Soạn văn Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, bài soạn đầy đủ chi tiết

Soạn văn Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, Ngữ văn 10, Chân trời sáng tạo, bài soạn đầy đủ chi tiết

Triều Anh
Triều Anh
  • Thành viên BQT
  • Người yêu của văn chương ❤️ đến từ Sóc Trăng
Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để chỉ ra sự sai trái và tác hại của một thói quen hay quan niệm nhằm giúp họ từ bỏ thói quen hay quan niệm ấy. Trong tiết học rèn luyện kĩ năng nói và nghe, VHT giới thiệu với các em học sinh các bước chuyển bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu thành bài nói thuyết phục người khác từ bỏ thói quen học một quan niệm. Cùng tham khảo bài soạn sau:

95EEE4DC-4018-4A99-AF66-9DBA99D3439D.jpeg

Ảnh VHT

Đề bài:

Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.

1. Chuẩn bị nói

(1) Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói.


- Đề tài: quan niệm sai lệch hoặc thói quen xấu.
- Mục đích nói: giúp người nghe hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
- Đối tượng: bạn học, giáo viên bộ môn.
- Không gian: lớp học.

(2) Tìm ý và sắp xếp ý

a. Tìm ý


- Học sinh dựa vào bài viết ở phần viết để chuẩn bị bài nói.
- Tìm câu mở đầu, kết thúc phù hợp.
- Dự kiến trước một số câu hỏi của người nghe và dự kiến câu trả lời.

b. Lập dàn ý

- Mở đầu của bài nói

+ Giới thiệu quan niệm sai lệch hoặc thói quen xấu.
+ Mục đích viết bài thuyết phục.
- Nội dung chính của bài nói
+ Tác hại của quan điểm/thói quen xấu.
+ Lợi ích của việc thay đổi quan điểm sai lệch/thói quen xấu.
+ Phương pháp thay đổi quan điểm sai lệch/thói quen xấu.
- Kết thúc bài nói
Tóm tắt nội dung vừa trình bày.
+ Nêu / mời người nghe phản biện.
+ Nói lời cảm ơn và kết thúc.

2. Chuẩn bị nghe

* Bước 1: Chuẩn bị


- Đọc và tìm hiểu quan niệm, thói quen trước khi người nói trình bày.
- Liệt kê các nội dung cần trao đổi.

* Bước 2: Nghe và ghi chép

- Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc để ghi chép ý kiến của người nói.
- Suy ngẫm về quan điểm của người nói để đưa ra ý kiến phản biện.

* Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Trình bày điểm, thống nhất ý kiến của bản thân với người nói.
- Nêu những điểm chưa rõ hoặc bất đồng quan điểm.
Lưu ý: tránh lời nói gay gắt và tôn trọng ý kiến của người nói.

3. Thực hành nói và nghe

a. Người nói


- Nêu đề tài của bài nói, trình bày lí do lựa chọn đề tài.
- Trình bày các ý của bài nói (theo đề cương đã chuẩn bị).
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài nói, đưa ra một số ý tưởng mở rộng.

b. Người nghe

- Chú ý lắng nghe bài nói của bạn.
- Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra các quan điểm của mình để đối thoại với người nói.
- Đặt câu hỏi để người nói trình bày, giải thích về những nội dung còn chưa rõ.
- Trao đổi với người nói về những điểm mà mình chưa đồng tình.

c. Đánh giá
Dựa vào Bảng kiểm kĩ năng thuyết phục người khác từ bỏ thói quen hay một quan niệm, sgk trang 57.

4. Dàn ý bài nói

Đề bài:
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.


Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

(1) Mở bài:

Nêu quan niệm cần thuyết phục người khác thay đổi, mục đích viết bài văn nghị luận.

(2) Thân bài:

- Luận điểm 1:

Giải thích ý kiến: “Chỉ có không gian ảo trên mạng mới đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
+ Giải thích khái niệm: “Không gian ảo”;
+ Biểu hiện của việc xem “không gian ảo đem lại cho mỗi người tri thức, tự do và niềm hứng thú bất tận”.
- Luận điểm 2: Trình bày luận điểm
Việc lạm dụng không gian ảo làm lãng phí thời gian, sức khoẻ của con người (sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần, tâm lý).
- Luận điểm 3: Trình bày luận điểm
Cuộc sống thực tế có rất nhiều điều thú vị (vẻ đẹp của thiên nhiên, kỹ năng xã hội, bài học giao tiếp, trải nghiệm hữu ích, tình người, mối quan hệ tốt đẹp…)
- Luận điểm 4: Trình bày luận điểm và đưa ra phương hướng hành động
+ Khẳng định không nên lạm dụng không gian ảo.
+ Liên hệ mở rộng (đa dạng hoá các hình thức học tập, giải trí, không lạm dụng không gian ảo…)
(3) Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng của người thực hiện.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.​

Xem thêm
Các bài soạn, bài văn hay, đề thi Ngữ văn 10 tại đây.
 
Sửa lần cuối:
Từ khóa
các bước chuẩn bị bài nói các bước chuẩn bị nghe nói và nghe bài 7 chân trời sáng tạo nói và nghe trang 56 văn 10 nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội thuyết phục người khác từ bỏ quan điểm thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
2K
0
0

BBT đề xuất

Đang có mặt

Bình luận mới

Top