Mạng xã hội Văn học trẻ

Người vi phạm được lựa chọn cách nộp phạt giao thông thuận tiện cho bản thân nhưng nhiều người vẫn phớt lờ việc chấp hành quyết định xử phạt. Tuy nhiên, từ 01/01/2025, có 04 rủi ro mà người vi phạm sẽ phải đối mặt nếu cố tình không nộp phạt

Theo quy định hiện hành, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông theo đúng thời hạn quy định, người vi phạm có thể gặp phải 04 rủi ro pháp lý bao gồm:
  • Bị từ chối giải quyết thủ tục đăng ký xe
  • Bị cưỡng chế nộp phạt
  • Bị tính thêm tiền chậm nộp
  • Ô tô bị cảnh báo đăng kiểm
Cụ thể như sau:

1. Bị từ chối giải quyết thủ tục đăng ký xe

Nội dung này được nêu rõ tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 79/2024/TT-BCA. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chưa giải quyết đăng ký xe.
Sau khi tổ chức, cá nhân chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm giao thông thì được đăng ký xe.
Theo quy định này, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông thì người vi phạm sẽ không thể đăng ký xe khi mua xe mới hay sang tên xe sau khi mua bán, tặng cho, để thừa kế,…
Để được giải quyết thủ tục đăng ký xe, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp phạt trước, sau đó, cơ quan đăng ký xe mới tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục.

2. Bị cưỡng chế nộp phạt vi phạm giao thông

Theo Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt giao thông, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt.
Nếu quá thời hạn nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Các biện pháp cưỡng chế được quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật này bao gồm:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo nguyên tắc: Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.

3. Bị tính thêm tiền chậm nộp phạt giao thông

Theo khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi năm 2020, nếu không nộp phạt vi phạm giao thông, ngoài việc bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, người vi phạm còn bị tính thêm tiền chậm nộp phạt với công thức tính như sau:
Số tiền nộp phạt = Số tiền phạt chưa nộp + (Số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)

4. Ô tô bị cảnh báo đăng kiểm

Theo khoản 11 Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm mà chủ phương tiện vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết, thì Cảnh sát giao thông sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào cảnh báo phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính.

Người vi phạm giao thông sau khi giải quyết xong vụ việc việc vi phạm (đến trụ sở ở công an để giải quyết và hoàn thành việc nộp phạt) thì Cảnh sát giao thống sẽ gửi thông báo ngay cho cơ quan đăng kiểm biết để xóa cảnh báo phương tiện trên Chương trình Quản lý kiểm định.
Lúc này, chủ xe đưa phương tiện đi đăng kiểm lại sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo chu kì quy định.

Số tiền này đồng thời thu cùng số tiền nộp phạt giao thông theo quyết định xử phạt.

Trên đây là bài viết giải đáp về vấn đề 4 rủi ro khi không nộp phạt vi phạm giao thông từ 01/01/2025. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
75
0
0
Viết trả lời...
Thông tin “đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích không cần chuyển đổi” là đúng nhưng cần hiểu rõ phạm vi áp dụng theo Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ 1/8/2024).

1. Đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích không cần chuyển đổi
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024 thì đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu thì không cần chuyển đổi.

VP6L9TM.jpeg

Đồng thời, việc sử dụng đất nông nghiệp kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2024.

- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;

- Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;

- Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;

- Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Tuân thủ pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc kết hợp sử dụng đất cho nhiều mục đích cùng lúc không chỉ mở rộng khả năng khai thác tài nguyên đất mà còn giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững.

2. Tỷ lệ diện tích được phép sử dụng đa mục đích

Theo khoản 2 Điều 99 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, phạm vi, điều kiện sử dụng đất kết hợp đa mục đích được quy định như sau:

- Sử dụng đất vào mục đích kết hợp không thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 121 Luật Đất đai 2024;

- Diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không quá 50% diện tích đất sử dụng vào mục đích chính;

- Công trình xây dựng trên đất nông nghiệp để sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải có quy mô, tính chất phù hợp, dễ dàng tháo dỡ. Diện tích đất xây dựng công trình để sử dụng vào mục đích kết hợp trên đất trồng lúa, đất lâm nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa và pháp luật về lâm nghiệp. Đất có mặt nước không được san lấp làm thay đổi dòng chảy, diện tích bề mặt nước, chiều sâu tầng nước;

- Việc xây dựng, cải tạo công trình để sử dụng vào mục đích kết hợp phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

- Thời gian sử dụng đất vào mục đích kết hợp không vượt quá thời hạn sử dụng đất còn lại của mục đích chính.

Như vậy việc sử dụng đất đa mục đích còn bị giới hạn về tỷ lệ diện tích. Cụ thể diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không quá 50% diện tích đất sử dụng vào mục đích chính.

VD: Nếu bạn có 1000m2 đất trồng cây lâu năm thì phần diện tích sử dụng để làm thương mại, dịch vụ, chăn nuôi (khu trải nghiệm, nhà đón khách,...) không được vượt quá 500m2, phần còn lại vẫn phải duy trì mục đích trồng cây theo quy định, đảm bảo đất đai vẫn phục vụ đúng vai trò sản xuất là chính.

3. Cách lập phương án sử dụng đất và thủ tục đăng ký hợp pháp

Theo khoản 4 Điều 99 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích như sau:

- Hồ sơ gồm: văn bản đề nghị sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 102/2024/NĐ-CP; phương án sử dụng đất kết hợp; giấy chứng nhận đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024;

hGpQaug.jpeg

- Cá nhân có nhu cầu sử dụng đất kết hợp đa mục đích nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng đất kết hợp đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan thẩm định phương án sử dụng đất kết hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, chấp thuận phương án sử dụng đất kết hợp. Thời gian thực hiện việc thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

- Tổ chức có nhu cầu sử dụng đất kết hợp đa mục đích nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký sử dụng đất kết hợp đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh.

Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định phương án sử dụng đất kết hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, chấp thuận phương án sử dụng đất kết hợp. Thời gian thực hiện việc thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất nông nghiệp sử dụng đa mục đích không cần chuyển đổi: Có đúng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
82
0
0
Viết trả lời...
Khi nào áp dụng tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể?

Căn cứ khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013, tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

(1) Khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức (tiền sử dụng đất phải nộp đối với phần diện tích vượt hạn mức khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng).

Nói cách khác, tiền sử dụng đất mà người dân phải nộp trong trường hợp được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với đất không có nguồn gốc được Nhà nước giao hoặc cho thuê sẽ được tính theo giá đất cụ thể (không tính theo giá đất trong Bảng giá đất).

(2) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.

(3) Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

(4) Công nhận quyền sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất.

(5) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất.

Cách tính tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể

Căn cứ điểm b, c khoản 3 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể được xác định theo các phương pháp khác nhau, gồm:

(1) Phương pháp so sánh trực tiếp.

(2) Phương pháp chiết trừ.

VBHBqVx.png

(3) Phương pháp thu nhập.

(4) Phương pháp thặng dư.

(5) Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà áp dụng phương pháp khác nhau, cụ thể:

- Giá đất cụ thể xác định theo phương pháp (1), (2), (3), (4) áp dụng đối với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỷ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, từ 10 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, từ 20 tỷ đồng trở lên đối với các tỉnh còn lại.

- Giá đất cụ thể xác định theo phương pháp (5) áp dụng với trường hợp diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại.

Mặc dù có nhiều phương pháp xác định giá đất cụ thể nhưng xuất phát từ giá trị thửa đất trên thực tế (giá trị tính theo giá đất trong Bảng giá đất) thì chủ yếu được tính theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Do đó, LuatVietnam chỉ rõ cách tính giá đất cụ thể theo phương pháp này.

Công thức tính giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất như sau:

Giá đất cụ thể (01m2) = Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) x Giá đất trong Bảng giá đất

Như vậy, để biết người sử dụng đất phải nộp bao nhiêu tiền/01m2 đất vượt hạn mức khi chuyển mục đích sử dụng hoặc cấp Giấy chứng nhận thì phải có 02 thông tin sau:

- Hệ số điều chỉnh giá đất: Hệ số K do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành để áp dụng theo năm (hàng năm sẽ ban hành mới hoặc ra quyết định áp dụng hệ số K của năm liền trước).

- Giá đất trong Bảng giá đất: Để xác định chính xác giá đất cần phải xem loại đất, địa chỉ, vị trí thửa đất,…

Ví dụ: Hệ số K là 1,30 và giá đất trong Bảng giá đất là 05 triệu đồng/m2 thì tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể của 01m2 được xác định như sau:

Tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể (01m2) = 1,30 x 05 triệu đồng = 6,5 triệu đồng

Trên đây là cách tính tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể. Trong đó, LuatVietnam đã nêu rõ trường hợp áp dụng và cách tính theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cách tính tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
70
0
0
Viết trả lời...
Hợp đồng chia tách nhà đất là căn cứ pháp lý quan trọng khi các bên đồng sở hữu nhà đất muốn phân chia phần sở hữu riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, không ít trường hợp phát sinh tranh chấp gây ảnh hưởng đến quyền lợi và tiến độ tách thửa. Vậy khi có tranh chấp, hợp đồng chia tách nhà đất được xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hợp đồng chia tách nhà đất là gì?

Hợp đồng chia tách nhà đất là văn bản thỏa thuận giữa các bên cùng sở hữu quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở, nhằm chia phần tài sản chung thành các phần riêng biệt để thực hiện tách thửa, cấp sổ riêng hoặc chuyển nhượng độc lập. Hợp đồng này phải được lập bằng văn bản và thường đi kèm với việc công chứng hợp đồng chia tách nhà đất để đảm bảo giá trị pháp lý.

[IMG]

2. Khi nào phát sinh tranh chấp trong chia tách nhà đất?

Tranh chấp liên quan đến hợp đồng chia tách nhà đất thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Không thống nhất về diện tích, giá trị hoặc vị trí thửa đất được chia

- Một hoặc vài người thừa kế không đồng ý chia tài sản hoặc từ chối ký hợp đồng

- Di chúc không rõ ràng hoặc có dấu hiệu bị giả mạo, không hợp lệ

- Có người khiếu nại quyền sử dụng đất hoặc phát hiện tài sản đang bị kê biên

3. Cách xử lý khi có tranh chấp trong hợp đồng chia tách nhà đất

1. Hòa giải giữa các bên

Bước đầu tiên khi có tranh chấp là tiến hành hòa giải nội bộ hoặc thông qua chính quyền địa phương (UBND cấp xã/phường). Đây là bước bắt buộc trong nhiều trường hợp nếu muốn tiếp tục đưa vụ việc ra tòa.

2. Yêu cầu công chứng lại hợp đồng

Nếu hợp đồng bị tranh cãi về tính hợp pháp, các bên có thể đề nghị hủy bỏ hoặc công chứng lại. Việc lựa chọn văn phòng công chứng uy tín là điều cần thiết để đảm bảo quy trình đúng pháp luật và phòng tránh rủi ro pháp lý về sau.

3. Khởi kiện tại tòa án

Nếu hòa giải không thành, các bên có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ xem xét hiệu lực của hợp đồng, quyền sở hữu và các giấy tờ pháp lý liên quan để đưa ra phán quyết.

[IMG]

4. Một số lưu ý để hạn chế tranh chấp

- Xác minh rõ quyền sử dụng đất, giấy tờ pháp lý trước khi lập hợp đồng

- Thỏa thuận bằng văn bản minh bạch, rõ ràng từng phần đất được chia

- Tự nguyện, không bị ép buộc trong quá trình ký kết

- Lập hợp đồng tại văn phòng công chứng uy tín, kiểm tra nội dung kỹ lưỡng trước khi ký

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cách xử lý tranh chấp trong hợp đồng chia tách nhà đất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
75
0
0
Viết trả lời...
Phạt cọc là một trong những quy định mà các bên phải nắm rõ khi đặt cọc mua bán tài sản, nhất là tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất và trong đó người dân không nên bỏ qua quy định bị phạt cọc nhưng vẫn lãi khi đặt cọc mua bán đất.

Khi nào bị phạt cọc và mức phạt cọc là bao nhiêu?

Một trong những điều quan trọng nhất khi đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên phải nắm rõ là khi nào bị phạt cọc và mức phạt cọc là bao nhiêu.
Trường hợp bị phạt cọc và mức phạt cọc được quy định rõ tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.
Theo đó, các trường hợp phạt cọc và mức phạt cọc như sau:

(1) Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nói cách khác, nếu không có thỏa thuận khác thì mức phạt cọc áp dụng đối với bên đặt cọc bằng với số tiền đặt cọc.

(2) Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nói cách khác, nếu không có thỏa thuận khác thì bên nhận đặt cọc phải trả lại số tiền đặt cọc và chịu mức phạt cọc bằng số tiền đặt cọc.

WSNgDRt.jpeg

Bị phạt cọc nhưng vẫn lãi nếu thuộc trường hợp sau

Với quy định phạt cọc như trên vẫn có trường hợp bên nhận đặt cọc dù bị phạt cọc nhưng vẫn lãi, cụ thể: Trong thời gian đợi bên đặt cọc đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định thì bên nhận đặt cọc nhận được lời đề nghị chuyển nhượng với giá cao hơn, số tiền chênh lệch giữa giao dịch mới nếu có sẽ cao hơn so với mức phạt cọc.

Ví dụ: Ông A và ông B thỏa thuận chuyển nhượng thửa đất của ông A với số tiền là 01 tỷ đồng, ông B đặt cọc cho ông A với số tiền là 300 triệu đồng, giữa hai bên không thỏa thuận gì thêm về mức phạt cọc. Như vậy, mức phạt cọc được ấn định là 300 triệu đồng.

Trong thời gian đợi ông B cùng đi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ông A nhận được lời đề nghị từ ông C với số tiền chuyển nhượng là 1,5 tỷ đồng, ông C đặt cọc cho ông A 400 triệu đồng.

Như vậy, về lý thuyết khi ông A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông C thì ông A sẽ bị phạt cọc với số tiền là 300 triệu đồng nhưng vẫn lãi 200 triệu đồng.
Từ ví dụ trên có thể thấy bên nhận đặt cọc bị phạt cọc nhưng vẫn lãi và an toàn về mặt pháp lý nếu đáp ứng các điều kiện sau:

9ichJjq.jpeg

Điều kiện 1: Số tiền chênh lệch nhận được từ đề nghị mới phải lớn hơn số tiền phạt cọc của hợp đồng đặt cọc cũ.

Điều kiện 2: Phải chắc chắn lời đề nghị mới được thực hiện.

Thông thường khi nhận được lời đề nghị mới và tính toán số tiền chênh lệch cao hơn mức phạt cọc cho người cũ thì phải thỏa thuận với người mới để lập hợp đồng chuyển nhượng và công chứng hoặc chứng ngay hợp đồng đó theo quy định.

Mặc dù theo quy định, bên nhận đặt cọc bị phạt cọc nhưng vẫn lãi trong trường hợp như đã phân tích nhưng sẽ chỉ loại trừ được rủi ro nếu lời đề nghị mới được chắc chắn thực hiện hoặc tốt nhất là sang tên luôn cho người mới với số tiền cao hơn.

Nếu không thỏa mãn điều kiện trên sẽ chứa đựng nhiều rủi ro về mặt pháp lý và trên thực tế nhiều người bị lừa, thậm chí đối diện khả năng bị phạt cọc hai lần.

Vẫn như ví dụ trên, mặc dù về mặt lý thuyết nếu ông A chuyển nhượng cho ông C thì ông A sẽ lãi 200 triệu đồng so với việc chuyển nhượng cho ông B. Tuy nhiên, nếu không xem xét kỹ sẽ dễ bị lừa, cụ thể:

Ông C đặt cọc cho ông A 400 triệu đồng và không thỏa thuận gì thêm về mức phạt cọc; nếu ông A nhận đặt cọc từ ông C với số tiền là 400 triệu đồng, không ghi thời hạn công chứng, chứng thực và ông C cố tình không lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng quyền sử dụng đất theo quy định thì khi đó ông A sẽ đối diện nhiều rủi ro.

Trong thời gian đợi ông C đi công chứng, chứng thực hợp đồng thì ông B yêu cầu ông A sang tên theo quy định; nếu ông A sang tên sẽ mất 400 triệu đồng phạt cọc cho ông C, nếu ông A không sang tên cho ông B thì phải đợi ông C.

Về lý thuyết khi ông A không sang tên cho ông B thì ông A vẫn lãi 200 triệu nếu chuyển nhượng cho ông C. Trường hợp ông A và ông C không thỏa thuận thời hạn công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng thì ông A phải chờ đợi vô thời hạn và khi đó rất khó chuyển nhượng cho người khác.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Bị phạt cọc nhưng vẫn “lãi” khi bán đất trong trường hợp sau? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
73
0
0
Viết trả lời...
Dự kiến bỏ khung giá đất

Hiện hành, tại Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước sẽ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần, khung giá đất này sẽ là căn cứ để các địa phương xây dựng bảng giá đất.

Tại dự thảo Luật Đất đai (dự kiến được thông qua vào tháng 10/2023), khung giá đất bị bãi bỏ. Tức là, các địa phương được tự xây dựng bảng giá đất mà không bị ràng buộc không thấp hơn và không cao hơn khung giá đất của Nhà nước.

Nếu dự thảo chính thức thông qua, Bảng giá đất do các địa phương ban hành được cho là sẽ tăng cao hơn so với hiện nay và được kỳ vọng là sẽ gần hơn với giá đất thực tế trên thị trường. Thậm chí, dự thảo còn quy định các địa phương sẽ được ban hành bảng giá đất mỗi năm một lần thay vì định kỳ 05 năm một lần như trước đây.

Thay đổi căn cứ tính tiền bồi thường thu hồi đất

Luật Đất đai 2013 quy định, bảng giá đất (được xây dựng trên khung giá đất của Nhà nước) là căn cứ để tính giá đất cụ thể và giá đất cụ thể lại là căn cứ để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (điểm đ khoản 2 Điều 131).

bmpfCUz.png

Công thức tính giá đất cụ thể khi Nhà nước thu hồi đất được nêu tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:

Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K)

Công thức nêu trên cho thấy, giá đất cụ thể để Nhà nước căn cứ tính tiền bồi thường cho người dân khi thu hồi đất là giá đất trong bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất.

Dự thảo Luật Đất đai vẫn kế thừa quy định trên, tức là quy định giá đất cụ thể được sử dụng làm căn cứ để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, việc dự thảo này bỏ khung giá đất, cho các địa phương được quyền tự quyết định bảng giá đất mỗi năm mỗi lần. Điều này được cho là sẽ khiến bảng giá đất tăng cao, tiệm cận với giá thị trường.

Khi bảng giá đất tăng cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá đất thực tế để tính tiền bồi thường thu hồi đất. Khi đó, đương nhiên người dân sẽ được nhận mức tiền bồi thường cao hơn so với hiện nay.

Một trong những vấn đề được cho là bất cập hiện nay mức giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tương đối thấp, cách rất xa so với giá đất thực tế trên thị trường. Tuy nhiên, khi bỏ khung giá đất, có thể vấn đề này sẽ được giải quyết.

Đồng thời, dự thảo Luật Đất đai còn nhấn mạnh nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất là “phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.

Tóm lại, nếu như dự thảo Luật Đất đai được thông qua và Nhà nước bỏ khung giá đất, bảng giá đất được tăng hơn so với hiện nay, giá đất thực tế để tính tiền bồi thường thu hồi đất cũng vì thế mà được điều chỉnh tăng và người dân sẽ được bồi thường ở mức cao hơn.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Luật mới: Giá bồi thường đất sẽ tăng cao, người dân hưởng lợi? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
80
0
0
Viết trả lời...
Đây là nội dung được đề cập tại Nghị quyết 51/NQ-CP năm 2025 ban hành Chương trình thực hiện Kết luận 91-KL/TW về đổi mới giáo dục và đào tạo.

Theo Nghị quyết 51/NQ-CP 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chủ trì xây dựng Luật Nhà giáo và trình Quốc hội vào tháng 5/2025. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Chương trình thực hiện Kết luận 91-KL/TW về đổi mới giáo dục và đào tạo.

D3kb2kx.jpeg


Bộ Giáo dục Đào tạo trình xây dựng Luật Nhà giáo vào tháng 5/2025 (Ảnh minh họa)

Nghị quyết 51 nêu rõ các mục tiêu cơ bản của chương trình thực hiện Kết luận 91, bao gồm việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bộ, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Các giải pháp này nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

LkOxoMs.jpeg

Danh mục một số nhiệm vụ cụ thể triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận 91 đã được chỉ rõ. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để trình Luật Nhà giáo vào tháng 5/2025. Cũng trong tháng 10/2025, Bộ này sẽ trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung Luật Viên chức vào tháng 10/2025 và xây dựng các dự thảo Luật Giáo dục đại học, Giáo dục nghề nghiệp thay thế các luật hiện hành.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục triển khai các chương trình giáo dục mầm non, phổ thông và cải cách phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Bộ Giáo dục Đào tạo trình xây dựng Luật Nhà giáo vào tháng 5/2025? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:



MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
79
0
0
Viết trả lời...
Trong thực tiễn, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng là hoạt động phổ biến nhằm điều chỉnh nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế hoặc thỏa thuận giữa các bên. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng

Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự có các loại chủ yếu sau:

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

[IMG]

2. Quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng

Theo Bộ Luật Dân sự 2015 tại Điều 401 về hiệu lực của hợp đồng và Điều 421 quy định về sửa đổi hợp đồng thì hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi theo thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi hợp đồng theo quy định của pháp luật được diễn ra khi có hoàn cảnh thay đổi cơ bản và chỉ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

Như vậy, sửa đổi hợp đồng là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thoả thuận với nhau để làm thay đổi một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết hoặc theo các trường hợp được pháp luật quy định.

Giải thích: "Hoàn cảnh thay đổi cơ bản" thường áp dụng trong các tình huống bất khả kháng như dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai hoặc biến động lớn về tỷ giá, giá nguyên vật liệu. Tuy nhiên pháp luật chưa có quy định rõ ràng mà mới chỉ liệt kê các điều kiện xác định.

3. Lưu ý trong sửa đổi, bổ sung hợp đồng

*Thứ nhất, về chủ thể tham gia sửa đổi hợp đồng

Việc sửa đổi hợp đồng phải được thực hiện bởi chính các bên đã giao kết hợp đồng hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền hợp pháp.

Với hợp đồng doanh nghiệp, pháp nhân chỉ giao kết thông qua người đại diện (theo pháp luật hoặc ủy quyền).

Việc sửa đổi hợp đồng cũng phải được ký bởi người có thẩm quyền, nếu không, việc sửa đổi có thể bị vô hiệu.

[IMG]

*Thứ hai, về hình thức của thỏa thuận sửa đổi hợp đồng

Theo Khoản 3 Điều 421 BLDS 2015:

“Việc sửa đổi hợp đồng phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.”

Ví dụ:

Nếu hình thức hợp đồng gốc dạng văn bản, thì sửa đổi cũng phải bằng văn bản.

Nếu hợp đồng gốc được công chứng, chứng thực, thì bản sửa đổi cũng cần công chứng, chứng thực tương ứng.

* Một số lưu ý khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng

Nên dự liệu trước khả năng sửa đổi hợp đồng

Nên ghi trong hợp đồng gốc một điều khoản về hình thức sửa đổi, ví dụ:

“Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này phải được lập thành văn bản và có chữ ký của đại diện hợp pháp của các bên.”

Thêm điều khoản về “tình huống bất khả kháng” và “điều chỉnh giá trị hợp đồng” nếu có biến động kinh tế, dịch bệnh, thiên tai.

Rõ ràng về người đại diện, thẩm quyền ký kết và sửa đổi.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Quy định sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã ký. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
72
0
0
Viết trả lời...
Giá bán nhà ở xã hội từ ngày 01/8/2024 được quy định theo 02 trường hợp cụ thể, được đầu tư bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn và không phải từ nguồn vốn đầu tư công. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Giá bán nhà ở xã hội được quy định như thế nào?
1.1 Nhà ở xã hội không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn (thường chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức)


* Giá bán

Theo Điều 87 Luật Nhà ở 2023, giá bán nhà ở xã hội sẽ tính đủ các chi phí cần thiết để thu hồi vốn đầu tư xây dựng, bao gồm chi phí xây dựng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xây dựng hạ tầng, và lợi nhuận định mức. Cụ thể gồm:
- Chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng:
  • Chi phí đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
  • Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
  • Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội do chủ đầu tư thực hiện (nếu có)
xnUdnC5.jpeg
(Trừ trường hợp thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt)
- Lãi vay (nếu có); các chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật; lợi nhuận định.

- Không được tính các khoản ưu đãi quy định tại các điểm a, b, đ, g và h khoản 2 Điều 85 của Luật Nhà ở 2023 và kinh phí bảo trì do người mua phải nộp theo quy định tại Điều 152 của Luật Nhà ở 2023.

* Giá thuê, thuê mua
- Giá thuê mua nhà ở xã hội: giá thuê mua sẽ tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật Nhà ở 2023.
- Giá thuê nhà ở xã hội: chủ đầu tư sẽ thỏa thuận với người thuê theo khung giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Theo đó, chủ đầu tư cần xây dựng phương án về giá bán và giá thuê mua nhà ở xã hội, đảm bảo tuân thủ quy định và trình cơ UBND cấp tỉnh thẩm định trước khi nhà ở đủ điều kiện bán hoặc cho thuê mua nhà ở.
Việc cập nhật các quy định này là cần thiết cho những ai đang có ý định mua hoặc thuê nhà ở xã hội, giúp họ nắm rõ thông tin và quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện giao dịch.

1.2 Trường hợp nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn

Điều 86 Luật Nhà ở 2023 quy định về giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn như sau:
- Giá thuê nhà ở xã hội: Giá thuê được tính dựa trên kinh phí bảo trì nhà và chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng trong ít nhất 20 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê.


- Giá thuê mua nhà ở xã hội: Giá thuê mua bao gồm chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng trong tối thiểu 5 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua không tính kinh phí bảo trì (do người thuê mua chi trả).

- Giá thuê và thuê mua: không bao gồm các khoản ưu đãi theo Điều 85 của Luật Nhà ở 2023.

- Quyết định giá: Giá thuê và thuê mua sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo Điều 14 Luật Nhà ở 2023.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ quyết định giá thuê cho các nhà ở xã hội được xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn.

2. Công thức xác định giá bán nhà ở xã hội
Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, phương pháp xác định giá bán nhà ở xã hội được xác định theo công thức sau:

dpX4ANx.jpeg

Trong đó:

GiB (đồng/m2): là giá bán 01 m2 sử dụng căn hộ (hoặc căn nhà) nhà ở xã hội đã hoàn thiện việc xây dựng tại vị trí thứ i.

Tđ (đồng): là tổng chi phí đầu tư xây dựng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) phần diện tích nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, được xác định căn cứ theo giá trị quyết toán vốn đầu tư; trường hợp chưa phê duyệt quyết toán thì xác định căn cứ theo chi phí đầu tư xây dựng công trình được duyệt hoặc chi phí đầu tư xây dựng theo kết quả đấu thầu thực tế (nếu có).

L (đồng): là lợi nhuận định mức được xác định bằng tỷ lệ định mức nhân với Tđ.

SB (m2): là tổng diện tích sử dụng các căn hộ (hoặc căn nhà) để bán của công trình nhà ở hoặc của dự án, bao gồm cả diện tích các căn hộ hoặc căn nhà mà chủ đầu tư giữ lại không bán.

Ki: là hệ số điều chỉnh giá bán đối với phần diện tích tại vị trí thứ i theo nguyên tắc bình quân gia quyền và bảo đảm bình quân gia quyền theo diện tích nhà ở của một khối nhà bằng 1.

* Cơ quan thực hiện thẩm định giá bán nhà ở xã hội: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án (theo khoản 1 Điều 35 Nghị định.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Giá bán nhà ở xã hội được quy định như thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
86
0
0
Viết trả lời...
Quy định mới về một trường hợp dễ dàng chuyển sang đất thổ cư

Luật Đất đai số 31/2024/QH15 quy định 02 căn cứ quan trọng để chuyển mục đích sử dụng đất tại Điều 116, gồm:

- Với công trình, dự án đã được xác định trong năm kế hoạch trước:

+ Kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt.

+ Quyết định đầu tư/quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư/quyết định chấp thuận nhà đầu tư/văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư (dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư)

- Dự án chưa có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện: Quyết định đầu tư/quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư/quyết định chấp thuận nhà đầu tư/văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư (dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

- Đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở/đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện/quy hoạch chung/quy hoạch phân khu đã được phê duyệt...

Trong khi trước đó, theo Luật Đất đai 2013, căn cứ để chuyển mục đích sử dụng đất không được quy định rõ là văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất mà là đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất thể hiện nhu cầu sử dụng đất.

Tuy nhiên, điểm mới đáng chú ý nhất nằm ở khoản 5 Điều 116 của Luật Đất đai 2024. Theo đó:

XdFpgrE.png


5. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Có nghĩa là nếu như đang sử dụng một thửa đất vừa có đất ở vừa có đất nông nghiệp, thì hộ gia đình, cá nhân được chuyển diện tích đất nông nghiệp đó sang thành ở, không cần phải phụ thuộc vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, mà chỉ cần phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.

Đây là tin vui với những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đồng thời mảnh đất vừa có diện tích đất ở, vừa có diện tích đất nông nghiệp.

Có thể thấy, quy định về chuyển lên đất ở với trường hợp này có phần cởi mở hơn so với các trường hợp thông thường khác. Đây cũng là một nội dung mới mà Luật Đất đai 2013 hiện hành chưa có.

Quy định trường hợp chuyển sang đất ở không cần nộp tiền sử dụng đất

Đó là trường hợp tại khoản 3 Điều 121 Luật Đất đai 2024:

Trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp có thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài phù hợp quy định của pháp luật đã chuyển sang sử dụng vào mục đích khác mà nay có nhu cầu chuyển lại thành đất ở và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

Như vậy, để không phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển sang đất ở, phải đáp ứng đồng thời các điều kiện:

- Đất có nguồn gốc là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài

- Đã chuyển sang mục đích khác

- Nay lại có nhu cầu chuyển thành đất ở

- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất

Quy định này cũng chưa từng được đề cập tại Luật Đất đai 2013 hiện hành.

Trên đây là thông tin mới nhất giải đáp vấn đề: Chuyển lên đất thổ cư có dễ hơn từ cuối năm nay?

Nhìn chung, quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất lên đất thổ cư không có quá nhiều khác biệt so với Luật Đất đai hiện hành, chỉ trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng một mảnh đất mà đồng thời vừa có diện tích đất ở, vừa có diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất nông nghiệp sẽ dễ dàng chuyển lên thổ cư hơn.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Chuyển lên đất thổ cư có dễ hơn từ cuối năm nay? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
99
0
0
Viết trả lời...
Một trong những tài sản phổ biến khi thế chấp để vay tiền là nhà đất. Hợp đồng thế chấp có hiệu lực thì bên thế chấp có nghĩa vụ trả tiền gốc và lãi, nếu vi phạm thì bên nhận thế chấp có quyền bán nhà đất để trừ nợ.

* Giải thích cách gọi:
- Thế chấp Sổ đỏ là cách người dân thường gọi để chỉ việc thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở để vay tiền.
- Nhà đất là cách gọi tắt của cụm từ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

Thế chấp nhà đất phải đăng ký
Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi đã ký hợp đồng thế chấp. Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung các trường hợp phải đăng ký biến động. Nội dung về đăng ký biến động liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất được quy định rõ tại khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024:
“1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
...;
p) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;"
Theo đó, về đăng ký biến động, Luật Đất đai năm 2024 đã bổ sung các trường hợp phải đăng ký biến động trong đó có đề cập nội dung người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Khi hợp đồng thế chấp có hiệu lực, các bên phát sinh các nghĩa vụ sau:
* Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Căn cứ Điều 322 Bộ luật Dân sự 2015, bên nhận thế chấp có nghĩa vụ như sau:
- Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp (trả Sổ đỏ cho bên thế chấp).
- Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định nếu bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ như không trả tiền gốc, lãi.

* Nghĩa vụ của bên thế chấp
Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ nghĩa vụ của bên thế chấp như sau:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác (giao Sổ đỏ cho bên nhận thế chấp,...).
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

sRJE1ma.jpeg

- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý.

- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp là nhà đất.

Được bán nhà đất để trừ nợ?

* Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp


Khi bên thế chấp không trả tiền (không thực hiện nghĩa vụ) thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản. Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản thế chấp như sau:
“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định”.
* Phương thức xử lý tài sản thế chấp

Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, phương thức xử lý tài sản thế chấp được chia thành 02 trường hợp khác nhau:

Trường hợp 1: Có thỏa thuận

Theo khoản 1 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, các bên thế chấp có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý như sau:

- Bán đấu giá nhà đất.

- Bên nhận thế chấp tự chuyển nhượng nhà đất (bán nhà đất).

- Bên nhận thế chấp nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp (sang tên Sổ đỏ để đứng tên mình).

- Phương thức khác.

8rpPs7D.jpeg

Trường hợp 2: Không có thỏa thuận

Nếu không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp theo quy định trên thì nhà đất được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác (theo khoản 2 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015).

Kết luận: Khi nhận thế chấp nhà đất nếu bên thế chấp không trả tiền hoặc trả không đủ,… thì bên nhận thế chấp được bán nhà đất để trừ nợ.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Nhận thế chấp Sổ đỏ: Được bán nhà, đất để trừ nợ? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
99
0
0
Viết trả lời...
Mua nhà ở xã hội nhưng không ở có thể cho thuê không?
Hiện tại, Luật Nhà ở 2023 chỉ quy định cấm việc người đang thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội không được cho người khác thuê lại trong thời gian đang thuê mà thôi.

Còn nếu đã “mua đứt” nhà ở xã hội thì luật chỉ không cho phép chuyển nhượng trong vòng 05 năm kể từ thời điểm thanh toán hết tiền chứ không giới hạn việc cho thuê lại nhà ở xã hội đã mua đó.

Điều này được thể hiện ở nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở xã hội được quy định tại khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 88 Luật Nhà ở 2023.

3DJIsAD.jpeg

Như vậy có thể thấy, Luật chỉ quy định người đang thuê nhà ở xã hội không được sử dụng nhà đang thuê vào bất kỳ mục đích gì (bao gồm cả việc cho người khác thuê lại) trừ mục đích ở cho bản thân và thành viên trong gia đình chứ không cấm người đã mua nhà ở xã hội mà không ở nhà đó thì không được cho thuê.
Theo đó, nếu cá nhân đang thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không có nhu cầu sử dụng nhà đó nữa thì phải chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà cho chủ đầu tư.
Trường hợp đang thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà cho thuê lại thì theo điểm b khoản 2, điểm d khoản 6 Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định, bên cho thuê nhà ở xã hội sai quy định bị phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng và bị buộc thu hồi lại nhà ở xã hội đó.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (căn cứ điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

Cho thuê nhà ở xã hội có cần làm hợp đồng cho thuê?

NXpM6RN.jpeg

Theo điểm b khoản 3 Điều 89 Luật Nhà ở 2023 quy định:
3. Việc cho thuê nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định sau đây:
b) Việc cho thuê nhà ở xã hội phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 163 của Luật này
Như vậy, khi cho thuê nhà ở xã hội thì bắt buộc cần làm hợp đồng cho thuê gồm các nội dung sau:
(1) Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

(2) Mô tả đặc điểm của nhà ở xã hội.
Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì.

(3) Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định.

(4) Thời hạn và phương thức thanh toán tiền

(5) Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê mua, cho thuê, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn;

(6) Quyền và nghĩa vụ của các bên.

(7) Cam kết của các bên;

(8) Thỏa thuận khác;

(9) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

(10) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng

(11) Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Mua nhà ở xã hội nhưng không ở, có thể cho thuê không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669


Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
91
0
0
Viết trả lời...
Đất rừng phòng hộ do ai quản lý, sử dụng?

Theo Điều 185 Luật Đất đai 2024, nhà nước giao đất rừng phòng hộ để quản lý, sử dụng, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho các đối tượng sau:

- Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

- Tổ chức kinh tế đối với đất rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích đất rừng sản xuất của tổ chức đó;

- Cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ;

- Cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ.

Các đối tượng trên được xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Đồng thời, người được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ còn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng không được ghi nhận tài sản là tài sản công trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

noMSixj.png

Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không?

Khoản 8 Điều 46 Luật Đất đai năm 2024 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất gồm:

Điều 45. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

...

8. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất quy định như sau:

a) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;

c) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất rừng phòng hộ có được chuyển nhượng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
105
0
0
Viết trả lời...
Điều kiện về thu nhập là một trong những điều kiện bắt buộc và là yếu tố quan trọng quyết định xem người dân có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không. Vậy năm 2025, thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội?

1. Năm 2025, thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội?


(1) Trường hợp là người lao động, cán bộ, công chức, viên chức

Theo Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định, từ ngày 01/8/2024, để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội thì người lao động/cán bộ, công chức, viên chức phải có thu nhập hàng tháng không quá 15 triệu đồng (nếu còn độc thân) và không quá 30 triệu đồng tổng thu nhập 02 vợ chồng (nếu đã kết hôn).

iPGydml.jpeg

Cụ thể:

- Trường hợp người đứng đơn còn độc thân: Thu nhập hàng tháng phải không quá 15 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

- Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn: Tổng thu nhập hàng tháng thực nhận của cả 02 vợ chồng không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.

Lưu ý: Thời gian xác định điều kiện về thu nhập cho 02 đối tượng trên là 12 tháng liên tục trước thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội (theo Thông tư 05/2024/TT-BXD).

(2) Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn; hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn thường xuyên bị thiên tai; hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị: Chuẩn bị giấy tờ chứng minh thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ.

(3) Trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang tại ngũ; người làm công tác cơ yếu/công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác:

- Nếu còn độc thân: Thu nhập thực nhận (bao gồm cả lương và phụ cấp) không quá tổng thu nhập của sỹ quan hàm Đại tá

- Trường hợp đã kết hôn:
  • Nếu cả 02 vợ chồng đều thuộc lực lượng vũ trang: Tổng thu nhập (bao gồm cả lương và phụ cấp) thực nhận hàng tháng không quá 02 lần tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá.
  • Chỉ 01 người thuộc lực lượng vũ trang: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng của 2 vợ chồng không quá 1,5 lần tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá (bao gồm cả lương và phụ cấp).
2. Cách chứng minh thu nhập để mua nhà ở xã hội
* Trường hợp là người lao động có hợp đồng lao động hoặc cán bộ, công chức, viên chức:


Theo quy định tại Thông tư 05/2024/TT-B, trường hợp người lao động có hợp đồng lao động, thì phải nộp một bản photo Bảng tiền công/tiền lương trong 01 năm liền kề trước thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

* Trường hợp là người lao động không có hợp đồng lao động:

Theo Thông tư 05/2024/TT-B, giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua nhà ở xã hội cho người lao động không có hợp đồng lao động là do UBNDxã/phường nơi người kê khai Giấy kê khai về điều kiện thu nhập là người thu nhập thấp xác nhận.

Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn: Vợ/chồng người đó cũng phải kê khai giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập.

3. UBND xã có xác nhận thu nhập với người không có hợp đồng lao động?

Đối với trường hợp không có hợp đồng lao động thì người mua nhà ở xã hội cần phải có cam kết được xác nhận bởi UBND cấp xã. Điều này được khẳng định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP như sau:

FpQG3R4.jpeg
2. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 76 của Luật Nhà ở không có Hợp đồng lao động, nếu là người độc thân thì thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 15 triệu đồng, nếu đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Như vậy, người không có hợp đồng lao động bắt buộc phải xin UBND xã xác nhận đủ điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề tính từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ. UBND xã thực hiện việc xác nhận trong thời hạn 07 ngày làm việc.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
92
0
0
Viết trả lời...
Khi xảy ra tranh chấp thừa kế nhà đất thì có nhiều cách giải quyết khác nhau. Nếu muốn khởi kiện thì người dân có quyền tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho người khác khởi kiện thay. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tranh chấp thừa kế nhà đất là gì?

Tranh chấp thừa kế nhà đất là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế như tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền hưởng di sản, tranh chấp do các phần di sản được hưởng không bằng nhau.

[IMG]
2. Cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất

Khi xảy ra tranh chấp thì các bên có những hình thức giải quyết như sau:

- Thương lượng: Là việc hai bên tự thỏa thuận với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).

- Hòa giải: Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).

- Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện (phải có đơn khởi kiện và theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

3. Thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế nhà đất

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

* Nộp đơn khởi kiện

Theo khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện:

- Nếu không có thỏa thuận về chọn Tòa án giải quyết thì nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân.

- Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.

[IMG]
* Hình thức nộp đơn

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án.

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án (Tòa sẽ thụ lý khi thuộc thẩm quyền của Tòa án và người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp)

Bước 3: Chuẩn bị xét xử (thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án)

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem Bài Viết Cùng Chủ Đề​

Thêm
105
0
0
Viết trả lời...
Vợ chồng nộp đơn ly hôn ở đâu khi bỏ cấp huyện?

Theo Điều 29, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi ly hôn gồm đơn phương và thuận tình, hai vợ chồng sẽ nộp đơn tại:

- Tòa án nhân dân cấp huyện:

+ Nơi hai vợ chồng thỏa thuận nếu là ly hôn thuận tình

+ Nơi người bị yêu cầu ly hôn cư trú, làm việc nếu là đơn phương ly hôn.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Nếu việc ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa:

+ Công dân Việt Nam với người nước ngoài;

+ Người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

+ Người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài nhưng không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm ly hôn và hai vợ chồng không có nơi thường trú chung.

+ Đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài;

+ Cần ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Do đó, khi bỏ cấp huyện và sắp xếp lại các cơ quan ở cấp huyện thì Tòa án nhân dân cấp huyện cũng thuộc diện bị sắp xếp. Do đó, mới đây, theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, hệ thống Tòa án nhân dân sẽ có sự thay đổi trong cơ cấu, tổ chức. Theo đó, Tòa án nhân dân sẽ chỉ còn:

- Tòa án nhân dân tối cao

AF629Ml.png

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

- Tòa án nhân dân khu vực

- Tòa án quân sự gồm: Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

Như vậy, với ly hôn trong nước thì khi bỏ cấp huyện, vợ chồng sẽ nộp đơn tại Tòa án nhân dân khu vực. Ngược lại, nếu có yếu tố nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vẫn là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tục ly hôn mới nhất 2025 khi bỏ cấp huyện như thế nào?

Hồ sơ cần chuẩn bị

Mặc dù ly hôn được phân thành ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương nhưng về cơ bản, giấy tờ, tài liệu nộp kèm đều giống nhau. Cụ thể, gồm:

- Đơn yêu cầu ly hôn (Hai hình thức ly hôn sẽ sử dụng mẫu đơn khác nhau: Đơn yêu cầu và đơn khởi kiện ly hôn)

- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có bản chính thì phải xin bản sao từ sổ gốc của cơ quan tư pháp - hộ tịch.

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/thẻ Căn cước của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Tòa để nộp giấy tờ khác thay thế.

- Giấy khai sinh của con (nếu có - bản sao chứng thực)

- Giấy tờ về quyền sở hữu với tài sản chung hoặc nợ chung (nếu có).

Ngoài ra, khi bạn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương thì bạn còn có thể nộp kèm theo các bằng chứng, chứng cứ về việc vợ/chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng khiến hôn nhân lâm vào tình trạng bế tắc, không thể không làm đơn xin ly hôn đơn phương: Ngoại tình, phá tán tài sản, bạo lực gia đình…

Trình tự ly hôn

Với các vụ ly hôn, vợ chồng phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn ly hôn sau đó Tòa án sẽ thụ lý nếu nộp đầy đủ giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ…

Bước 2: Hòa giải. Ở các vụ ly hôn thuận tình thì hòa giải là thủ tục bắt buộc. Riêng ly hôn đơn phương thì vợ chồng có thể làm đơn không hòa giải khi ly hôn.

Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi hòa giải không thành, Tòa án sẽ thực hiện giải quyết ly hôn. Ở bước này, Tòa án sẽ ra:

- Quyết định công nhận thỏa thuận của các bên nếu ly hôn thuận tình. Bản án ly hôn nếu các bên ly hôn đơn phương.

- Trong đó, thời gian ly hôn thuận tình có thể kéo dài từ 02 - 03 tháng và ly hôn đơn phương kéo dài từ 04 - 06 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Vợ chồng nộp đơn ly hôn ở đâu khi bỏ cấp huyện? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
115
0
0
Viết trả lời...
Khi sang tên nhà đất, các bên cần phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng để không gặp phải 04 rủi ro sau trong giao dịch.

1. 4 rủi ro khi không công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất
1.1 Trả hết tiền nhưng quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên chuyển nhượng

Việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính. Nếu chuyển nhượng nhà đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau mà không công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thì sẽ không đủ điều kiện đăng ký biến động, khi không đăng ký biến động thì việc chuyển nhượng chưa có hiệu lực.

Việc chuyển nhượng chưa có hiệu lực dẫn tới tình trạng bên nhận chuyển nhượng đã trả hết tiền nhưng nhà đất vẫn thuộc về bên chuyển nhượng.
1.2 Dễ bị bên bán đòi lại đất
Nhà đất là loại tài sản có giá trị và tăng nhanh theo thời gian. Dù chuyển nhượng xảy ra trên thực tế nhưng vì chưa công chứng nên hợp đồng chưa có hiệu lực, lợi dụng điểm này, nhiều bên chuyển nhượng dễ nảy sinh lòng tham và đòi lại đất

1.3 Không công chứng thì không được sang tên trên Sổ
Việc sang tên trên Sổ là rất quan trọng bởi nó đánh dấu dấu mốc “đất là của mình” và người mua sẽ được pháp luật bảo vệ quyền lợi nếu có tranh chấp xảy ra với mảnh đất đó.

Mà một trong những bước quan trọng nhất trước khi thực hiện việc đăng ký biến động (hay thường được gọi là thực hiện sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai) là các bên phải đi công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng.

Văn phòng đăng ký đất sẽ chỉ chấp nhận hồ sơ sang tên khi người dân nộp đầy đủ hồ sơ, trong đó có hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng, chứng thực.

0JmED7x.jpeg

1.4 Không được đứng tên trên Sổ thì không có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định, người sử dụng đất chỉ thực hiện được các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
d) Trong thời hạn sử dụng đất;
đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì đất có phải có Giấy chứng nhận và Giấy chứng nhận đó phải đứng tên mình.

Mà nếu không có hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ không chấp nhận việc sang tên trên Sổ cho người nhận chuyển nhượng trừ các trường hợp được chúng tôi đã đề cập tại mục 1 của bài viết.

2. Một số điều cần biết khi công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất
2.1 Hợp đồng công chứng, chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên


Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, hợp đồng chuyển nhượng trong hồ sơ sang tên nhà đất không phân biệt hợp đồng được công chứng hay hợp đồng được chứng thực.

Văn phòng đăng ký đất đai vẫn chấp nhận hợp đồng chuyển nhượng dù là công chứng hay chứng thực trong hồ sơ sang tên nhà đất.

Nói tóm lại, việc chứng thực thay vì công chứng hợp đồng không ảnh hưởng gì đến giá trị pháp lý khi sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng. Do vậy, khi chuyển nhượng nhà đất các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.

2.2 Chỉ được công chứng tại tỉnh, thành nơi có nhà đất
Khi chuyển nhượng nhà đất thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:

“Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản”.

Trường hợp các bên muốn chứng thực hợp đồng thì có thể qua Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất để chứng thực (theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015).

2.3 Thành viên gia đình phải có mặt khi công chứng/chứng thực?
Khi đất thuộc quyền sử dụng của cá nhân thì việc chuyển nhượng phụ thuộc vào ý chí của cá nhân đó; đối với trường hợp này thì việc công chứng do người sử dụng đất trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Riêng đất của hộ gia đình thì thực tế phát sinh nhiều trường hợp phức tạp.

27G7Jcd.jpeg

Về nguyên tắc khi chuyển nhượng đất của hộ gia đình thì phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Trường hợp thành viên gia đình sử dụng đất không có mặt thì phải ủy quyền cho người đại diện. Nội dung này được nêu rõ tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024:

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì các thành viên cùng nhau thực hiện hoặc ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Theo quy định trên, thành viên gia đình sử dụng đất không bắt buộc phải có mặt khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng.

2.4 Ai là người chịu phí công chứng?
Tâm lý chung của hầu hết người dân khi chuyển nhượng nhà đất đều muốn được miễn thuế, phí hoặc số tiền phải nộp ít nhất có thể. Để tránh xảy ra mâu thuẫn giữa các bên, khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
Như vậy, người yêu cầu công chứng là người nộp phí công chứng. Tuy nhiên, các bên chuyển nhượng có quyền thỏa thuận về người nộp phí công chứng cũng như các loại thuế, phí, lệ phí khi sang tên như thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ sang tên.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: 4 rủi ro khi không công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
86
0
0
Viết trả lời...
Khi xảy ra tranh chấp thừa kế nhà đất thì có nhiều cách giải quyết khác nhau. Nếu muốn khởi kiện thì người dân có quyền tự mình khởi kiện hoặc ủy quyền cho người khác khởi kiện thay.

* Quyền sử dụng đất, nhà ở sau đây gọi tắt là nhà đất.

qoi8nNf.jpeg
3 cách giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất

Tranh chấp thừa kế nhà đất là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế như tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền hưởng di sản, tranh chấp do các phần di sản được hưởng không bằng nhau,… Khi xảy ra tranh chấp thì các bên có những hình thức giải quyết như sau:
- Thương lượng: Là việc hai bên tự thỏa thuận với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).

- Hòa giải: Là cách giải quyết mà có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
- Khởi kiện: Là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện (phải có đơn khởi kiện và theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế nhà đất

rql8579.jpeg

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

* Nộp đơn khởi kiện

Theo khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện:

- Nếu không có thỏa thuận về chọn Tòa án giải quyết thì nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân.

- Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.

* Hình thức nộp đơn

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi đơn khởi kiện theo một trong các phương thức sau:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án.

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án (Tòa sẽ thụ lý khi thuộc thẩm quyền của Tòa án và người khởi kiện nộp lại biên lai nộp tạm ứng án phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp)

Bước 3: Chuẩn bị xét xử (thời gian chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án)

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Tranh chấp thừa kế nhà đất: 3 cách giải quyết người dân cần biết? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ


Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
94
0
0
Viết trả lời...
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở

Tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 71/2024/NĐ-CP thì các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở như sau:

“1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất đối với đất phi nông nghiệp, bao gồm:

a) Vị trí, địa điểm của thửa đất, khu đất;

b) Điều kiện về giao thông: độ rộng, kết cấu mặt đường, tiếp giáp với 01 hoặc nhiều mặt đường;

c) Điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện;

d) Diện tích, kích thước, hình thể của thửa đất, khu đất;

đ) Các yếu tố liên quan đến quy hoạch xây dựng gồm: hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chỉ giới xây dựng, giới hạn về chiều cao công trình xây dựng, giới hạn số tầng hầm được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

e) Hiện trạng môi trường, an ninh;

g) Thời hạn sử dụng đất;

h) Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với điều kiện thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.”

Theo đó, giá đất ở sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Vị trí, địa điểm của thửa đất, khu đất: Khoảng cách theo thứ tự ưu tiên đến trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, giáo dục và đào tạo, công viên, khu vui chơi giải trí, chợ, cơ sở y tế (theo vị trí, hiện trạng của dự án, khu đất, thửa đất).

- Điều kiện về giao thông: Loại đường (kết cấu đường nhựa, bê tông, đất và kết cấu đường khác) tiếp giáp với dự án, khu đất, thửa đất theo hiện trạng tại thời điểm định giá đất.

- Điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện: Khu vực cấp nước, cấp điện ổn định hay không ổn định, tình trạng ngập úng thực tế.

- Diện tích, kích thước, hình thể của thửa đất, khu đất: Diện tích, kích thước, hình thể, mặt tiền, chiều sâu của thửa đất, khu đất.

- Hiện trạng môi trường, an ninh: Bụi, tiếng ồn, ô nhiễm không khí và nguồn nước; gần khu nghĩa trang, khu xử lý rác thải…

- Thời hạn sử dụng đất: Thời hạn sử dụng đất còn lại thực hiện dự án.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với điều kiện thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương bao gồm: danh lam thắng cảnh, đền, chùa, miếu mạo, làng nghề truyền thống.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất nông nghiệp

Tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 71/2024/NĐ-CP thì các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất nông nghiệp như sau:

“2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất đối với đất nông nghiệp, bao gồm:

a) Năng suất cây trồng, vật nuôi;

b) Vị trí, đặc điểm thửa đất, khu đất: khoảng cách gần nhất đến nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

ffznvPo.png

c) Điều kiện giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: độ rộng, cấp đường, kết cấu mặt đường; điều kiện về địa hình;

d) Thời hạn sử dụng đất, trừ đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất;

đ) Các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương."

Như vậy, các yếu tố làm ảnh hưởng đến giá đất nông nghiệp theo quy định trên. Mức chênh lệch bị ảnh hưởng được cơ quan có thẩm quyền từng khu vực ban hành.

3. Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025

Khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 quy định, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025; trường hợp cần thiết, UBND tỉnh có thể sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Công văn 5774/BTNMT-QHPTTNĐ năm 2024 về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất cũng nêu rõ:

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi áp dụng giá đất trong bảng giá đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai phải chỉ đạo rà soát, trường hợp tại khu vực, vị trí cần áp dụng bảng giá đất mà giá đất chưa phù hợp với thực tế thì căn cứ quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương để quyết định điều chỉnh bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 tại khu vực, vị trí đó để áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024 thì bảng giá đất mới sẽ được UBND cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp lần đầu và áp dụng từ ngày 1/1/2026.

Như vậy, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 sẽ được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trình tự điều chỉnh bảng giá đất sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 71/2024/NĐ-CP.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất theo quy định mới nhất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
69
0
0
Viết trả lời...
Quản lý vận hành là vấn đề mà chung cư nào cũng phải thực hiện để hoạt động ổn định, trật tự, đảm bảo an toàn cho cư dân. Vậy ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư và nội dung học gồm những gì?

1. Ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư?

Điểm c khoản 4 Điều 15 Thông tư 05/2024/TT-B, quy định một trong những nội dung mà Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định là:
c) Kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;
Do vậy, các thành viên trong Ban quản trị là những người phải đi học quản lý vận hành chung cư.

SNl8s1C.jpeg

Theo Điều 21 Thông tư 05/2024/TT-B thì số lượng thành viên Ban quản trị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định theo nguyên tắc:

- Đối với tòa nhà chỉ có một khối nhà độc lập: Có tối thiểu 03 thành viên Ban quản trị; trường hợp tòa nhà có nhiều khối nhà thì mỗi khối nhà có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị;

- Đối với một cụm nhà chung cư: Có số lượng tối thiểu 06 thành viên Ban quản trị.

2. Nội dung học quản lý vận hành nhà chung cư
Về nội dung học quản lý vận hành nhà chung cư được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17 Thông tư 05/2024/TT-BXD.

Theo đó, học quản lý vận hành nhà chung cư gồm 02 phần:

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư

- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

2.1 Bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư
Kiến thức pháp luật liên quan đến quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư gồm 02 bài giảng:

(1) Bài giảng về kiến thức pháp luật chung bao gồm: pháp luật nhà ở, pháp luật xây dựng, pháp luật phòng cháy, chữa cháy, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản liên quan đến nhà chung cư.

Đề cương bài giảng gồm các nội dung:
  • Các quy định chung của pháp luật về pháp luật nhà ở, pháp luật xây dựng, pháp luật phòng cháy, chữa cháy, pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản liên quan đến nhà chung cư
  • Các quy định có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, cải tạo, bảo trì nhà chung cư; quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà chung cư; giao dịch về nhà ở, hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, hợp đồng bảo trì nhà chung cư
(2) Bài giảng về các nội dung cụ thể trong quản lý vận hành, sử dụng nhà chung cư:
  • Các quy định của pháp Luật Nhà ở về quản lý, sử dụng nhà chung cư;
  • Các nội dung của Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo có thể bổ sung thêm các nội dung khác có liên quan theo nhu cầu của học viên.

2.2 Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Phần học lý thuyết bắt buộc bao gồm 07 chuyên đề sau :


(1) Chuyên đề 1: Nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

(2) Chuyên đề 2: Quản lý vận hành hệ thống điện, cấp thoát nước, thông gió - cấp nhiệt trong nhà chung cư;

(3) Chuyên đề 3: Quản lý vận hành hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại nhà chung cư;

(4) Chuyên đề 4: Quản lý vận hành hệ thống thang máy, thang cuốn trong nhà chung cư;

(5) Chuyên đề 5: Quản lý vệ sinh môi trường, cảnh quan nhà chung cư và xử lý nước thải;

(6) Chuyên đề 6: Quản lý rủi ro, quản lý an ninh trật tự, hành chính và ứng phó với thiên tai tại nhà chung cư; các yêu cầu về nếp sống văn minh tại đô thị, nhà chung cư (nếu có);

(7) Chuyên đề 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành nhà chung cư.

Ngoài ra, cơ sở đào tạo có thể bổ sung thêm các chuyên đề đào tạo khác theo nhu cầu của học viên.

Phần học thực hành bắt buộc gồm các nội dung:

- Khảo sát thực tế hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư;

- Thực hành nghiệp vụ bảo vệ, an ninh, chăm sóc khách hàng, vệ sinh môi trường, công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, thao tác sử dụng công nghệ số và phần mềm quản lý vận hành nhà chung cư;

- Các phần thực hành khác có liên quan đến việc quản lý vận hành nhà chung cư theo nhu cầu của học viên;

- Sau khi khảo sát, thực hành, các học viên phải viết bài thu hoạch bao gồm các nội dung sau đây: quy chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý vận hành nhà chung cư; đánh giá về nghiệp vụ bảo vệ, an ninh, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường của nhà chung cư và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vận hành nhà chung cư.

3. Các hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư
Về các hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-B quy định như sau:

UQSo4ue.jpeg

Thứ nhất là điều khiển, duy trì hoạt động, kiểm tra thường xuyên các hệ thống dưới đây để đảm bảo cho các hệ thống thiết bị này hoạt động bình thường:
  • Thang máy
  • Bảo dưỡng máy bơm nước
  • Máy phát điện
  • Hệ thống báo cháy tự động
  • Hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy
  • Các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư.
Thứ hai, cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường;

thứ ba là các công việc khác có liên quan do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành thì tất cả các công việc nêu trên phải do đơn vị quản lý vận hành thực hiện. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư không được thuê riêng các dịch vụ khác nhau để thực hiện quản lý vận hành.

Bên cạnh đó, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có thể ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ để thực hiện các công việc quản lý vận hành nhà chung cư nhưng phải chịu trách nhiệm về việc quản lý vận hành theo nội dung hợp đồng dịch vụ đã ký kết với Ban quản trị.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Ai phải học quản lý vận hành nhà chung cư? Nội dung học gồm những gì? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
68
0
0
Viết trả lời...