng khác nhau: là mùa thu đang thổn thức dưới ánh trăng hay là ánh trăng đang thổn thức với những âm thanh của mùa thu. Dù người đọc hiểu và đi theo chiều nghĩa nào thì họ vẫn sẽ gặp nhau ở chung một con đường: tiếng thu không những đã vang, đã vọng, đã mang cái buồn trong lòng, mà cái buồn ấy còn len lỏi dần dần vào những ngõ ngách tâm hồn của những trái tim thực đa sầu đa cảm như chính nhà thơ Lưu Trọng Lư vậy. Đôi cụm từ “mùa thu” và “dưới trăng mờ” đã hình tượng hóa mùa thu, khiến mùa thu không chỉ còn là một sự vật thuần về tạo hóa, thuộc về tụ nhiên nữa mà giờ đây đã trở thành một cô gái, một nàng thơ thực sự, đang tạo ra những âm thanh thật êm ả dưới bóng của trăng mờ. Cả trăng mờ cũng từ lâu là đại diện cho những cái đẹp ,cái thuần khiết, được ví như là một người con gái cũng đã hội ngộ và nghe thấy những thanh âm của mùa thu. Có lẽ trong 2 câu đầu của bài thơ, Lưu Trọng Lư không chỉ đơn giản là viết về sự đan xen giữa ảnh ngườ và ảnh vật, mà chính ảnh vật cũng thành bóng người. Chỉ cần đọc 2 câu đầu, độc giả cảm tương như mình đang trở thành khan giả của một sân khấu trong một đem trăng, cùng với cảnh vật thưởng thức “tiếng thu” vậy. Và cũng từ đây, hành trình đưa độc giả lắng nghe thật sâu, thật kĩ mùa thu của nhà thơ mới thực sự bắt đầu.

Bước sang đoạn 2 của bài thơ, nhà thơ đưa người đọc tiến dần vào cảm quan của một thi sĩ với những vần thơ đầy sức gợi:

“ Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ”

3 câu thơ vừa có cảnh lại vừa có người. Hai tiếng “ rạo rực” chính là thanh âm tiếp theo của mùa thu. Đó là tiếng rạo rực trong lòng người vợ có chồng nơi biên ải, hay là rạo rực của chính nhà thơ đó chăng? Dù có hiểu thế nào, ta vẫn có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: đó là tiếng trong tâm can con người, được tạo thành bởi mùa thu. Chính mùa thu tạo ra thứ âm thanh rạo rực ấy, nhưng không phải thông qua bất kì một sự vật nào, mà lại thông qua chính con người, kì lạ hơn cả là trong lòng người. 3 câu thơ cho ta thấy rằng, tiếng thu không chỉ đon thuần là những thanh âm thuần khiết ở bên ngoài, mà còn là thứ tiếng vang vọng trong lòng của con người, nhất là với những người đang có sẵn nỗi buồn. Nỗi buồn, nỗi sầu như một thứ dây đàn đã căng ra từ trước, chỉ cần đợi nàng thu đến, chạm nhẹ, gảy ra là tạo thành thứ âm thanh ‘’rạo rực” trong lòng của con người. Và vì vậy, ta có thể nhận ra rằng: tiếng thu không chỉ là một bức tranh tả cảnh có sự góp mặt của con người như là khan giả, mà tại đó, chính con người là luồn chuyển tiếp cho tiếng thu, và cũng chính con người là một phần trong màn biểu diễn của nàng thu ấy, dù chỉ là vô tình hay là cố ý. Và vì vậy, tiếng thu lại càng sâu lắng hơn, êm ả hơn, vang vọng hơn, không chỉ ở chiều sâu trong nội tâm của con người mà còn vang vọng hơn trong chiều dài của thời gian.

Khổ cuối của bài thơ có lẽ là khổ ấn tượng nhất, kết thúc cho một màn trình diễn thật đặc sắc của nàng thu:

Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?

Có lẽ thứ tiếng chủ đạo trong phần thanh âm này là tiếng lá. 4 câu thơ lại là một bức tranh ở không gian khác. Đó là không gian trong ‘rừng”, với cảnh vật chủ đạo là màu lá vàng, âm thanh chủ chốt là tiếng lá khô. Tiếng lá khô ở đoạn này được miêu tả bằng cả cách trực tiếp lẫn cách gián tiếp. Đầu tiên ,nó được miêu tả bằng tiếng “xào xạc”. Mùa thu lá vàng, tiếng xào xạc là thứ âm thanh tất yếu khi mùa thu đến. Nếu không có thứ tiếng ấy thì không có mùa thu. Và vì vậy, đưa thứ tiếng “xào xạc” ra sau tiếng “thổn thức” và tiếng “rạo rực” phải chăng chính là phần kết thật hoành tráng cho một buổi diễn thanh âm mùa thu đó chăng? “xào xạc” là thứ tiếng tiêu biểu, phát ra từ tiếng lá khô rung, điều đó đã thể hiện rõ trong bài thơ. Nhưng cái hay nhất, cái tài nhất lại là thứ tiếng ở đằng cuối kia. Đó là thứ tiếng thật mới lạ, dường như trong một bản hòa tấu với sự phối kết hợp của nhiều nhạc cụ, thứ tiếng đó đã tạm ẩn mình đi mà làm một dàn bè để phụ họa và đỡ cho thanh nhạc chính. Cái thứ tiếng ấy không tạo thành một từ nào để diễn tả chuẩn xác cả, nó được tạo từ một hình ảnh với 2 chữ chủ đạo chính, đó là chữ “đạp” và chữ “khô’. Tiếng lá khô rụng,nằm yên trên đất,con nai dẫm vào, tạo thành thứ tiếng thật tươi, thật mới mẻ. Không miêu tả trực tiếp bằng ngôn từ mà tưởng tượng bằng hình ảnh, đó là cái tài của Lưu Trọng Lư. Bên cạnh đó, hình ảnh “ con nai vàng ngơ ngác” cũng tạo thành nhiều ý nghĩa thú vị. Con nai ngơ ngác vốn vì bản tính hiền lành của nó, hay là vì được nghe thấy thứ tiếng “xào xạc” kia rồi ngơ ngác? Dù thế nào thì, chính chú nai ấy cũng đã trở thành một phần của bản hòa nhạc có đủ cả cảnh-người-vật ấy rồi.

"Tiếng thu" có lẽ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ của Lưu Trọng Lư. Xuyên suốt toàn bài, ta chỉ nghe thấy có tiếng ‘thổn thức”, “rạo rực”, xào xạc” và tiếng đạp lá khô, nhưng chừng ấy là đủ cho một bản hòa nhạc mùa thu rồi. Không gian bài thơ được biến chuyển liên tục, từ dưới ánh trăng, bỗng chuyển sang trong lòng của người vợ, tới giữa khu rừng đầy lá rụng. Nhà thơ cố ý tạo một không gian thật yên tĩnh như một khan thính phòng cho người đọc thưởng thức hết âm thanh của mùa thu ấy. Toàn bài như là một buổi hòa nhạc mà mùa thu là ca sĩ, người biểu diễn chính, trong đó khán thính giả lại cũng là một phần tham gia buổi biểu diễn kì công và tinh nghệ ấy. Nhà thơ tạo ra nhịp điệu bằng, với các chữ “thu’- “phu”-“phụ”. Các chữ có thanh bằng lấn át những chữ có thanh trắc, tạo cho giọng thơ một vẻ yên ả, nhẹ nhàng, khẽ khàng. Các từ có âm trắc cũng được sắp xếp thật khéo, thật tinh giản, mỗi con chữ là một nốt nhạc, mỗi hình ảnh là một khung cảnh đầy thi vị, nhà thơ như một nhạc trưởng điều khiển những con chữ ấy, hình ảnh ấy để tạo thành một bản hợp ca kì công bậc nhất. Qua tác phẩm này, ta thấy được tài năng của nhà thơ, viết một bài thơ mà chất chứa đầy tính nhạc, biến một thi phẩm thành một nhạc phẩm, cả trong hình thức đến nội dung.Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính đều gửi gắm những triết lí nhân sinh và thông điệp riêng. Với tác phẩm “tiếng thu, nhà thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết, qua con người, sự vật ,âm thanh mà mùa thu đem lại. Bên cạnh đó, tác phẩm còn đem lại cho người đọc những suy ngẫm riêng, để từ ấy ta có them tình yêu và cảm quan cảm thụ vẻ đẹp của nàng thu.

“ Tiếng thu” đã sống đúng như tên gọi của nó, là thứ tiếng của mùa thu. Tác phẩm dù được viết từ gần 1 thế kỉ trước, nhưng mỗi lần mùa thu đến, ta đều nghe thấy “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm chính là mình chứng cho sức sáng tạo bền bỉ, tài năng của ông, giúp ông được liệt vào danh sách một trong những cây bút hàng đầu trong phong trào Thơ Mới.

Bài phân tích của Trần Minh Dương- CTV Văn Học Trẻ
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
342
1
0
Viết trả lời...
Lời của người viết: Với sự thay đổi của chương trình mới, đề thi sẽ không cho các tác phẩm mà học sinh đã được học trong sgk. Thay vào đó, học sinh phải tự nghiên cứu và phân tích một tác phẩm mà mình chưa hề được học trong chương trình. Nhằm nâng cao khả năng viết văn, cảm thụ văn học, nâng cao khả năng cảm nhận văn chương, phân tích tác phẩm theo nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau, cũng như cung cấp cho học sinh phương pháp, ví dụ minh họa, chúng mình xin gửi tới các bạn loạt bài viết nghị luận văn học các tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam, mở đầu bằng bài "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư. Hy vọng loạt bài viết này của chúng mình có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu và phân tích văn học.


Thơ ca là ánh trăng cảm xúc soi rọi mọi ngõ ngách của cuộc sống. Một bài thơ có giá trị không những chỉ là một bài thơ hay, mang đến cảm xúc cho người đọc mà đó còn phải là một bài thơ thực sự có những dấu ấn riêng trong trái tim của nhiều thế hệ và thách thức sự phai mờ của thời gian. Nhà thơ phải là những ngòi bút thật tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo tác nên những tác phẩm như vậy và gieo vào cuộc sống những tinh chất của một thi sĩ. Với nhà thơ Lưu Trọng Lư-một trong những cây bút độc đáo và tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới, với phong cách mới lạ, luôn có chút đượm buồn, ông không những thả vào cuộc sống những hạt ngọc sống mãi với thời gian mà còn nhả vào đó những thanh âm thật vang, thật đẹp đẽ qua những tác phẩm quý hơn vàng ngọc, mà tiêu biểu nhất có lẽ là “ Tiếng thu” được ông sáng tác năm 1939 khi nhớ về ngôi nhà cũ với phong cảnh mùa thu đẹp mà đượm vị buồn.

“ Em không nghe mùa thu
dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
hình ảnh kẻ chinh phu
trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?”

Đọc qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ là sự đượm buồn với những âm thanh của mùa thu. Tổng thể bài thơ chỉ gồm 9 câu, mỗi câu 5 chữ, nhưng chừng ấy là đủ để diễn tả, hay nói theo cách khác, là hòa phối cho một bản hòa ca về mùa thu. Cấu tứ trong bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên, đan xen cùng những hình ảnh về con người. Có thể thấy rõ “Tiếng thu” như một bản hòa âm, một bản nhạc, thật nhẹ nhàng, sâu lắng, êm dịu, thuần khiết mà chính nhà thơ dành tặng cho nàng thu, hay chính là hồn của mùa thu. Từng câu từng chữ trong bài, vừa là một bức tranh về mùa thu, lại vừa như những nốt nhạc cho những âm thanh đầy xao xuyến về mùa thu.Tất cả đã tạo nên một bài thơ rất thu của riêng Lưu Trọng Lư.

Viết về mùa thu, ngay 2 câu đầu của bài thơ đã vừa có ảnh người, vừa có hình của thiên nhiên đan xen, lồng ghép vào nhau, vẽ nên những nét đầu tiên của mùa thu:

“ Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?”

Ngay 2 câu đầu, tác giả đã khái quát toàn bộ những âm thanh của mùa thu. Với câu thơ “ Em không nghe mùa thu”, Lưu Trọng Lư đã khơi gợi những âm thanh mà mùa thu mang lại. Mùa thu, không rạo rực như mùa xuân ,không kiêu hãnh như mùa hè, cũng không ảm đạm đến thê lương như mùa đông, mùa thu giữ cho mình một vẻ đẹp vừa đủ để khiến con người phải xao xuyến, phải suy tư, phải đượm buồn trong lòng dù nhiều dù ít. Với những con người nhạy cảm, mùa thu lại càng mang đến cho họ những cảm nhận thật khác lạ, khiến họ có nhiều lúc phải suy tư, trầm ngâm thầm lặng. Nhưng thật ra mùa thu đâu chỉ mang đến những nỗi buồn man mác cho mọi người phải trầm lắng, nhớ nhung. Có lẽ những dư vị đượm buồn ấy chỉ là cái cớ để cho một nàng thu e thẹn trao món quà cho người mà mình yêu quý. Chính vào lúc con người tưởng như đã thật suy tư, trầm lắng, đã tạm gạt bỏ những lo toan hay những âm thanh hỗn độn của cuộc sống thường ngày mà tạm hòa vào với mua thu, chính khi ấy, họ mới nghe được những thanh âm rất riêng biệt, rất “thu” của mùa này. Chính vì vậy, câu hỏi” Em không nghe mùa thu” thực chất chỉ là lời mào đầu, lời dẫn dắt để tác giả bắt đầu trao dâng những âm thanh của mùa thu mà thôi. Bởi chính ngay câu sau, nhà thơ đã viết:

“Dưới trăng mờ thổn thức”

Âm thanh của mùa thu không được cụ thể hóa là tiếng chim, tiếng gió, tiếng lá cây mà chỉ được diễn tả bằng đúng 2 từ ‘thổn thức”. Nhưng chừng ấy là đủ để người đọc hiểu được cái phổ nhạc của mùa thu rồi. Chỉ 2 chữ ấy thôi mà toàn bộ phần sau của bài, người đọc đã nhìn thấy, nghe thấy mọi âm thanh của mùa thu, không phải là âm thanh ở ngoài tai mà là âm thanh ở trong lòng. Cái tài của nhà thơ là không cần phải huy động nhiều từ ngữ cao siêu, nhiều hình ảnh thẩm mỹ mà vẫn khái quát, thậm chí là đi sâu vào chiều sâu, trải rộng theo chiều rộng của mùa thu, không lượn lờ bằng những âm thanh êm tai ở bên ngoài mà đi thẳng vào cái chiều sâu nội tâm ở bên trong. Câu thơ còn tạo cho người đọc nhiều nghĩa liên tưởng khác nhau: là mùa thu đang thổn thức dưới ánh trăng hay là ánh trăng đang thổn thức với những âm thanh của mùa thu. Dù người đọc hiểu và đi theo chiều nghĩa nào thì họ vẫn sẽ gặp nhau ở chung một con đường: tiếng thu không những đã vang, đã vọng, đã mang cái buồn trong lòng, mà cái buồn ấy còn len lỏi dần dần vào những ngõ ngách tâm hồn của những trái tim thực đa sầu đa cảm như chính nhà thơ Lưu Trọng Lư vậy. Đôi cụm từ “mùa thu” và “dưới trăng mờ” đã hình tượng hóa mùa thu, khiến mùa thu không chỉ còn là một sự vật thuần về tạo hóa, thuộc về tụ nhiên nữa mà giờ đây đã trở thành một cô gái, một nàng thơ thực sự, đang tạo ra những âm thanh thật êm ả dưới bóng của trăng mờ. Cả trăng mờ cũng từ lâu là đại diện cho những cái đẹp ,cái thuần khiết, được ví như là một người con gái cũng đã hội ngộ và nghe thấy những thanh âm của mùa thu. Có lẽ trong 2 câu đầu của bài thơ, Lưu Trọng Lư không chỉ đơn giản là viết về sự đan xen giữa ảnh ngườ và ảnh vật, mà chính ảnh vật cũng thành bóng người. Chỉ cần đọc 2 câu đầu, độc giả cảm tương như mình đang trở thành khan giả của một sân khấu trong một đem trăng, cùng với cảnh vật thưởng thức “tiếng thu” vậy. Và cũng từ đây, hành trình đưa độc giả lắng nghe thật sâu, thật kĩ mùa thu của nhà thơ mới thực sự bắt đầu.

Bước sang đoạn 2 của bài thơ, nhà thơ đưa người đọc tiến dần vào cảm quan của một thi sĩ với những vần thơ đầy sức gợi:

“ Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ”

3 câu thơ vừa có cảnh lại vừa có người. Hai tiếng “ rạo rực” chính là thanh âm tiếp theo của mùa thu. Đó là tiếng rạo rực trong lòng người vợ có chồng nơi biên ải, hay là rạo rực của chính nhà thơ đó chăng? Dù có hiểu thế nào, ta vẫn có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: đó là tiếng trong tâm can con người, được tạo thành bởi mùa thu. Chính mùa thu tạo ra thứ âm thanh rạo rực ấy, nhưng không phải thông qua bất kì một sự vật nào, mà lại thông qua chính con người, kì lạ hơn cả là trong lòng người. 3 câu thơ cho ta thấy rằng, tiếng thu không chỉ đon thuần là những thanh âm thuần khiết ở bên ngoài, mà còn là thứ tiếng vang vọng trong lòng của con người, nhất là với những người đang có sẵn nỗi buồn. Nỗi buồn, nỗi sầu như một thứ dây đàn đã căng ra từ trước, chỉ cần đợi nàng thu đến, chạm nhẹ, gảy ra là tạo thành thứ âm thanh ‘’rạo rực” trong lòng của con người. Và vì vậy, ta có thể nhận ra rằng: tiếng thu không chỉ là một bức tranh tả cảnh có sự góp mặt của con người như là khan giả, mà tại đó, chính con người là luồn chuyển tiếp cho tiếng thu, và cũng chính con người là một phần trong màn biểu diễn của nàng thu ấy, dù chỉ là vô tình hay là cố ý. Và vì vậy, tiếng thu lại càng sâu lắng hơn, êm ả hơn, vang vọng hơn, không chỉ ở chiều sâu trong nội tâm của con người mà còn vang vọng hơn trong chiều dài của thời gian.

Khổ cuối của bài thơ có lẽ là khổ ấn tượng nhất, kết thúc cho một màn trình diễn thật đặc sắc của nàng thu:

"Em không nghe rừng thu.
lá thu kêu xào xạc,
con nai vàng ngơ ngác
đạp trên lá vàng khô?"

Có lẽ thứ tiếng chủ đạo trong phần thanh âm này là tiếng lá. 4 câu thơ lại là một bức tranh ở không gian khác. Đó là không gian trong ‘rừng”, với cảnh vật chủ đạo là màu lá vàng, âm thanh chủ chốt là tiếng lá khô. Tiếng lá khô ở đoạn này được miêu tả bằng cả cách trực tiếp lẫn cách gián tiếp. Đầu tiên ,nó được miêu tả bằng tiếng “xào xạc”. Mùa thu lá vàng, tiếng xào xạc là thứ âm thanh tất yếu khi mùa thu đến. Nếu không có thứ tiếng ấy thì không có mùa thu. Và vì vậy, đưa thứ tiếng “xào xạc” ra sau tiếng “thổn thức” và tiếng “rạo rực” phải chăng chính là phần kết thật hoành tráng cho một buổi diễn thanh âm mùa thu đó chăng? “xào xạc” là thứ tiếng tiêu biểu, phát ra từ tiếng lá khô rung, điều đó đã thể hiện rõ trong bài thơ. Nhưng cái hay nhất, cái tài nhất lại là thứ tiếng ở đằng cuối kia. Đó là thứ tiếng thật mới lạ, dường như trong một bản hòa tấu với sự phối kết hợp của nhiều nhạc cụ, thứ tiếng đó đã tạm ẩn mình đi mà làm một dàn bè để phụ họa và đỡ cho thanh nhạc chính. Cái thứ tiếng ấy không tạo thành một từ nào để diễn tả chuẩn xác cả, nó được tạo từ một hình ảnh với 2 chữ chủ đạo chính, đó là chữ “đạp” và chữ “khô’. Tiếng lá khô rụng,nằm yên trên đất,con nai dẫm vào, tạo thành thứ tiếng thật tươi, thật mới mẻ. Không miêu tả trực tiếp bằng ngôn từ mà tưởng tượng bằng hình ảnh, đó là cái tài của Lưu Trọng Lư. Bên cạnh đó, hình ảnh “ con nai vàng ngơ ngác” cũng tạo thành nhiều ý nghĩa thú vị. Con nai ngơ ngác vốn vì bản tính hiền lành của nó, hay là vì được nghe thấy thứ tiếng “xào xạc” kia rồi ngơ ngác? Dù thế nào thì, chính chú nai ấy cũng đã trở thành một phần của bản hòa nhạc có đủ cả cảnh-người-vật ấy rồi.

"Tiếng thu" có lẽ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ của Lưu Trọng Lư. Xuyên suốt toàn bài, ta chỉ nghe thấy có tiếng ‘thổn thức”, “rạo rực”, xào xạc” và tiếng đạp lá khô, nhưng chừng ấy là đủ cho một bản hòa nhạc mùa thu rồi. Không gian bài thơ được biến chuyển liên tục, từ dưới ánh trăng, bỗng chuyển sang trong lòng của người vợ, tới giữa khu rừng đầy lá rụng. Nhà thơ cố ý tạo một không gian thật yên tĩnh như một khan thính phòng cho người đọc thưởng thức hết âm thanh của mùa thu ấy. Toàn bài như là một buổi hòa nhạc mà mùa thu là ca sĩ, người biểu diễn chính, trong đó khán thính giả lại cũng là một phần tham gia buổi biểu diễn kì công và tinh nghệ ấy. Nhà thơ tạo ra nhịp điệu bằng, với các chữ “thu’- “phu”-“phụ”. Các chữ có thanh bằng lấn át những chữ có thanh trắc, tạo cho giọng thơ một vẻ yên ả, nhẹ nhàng, khẽ khàng. Các từ có âm trắc cũng được sắp xếp thật khéo, thật tinh giản, mỗi con chữ là một nốt nhạc, mỗi hình ảnh là một khung cảnh đầy thi vị, nhà thơ như một nhạc trưởng điều khiển những con chữ ấy, hình ảnh ấy để tạo thành một bản hợp ca kì công bậc nhất. Qua tác phẩm này, ta thấy được tài năng của nhà thơ, viết một bài thơ mà chất chứa đầy tính nhạc, biến một thi phẩm thành một nhạc phẩm, cả trong hình thức đến nội dung.Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính đều gửi gắm những triết lí nhân sinh và thông điệp riêng. Với tác phẩm “tiếng thu, nhà thơ gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết, qua con người, sự vật ,âm thanh mà mùa thu đem lại. Bên cạnh đó, tác phẩm còn đem lại cho người đọc những suy ngẫm riêng, để từ ấy ta có them tình yêu và cảm quan cảm thụ vẻ đẹp của nàng thu.

“ Tiếng thu” đã sống đúng như tên gọi của nó, là thứ tiếng của mùa thu. Tác phẩm dù được viết từ gần 1 thế kỉ trước, nhưng mỗi lần mùa thu đến, ta đều nghe thấy “tiếng thu” của Lưu Trọng Lư. Tác phẩm chính là mình chứng cho sức sáng tạo bền bỉ, tài năng của ông, giúp ông được liệt vào danh sách một trong những cây bút hàng đầu trong phong trào Thơ Mới.

Bài phân tích của Trần Minh Dương- CTV Văn Học Trẻ​
Thêm
2
0
0
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng ngoại thành Hà Nội. Tôi coi Hà Nội như một người bạn tri âm tri kỉ của mình. Tuy vậy, suốt 18 năm gắn bó với người bạn ấy, có lẽ tôi chưa bao giờ hiểu hết về Hà Nội như Hà Nội đã hiểu và làm bạn với tôi. Thực tình, từ nhỏ, tôi không có quá nhiều ý niệm về mảnh đất mà tôi đang sinh sống. Tuổi nhỏ mà, ấy là lúc những đứa trẻ vẫn còn rất hồn nhiên và trong sáng, và chúng có lẽ cũng không cảm nhận hết được sợi dây vô hình liên kết giữa chúng với mảnh đất mà chúng đã từng sinh ra và lớn lên. Những đứa trẻ cứ lớn dần lớn dần nhờ tình thương yêu của bố mẹ, người thân và sự đùm bọc âm thầm của quê hương chúng.

FCE96806-9E25-4B4F-9556-24AD4EE9B37F.jpeg

Hà Nội bốn mùa hoa nở, phố xa đông vui. Ảnh sưu tầm​

Nhưng không phải những đứa trẻ ấy tuyệt không có một chút cảm nhận nào với Hà Nội. Hồi nhỏ, đã nhiều lần tôi được nghe những bài hát về Hà Nội như “Hà Nội 12 mùa hoa” hay “ Nhớ về Hà Nội”. Ban đầu, tôi còn ngây dại mà chẳng thể nào thẩm nổi một giọng nhạc thơ mộng và rất Hà Nội như vậy. Trẻ con khó mà hiểu hết được cái hay của những bài nhạc ấy. Nhưng chỉ cho tới khi nghe bài “ Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao, tôi mới thực choáng ngợp. Hình ảnh Hà Nội hiện lên trong trí óc còn nhỏ tuổi thơ ngây của tôi, tuy chưa thành hình rõ rang, nhưng cũng đã ẩn hiện bóng dáng của một mảnh đất cũng đã trên nghìn năm văn hiến.

Ấy nhưng, khi lớn lên và trở thành một thanh niên, tôi đã dần cảm nhận rõ được giữa tôi và Hà Nội có gì. Đã qua lâu rồi tuổi hồn nhiên và trong sáng thơ ngây, dù cũng chưa đến tuổi của những mái tóc bạc hoa râm suốt ngày ngồi trầm ngâm suy tư, tôi giờ đây vẫn có những khoảng lặng chỉ cho riêng mình tôi với Hà Nội, những khoảng lặng mà chỉ có tôi với Hà Nội có với nhau.

Đã có lần, vào một buổi sáng mùa đông, khi Hà Nội đón đợt rét đầu tiên, tôi, khi ấy ngồi dưới một gốc cây bang, đã nhìn thấy cái khoảnh khắc rất thơ và rất Hà Nội ấy. Trời lạnh, cái rét luồn lách qua mọi ngõ ngách trong không gian, áp sát vào mọi cảnh vật. Nếu không có cái rét ấy thì có lẽ tôi cũng chưa thể hiểu rõ vẻ đẹp của Thủ đô. Đột nhiên, một cơn gió mùa đông thổi qua, làm cuốn đi hàng vạn chiếc lá túm lấy đuôi gió mà bay đi. Tiếng gió thổi ù ù, cái rét lạnh như càng được gió góp vào mà lại lạnh hơn, rét hơn, nhưng cũng Hà Nội hơn. Trong không gian, một mùi thơm thoang thoảng thổi vào mũi tôi. Lúc ấy, tôi đã tạm đặt cuốn sách mà mình đang đọc xuống để đón nhận một điều mà tôi cho là ân hưởng và là món quà mà Hà Nội tặng cho những người tri âm tri kỉ của mình, những người đã không ngại cái rét cái lạnh mà cất công ra ngoài đường phố để tận hưởng một chút thi vị của Hà Nội. Đúng lúc ấy, bản nhạc “ Nhớ về Hà Nội” của nhạc sĩ Phú Quang từ đâu vang lên, và ngay khoảnh khắc ấy, Hà Nội đã nhập vào trái tim tôi như một bản tình ca chiếm lấy trái tim của một người nghệ sĩ đã lâu năm đi tìm cái đẹp.

Tôi đã có nhiều dịp được vào trong nội thành Hà Nội. Nhưng những lần ấy, tôi chỉ đi ngang qua thôi, và có rất ít những lần mà tôi đứng lại và cảm nhận vẻ đẹp của Hà Nội, hay những lời mà Hà Nội đang nói với tôi. Có lẽ lúc ấy tôi vẫn còn vô tâm quá. Nhưng đến bây giờ, tôi lại tha thiết được có một dịp ngồi một mình, lặng ngắm hồ Tây hay hồ Hoàn Kiếm vào một buổi đêm đông giá rét. Lúc ấy, sẽ chỉ có mình tôi và Hà Nội, chỉ có chúng tôi tâm sự và trao đi những ân tình, duyên nợ suốt đời với nhau.

Càng lớn lên hơn nữa, tôi lại càng thấy yêu Hà Nội. Tôi cũng chẳng hiểu vì sao nữa. Dường như những điều xảy ra giữa tôi và Hà Nội trong suốt gần 20 năm qua không chỉ làm bền chặt mối tình giữa tôi với Hà Nội, mà còn để tôi hiểu rõ con người và tình cảm của mình dành cho Hà Nội. Cho tới một ngày, tôi đột nhiên thấy yêu Hà Nội da diết. Tôi chỉ muốn được ngay lập tức chạy ra ngoài, bắt một chuyến xe đến Hồ Tây mà lặng người ngắm nhìn mặt hồ, dù khi ấy đã là buổi đêm. Tôi cũng chẳng hiểu vì sao mình lại có những xúc cảm ấy một cách đột ngột như vậy. Có lẽ là đó là tình yêu quê hương, mà tình yêu quê hương thì có lúc được nuôi dưỡng qua thời gian dài, nhưng cũng có khi tình yêu ấy đột nhiên nở rộ trong lòng mỗi người giống như một bông hoa xinh đẹp nở rộ chỉ sau 1 đêm vậy.

Hà Nội đang ngày càng đổi mới, phát triển hơn, đẹp đẽ hơn. Dạo gần đây, có dịp được vào nội thành Hà Nội, tôi thấy Hà Nội ngày càng nhộn nhịp, đông đúc và giàu đẹp. Nhưng dù nhộn nhịp và ồn ào tới đâu, Hà Nội vẫn mang trong mình những khoảng lặng riêng. Những khoảng lặng đó, đối với tôi, mới chính là vẻ đẹp thực sự và tinh túy nhất của Hà Nội bởi nó đưa con người vào với tâm hồn của Hà Nội, để mỗi người đều có thể có những khoảng lặng với Hà Nội và cho cả riêng mình. Hà Nội đang cố gắng gìn giữ vẻ đẹp ấy qua từng ngày và có lẽ chính Hà Nội cũng đang mong ngóng từng người đến để mà phô bày và trao tặng vẻ đẹp ấy đến với những con người biết cảm và biết yêu Hà Nội, như chính Hà Nội đã dành mọi vẻ đẹp và không gian cho những con người ấy.

Tuy vậy nhưng tôi thấy dường như có nhiều người còn thờ ơ với Hà Nội lắm. Hà Nội coi tất cả mọi người đều là tri âm tri kỉ, nhưng không phải ai cũng xem Hà Nội như một người bạn, dù chỉ là một người bạn xã giao. Tình cảm nếu không được cẩn thận săn sóc thì sẽ dễ bị phai mờ, thậm chí là trôi tuột đi theo thời gian. Nhiều người hiện nay bị cuốn theo lối sống xô bồ, ồn ã, bận rộn và mệt mỏi của cuộc sống, đến thời gian ăn ngủ còn chẳng có, huống chi là đi nói chuyện và tận hưởng cái đẹp với một người bạn. Ngay cả tôi, dù đã năm lần bảy lượt ước hẹn riêng với Hà Nội rằng mình sẽ đi khám phá và tận hưởng cho kì hết vẻ đẹp thủ đô, nhưng cũng vì công việc, vì cuộc sống mà tôi cũng chỉ có thể thực hiện kế hoạch trong đầu của mình mà thôi. Nhưng mỗi khi có dịp, tôi đều đến thăm và tận hưởng khoảng thời gian chỉ có tôi cùng Hà Nội. Cuộc sống thường ngày lặp đi lặp lại một mô típ khiến tôi nhiều lúc cũng phát ngán đến tận óc, những khi ấy tôi chỉ biết hoặc cầm bút mà viết, hoặc là thưởng thức cảnh đẹp Hà Nội. Nhờ có Hà Nội mà tôi còn có động lực để sống, còn có những khoảng lặng suy ngẫm, chiêm nghiệm cuộc đời, còn có tâm trí để thưởng ngắm vẻ đẹp của thủ đô. Ngay cả bài viết này, tôi cũng dành riêng cho Hà Nội, chỉ cho Hà Nội của tôi thôi, một lời cảm ơn, một lời xin lỗi và một lời ước hẹn.
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
116
1
0