Mạng xã hội Văn học trẻ

Giao đất ở là một trong những trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể người dân có thể được miễn tiền sử dụng đất. Vậy, trường hợp nào đất ở không thu tiền sử dụng đất?

1. Thế nào là giao đất không thu tiền sử dụng đất?

Theo khoản 34 Điều 3 Luật Đất đai 2024, Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo 02 hình thức: Giao quyền sử dụng đất không thu tiền sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất.

Trong đó, giao đất không thu tiền sử dụng đất là trường hợp giao đất mà người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước khi thuộc một trong những trường hợp do pháp luật quy định hoặc người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất.

AD_4nXfhzGTuUdK6KyeroWSu_4U11llF5DbiFBdvDWNck_dcAcrGumPi0A3h2tavu1b8q7stqSQDWSG0snyNaTIMRjw5JxiSwzB4_4Whs4w0taCTDQ3_EC1tXHJsNz5MZXokdncbJXC3PQ

2. Trường hợp nào giao đất ở không thu tiền sử dụng đất?

Theo Điều 118 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất được giao đất ở không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau:.

- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên; đất quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đất cơ sở lưu giữ tro cốt không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật Đất đai 2024; đất tín ngưỡng để bồi thường cho trường hợp Nhà nước thu hồi đất tín ngưỡng.

- Người sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

- Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.

- Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất.

- Cơ quan, tổ chức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ.

- Đồng bào dân tộc thiểu số không phải là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng thuộc đối tượng giao đất không thu tiền sử dụng đất.

- Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.

- Việc giao đất quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 124 của Luật Đất đai 2024.

3. Đất ở không thu tiền sử dụng đất có được thế chấp không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 39 Luật Đất đai 2024:

Cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của cá nhân có hình thức sử dụng đất tương ứng, trừ quyền để thừa kế.

Trường hợp cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất thì không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

AD_4nXdF_J3jcysj1ytsGPXi301eO-K6GHcEg3v1V0LkaTU-B8r4020aLm2Y-nob-9XxHEmy-wnBBuQXloG8s4e2s54Rx0f97LrD7jYX99ROJ75HY88ErBWgUr6Gs62DhkG_mGHyyuBPQA

Ngoài ra, căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

d) Trong thời hạn sử dụng đất;

đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy:

- Đối với tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất ở không thu tiền sử dụng đất: Không được thế chấp quyền sử dụng đất ở (không được dùng đất ở không thu tiền sử dụng đất để thế chấp tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng).

- Đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở không thu tiền sử dụng đất: Luật Đất đai hiện hành không cấm hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở không thu tiền sử dụng đất thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, nếu đáp ứng đủ các điều kiện: có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, không bị kê biên, trong thời hạn sử dụng đất, v.v.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Trường hợp nào đất ở không thu tiền sử dụng đất? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
91
0
0
Viết trả lời...
1. Con bị thiểu năng trí tuệ có được hưởng thừa kế?

1.1 Trường hợp con bị thiểu năng trí tuệ có tên trong di chúc


Theo quy định tại khoản 1 Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp di chúc phân chia rõ để cho người con bị thiểu năng trí tuệ bao nhiêu phần di sản thì họ sẽ được nhận phần di sản đó theo đúng di chúc.

Còn nếu di chúc không chỉ định rõ phần di sản được hưởng thì di sản được chia đều cho tất cả những người thừa kế được nhắc tới trong di chúc, trong đó có người con bị thiểu năng trí tuệ.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất. Do vậy, các trường hợp thực hiện các hành vi ngăn cấm người thiểu năng trí tuệ nhận di sản theo đúng quyền lợi của họ đều sẽ bị xử phạt nặng theo quy định.

1.2 Trường hợp con bị thiểu năng trí tuệ không có tên trong di chúc
Nếu không có tên trong di chúc, con bị thiểu năng trí tuệ vẫn được hưởng thừa kế bởi đây là một trong 06 đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc, bao gồm:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.

- Con thành niên mà không có khả năng lao động.

(Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015)

Theo đó, trừ trường hợp từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015 thì người con bị thiểu năng vẫn hoàn toàn có quyền được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của 01 người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Trường hợp người bị thiểu năng trí tuệ không được hưởng phần di sản mà họ đáng ra được hưởng theo đúng quy định thì người này hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu chia di sản thừa kế.

1.3 Trường hợp người mất không để lại di chúc

Nếu không có di chúc, toàn bộ khối tài sản của người mất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, nếu không có di chúc thì di sản sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha mẹ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất.

Theo đó, toàn bộ di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự, trong đó có cả người con bị thiểu năng trí tuệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

thua-ke-di-san-2-1.jpg

2. Nhận thừa kế cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Sau khi được thừa kế di sản, người thừa kế không đương nhiên được sở hữu chỗ tài sản đó. Để xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế, người thừa kế cần phải lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế (hoặc thỏa thuận phân chia di sản).

Theo Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014, khi lập văn bản khai nhận di sản thừa kế, các bên cần thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản đó tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất. Theo đó, các bên cần chuẩn bị giấy tờ như sau:

* Trường hợp thừa kế theo pháp luật:

- Phiếu yêu cầu công chứng (thông thường, các Văn phòng công chứng sẽ có sẵn mẫu để các bên điền thông tin)

Dự thảo hợp đồng nhận thừa kế di sản (nếu có)

- Giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ tiết kiệm…

- Giấy chứng tử của người mất.

- Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người hưởng thừa kế (giấy khai sinh)

- Một số giấy tờ khác có liên quan…

* Trường hợp thừa kế theo di chúc:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Giấy tờ về tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ tiết kiệm…

- Di chúc

- Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế.

- Giấy chứng tử của người mất.

- Một số giấy tờ khác có liên quan…

Sau khi nộp hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai đến văn phòng công chứng, văn bản khai nhận di sản sẽ được niêm yết tại UBND xã nơi có đất trong thời gian 15 ngày theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.

Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có bất cứ khiếu nại hoặc tố cáo gì thì tổ chức hành nghề công chứng tiến hành chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc khai nhận thừa kế.

Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Con bị thiểu năng trí tuệ có được hưởng thừa kế? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
99
0
0
Viết trả lời...
Thế chấp Sổ đỏ để vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít người dân vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hình thức thế chấp, dẫn đến nhiều rủi ro pháp lý và tranh chấp phát sinh. Do vậy, người sử dụng đất cần hiểu rõ các điều kiện, hồ sơ và thủ tục khi thực hiện việc thế chấp quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật. Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm thế chấp Sổ đỏ

Thế chấp Sổ đỏ là cách gọi phổ biến trong dân gian để chỉ hành vi thế chấp quyền sử dụng đất (trường hợp chỉ có đất), hoặc quyền sử dụng đất kèm theo tài sản gắn liền với đất (bao gồm đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất).

93f984d9be20a02dcec1c8a7f36071b0.jpg
2. Điều kiện để thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai năm 2024, người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền thế chấp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngoại trừ các trường hợp: thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước hoặc cộng đồng dân cư, và các trường hợp tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 Luật Đất đai 2024;
  • Đất không có tranh chấp, hoặc nếu có tranh chấp thì đã được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, Trọng tài hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên hoặc không thuộc trường hợp áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án theo pháp luật thi hành án dân sự;
  • Thời hạn sử dụng đất vẫn còn hiệu lực;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Đây là các điều kiện theo quy định pháp luật để người sử dụng đất thực hiện quyền thế chấp. Trên thực tế, tổ chức tín dụng có thể áp dụng thêm các điều kiện nội bộ, ví dụ một số ngân hàng không chấp nhận thế chấp từ người trên 60 tuổi.

3. Đối tượng cá nhân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất

Theo Điều 35 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP, việc cá nhân hoặc tổ chức không phải tổ chức tín dụng nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất từ hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật đất đai hoặc là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Việc nhận thế chấp không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời không trái với đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng như đầu tư, thuê, dịch vụ,...;
  • Trường hợp có thỏa thuận về nghĩa vụ trả lãi thì mức lãi phát sinh (do chậm trả, nợ quá hạn...) không được vượt giới hạn quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015;
  • Phải đáp ứng các điều kiện hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật liên quan.
Tóm lại, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự (từ đủ 18 tuổi trở lên, không thuộc diện mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) có thể được nhận thế chấp nhà đất.

4. Về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

* Yêu cầu bắt buộc công chứng hoặc chứng thực: Điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hoặc quyền sử dụng đất cùng tài sản gắn liền phải được công chứng hoặc chứng thực (trừ trường hợp được miễn theo quy định tại điểm b khoản này).

* Nơi thực hiện công chứng: Việc công chứng được thực hiện tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng có trụ sở tại địa phương nơi có bất động sản.

* Hồ sơ, trình tự và phí công chứng: Người thực hiện có thể tra cứu chi tiết về hồ sơ, thủ tục và mức phí công chứng liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất theo hướng dẫn cụ thể từ cơ quan có thẩm quyền.

e88f9e0487dea81a2468770c587b4301.jpg
5. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Căn cứ pháp lý và thành phần hồ sơ

Theo Điều 27 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp nộp một bộ hồ sơ gồm:
  • Phiếu yêu cầu đăng ký theo Mẫu số 01a (bản chính);
  • Hợp đồng bảo đảm có công chứng/chứng thực theo quy định pháp luật chuyên ngành (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
  • Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trừ trường hợp nộp kèm hồ sơ đăng ký biến động hoặc hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Trình tự, thủ tục thực hiện
  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
  • Bước 3: Xử lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu.
Thời gian giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

6. Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thế chấp

* Thành phần hồ sơ

Căn cứ Điều 33 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
  • Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03a;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận (nếu tài sản bảo đảm có cấp Giấy chứng nhận);
  • Trường hợp người yêu cầu không phải bên nhận bảo đảm và không có chữ ký, con dấu của bên nhận bảo đảm, cần bổ sung các tài liệu như: văn bản đồng ý xóa đăng ký, văn bản xác nhận thanh lý hoặc giải chấp, tài liệu chứng minh chuyển giao tài sản bảo đảm, văn bản xác nhận giải thể pháp nhân...
* Trình tự thực hiện
  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nơi đã đăng ký thế chấp;
  • Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
  • Bước 3: Giải quyết yêu cầu.
* Thời gian giải quyết: Không vượt quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, việc xử lý tài sản sẽ thực hiện theo hình thức bán đấu giá, trừ khi có quy định khác của pháp luật.
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hướng dẫn thế chấp Sổ đỏ 2025: Điều kiện, hồ sơ và quy trình thực hiện. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, sang tên, thế chấp, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
119
0
0
Viết trả lời...
Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong các quyền cơ bản của người sử dụng đất. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp người sử dụng đất đều được thực hiện quyền này. Vậy với đất sản xuất kinh doanh có được thế chấp vay ngân hàng?

Đất sản xuất kinh doanh gồm những đất gì?

Để trả lời câu hỏi đất sản xuất kinh doanh có được thế chấp vay ngân hàng không, trước tiên cần biết thế nào là đất sản xuất kinh doanh.

Theo điểm đ khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất sản xuất, kinh doanh là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, gồm:

- Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

- Đất thương mại, dịch vụ;

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;

Như vậy, đất sản xuất kinh doanh là đất phi nông nghiệp được sử dụng vào các mục đích nêu trên.

Đất sản xuất kinh doanh có được vay thế chấp ngân hàng không?

Theo điểm g khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai 2024, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật đối với những loại đất sau:

AD_4nXfSsI6vifcYctG2Qqtg3lQ_RTJpp164sNxwqdmvD-8vYkzC1VIV5SX_uu3rGsUXXEXTwb50owAXQJy0EpteWkOSgWeigzq-K4-kkwBOyRnc9-wNn6y8VHdkHYv9qKEI55UoLzPwIw

- Sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức (theo Điều 176 Luật Đất đai 2024).

- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất (đất ở).

- Đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Gồm:

Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

Sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; sử dụng đất thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng;

Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.

- Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

- Đất nhận chuyển đổi.

- Đất được nhận chuyển nhượng (mua), nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Căn cứ theo quy định nêu trên, có thể thấy hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; sử dụng đất thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng thuộc một trong các trường hợp được thế chấp quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng để được thế chấp quyền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất;

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Nếu thiếu một trong những điều kiện trên sẽ không đủ điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất sản xuất kinh doanh có được thế chấp vay ngân hàng? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
98
0
0
Viết trả lời...
Tuy thủ tục thu hồi đất là quy trình do các cơ quan Nhà nước thực hiện, nhưng người dân cần biết để theo dõi xem có thực hiện đúng hay không, nhất là người có đất bị thu hồi.

Lưu ý: Trình tự, thủ tục thu hồi đất trong bài viết này chỉ áp dụng khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Thẩm quyền giải phóng mặt bằng thu hồi đất

Thẩm quyền thu hồi đất của cá nhân, tổ chức được quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2024, theo đó UBND cấp tỉnh và cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, cụ thể như sau:

UBND cấp tỉnh:

Tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các trường hợp:

- Bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 81;

- Bị thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng quy định tại Điều 82.

UBND cấp huyện:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh quy định tại Điều 78 và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 79 mà không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;

- Thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 81; và bị thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo Điều 82.

Thủ tục giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất AD_4nXftlayE_5o8rmOC1SdFEBw3Olu33KNOdhTqC-43I7IsVLuQcqEd4HFY5Q_kTnRUVSEs-icYUP1amXjbEhIioZn2EzixHkyXiUTQDdn8hwYi5dJuT8hMoUP3HdEtnOOt7zNW36EF?key=LdcALTJKr8iqN78CnSS0tw

Thủ tục giải phóng mặt bằng thu hồi đất

Sau khi đã hiểu rõ giải phóng mặt bằng là gì, người có đất bị thu hồi cần nắm rõ quy trình giải phóng mặt bằng. Trình tự, thủ tục thu hồi đất năm 2024 được quy định cụ thể từ Điều 85 đến Điều 87 Luật Đất đai 2024, cụ thể được tiến hành như sau:

Bước 1. UBND cấp có thẩm quyền thông báo thu hồi đất
UBND cấp có thẩm quyền ban hành thông báo về việc thu hồi đất đối với những trường hợp cá nhân, tổ chức thuộc diện thu hồi theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2024, đồng thời phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Theo khoản 1 Điều 85 Luật Đất đai 2024, trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải ban hành thông báo thu hồi đến những người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có) biết trước thời điểm thực hiện thu hồi một khoảng thời gian là:

Đối với đất nông nghiệp: Tối thiểu 90 ngày.

Đối với đất phi nông nghiệp: Tối thiểu 180 ngày.

- Gửi và thông tin thông báo thu hồi đất: Thông báo thu hồi được gửi cho từng người sử dụng đất có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Đồng thời phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt nơi đất bị thu hồi.

Nếu không thể liên hệ hoặc gửi thông báo thu hồi đất, thông báo sẽ được đăng trên báo trung ương và tỉnh trong 03 số liên tiếp, phát trên đài phát thanh hoặc truyền hình 03 lần trong 03 ngày liên tục, niêm yết tại UBND xã và khu dân cư có đất thu hồi, đồng thời đăng trên cổng thông tin điện tử của UBND huyện trong suốt quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không cần gửi lại thông báo.

- Hiệu lực của thông báo: 12 tháng kể từ ngày ban hành.

Bước 2. Thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thống kê

- UBND cấp xã phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm tại các thửa đất thu hồi, người sử dụng đất phải cùng phối hợp để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Nếu người sử dụng đất có đất bị thu hồi không phối hợp để điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, UBMTTQ Việt Nam cấp xã và tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tổ chức vận động và thuyết phục người dân trong 15 ngày bằng văn bản.

- Sau 10 ngày kể từ ngày vận động mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp thì UBND cấp huyện ra quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người sử dụng đất phải thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc này. Nếu vẫn không chấp hành thì UBND cấp huyện ra quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc.

Bước 3. Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng tiến hành các công việc: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp có đất bị thu hồi; Phối hợp cùng UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến và phương án trên theo hình thức họp trực tiếp với người dân, đồng thời phải niêm yết công khai phương án tại trụ sở của UBND cấp xã và nơi sinh hoạt chung của khu dân cư tại địa phương.

Việc tổ chức lấy ý kiến người dân phải lập thành biên bản và được UBND cấp xã, và đại diện những người có đất thu hồi xác nhận.

Sau đó, trong vòng 60 ngày, tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng tổng hợp ý kiến bằng văn bản; Phối hợp với UBND cấp xã tổ chức đối thoại với những người không đồng ý về phương án, sau đó hoàn chỉnh phương án trình cho cơ quan thẩm quyền.

Sau khi có phương án thì cơ quan thẩm quyền thẩm định và trình UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Bước 4. UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.

Thủ tục giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất AD_4nXdsO3G0Mi37Sw8Cq0sJS6UEgkQdieA-69bA7b1HVYb7bASTFSVLrklD8T5ds5Oa-ifCgVHFH23Vs105N4QHFSNbPbbW5uJ0e3-IwCdr188hvHX9VtDM1AgOWLrGvxVfOSqxowefdw?key=LdcALTJKr8iqN78CnSS0tw
Bước 5. Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được phê duyệt.

Trong trường hợp người sử dụng đất không bàn giao cho tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thì UBND cấp xã, UBMTTQ Việt Nam cấp xã và tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng vận động, thuyết phục trong 10 ngày.

Nếu đã được vận động mà vẫn không chấp hành bàn giao đất thì sau khi quá thời hạn nêu trên, UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và thực hiện cưỡng chế.

Bước 6. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu người sử dụng đất không chấp hành)

Khi người có đất thu hồi sau khi được vận động mà vẫn không chấp hành quyết định thu hồi đất được ban hành thì thực hiện cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế/vắng mặt thì UBND cấp xã lập biên bản.

Kết luận: Trên đây là thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong đó:

1. Người có đất có quyền được thông tin về quyết định thu hồi và quyền đóng góp ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

2. Người sử dụng đất có đất bị thu hồi phải giao đất cho tổ chức giải phóng mặt bằng, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thủ tục giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
112
0
0
Viết trả lời...
1. Người mua có quyền yêu cầu chủ đầu tư bồi thường

Tại Điều 20 Luật Kinh doanh bất động sản 2023, người mua nhà có những quyền sau:

“Điều 20. Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn

1. Bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên bán, cho thuê mua hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

b) Yêu cầu bên bán, cho thuê mua giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Yêu cầu bên bán, cho thuê mua bảo hành nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu bên bán, cho thuê mua bồi thường thiệt hại do việc giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong hợp đồng;

đ) Quyền khác theo hợp đồng.”

bd88cd7eae4a267672392463c5a850c9.jpg

Theo đó, người mua có các quyền khi mua nhà sau:
  • Yêu cầu bên bán hoàn tất thủ tục mua bán đúng thời hạn đã thỏa thuận.
  • Yêu cầu giao nhà, công trình đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện đã cam kết, kèm theo giấy tờ pháp lý liên quan.
  • Yêu cầu bảo hành theo hợp đồng và quy định pháp luật.
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu giao nhà không đúng thời hạn, chất lượng hoặc cam kết.
  • Thực hiện các quyền khác theo hợp đồng.
Đồng thời việc thanh toán khoản phạt và bồi thường thiệt hại cũng được quy định tại Luật kinh doanh bất động sản:

"Điều 48. Thanh toán trong kinh doanh bất động sản
1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.

3. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi trong hợp đồng."
Tại Bộ luật dân sự 2015, theo Điều 413 quy định nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên như sau:
“Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

và Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thoả thuận phạt vi phạm

"1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Như vậy, khi chủ đầu tư chậm giao nhà, người mua có quyền yêu cầu chủ đầu tư bồi thường thiệt hại.

2. Mức bồi thường thiệt hại

Theo Điều 434 Bộ luật Dân sự 2015, bên bán chỉ được phép giao tài sản trước hoặc sau thời hạn đã thỏa thuận nếu có sự đồng ý của bên mua. Do đó, thời điểm được xác định là chậm bàn giao nhà đất chính là thời điểm kết thúc thời hạn bàn giao theo hợp đồng hoặc quy định pháp luật, nhưng bên bán vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ bàn giao.

13d45fe0911c97acbc5d1211ed4da566.jpg

Việc chủ đầu tư chậm bàn giao nhà thuộc trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ theo Điều 353 Bộ luật Dân sự 2015 và sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường như sau:
  • Bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Thiệt hại bao gồm cả tổn thất vật chất và tinh thần, được xác định theo quy định tại Điều 360, Điều 361 và Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Ngoài bồi thường thiệt hại, bên chậm bàn giao còn phải chịu chế tài phạt vi phạm theo thỏa thuận trong hợp đồng, với mức phạt do các bên thống nhất theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Trong trường hợp chủ đầu tư không chấp nhận hoặc không giải quyết yêu cầu bồi thường, người mua có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
3. Mức phạt vi phạm hành chính

Ngoài bồi thường thiệt hại cho người mua, chủ đầu tư chậm bàn giao nhà sẽ bị xử lý vi phạm hành chính căn cứ theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP, theo đó, hành vi chậm bàn giao dự án theo tiến độ đã được phê duyệt có thể bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng

(Điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý và vận hành công trình có không bàn giao, bàn giao chậm hoặc bàn giao không đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt cho chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng thì bị phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng

(Điểm đ, khoản 2 Điều 20 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Người mua nên làm gì khi chủ đầu tư chậm giao nhà? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
106
0
0
Viết trả lời...
Thực tế không ít người mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán giữa người bán và chủ đầu tư... Theo đó, việc này có hợp pháp không và tiềm ẩn những rủi ro gì? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được vấn đề.

1. Có được phép mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 160 Luật Nhà ở 2023, việc mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán (chung cư chưa có Sổ hồng) là hoàn toàn hợp pháp, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Là nhà ở hình thành trong tương lai hoặc nhà ở trong trường hợp giải thể, phá sản

- Là nhà ở thuộc tài sản công, nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư không thuộc tài sản công mà các chủ đầu tư có sẵn.

Thêm vào đó, để được tham gia giao dịch mua bán thì chung cư phải có các giấy tờ, tài liệu chứng minh điều kiện theo quy định của pháp luật.

[IMG]

2. 3 rủi ro khi mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán

Từ phân tích nêu trên, có thể thấy mua chung cư khi chỉ có hợp đồng mua bán hoàn toàn được pháp luật cho phép nếu đáp ứng các điều kiện kèm theo, tuy nhiên việc này cũng tiềm ẩn một số rủi ro đối với bên mua, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, trường hợp bên bán và bên mua bị mất liên lạc với nhau, người đại diện theo ủy quyền của họ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc qua đời thì hợp đồng có có nguy cơ không thực hiện được.

- Thứ hai, trong trường hợp sau khi hai bên ký hợp đồng đặt cọc, nếu như chủ đầu tư muốn bán lại chung cư đó thì vẫn để cho người chủ đầu tiên đứng tên trong sổ hồng, người chủ thứ hai trở đi cũng chỉ được ủy quyền sử dụng căn chung cư đó, chứ không có gì để đảm bảo về quyền lợi.

Đối với những dự án chung cư đang trong thời gian cấp sổ hồng thì giao dịch mua bán giữa hai bên sẽ chỉ thực hiện theo hình thức hợp đồng ủy quyền mà không có sự xác nhận của chủ đầu tư.

- Thứ ba, trong trường hợp người mua không tìm hiểu kỹ các thông tin về dự án, chủ đầu tư thì có thể mua phải căn chung cư trong dự án của chủ đầu tư không uy tín, năng lực kém dẫn đến việc bị chậm hoặc thậm chí không được cấp sổ hồng.

3. Cách giảm thiểu rủi ro khi mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán

Để giảm thiểu tối đa những rủi ro như đã phân tích, khi mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán, người mua có thể tham khảo một số cách thức như sau và tùy từng trường hợp cụ thể áp dụng:

Trường hợp 1: Mua chung cư trực tiếp từ chủ đầu tư dự án.

- Một là, ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư.

Nếu muốn mua chung cư chưa có sổ hồng thì hợp đồng mua bán cần phải ký trực tiếp với chủ đầu tư. Tại thời điểm bàn giao nhà, nếu chủ đầu tư vẫn chưa có sổ hồng thì trong hợp đồng mua bán phải có điều khoản có nội dung cụ thể về thời điểm có sổ.

Để đảm bảo thực hiện nội dung này, người mua có thể thỏa thuận với chủ đầu tư về việc thanh toán trước một phần giá trị căn chung cư và phần còn lại sẽ thanh toán sau khi nhận được sổ hồng.

Thêm vào đó, hợp đồng mua bán bắt buộc phải được công chứng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư,… theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Nhà ở 2023.

- Hai là, tìm hiểu uy tín, năng lực của chủ đầu tư cũng như chất lượng chung cư.

Hiện nay không khó để có thể tìm hiểu thông tin về các dự án bất động sản, cũng như thông tin về các chủ đầu tư. Một số nguồn thông tin dễ tìm như các bài viết trên báo chí, các kênh truyền thông, mạng xã hội, diễn đàn về bất động sản, mua bán nhà đất, chung cư.

Ngoài ra, nếu có điều kiện thì người mua có thể đến trực tiếp nơi có chung cư và hỏi những người dân đang sinh sống trong khu vực dự án, những cư dân tại chính dự án đó hoặc bất cứ ai có am hiểu về lĩnh vực này.

- Ba là, tìm hiểu về lý do vì sao chung cư chưa có sổ hồng và dự kiến thời gian được cấp sổ.

[IMG]

Trường hợp 2: Mua chung cư từ chủ đầu tư thứ cấp.


Chủ đầu tư thứ cấp là những chủ đầu tư có chức năng kinh doanh bất động sản. Khi mua chung cư từ đối tượng này, cần kiểm tra thông tin và lựa chọn sàn giao dịch bất động sản uy tín, hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản.

Trường hợp 3: Nhận chuyển nhượng chung cư từ cá nhân khác.

Khi nhận chuyển nhượng chung cư từ cá nhân khác, cần yêu cầu bên chuyển nhượng xuất trình hợp đồng mua bán với chủ đầu tư trước đó để đảm bảo tính pháp lý của căn hộ khi thực hiện công chứng hợp đồng.

Trong trường hợp căn hộ chung cư đã mua bán đến lần thứ 3, thì khi công chứng cần yêu cầu bên bán cung cấp bản hợp đồng mua bán lần gần nhất. Ngoài ra, khi chuyển nhượng chung cư là nhà ở thương mại, bên bán còn phải cung cấp văn bản xác nhận của chủ đầu tư.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: 3 rủi ro khi mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
95
0
0
Viết trả lời...
1. Chia nợ ngân hàng khi vợ chồng ly hôn thế nào?

Việc chia nợ ngân hàng khi ly hôn còn phụ thuộc vào việc khoản nợ đó là khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng.

Nếu khoản nợ ngân hàng đó là giao dịch được vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình thì cơ vợ và chồng đều phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác với ngân hàng về việc quyết định ai là người trả nợ thì sẽ được thực hiện theo thỏa thuận đó.

Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được về việc chia nợ ngân hàng chung thì Toà án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.

Về các khoản nợ chung, nợ riêng, căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 có quy định vợ chồng có nghĩa vụ chung về tài sản đối với:

- Nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch được vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ về việc bồi thường thiệt hại mà vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

- Nghĩa vụ do vợ/chồng thực hiện nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình;


thu-tuc-don-phuong-ly-hon-12984.jpg

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu/sử dụng/định đoạt tài sản chung của vợ, chồng;

- Nghĩa vụ phát sinh khi sử dụng tài sản riêng vợ, chồng để duy trì/phát triển khối tài sản chung/tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình;

- Nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại do con gây ra mà theo quy định thì cha mẹ có trách nhiệm phải bồi thường và các nghĩa vụ khác được pháp luật quy định.

Đồng thời, tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ chồng có nghĩa vụ riêng về tài sản sau:

- Nghĩa vụ mà mỗi bên có trách nhiệm trước khi kết hôn;

- Nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh từ việc chiếm hữu/sử dụng/định đoạt tài sản riêng của vợ, chồng;

- Nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do một bên xác lập và thực hiện mà không vì mục đích đáp ứng nhu cầu của gia đình;

- Nghĩa vụ phát sinh từ các hành vi vi phạm pháp luật của mỗi bên.

Mặt khác, căn cứ theo Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn sẽ có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thoả thuận khác về nghĩa vụ tài sản này.

2. Vợ chồng có được ly hôn khi chưa trả hết nợ chung?

Việc vợ chồng chưa trả hết nợ chung không phải là điều kiện để Toà án được hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, đồng thời cũng không phải là căn cứ để Toà án làm cơ sở không giải quyết việc ly hôn.

Bởi căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng. Theo đó, vợ/chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

Ngoài ra, trường hợp vợ, chồng bị tâm thần/mắc bệnh không thể nhận thức hay làm chủ hành vi và là nạn nhân bạo lực gia đình khiến sức khoẻ và tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì cha, mẹ hoặc người thân thích của người đó có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Bên cạnh đó, Điều luật này cũng chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng khi vợ đang mang thai, sinh con/đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điều luật này không đề cập đến việc yêu cầu vợ chồng phải trả hết nợ chung trước khi ly hôn.

3. Vợ chồng rút yêu cầu ly hôn nhưng ngân hàng vẫn yêu cầu Tòa giải quyết nợ chung thì xử lý ra sao?

Trong vụ án giải quyết việc ly hôn, khi các đương sự rút đơn hoặc hoà giải thành thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13.

2-Noi-Dung-Bai-Viet.png

Trường hợp ngân hàng tham gia vụ án với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan từ yêu cầu của vợ, chồng cần giải quyết về vấn đề nợ chung cùng với việc ly hôn thì khi Toà án đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn sẽ bao gồm luôn cả việc không tiếp tục giải quyết đòi nợ chung.

Đây là đối với trường hợp ngân hàng không có yêu cầu độc lập, vì vậy nếu ngân hàng muốn yêu cầu được giải quyết trả nợ ngay thì phải khởi kiện thành một vụ án độc lập khác về nghĩa vụ trả nợ.

Trường hợp ngân hàng tham gia vụ án ly hôn với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì vai trò của ngân hàng trong vụ án này như một nguyên đơn.

Do đó khi vợ chồng rút yêu cầu ly hôn, thì Toà án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn nhưng không bao gồm quan hệ đòi nợ giữa ngân hàng với vợ, chồng.

Theo đó, Toà án sẽ ra thông báo về việc thay đổi địa vị tố tụng và sẽ tiếp tục giải quyết vụ án dân sự về việc đòi nợ.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Xử lý chia nợ ngân hàng khi ly hôn thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
112
0
0
Viết trả lời...
Hướng dẫn cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất với các điều khoản cơ bản về giá chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của từng bên sẽ giúp các bên tránh được những rủi ro, tranh chấp.

1. Thông tin về nhà, đất

Hiện nay Giấy chứng nhận về nhà, đất có nhiều loại đang có giá trị pháp lý, gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

Thông tin về thửa đất, nhà ở trong hợp đồng được ghi theo đúng thông tin tại trang 2 của Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Riêng về diện tích thửa đất thì các bên có thể thỏa thuận ghi theo diện tích trên Giấy chứng nhận đã cấp hoặc ghi theo diện tích thực tế. Trước đây khi cấp Giấy chứng nhận nhiều nơi đo thủ công nên diện tích ghi trên Giấy chứng nhận có thể không đúng với diện tích thực tế.

AD_4nXdwI8yeyHVO6Ymq4c72-UYvh6mE7F5Lt1QDQf0R83UroEXPFeThTCpO634Z03c05qW6hFFxm9vb5HVoP8M1LAl-Ilq0DT8oynt0u6nlnOI0JOdpAIe6ike9DkZq8be2mIKwJYAXDQ

2. Giá chuyển nhượng nhà, đất

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở do các bên tự thỏa thuận nhưng nên ghi theo đúng thực tế, không nên ghi thấp hơn để giảm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.

Lý do:

- Khi các bên không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hợp đồng thấp hơn giá đất tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá để tính thuế thu nhập cá nhân là giá do UBND cấp tỉnh quy định.

- Nhiều rủi ro khi ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá thực tế các bên đã thỏa thuận.

Ví dụ: A và B thỏa thuận chuyển nhượng thửa đất diện tích 100m2 với giá 02 tỷ đồng, nhưng khi công chứng hợp đồng chỉ ghi là 1.5 tỷ đồng để giảm tiền thuế, lệ phí. Khi hợp đồng có hiệu lực nếu A (bên mua) chỉ trả đúng 1.5 tỷ đồng theo hợp đồng thì bên B (bên bán) rất khó yêu cầu A trả đủ 02 tỷ đồng.

3. Nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí

* Thuế thu nhập cá nhân


Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 được hướng dẫn chi tiết bởi Thông tư 111/2013/TT-BTC, người có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì bên chuyển nhượng là người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng nộp thay thì thực hiện theo thỏa thuận đó.

Lưu ý: Việc có hay không có thỏa thuận về người nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ dẫn tới thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là khác nhau, cụ thể:

- Nếu không có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng thì hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

- Nếu có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng là người nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng thì hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (chậm nhất là thời điểm đăng ký sang tên).

* Lệ phí trước bạ

Căn cứ Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, người đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng phải nộp lệ phí trước bạ. Nói cách khác, người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho phải nộp lệ phí trước bạ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thông thường thì bên nhận chuyển nhượng sẽ là người nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký biến động (đăng ký sang tên).

* Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Thực tế cho thấy không phải ai cũng biết khoản phí này khi chuyển nhượng nhà đất nên chỉ ghi chung chung trong hợp đồng là bên A hoặc bên B có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí theo quy định.

Theo điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

Thông thường phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận do bên nhận chuyển nhượng nộp, nhưng các bên được phép thỏa thuận về người nộp.

AD_4nXcwl4qfJzZPvCmgk4Q84h11IddDTLuJyMmLYmLy94roGKZ2V8jXHmqy74wvpUD_reDxR-WK5L5sNzu4e0lSZE7IaGegvp1mJxGTQL5KbZqw_DmeRkyDi0T7Zn5PgOkRVY4u-rjfZQ

4. Chuyển giao giấy tờ và nghĩa vụ đăng ký

Thông thường bên nhận chuyển nhượng sẽ là người đăng ký biến động tại cơ quan đăng ký đất đai. Để đủ điều kiện đăng ký biến động thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ giao giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho bên chuyển nhượng trước khi ký hợp đồng.

Do vậy, bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý để yêu cầu bên chuyển nhượng giao Giấy chứng nhận và các giấy tờ khác có liên quan để thực hiện đăng ký sang tên.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hướng dẫn cách ghi hợp đồng mua bán nhà đất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
102
0
0
Viết trả lời...
1. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất thế nào?

Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 đã nhấn mạnh người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định.

Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất như sau:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người sử dụng đất được phép cho thuê đất nếu quyền sử dụng đất đáp ứng các điều kiện nêu trên.

AD_4nXc2GZ7XRS-elziF6-LU4GkKDW-x3-QFX3iYp7ii2_rEPQCXwjf8mvd8isVDuZdAeNmN9mokJqkZsysinOsFXio0GH2_o4WjI7WYicshQojkd_xxjn-EW_w2QHTrbldYOKEqhgeD

2. Hợp đồng cho thuê đất có phải công chứng không?

Liên quan đến vấn đề này, tại điểm a, b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:

Điều 27. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất



3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;



Theo quy định nêu trên, đối với hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Điều này có nghĩa, pháp luật không bắt buộc hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực mà chỉ bắt buộc công chứng đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…

Tuy vậy, các giao dịch liên quan đến bất động sản thường tương đối phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp, do đó các bên được khuyến khích nên thực hiện công chứng, chứng thực đối với hợp đồng cho thuê đất để đảm bảo giá trị pháp lý.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền cho thuê quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Điều 123 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Điều 123. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

AD_4nXf8CYV-y0ShkAMZ3srdeO3q0wTxVqt0_sqr-qFxcbcW80XTIdvu14TmmDPhZQQTzSqv2IhXsvGHBMj4ldY9btyQGh4M5EC8FhQJuc7dVeTg8vz673Ohu1Rd3Cg_xmhoDAc3arrgaA

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước;

b) Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

c) Giao đất, cho thuê đất đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân. Trường hợp cho cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

...

Như vậy, tùy từng vào đối tượng thuê đất, các cơ quan sau đây có thẩm quyền cho thuê quyền sử dụng đất, cụ thể:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hợp đồng cho thuê đất có phải công chứng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
97
0
0
Viết trả lời...
Một trong những điểm mới của Luật Đất 2024 (có hiệu lực từ 01/8/2024) là quy định về quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất có sự đổi mới. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hai hình thức trả tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024

Theo Điều 120 Luật Đất đai 2024 quy định về cho thuê đất như sau:

"Điều 120. Cho thuê đất

1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hằng năm đối với các trường hợp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Luật này.

2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

b) Sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh; sử dụng đất thương mại, dịch vụ để hoạt động du lịch, kinh doanh văn phòng;

c) Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở.

3. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà có nhu cầu trả tiền thuê đất hằng năm;

c) Đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn hình thức thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.

4. Việc cho thuê đất quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại các điều 124, 125 và 126 của Luật này."

Theo đó, nhà nước quy định hai hình thức thu tiền thuê đất:

Thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

Thu tiền thuê đất hằng năm

Tùy từng loại dự án, mục đích sử dụng đất và nhu cầu của người thuê. Cá nhân, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phù hợp.

[IMG]

1.1. Trường hợp được thuê đất trả tiền một lần

Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Đất đai 2024, những trường hợp được thuê đất trả tiền một lần bao gồm:

- Sử dụng đất để đầu tư sản xuất nông/lâm nghiệp; nuôi trồng thủy sản; làm muối.

- Sử dụng đất tại khu công nghiệp/cụm công nghiệp/khu công nghệ cao; nơi lưu trú cho công nhân trong khu công nghiệp; đất thương mại, sử dụng cho mục đích kinh doanh, du lịch.

- Sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội.

1.2. Trường hợp được thuê đất trả tiền hàng năm

Theo khoản 3 Điều 120 Luật Đất đai 2024, trường hợp được thuê đất trả tiền hàng năm bao gồm:

- Các trường hợp không phải đối tượng được cho thuê đất trả tiền một lần quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Đất đai 2024.

- Các trường hợp là đối tượng được cho thuê đất trả tiền một lần nhưng có nhu cầu trả tiền hàng năm.

- Đơn vị sự nghiệp công lập.

[IMG]

2. Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất

Theo khoản 2 Điều 30 Luật Đất đai 2024 quy định:

"Điều 30. Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất

1. Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm nhưng thuộc trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này được lựa chọn chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho thời gian thuê đất còn lại và phải xác định lại giá đất để tính tiền thuê đất tại thời điểm có quyết định cho phép chuyển sang thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của Luật này.

2. Tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển sang thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm. Tiền thuê đất đã nộp được khấu trừ vào tiền thuê đất hằng năm phải nộp theo quy định của Chính phủ.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất mà có nhu cầu sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích được giao để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ thì được lựa chọn chuyển sang hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với phần diện tích đó."

Như vậy, ngoài việc được lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất, chuyển hình thức trả tiền thuê đất từ trả tiền thuê đất hàng năm sang trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì các tổ chức kinh tế, cá nhân, người gốc Việt định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang được nhà nước cho thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê đều được lựa chọn chuyển sang trả tiền hàng năm.

Và lưu ý khi chuyển sang hình thức trả tiền thuê đất hàng năm sẽ không được hoàn lại tiền thuê đất đã nộp mà chỉ được khấu trừ vào tiền thuê đất hằng năm phải nộp tương ứng.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Các hình thức trả tiền thuê đất theo quy định mới. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
106
0
0
Viết trả lời...
Những điểm nổi bật trong Bản so sánh Luật Thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT 2024

Để giúp doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng nắm bắt các thay đổi quan trọng trong chính sách thuế GTGT theo quy định mới áp dụng, sau đây là bản so sánh chi tiết giữa Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 và Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024, với từng điều, khoản được đối chiếu rõ ràng, giúp người đọc không bỏ sót bất kỳ điểm mới nào.

Nội dung của bản So sánh Luật Thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT 2024 bao gồm:

+ Đối chiếu 02 Luật cùng một số Luật khác liên quan (Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014; Luật sửa đổi Luật Thuế GTGT; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật Quản lý thuế 2016) trên File Excel chi tiết đến từng điều, từng khoản.

+ Tóm tắt điểm mới và giải thích nội dung thay đổi rõ ràng, dễ hiểu.

+ Có trích dẫn nguyên văn quy định pháp luật để tiện tra cứu.

+ Phù hợp với pháp chế, chủ doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp…

AD_4nXdhWYT54fkEr7atM2PyyEIsyuqchaasnDywL4PlYcmzVWWDQUEPupVR-XFHvZ9qV3hLabZaNXUB_eRivJWD6G4xnTvM49swCfRku6Q_bnZyW1P8Q_WLXuZ28GEMY2Tgb6PYZawAYw

Một số điểm mới của Luật Thuế GTGT 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025

Từ ngày 01/7/2025, Luật Thuế giá trị gia tăng 2024, số 48/2024/QH15 chính thức có hiệu lực thay thế cho Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, số 13/2008/QH12 với nhiều điểm mới đáng chú ý.

(1) Bổ sung nhóm hàng hóa không được áp dụng thuế suất 0% để luật hóa cácquy định đang thực hiện ổn định tại các văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) gồm:

- Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu (luật hóa từ Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP)

- Xăng, dầu mua tại nội địa bán cho cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan; Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan (luật hóa từ Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC)

(2) Bổ sung quy định ''hàng hóa đã bán tại khu vực cách ly cho cá nhân (người nước ngoài hoặc người Việt Nam) đã làm thủ tục xuất cảnh'' và ''hàng hóa đã bán tại cửa hàng miễn thuế'' thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% để phù hợp với quy định tại Nghị định số 100/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế.

(3) Bổ sung quy định cụ thể tên các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% như sau: dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu.

AD_4nXdTv-FkzLTJDsV-G_MjrF4UBulGWp28Q1h-QRZ4Hu5dkmGCSEsSRZnYIFwzUx70Tx4d-DyHnL7veF0tjBaFsz1-qB05jgrQUuF0HyffAtQp_JymFiewk7V6ohqfy5D4C5H7vrHoxg

(4) Bỏ quy định ''thực phẩm tươi sống'' thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% để thực hiện thống nhất theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật này về đối tượng không chịu thuế GTGT đối với sản phẩm chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác, chỉ qua sơ chế thông thường.

(5) Bỏ quy định ''nhựa thông sơ chế'', ''lâm sản chưa qua chế biến'' thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5% (sang áp dụng mức thuế suất 10%) để thu gọn đối tượng chịu thuế GTGT 5% cũng như hạn chế khai thác rừng tự nhiên.

Và nhiều quy định mới đáng chú ý khác…

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đã có bản So sánh Luật Thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT 2024 chi tiết nhất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
102
0
0
Viết trả lời...
1. Sáp khi nhập tỉnh, người dân đến đâu làm sổ đỏ

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu đối với cá nhân, cộng đồng dân cư, hộ gia đình đang sử dụng đất. Trong đó quy đinh nơi nộp hồ sơ làm sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) như sau:

“1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Nghị định này.”

Như vậy, người có nhu cầu cấp sổ đỏ cần đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện thủ tục này.

43c83c9d8781fb8c1ddae34400d69d92.jpg

Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), từ 01/7/2025, toàn bộ các đơn vị cấp huyện bao gồm hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân… sẽ chính thức chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Đặc biệt, với các trường hợp người dân vẫn còn công việc chưa hoàn thiện sau ngày 01/7, dự thảo đã quy định Điều khoản chuyển tiếp về việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn từ cấp huyện về cấp tỉnh và xã theo khoản 5, khoản 6 Điều 49.

Theo đó:
  • Với những công việc, hồ sơ thủ tục do cơ quan cấp huyện đang giải quyết mà tới 01/7/2025 vẫn chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành trước 01/7/2025 nhưng sau đó lại phát sinh vấn đề cần giải quyết liên quan: Cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền địa phương cấp cơ sở nơi cư trú tiếp tục giải quyết.
  • Với những nội dung công việc, hồ sơ thủ tục liên quan đến từ 02 đơn vị hành chính cấp cơ sở mới hình thành sau sắp xếp trở lên hoặc có nội dung quá phức tạp: Cơ quan chuyên môn/hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh tiếp tục giải quyết.
  • Với các công trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp huyện phê duyệt mà tới 01/7/2025 vẫn chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành trước 01/7/2025 nhưng sau đó lại phát sinh vấn đề cần giải quyết liên quan: UBND cấp cơ sở nơi có công trình, dự án tiếp tục thực hiện.
  • Với các công trình, dự án liên quan đến từ 02 đơn vị hành chính cấp cơ sở mới hình thành sau sắp xếp trở lên hoặc vượt quá thẩm quyền thực hiện của cấp cơ sở: Cơ quan chuyên môn/hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh tiếp tục giải quyết.
Lưu ý: Việc phân công thẩm quyền lúc này do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện.

Như vậy, sau khi sáp nhập tỉnh, người dân khi có nhu cầu cấp Sổ đỏ cần lưu ý hai điểm quan trọng:

1) Về cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Căn cứ theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người dân vẫn nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên, do việc sáp nhập làm thay đổi đơn vị hành chính, dẫn đến việc tên tỉnh mới, địa danh mới sẽ có thể khác với trước đây, nên:
  • Trong thời gian đầu sau sáp nhập, Bộ phận Một cửa ở các địa phương cấp huyện cũ vẫn có thể được duy trì như điểm tiếp nhận tạm thời, giúp người dân thuận tiện trong việc nộp hồ sơ.
  • Sau khi bộ máy mới được tổ chức hoàn chỉnh, người dân có thể nộp hồ sơ tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc cấp xã, tùy từng trường hợp cụ thể được phân công.
2) Về việc giải quyết các hồ sơ, công việc chưa hoàn thành:

Theo khoản 5, 6 Điều 49 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), từ ngày 01/7/2025, các cơ quan cấp huyện sẽ không còn tồn tại, nên việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ liên quan đến đất đai sẽ được chuyển giao về cấp tỉnh và cấp xã tùy theo tính chất và mức độ.

67334143892b4db4ff0dc9bed9ff542f.jpg

2. Dự kiến thời gian hoàn thành sáp nhập tỉnh, xã

Theo Điều 10 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Trong đó nêu rõ, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/8/2025.

Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.

Kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở các đơn vị hành chính trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính sau sắp xếp chính thức hoạt động.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Sau sáp nhập tỉnh đến đâu để làm Sổ đỏ? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
93
0
0
Viết trả lời...
Để tránh rủi ro khi mua đất thì người mua cần kiểm tra rõ thông tin, cách chính xác nhất là xin thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai sẽ không cung cấp thông tin đất đai cho người dân.

Khi nào bị từ chối cung cấp thông tin đất đai?

Căn cứ Điều 61 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định những trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai

"1. Thông tin, dữ liệu đất đai thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định của Nghị định này.

2. Những thông tin, dữ liệu đất đai gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội mà pháp luật quy định.

3. Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được sự đồng ý của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đó, trừ trường hợp phục vụ hoạt động điều tra, thi hành án dân sự, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật và phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

4. Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu không hợp lệ theo quy định.

5. Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhưng không thực hiện nộp phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai hoặc giá sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quốc gia về đất đai theo quy định."

Như vậy, chỉ cần thuộc một trhttps://1001vieclam.forumvi.com/t10410-topic#11138ong những lý do trên thì cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai sẽ từ chối cung cấp thông tin đất đai.

AD_4nXfFifFTTP_l9gkKuChzFBGSHf65EWtUKRpWm9yCStMVWm23puw78bud5n6i2VDtw8fUNRSiRKx3OWh_45Sarwh88agL6EwDHkLgrlX4neNH7TaWyWcsCAC84qXoW3P04DPu9Hge

- Ghi số điện thoại, e-mail (nếu có).

3. Danh mục và nội dung dữ liệu thửa đất cần cung cấp.

Để được cung cấp thông tin đất đai phải ghi chính xác số, địa chỉ thửa đất. Sau đó sẽ tích dấu nhân (x) vào ô thông tin dữ liệu cần xin, tùy thuộc vào nhu cầu của từng người mà có thể tích vào một ô hoặc nhiều ô hoặc ô tất cả thông tin.

4. Mục đích sử dụng dữ liệu: Người có yêu cầu phải ghi rõ mục đích, nếu không ghi hoặc không ghi rõ hoặc mục đích sử dụng không phù hợp sẽ bị từ chối cung cấp thông tin.

Ví dụ: Ông A cần thông tin về tình trạng pháp lý để tránh rủi ro khi nhận chuyển nhượng (mua đất) thì phải ghi rõ mục đích sử dụng dữ liệu là sử dụng vào việc xác minh thông tin thửa đất để nhận chuyển nhượng.

5. Về hình thức khai thác, sử dụng và phương thức nhận kết quả thì tích dấu nhân (x) vào phiếu yêu cầu theo mẫu như: Bản giấy sao chụp, nhận tại nơi cung cấp, email, gửi EMS theo địa chỉ.

Kết luận: Trên đây là 05 trường hợp không cung cấp thông tin đất đai cho người dân và cách ghi phiếu yêu cầu để không bị từ chối đơn. Khi mua đất để tránh rủi ro hãy xem 5 nguyên tắc “vàng” khi mua đất.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: 5 trường hợp không cung cấp thông tin đất đai cho người dân. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
109
0
0
Viết trả lời...
Giải chấp Sổ đỏ là việc xóa thông tin đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Giải chấp Sổ đỏ được thực hiện sau khi bên thế chấp đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

1. Điều kiện được giải chấp Sổ đỏ
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Theo thỏa thuận các bên

2. Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bị chấm dứt

3. Toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị hủy bỏ mà nội dung bị hủy bỏ có biện pháp bảo đảm đã được đăng ký

4. Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác

5. Tài sản bảo đảm không còn do: được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội; được thay thế, chuyển nhượng,…

6. Tài sản bảo đảm đã được xử lý xong bởi bên nhận bảo đảm hoặc đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự

7. Tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm đang là tài sản bảo đảm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.

8. Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện

9. Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể

10. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện xóa đăng ký

Trên thực tế, bên thế chấp được xóa thế chấp khi thuộc các trường hợp:

- Đến hạn trả nợ gốc và đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.

Khi thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất thì các bên có quyền thỏa thuận với nhau về thời hạn thế chấp (thời hạn cho vay). Trên thực tế hộ gia đình, cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất thường sẽ là 03 năm.

Theo đó, đến thời hạn các bên đã thỏa thuận mà bên thế chấp thực hiện xong nghĩa vụ của mình (trả gốc và lãi) thì có quyền xóa đăng ký thế chấp theo quy định.

- Chưa đến hạn trả gốc nhưng các bên thỏa thuận trả nợ trước.

20e650478dab5f4d75c95b4f9972eda0.jpg

2. Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 99/2022/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định 2546/QĐ-BTP, hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

- Phiếu yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

- Bản gốc Giấy chứng nhận trong trường hợp tài sản bảo đảm có Giấy chứng nhận.

Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm thì nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (bản chính hoặc bản sao có chứng thực):

- Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký/xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý/xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;

- Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao tài sản bảo đảm;

- Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật/Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người yêu cầu xóa đăng ký là người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung về việc bên nhận bảo đảm là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài trong trường hợp xóa đăng ký;

- Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể yêu cầu phải nộp thêm các giấy tờ:

- Trường hợp thực hiện thông qua người đại diện: Phải có Giấy ủy quyền và nệ rõ nội dung đại diện, trừ trường hợp thực hiện việc qua tài khoản đăng ký trực tuyến của người đại diện.

- Trường hợp được miễn nộp phí: Người yêu cầu đăng ký có quyền lựa chọn cung cấp một trong giấy tờ, tài liệu sau đây vào trong hồ sơ đăng ký:
  • Hợp đồng bảo đảm; hoặc
  • Hợp đồng tín dụng; hoặc
  • Văn bản khác.
Các văn bản này phải có thông tin về việc thuộc diện được miễn nghĩa vụ nộp phí đăng ký, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác.

- Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người thì phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của các chủ thể này, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nội dung về việc một, một số bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm có quyền đại diện cho những người còn lại…
39ef59f264be6acc128b3337e1404552.jpg

3. Thủ tục đăng ký xóa thế chấp Sổ đỏ thế nào?
Theo Quyết định 2546/QĐ-BTP, thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm quyền sử dụng đất như sau:

* Trình tự thực hiện:

Bước 01: Nộp hồ sơ
  • Nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân xã thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Bước 02: Giải quyết hồ sơ

Trường hợp không có căn cứ từ chối thì Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả.

* Cách thức thực hiện:
  • Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
  • Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Qua thư điện tử

4. Thông tin giải chấp ghi trên Sổ đỏ thế nào?
4.1. Nơi thể hiện thông tin

Theo khoản 21 Điều 41 Thông tư 10/2024/TT-BTMMT, thông tin xóa đăng ký thế chấp được thể hiện trên mã QR của Giấy chứng nhận.

Mã QR được thể hiện ở góc trên bên phải trang 1 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được in lần đầu; đối với trường hợp có thay đổi thông tin sau khi cấp Giấy chứng nhận thì mã QR được thể hiện ở góc bên phải của cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” tại mục 6 trang 2 của Giấy chứng nhận.

4.2. Nội dung xóa đăng đăng ký thế chấp
Khoản 24 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì ghi như sau:

Trường hợp xoá đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thể hiện: “Xoá nội dung đăng ký thế chấp ngày .../.../... theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.

Như vậy, nội dung xóa đăng ký thế chấp được thể hiện trên mã QR của Giấy chứng nhận.

Trên đây là điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải chấp Sổ đỏ. Có thể thấy thủ này không quá phức tạp và người dân hoàn toàn có thể tự mình thực hiện được. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
102
0
0
Viết trả lời...
Gần đây xuất hiện nhiều nguồn thông tin cho rằng phải ghi mã số thuế hoặc số định danh (số Căn cước công dân) của người mua trên hóa đơn điện tử từ 01/6/2025 khiến không ít chủ hộ kinh doanh, người làm kế toán trong doanh nghiệp lúng túng.

Những ngành nghề như quán ăn, spa, karaoke, nhà thuốc... phục vụ số lượng khách lẻ lớn mỗi ngày. Làm sao có thể đòi hỏi từng khách phải đưa số Căn cước hay mã số thuế khi họ không có nhu cầu lấy hóa đơn, để người bán ghi vào hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?

Theo quy định về nội dung hóa đơn tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025) thì không phải mọi trường hợp đều phải ghi đầy đủ mã số thuế hoặc số Căn cước người mua trên hóa đơn điện tử.

61ab6bd1784dae3d1686ef5d6852544b.jpg

Cụ thể, các trường hợp phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách hoặc số định danh cá nhân của người mua quy định như sau:

- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

- Trường hợp người mua là đơn vị có quan hệ ngân sách thì tên, địa chỉ, mã số đơn vị có quan hệ ngân sách thể hiện trên hóa đơn phải ghi mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách được cấp.

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng:
“Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố’’ thành “TP” , “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”...

Phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

- Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua.

Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.

Trường hợp người mua cung cấp mã số thuế, số định danh cá nhân thì trên hóa đơn phải thể hiện mã số thuế, số định danh cá nhân.

Như vây, nếu bên mua là doanh nghiệp, đơn vị có mã số thuế thì phải ghi đầy đủ mã số thuế. Nếu bên mua là cá nhân mà không có, không cung cấp mã số thuế, số Căn cước thì không nhất thiết phải ghi các thông tin này trên hóa đơn.

Các trường hợp không cần ghi đủ thông tin người mua trên hóa đơn

12b4d9147cb9de8651bfc9ffb008f35d.jpg

Khoản 14 Điều 10 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP hướng dẫn ghi hóa đơn cho khách lẻ trong các trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng như sau:

- Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký số của người mua.

- Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua.

- Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

- Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.

- Đối với hóa đơn điện tử hoạt động kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua.

Trên đây là thông tin về: Có đúng phải ghi mã số thuế hoặc CCCD người mua trên hóa đơn điện tử từ 01/6? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
86
0
0
Viết trả lời...
1. Học nghề, đào tạo nghề là gì?

Học nghề, đào tạo nghề là hoạt động đào tạo để giúp người học nâng cao tay nghề hoặc có thể tự mình thực hiện công việc, nghề nghiệp sau khi được đào tạo. Học nghề, đào tạo nghề gồm các hình thức:

- Học nghề, tập nghề nhằm mục đích làm việc cho người sử dụng lao động (Điều 61 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14). Trong đó:
Học nghề được hiểu là việc người sử dụng lao động tuyển người lao động vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc.


unnamed-1.png

Tập nghề được hiểu là việc người sử dụng lao động tuyển người lao động vào để hướng dẫn thực hành công việc và tập làm nghề tùy theo vị trí việc làm được sắp xếp tại nơi làm việc.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề:

Người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo lại cho người lao động về nghề đã đào tạo hoặc nghề khác để chuyển người lao động sang làm công việc mới tại doanh nghiệp và nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động (theo Điều 42, Điều 62 Bộ luật lao động 2019).
Hình thức này là một cách đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp và là một hình thức đào tạo khá phổ biến hiện nay, được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.

2. Trường hợp nào phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

Căn cứ nội dung tại khoản 1 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

“1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.”

Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề được ký kết trong các trường hợp mà người lao động được đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước/nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động (có bao gồm cả kinh phí đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động).

3. Nội dung hợp đồng đào tạo nghề

Căn cứ nội dung tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nội dung hợp đồng đào tạo bao gồm những mục sau:

- Nghề đào tạo: Theo đó, hai bên phải thỏa thuận rõ là đào tạo nghề gì, nâng cao trình độ gì, nâng cao kỹ năng nghề gì.

- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo.

- Thời hạn người lao động cam kết làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo. Thời hạn này hoàn toàn do 02 bên tự thỏa thuận.

- Chi phí đào tạo bao gồm chi phí cho việc đào tạo và những khoản mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động trong thời gian đi học.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định chi phí đào tạo bao gồm những khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, trường, lớp, máy, thiết bị, tài liệu học tập, vật liệu thực hành và những khoản chi phí khác hỗ trợ cho người học cùng với khoản tiền lương, tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian người này đi học.


ke-hoach-dao-tao-1.jpg

Trong trường hợp người lao động mà được doanh nghiệp gửi đi đào tạo nghề tại nước ngoài thì tổng chi phí đào tạo còn gồm cả chi phí đi lại và chi phí sinh hoạt trong thời gian đi đào tạo.

- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo theo thỏa thuận của hai bên.

- Trách nhiệm của người lao động có liên quan đến việc đào tạo nghề.

4. Trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo nghề

4.1 Các trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo nghề


Căn cứ quy định hiện hành thì người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo nếu thuộc vào một các trường hợp sau:

- Người lao động vi phạm nghĩa vụ làm việc có thời hạn (khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 74/2014/QH13);

- Người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (khoản 3 Điều 40 Bộ luật lao động 2019);

- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đáp ứng các điều kiện theo luật định tuy nhiên thuộc trường hợp bồi hoàn theo thỏa thuận tại hợp đồng đào tạo nghề, thì người lao động vẫn phải thực hiện trách nhiệm bồi hoàn chi phí này cho người sử dụng lao động (khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2019).

4.2 Các loại chi phí đào tạo nghề

Theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2019, chi phí đào tạo nghề mà người lao động có trách nhiệm phải bồi hoàn khi vi phạm hợp đồng đào tạo hoặc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bao gồm:

- Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, trường, lớp, máy, thiết bị, tài liệu học tập, vật liệu thực hà

- Những khoản chi phí khác hỗ trợ cho người học cùng với khoản tiền lương, tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian người này đi học.

Trong trường hợp người lao động mà được doanh nghiệp gửi đi đào tạo nghề tại nước ngoài thì tổng chi phí đào tạo còn gồm cả chi phí đi lại và chi phí sinh hoạt trong thời gian đi đào tạo.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Trường hợp nào ký hợp đồng đào tạo nghề? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
94
0
0
Viết trả lời...
Nghĩa vụ của người sử dụng đất là những việc phải làm trong quá trình sử dụng đất như nộp thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ hoặc đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Nghĩa vụ của người sử dụng đất


Căn cứ Điều 31 Luật Đất đai năm 2024 quy định người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung như sau:

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, cụ thể:


- Đăng ký đất đai:

Theo khoản 1 Điều 131 Luật Đất đai năm 2024, người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý bắt buộc phải đăng ký đất đai.

Trường hợp thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có một trong những thay đổi sau phải đăng ký biến động nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính:

W31R74O.jpeg

+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

+ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.

+ Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất.

+ Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.

+ Chuyển mục đích sử dụng đất.

+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất…

- Thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho…

Để đủ điều kiện đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai khi chuyển nhượng, tặng cho đất hoặc nhà đất thì trước tiên phải lập hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp chuyển nhượng mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Sau khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng phải khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Khi sử dụng đất thì người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất, gồm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, trừ trường hợp được miễn.

Ngoài ra, người sử dụng đất phải nộp các khoản tiền khác như:

- Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất.

- Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê.

- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, trừ trường hợp được miễn.

- Lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất.

- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận khi được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

4. Thực hiện biện pháp bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.

OmB7Ab4.jpeg


5. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Kết luận:
Trên đây là những nghĩa vụ của người sử dụng đất, đây là những nghĩa vụ chung mà bất kỳ người sử dụng đất nào cũng phải thực hiện. Đối với mỗi nghĩa vụ sẽ có những biện pháp xử lý nếu vi phạm.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: 7 điều bắt buộc phải thực hiện khi người dân sử dụng đất? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
109
0
0
Viết trả lời...
1. Đất chưa sử dụng là gì?

Căn cứ vào khoản 1, khoản 4 Điều 9 Luật Đất đai 2024:

- Đất đai được phân loại bao gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.

- Nhóm đất chưa sử dụng được hiểu là đất chưa xác định mục đích sử dụng và chưa giao, chưa cho thuê.

Về việc quản lý đất chưa sử dụng, Điều 221 Luật Đất đai 2024 quy định:

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương, đăng ký vào hồ sơ địa chính và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp về tình hình quản lý, khai thác quỹ đất chưa sử dụng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa giao cho đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quản lý.

7866adcbddbd92aa220dc650bc8ff051.jpg

2. Đất chưa sử dụng gồm những loại đất nào?

Theo Điều 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định loại đất trong nhóm đất chưa sử dụng bao gồm:

- Đất do Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai chưa giao, chưa cho thuê sử dụng mà giao Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức phát triển quỹ đất quản lý;

- Đất bằng chưa sử dụng là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên;

- Đất đồi núi chưa sử dụng là đất chưa sử dụng trên địa hình dốc thuộc vùng đồi, núi;

- Đất núi đá không có rừng cây là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây;

- Đất có mặt nước chưa sử dụng là đất có mặt nước chưa giao, chưa cho thuê, chưa xác định mục đích sử dụng đất.

3. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thế nào?

Theo Điều 222 Luật Đất đai 2024, việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng sẽ căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với diện tích đất được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho cá nhân cư trú tại địa phương mà chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

c4362c5d57b2fc75c2ac4c2e7fd1f724.jpg

Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng nhiều đất nhưng ít dân để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác và nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất chưa sử dụng là gì? Gồm những loại đất nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
104
0
0
Viết trả lời...
Trong thực tiễn, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng là hoạt động phổ biến nhằm điều chỉnh nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc thỏa thuận giữa các bên.

1. Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng


Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:

- “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

- Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự có các loại chủ yếu sau:

- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

2. Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng

Theo Bộ Luật Dân sự 2015 tại Điều 401 về hiệu lực của hợp đồng và Điều 421 quy định về sửa đổi hợp đồng thì hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi hợp đồng theo quy định của pháp luật được diễn ra khi có hoàn cảnh thay đổi cơ bản và chỉ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

[IMG]

- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Như vậy, sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thoả thuận với nhau để làm thay đổi một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết hoặc theo các trường hợp được pháp luật quy định.

Giải thích: "Hoàn cảnh thay đổi cơ bản" thường áp dụng trong các tình huống bất khả kháng như dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai hoặc biến động lớn về tỷ giá, giá nguyên vật liệu. Tuy nhiên pháp luật chưa có quy định rõ ràng mà mới chỉ liệt kê các điều kiện xác định.

3. Lưu ý trong sửa đổi, bổ sung hợp đồng

*Thứ nhất, về chủ thể tham gia sửa đổi hợp đồng

Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện bởi chính các bên đã giao kết hợp đồng hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền hợp pháp.

Với hợp đồng doanh nghiệp, pháp nhân chỉ giao kết thông qua người đại diện (theo pháp luật hoặc ủy quyền).

Việc sửa đổi hợp đồng cũng phải được ký bởi người có thẩm quyền, nếu không, việc sửa đổi có thể bị vô hiệu.

*Thứ hai, về hình thức của thỏa thuận sửa đổi hợp đồng

Theo Khoản 3 Điều 421 BLDS 2015:

“Việc sửa đổi hợp đồng phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”

Ví dụ:

Nếu hình thức hợp đồng gốc dạng văn bản, thì sửa đổi cũng phải bằng văn bản.

Nếu hợp đồng gốc được công chứng, chứng thực, thì bản sửa đổi cũng cần công chứng, chứng thực tương ứng.

* Một số lưu ý khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng

Nên dự liệu trước khả năng sửa đổi hợp đồng

Nên ghi trong hợp đồng gốc một điều khoản về hình thức sửa đổi, ví dụ:

- “Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này phải được lập thành văn bản và có chữ ký của đại diện hợp pháp của các bên.”

- Thêm điều khoản về “tình huống bất khả kháng” và “điều chỉnh giá trị hợp đồng” nếu có biến động kinh tế, dịch bệnh, thiên tai.

- Rõ ràng về người đại diện, thẩm quyền ký kết và sửa đổi.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
86
0
0
Viết trả lời...