Mạng xã hội Văn học trẻ

Hôm nay mới thấy em cười
Anh vui hơn được vàng mười em ơi
Nụ cười em đến rạng ngời
Hồn nhiên em thả khắp trời vãi vương.

Em cười rắc những sợi thương
Lượm về anh bện tơ vương trong lòng
Tiếng cười nghe thật là trong
Như chim lảnh lót, như dòng suối reo.

Em cười ánh mắt trong veo
Lúng la, lúng liếng bay theo gió ngàn
Sao trời nhấp nháy hân hoan
Ánh trăng rải thảm nhuốm vàng muôn nơi.

Mây lưu luyến mãi chẳng trôi
Chỉ vì mê quá làn môi em cười
Hồng lên đôi má thắm tươi
Trời mà còn thế, huống người như anh!



Nụ cười tỏa nắng.jpeg
Thêm
Em cười rắc những sợi thương - Quang Nhật
1K
5
7

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Bài thơ ngọt như mía lùi. Tất cả các bài thơ viết về nụ cười xuân nữ của bác Quang Nhật đều có sức hấp dẫn riêng. Nhân vật trữ tình anh trong bài thơ này quá dí dỏm và tinh nghịch.

“Mây lưu luyến...
 
  • Haha
Reactions: QuangNhat
Anh sẽ về nơi phố Hội cùng em
Để được ngắm Hoài Giang êm sóng vỗ
Theo con sóng thuyền tình về bến đỗ
Ru lòng ta theo gió nhẹ len chiều.

Anh sẽ về nơi phố Hội tịch liêu
Ghé Trần Phú để nghe nhiều câu chuyện
Chùa Cầu đó hiển linh anh sẽ viếng
Thăm phố xưa nỗi tiếng ở quê mình.

Anh sẽ về nơi phố Hội lung linh
Đèn lồng đỏ vẫn ru tình êm ấm
Rêu phong phủ màu thời gian in đậm
Thả tâm hồn theo muôn dặm âm vang.

Anh sẽ về nơi phố Hội mơ màng
Tình nồng ấm và mênh mang xứ Quảng
Về để thấy con tim mình chếnh choáng
Say nghĩa tình trong một khoảng trời mơ!

Ngũ Ánh Tuyên
Ảnh sưu tầm

1677930481338.png
Thêm
Anh sẽ về phố Hội
700
5
4
Anh vẫn thường lật lại những post cũ
Tuổi mười lăm, mười sáu lắm chơi vơi
Ảnh không đẹp, caption như say rượu
Vậy mà sao lưu luyến mãi không rời

Lúc mười lăm, anh hay than hay thở
Có nỗi lòng, anh liền viết ra thơ
Ai nói gì, anh cũng không thấy sợ
Đôi ba lần, anh còn dám ước mơ

89D0E7B5-FB5F-4832-AD11-9ECBE0569F70.jpeg


Có phải không, anh hôm nay mười chín
Nhìn bề ngoài, thay đổi lắm lắm rồi
Nhưng bên trong, trái tim không chỗ vịn
Cứ xoay mòng, mơ ước đã đánh rơi

Qua bao tuổi mà chẳng thấy hi vọng
Thế thì cứ ở yên đấy cho xong
Chỗ mười lăm, ấy vẫn còn bé bỏng
Nói, làm sai, chẳng ai thấy nặng lòng

(17/12/2018)
Thêm
Mười chín
442
5
2

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Vì thanh Xuân là thời gian đẹp nhất của đời người. Và chỉ có thể là tuổi 19. Mười lăm thì chưa phải nên em luyến tiếc về tuổi 19 là hiển nhiên. Hình như ai cũng mang tâm sự này. Tuổi 19 qua đi sẽ...
 
  • Love
Reactions: Nguyên Vương
Biển biêng biếc nói thì thầm

Ta điên tiếc bởi tư tâm chính mình

Bởi em em mãi lặng thinh

Con tim anh mãi đứng hình từ đây
Thêm
376
3
1
Ngày Mai đến trái tim Hàn toả nắng
Những tủi hờn cùng cay đắng đi qua
Tia nắng Mai làn gió mát hiền hoà
Mang hơi ấm sưởi con tim buốt giá.

Tình Mai đó gửi trao Hàn tất cả
Những yêu thương đã xoá bớt u sầu
Khoé mi buồn thôi lấp lánh dòng châu
Mang ánh sáng thắp tinh cầu tăm tối.

Ngày Mai đến một chương đời thay đổi
Tiếng thơ vui bớt giận dỗi ưu phiền
Trôi nhẹ nhàng trong giấc mộng triền miên
Hàn đã sống với một niềm thương mến.

Tình Mai đó một tình yêu dâng hiến
Gửi trao người thêm lưu luyến niềm mơ
Một tình yêu bao khao khát đợi chờ
Yêu tha thiết mối tình thơ bất diệt

Ngũ Ánh Tuyên
Ảnh sưu tầm

1678276942473.png
Thêm
Chân tình
408
2
3
Sắc này xin để mây trời
Thọ này xin trải đắng cay ngọt bùi
Lùi lại mấy bước buông lơi
Tưởng đâu mới biết chơi vơi giữa dòng
Hành này có dễ bỏ lòng
Nhìn lên mà ngẫm đâu phải ngẫu nhiên
Thức này hãy để tùy duyên
Miên man tiếng hót đắm say lòng người
Tươi vui xin nhìn cuộc đời
Lời này chua chát do mình mà ra
Ta đi giữa khắp chốn hoa
Đâu nào đẹp nhất bằng tâm hồn xa
Vui xa trong nắng tháng ba
Hoa thơm đua thắm xin trao tặng người
Ai ơi xin hãy mỉm cười
Đôi mươi còn đấy ngại gì bể dâu
Hỡi ơi xin chớ buồn rầu
Tâm này vẫn sáng chớ nên cưỡng cầu.
Thêm
  • Like
Reactions: Vanhoctre
464
1
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Bài thơ có ý thơ hay. Đặc biệt là các câu cuối. Tuy nhiên nếu được gieo vần đúng luật thơ lục bát thì bài thơ sẽ mượt mà hơn.
 
Tứ Yên có bến đò ngang
Ngày ngày em chở nắng sang bên làng
Sông Lô óng ánh mây ngàn
Em cười đẹp đến ngỡ ngàng mắt anh.

Tươi như sương sớm ngọt lành
Mượt như thảm cỏ nở thành gấm hoa
Mát như cơn gió chan hòa
Êm như mây trắng bao la nương đồi.

Môi hồng như đoá sen tươi
Em cười nghiêng cánh sen vơi đêm hè
Làn môi cắn chỉ nét quê
Cong như trăng khuyết em e ấp cười.

Căng như diều hứng gió trời
Mọng như trái chín dâng mời ai đây
Ngát hương lên chén trà đầy
Môi em thơm quá, thơm lây nụ cười.




Cô lái đò ngang.jpg
Thêm
Nụ cười cô lái đò ngang - Quang Nhật
1K
8
5

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Bác Nhật có sở trường viết lục bát. Giọng thơ ngọt ngào da diết rất phù hợp với chủ đề và phù hợp với nhan đề. Nhân vật trữ tình em trong bài thơ làm mọi người say đắm. Cách thể hiện cảm xúc ngất...
 
  • Love
Reactions: QuangNhat
Ngày Mai đến trái tim Hàn toả nắng
Những tủi hờn cùng cay đắng đi qua
Tia nắng Mai làn gió mát hiền hoà
Mang hơi ấm sưởi con tim buốt giá.

Tình Mai đó gửi trao Hàn tất cả
Những yêu thương đã xoá bớt u sầu
Khoé mi buồn thôi lấp lánh dòng châu
Mang ánh sáng thắp tinh cầu tăm tối.

Ngày Mai đến một chương đời thay đổi
Tiếng thơ vui bớt giận dỗi ưu phiền
Trôi nhẹ nhàng trong giấc mộng triền miên
Hàn đã sống với một niềm thương mến.

Tình Mai đó một tình yêu dâng hiến
Gửi trao người thêm lưu luyến niềm mơ
Một tình yêu bao khao khát đợi chờ
Yêu tha thiết mối tình thơ bất diệt

Ngũ Ánh Tuyên
Ảnh sưu tầm

1678276942473.png
Thêm
Chân tình
408
2
3

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Bài thơ rất hay. Mối tình đẹp của Hàn và Mai đã làm các nhà văn nhà thơ tốn biết bao giấy mực. Mỗi tác giả nhìn và xúc cảm về mối tình này theo một cách riêng và nhà thơ Anh Tú cũng vậy!
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Anh Tú
Nói thương tôi được không
Sương còn vương mi mắt
Cho sắc toả hương đời
Cho người thấu hiểu tôi

Có lẽ đã tường về nhau
Nhưng em lại bước ra mau cuộc tình
Mình như biến thể vô hình
Lang thang khác chốn nhưng làm tôi đau

Mong cho mây gió gặp nhau
Ta lại cùng lối tươi vui ngời ngời
Cùng cười cùng khóc cùng ca
Vượt xa thực tại mai sau một cuộc đời

Chơi vơi giữa những bộn bề
Lê thê từng bước tay vẫn cầm tay
Mong cho mưa thuận gió hòa
Hoa cỏ xanh ngát tươi vui lòng thành

Cầu cho tác hợp thành đôi
Cho đôi môi ấy đắm say mở lời
Cầu Người vào buổi sớm mai
Hai con người ấy đi hết luân hồi.
Thêm
  • Like
Reactions: Triều Anh
401
1
1

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Một bài thơ tình có ý thơ sâu sắc. Tuy nhiên bài thơ chưa thật đặc sắc vì các câu chưa gieo vần được với nhau.
Khổ thơ đầu 5 chữ.
Các khổ thơ sau được làm theo thể lục bát 6-8. Bạn nên xem lại...
 
  • Like
Reactions: ngthaotrieuan
Đất rừng Phương Nam là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi đã được chuyển thể thành phim. Đây cũng là một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của ông. Đến thời điểm hiện tại, Đất rừng phương Nam được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhi hay nhất của Việt Nam. Để bổ trợ kiến thức cho bài học Văn bản 1, SGK trang 62, Chân trời sáng tạo, VHT mời các em đọc bài tham khảo về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

nha-van-doan-gioi.jpg

Ảnh sưu tầm

1. Thể loại: tiểu thuyết

2. Hoàn cảnh sáng tác

Sau khi tập kết ra Bắc, năm 1957, Đoàn Giỏi sáng tác tác phẩm Đất rừng Phương Nam. Tiểu thuyết được viết theo yêu cầu của của Đài tiếng nói Việt Nam. Năm 1997, Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim truyền hình và trở thành bộ phim ăn khách lúc bấy giờ.

3. Bố cục

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chia làm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu …" bụi cây": chuẩn bị đi lấy ăn ong.
- Phần 2: Tiếp theo …" im im đi tới": con đường đến chỗ lấy mật.
- Phần 3: "Trên đường lấy mật … trở về": quá trình lấy mật ong.
- Phần 4: Còn lại: trên đường trở về nhà.

4. Vị trí đoạn trích sgk trang 62

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam gồm 20 chương. Văn bản trong sách giáo khoa được trích từ chương 9 với nhan đề Đi lấy mật ong.

5. Tóm tắt

Đất rừng phương Nam viết về cuộc đời của một cậu bé tên An, bối cảnh được lấy ở các tỉnh Tây Nam Bộ vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam.

Cậu bé An sống cùng với cha mẹ mình ở thành phố. Sau khi thực dân Pháp đổ bộ trở lại Việt Nam và đổ quân vào khu vực Nam Bộ, bé An theo cha mẹ chạy hết vùng này đến vùng khác của khu vực Miền Tây Nam Bộ. Trong một lần mải chơi, giặc đánh đến và An bắt đầu lạc mất gia đình. Từ đây, An bắt đầu trở thành đứa trẻ lang thang. Trên hành trình đi tìm cha mẹ, An gặp được những người đầu tiên cưu mang mình. Dì Tư Béo, đưa An về làm giúp cho quán và thế là từ đó cậu có nơi nương tựa. Tại đây An được tiếp xúc với khá nhiều người, trong đó có vợ chồng Tư Mắn là một trong những bọn Việt gian. Vào một buổi tối An đọc được cuốn sổ của vợ chồng Tư Mắn và biết 2 bọn họ là tay sai vì thế An chạy trốn rời bỏ quán dì Tư và tiếp tục chặng đường gian khổ sau này của mình.

6. Giá trị nội dung

- Phản ánh chân thật và sinh động thiên nhiên và con người ở vùng đất phương Nam.
- Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh.

7. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người đặc sặc.
- Cách dẫn truyện hấp dẫn, dựng cảnh sinh động.
- Thành công trong miêu tả tâm lý nhân vật.
- Ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.​

Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Tìm hiểu về tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
1K
0
3

QuangNhat

Thành Viên
15/7/22
175
217
43,000
Xu
1,103,427
Mình biết đến Nam bộ và yêu Nam bộ chính từ tiểu thuyết này đấy. Chứ một cậu bé sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong khi đất nước đang chiến tranh thì làm sao có điều kiện vào tận rừng U Minh. Đến mơ...
 
Đoàn Giỏi là nhà văn đa tài. Ông vừa làm thơ, viết văn, vừa viết kịch và biên khảo. Nổi bật trong các sáng tác của Đoàn Giỏi là những trang văn chân thành, rung động trước vẻ đẹp bình dị của quê hương xứ sở. Để tìm hiểu về nhà văn Đoàn Gỏi, VHT mời các em học sinh cùng đọc bài tham khảo ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của một nhà văn suốt đời gắn bó với mảnh đất Phương Nam.

nha-van-doan-gioi.jpg
Ảnh sưu tầm

* Cuộc đời

Nhà văn Đoàn Giỏi sinh ngày17/05/1925 mất ngày 02/04/1989. Ông sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho (Nay thuộc xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Đoàn Gỏi xuất thân trong một gia đình địa chủ giàu lòng yêu nước. Say mê hội hoạ ngay từ nhỏ, nhưng Đoàn Giỏi phải từ bỏ đam mê hội hoạ vì sự phản đối của gia đình. Sau đó ông tập trung vào niềm đam mê văn chương và thành công ở lĩnh vực này.

Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công, ông tham gia kháng chiến và trở thành Đảng viên Cộng sản. Chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, năm 1954, Đoàn Giỏi được tập kết ra Bắc và công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam. Sau đó, ông chuyển sang làm việc ở hội nhà văn Việt Nam. Năm 1975, đất nước thống nhất, nhà văn Đoàn Giỏi về Sài Gòn và đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 02/04/1989, ông qua đời bởi chứng bệnh hiểm nghèo.

*Tác phẩm chính:

- Tập truyện dài: Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957), Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962),...
- Truyện ngắn: Hoa hướng dương (1960), Người tù chính trị năm tuổi (1973), Đồng Tháp Mười (1987),...
- Truyện ký: Trần Văn Ơn (1955), Ngọn tầm vông (1956), Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày,...
- Kịch thơ: Người Nam thà chết không hàng (1947), Chiến sĩ Tháp Mười (1949);
- Thơ: Giữ vững niềm tin (1954), Bến nước mười hai, Truyện thằng Cồi;
- Biên khảo: Những chuyện lạ về cá (1981), Tê giác giữa ngàn xanh (1982).

* Phong cách nghệ thuật

Tác phẩm của Đoàn Giỏi là các bức tranh sinh động về thiên nhiên và con người Nam Bộ.
- Tái hiện vẻ đẹp của vùng đất Phương Nam trù phú và con người Nam Bộ chất phác, hiền hoà, thẳng thắng, bộc trực và giàu ân nghĩa.
- Nghệ thuật miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình.
- Ngôn ngữ mang đậm sắc thái Nam Bộ.​

Xem thêm các bài saonj, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Nhà văn Đoàn Giỏi, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
  • Like
Reactions: QuangNhat
817
1
0
Chuyện rằng, khi Huy Cận vừa làm xong bài thơ Tràng giang, ông gửi cho Xuân Diệu xem trước. Xuân Diệu vội vàng chép tay, rồi gửi theo đường bưu điện cho Thế Lữ.

Nhà thơ Huy Cận.jpg


Đọc xong, Thế Lữ khen hay và hỏi: "Huy Cận là tay nào mà làm thơ hay thế!". Xuân Diệu bảo: "Huy Cận là bạn tôi". Thế Lữ lại hỏi: "Là bạn sao không đưa thẳng cho tôi mà lại gửi thư?". Xuân Diệu đáp: "Tôi muốn gửi thế để kiểm tra xem thử thơ có hay thật không?".

Mấy ngày sau, Huy Cận ra Hà Nội, Xuân Diệu đưa ông đến báo Ngày nay giới thiệu với Ban biên tập. Đó là lần đầu tiên Huy Cận tiếp xúc với giới văn chương, báo chí. Từ đó, họ rất quý ông, đăng thơ ông đều đặn trên báo Ngày Nay.

Tuần ấy, báo đăng bài Tràng giang của Huy Cận. Ngay ngày hôm sau, mới 6 giờ sáng, Lưu Trọng Lư đã đến đập cửa phòng Huy Cận tại số 40 Hàng Than (lúc ấy Lưu Trọng Lư ở dưới nhà, Huy Cận và Xuân Diệu ở trên gác), mà rằng: "Trời, Tràng giang hay quá Cận ơi! Hôm nay cụ Ngô Tất Tố hỏi tôi: "Huy Cận là thằng cha nào mà làm bài thơ hay thế? Bài thơ này hồn thơ Đường mà hay hơn thơ Đường”...mình phải khao cậu mới được. Thế là hai nhà thơ đến hiệu phở Nghi Xuân (ở Hàng Quạt) nổi tiếng.

Lưu Trọng Lư chiêu đãi Huy Cận nhưng lại... quên mang tiền vì ông nổi tiếng là người lơ đãng. Rốt cuộc, Huy Cận lại mời phở Lưu Trọng Lư.

(st)
Thêm
"Huy Cận là thằng cha nào mà làm thơ hay thế?"
860
3
4
Trong tiếng Việt, có rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng vốn từ Hán Việt trong giao tiếp. Bài học thực hành tiếng Việt của bài 7, sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 10 sẽ giúp học sinh nhận biết được lỗi dùng từ (từ Hán Việt) và cách sửa các lỗi đó. Cùng VHT tìm hiểu một số lỗi dùng từ Hán Việt cơ bản và cách sửa.

7A7EE518-DD8A-4AB9-850F-4BA4ECCB3C3F.jpeg
Ảnh VHT

1. Tri thức tiếng Việt

Có các lỗi dùng từ Hán Việt thường gặp sau:
- Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
- Dùng từ không đúng nghĩa.
- Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp
- Dùng từ không phù hợp với phong cách.

2. Thực hành tiếng Việt/ sgk trang 44, 45

* Câu 1


a. Lỗi dùng từ không phù hợp phong cách.
Sửa: Thay từ song thân thành bố mẹ.
b. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ tài hoa thành tài năng.
c. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.
Sửa: Thay từ tập họp thành tập hợp.
d. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ thị giác thành thị lực.
đ. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ lợi dụng thành tận dụng.
e. Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp.
Sửa: Thay từ nghề đánh cá thành ngư nghiệp.
ê. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay cụm từ bách niên giai lão thành bách niên trường thọ.
g. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ tân trang thành tô điểm.
l. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Sửa: Thay từ kiều diễm thành tươi đẹp.

* Câu 2

Từ Hán Việt có nghĩa tương đồng ở cột B với cột A


1 - ê 2 - g
3 - i 4 - c
5 - e 6 - đ
7 - a 8 - b
9 - d 10 - h

* Câu 3

a. Ẩm thực Việt Nam rất phong phú.
b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ đến thăm hữu nghị nước ta vào khoảng trung tuần tháng 11 năm nay.
c. Bẻ hoa, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành thiếu văn hóa cần phải bài trừ.
d. Nguyên thủ các quốc gia đều bày tỏ sự quan ngại trước tình hình kinh tế đang có nhiều biến động phức tạp hiện nay.
đ. Nhuận bút viết báo của ông ấy rất cao.
e. Anh ấy ủy quyền cho tôi hoàn tất hồ sơ này.
ê. Nền kinh tế ấy đã phục hồi và đi từ lạc hậu đến tiên tiến.
g. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không ngại hi sinh.
h. Ý kiến phát biểu của ông ấy trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
...................................
Cúc các em học tốt!
Thêm
Thực hành tiếng Việt - Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa - đầy đủ và ngắn gọn
  • Like
Reactions: Vanhoctre
2K
1
0
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy. Trong tiết học rèn luyện kĩ năng nói và nghe, VHT giới thiệu với các em học sinh các bước chuyển bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu thành bài nói thuyết phục người khác từ bỏ thói quen học một quan niệm. Cùng tham khảo bài soạn sau:

95EEE4DC-4018-4A99-AF66-9DBA99D3439D.jpeg

Ảnh VHT

Đề bài:

Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.

1. Chuẩn bị nói

(1) Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói.


- Đề tài: quan niệm sai lệch hoặc thói quen xấu.
- Mục đích nói: giúp người nghe hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Đối tượng: bạn học, giáo viên bộ môn.
- Không gian: lớp học.

(2) Tìm ý và sắp xếp ý

a. Tìm ý


- Học sinh dựa vào bài viết ở phần viết để chuẩn bị bài nói.
- Tìm câu mở đầu, kết thúc phù hợp.
- Dự kiến trước một số câu hỏi của người nghe và dự kiến câu trả lời.

b. Lập dàn ý

- Mở đầu của bài nói

+ Giới thiệu quan niệm sai lệch hoặc thói quen xấu.
+ Mục đích viết bài thuyết phục.
- Nội dung chính của bài nói
+ Tác hại của quan điểm/thói quen xấu.
+ Lợi ích của việc thay đổi quan điểm sai lệch/thói quen xấu.
+ Phương pháp thay đổi quan điểm sai lệch/thói quen xấu.
- Kết thúc bài nói
Tóm tắt nội dung vừa trình bày.
+ Nêu / mời người nghe phản biện.
+ Nói lời cảm ơn và kết thúc.

2. Chuẩn bị nghe

* Bước 1: Chuẩn bị


- Đọc và tìm hiểu quan niệm, thói quen trước khi người nói trình bày.
- Liệt kê các nội dung cần trao đổi.

* Bước 2: Nghe và ghi chép

- Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc để ghi chép ý kiến của người nói.
- Suy ngẫm về quan điểm của người nói để đưa ra ý kiến phản biện.

* Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Trình bày điểm, thống nhất ý kiến của bản thân với người nói.
- Nêu những điểm chưa rõ hoặc bất đồng quan điểm.
Lưu ý: tránh lời nói gay gắt và tôn trọng ý kiến của người nói.

3. Thực hành nói và nghe

a. Người nói


- Nêu đề tài của bài nói, trình bày lí do lựa chọn đề tài.
- Trình bày các ý của bài nói (theo đề cương đã chuẩn bị).
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.

b. Người nghe

- Chú ý lắng nghe bài nói của bạn.
- Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra các quan điểm của mình để đối thoại với người nói.
- Đặt câu hỏi để người nói trình bày, giải thích về những nội dung còn chưa rõ.
- Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình.

c. Đánh giá
Dựa vào Bảng kiểm kĩ năng thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay một quan niệm, sgk trang 57.

4. Dàn ý bài nói

Đề bài:
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.


Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

(1) Mở bài:

Nêu quan niệm cần thuyết phục người khác thay đổi, mục đích viết bài văn nghị luận.

(2) Thân bài:

- Luận điểm 1:

Giải thích ý kiến: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
+ Giải thích khái niệm: “Không gian ảo”;
+ Biểu hiện của việc xem “không gian ảo đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
- Luận điểm 2: Trình bày luận điểm
Việc lạm dụng không gian ảo làm lãng phí thời gian, sức khoẻ của con người (sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần, tâm lý).
- Luận điểm 3: Trình bày luận điểm
Cuộc sống thực tế có rất nhiều điều thú vị (vẻ đẹp của thiên nhiên, kỹ năng xã hội, bài học giao tiếp, trải nghiệm hữu ích, tình người, mối quan hệ tốt đẹp…)
- Luận điểm 4: Trình bày luận điểm và đưa ra phương hướng hành động
+ Khẳng định không nên lạm dụng không gian ảo.
+ Liên hệ mở rộng (đa dạng hoá các hình thức học tập, giải trí, không lạm dụng không gian ảo…)
(3) Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng của người thực hiện.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
Thêm
Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, bài soạn đầy đủ chi tiết
2K
0
0
Truyện ngắn là một trong những thể loại tiêu biểu của văn xuôi hiện đại. Muốn đọc hiểu truyện ngắn, học sinh cần phải biết được một số yếu tố truyện: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật; biết được sự gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau. Để học tốt bài 8 - Đất nước và con người trong Ngữ văn 10, sách Chân trời sáng tạo, VHT mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn tìm hiểu về các yếu tố của truyện sau đây:

D3A77994-5338-46AA-A356-DE2C0AF83E89.jpeg
Ảnh VHT

- Câu chuyện là sự việc, chuỗi sự việc xảy ra trong đời sống liên quan đến một hoặc một số người nào đó. Câu chuyện thường có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.
- Cốt truyện là câu chuyện được tổ chức được tổ chức một cách nghệ thuật với biến cố, tình huống, xung đột làm cho câu chuyện trở nên có nghĩa.
- Thông điệp của tác phẩm văn học là điều mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua hình tượng nghệ thuật. Đó là ý tưởng quan trong nhất, là bài học, là cách ứng xử mà văn bản truyền đến người đọc.
- Tư tưởng tác phẩm văn học là nhận thức, quan niệm, thái độ, cách lí giải về các vấn đề đời sống và khát vọng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Tư tưởng của tác phẩm được thể hiện sinh động qua nhiều yếu tố :đề tài, chủ đề, thế giới hình tượng.
- Đặc điểm tính cách nhân vật là nét riêng về ngoại hình, tính cách, hành động, tâm lí ngôn ngữ của nhân vật…giúp phân biệt với các nhân vật khác.
Khi đọc truyện người đọc có thể nhận biết đặc điểm, tính cách, tư tưởng, tình cảm của một nhân vật qua lời của người kể chuyện, qua hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật, hoặc qua nhận xét, đánh giá của nhân vật khác.
- Người kể chuyện là một vai mà tác giả tạo ra đảm nhiệm việc kể lại câu chuyện trong văn bản truyện. Người kể có thể là nhân vật hoặc không, có thể có nhiều điểm nhìn khác nhau.
- Điểm nhìn là vị trí của người kể chuyện trong tương quan với câu chuyện trong tương quan với câu chuyện.
Tuỳ từng trường hợp, câu chuyện có thể được kể theo điểm nhìn ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện hoặc điểm nhìn của nhân vật (xưng tôi hay không xung tôi), điểm nhìn cố định hay di chuyển, thay đổi.
+ Điểm nhìn ngôi thứ nhất
Người kể chuyện ngôi thứ nhất (“hạn tri”) –là nhân vật trong truyện, xưng “tôi”.
+ Điểm nhìn ngôi thứ 3:
Người kể chuyện ngoi thứ 3 (thường là toàn tri” – không phải nhân vật trong truyên, không xưng “tôi”.​

Xem thêm các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
.........................................
Chúc các em học tốt.
Thêm
Tìm hiểu về truyện - tri thức Ngữ văn, bài 8 Đất nước và con người, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo
821
0
0
(Viết tặng những nữ nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch covid-19)


Đã trăm lần đếm mặt trời lên
Nhớ em dâng nghẹn từng hơi thở
Nỗi nhớ vương thẫn thờ ánh mắt
Nỗi nhớ giăng sợi trắng tóc chờ.

Vào tâm dịch để lại con thơ
Lại mang thai, ngày hai trận nghén
Ăn chẳng hết chén cơm đã nghẹn
Bảo hộ che ướt đẫm, kính mờ.

Người nguy kịch lọc máu, ecmo
Người bất ngờ chuyển suy hô hấp
Em đứng sững, lặng nhìn bất lực
Họ ra đi... đơn độc... xa nhà...

Chớ nén lòng, hãy bật khóc ra
Nước mắt lăn trong veo ấm lạ
Trong lồng ngực bao nhiêu tảng đá
Đè nặng em, bỗng hoá nước tràn.

Con hãy nằm trong bụng mẹ ngoan
Bao bé khác giờ không còn mẹ
Để mẹ làm thiên thần con nhé
Bố con mình san sẻ yêu thương.


Thiên thần áo trắng.jpg
Thêm
Làm thiên thần - Quang Nhật
499
3
2

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Đọc bài thơ cảm xúc em khó tả. Cảm phục và yêu mến các nữ nhân viên y tế nơi tuyến đầu. Đọc bài thơ sau đại dịch, vẫn vẹn nguyên không khí và cảm xúc của cả nước những ngày đại dịch. Cảm ơn bác...
 
  • Like
Reactions: QuangNhat
Cho tớ cơ hội đi mà
Tà tà hôm ấy xin đưa nàng về
Cho tớ cơ hội đi mà
Và trong chiều nắng đứt sợi sầu giăng
Cho tớ cơ hội đi mà
Há chẳng chiều xuống có hai đứa mình
Ta đi muôn hướng muôn nẻo
Đi đâu cũng được miễn là chung tay
Đi hết cho thỏa lòng này
Dìu đưa ta bước hết bao muộn phiền
Cho tớ cơ hội đi mà
Vẫn mong ta bước hiên ngang giữa đời
Cho tớ cơ hội đi mà
Trải cuộc sống đó giữa đời bon chen...
Thêm
591
2
5

Triều Anh

Người yêu của văn chương ❤️
Thành viên BQT
3/12/22
606
440
63,000
Sóc Trăng
Xu
6,078,826
Ý thơ rất hay, gần gũi và chân thật.
Tuy nhiên em viết bài này theo thể lục bát (6-8) sẽ không hay cho lắm (vì em gieo vần chưa được)
Cũng ý thơ này, em chuyển sang thơ tự do với những câu thơ...
 
CHẠM

Năm tháng chạm vào cửa ngưỡng thời gian
Gọt rũa đa đoan chạm những gì nông nổi
Ráng chiều chạm vào hoàng hôn cuối buổi
Để uống cạn ngày bung ngực xác đêm

Hương sắc ngập tràn đang chạm vào xuân
Chúm chím hoa xoan dậy thì mắt tím
Thắp lửa tháng ba mộc miên đỏ rực
Phố nhỏ chạm mùa...mùa chạm trắng hoa sưa

Hàng cau trước nhà... chạm gió ngát hương đưa
Trầu chạm vào vôi khoác bờ môi thắm
Biển chở phù sa chạm đời con sóng
Bên lở bên bồi...chạm dòng chảy hanh hao

Tình yêu muôn đời chạm những khát khao
Chẳng biết tại sao không thể nào định nghĩa
Cho dù méo mó hay là tròn trịa
Sợi dây vô hình buộc chặt chữ vấn vương

Anh thấy không anh ta chạm giữa mùa thương
Cả lúc cách xa, lúc vui, lúc tủi
Lúc chạm mắt nhau...chuông ngực rung đập vội
Là những nhớ nhung đang chạm tận đáy lòng

Ta chạm nhịp đời... Gói ghém những thương mong.

Vũ Thúy/thơ và ảnh em
Thêm
Chạm
794
5
3
CHẠM

Năm tháng chạm vào cửa ngưỡng thời gian
Gọt rũa đa đoan chạm những gì nông nổi
Ráng chiều chạm vào hoàng hôn cuối buổi
Để uống cạn ngày bung ngực xác đêm

Hương sắc ngập tràn đang chạm vào xuân
Chúm chím hoa xoan dậy thì mắt tím
Thắp lửa tháng ba mộc miên đỏ rực
Phố nhỏ chạm mùa...mùa chạm trắng hoa sưa

Hàng cau trước nhà... chạm gió ngát hương đưa
Trầu chạm vào vôi khoác bờ môi thắm
Biển chở phù sa chạm đời con sóng
Bên lở bên bồi...chạm dòng chảy hanh hao

Tình yêu muôn đời chạm những khát khao
Chẳng biết tại sao không thể nào định nghĩa
Cho dù méo mó hay là tròn trịa
Sợi dây vô hình buộc chặt chữ vấn vương

Anh thấy không anh ta chạm giữa mùa thương
Cả lúc cách xa, lúc vui, lúc tủi
Lúc chạm mắt nhau...chuông ngực rung đập vội
Là những nhớ nhung đang chạm tận đáy lòng

Ta chạm nhịp đời... Gói ghém những thương mong.

Vũ Thúy/thơ và ảnh em
Thêm
Chạm
794
5
3
Top