Mạng xã hội Văn học trẻ

Khi thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở thì người nhận thế chấp có quyền đăng ký thế chấp. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục đăng ký thế chấp Sổ đỏ khi vay tiền.

1. Các trường hợp đăng ký thế chấp nhà, đất

Theo Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm:

- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất.

- Đăng ký thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.



Thủ tục đăng ký thế chấp Sổ đỏ vay vốn ngân hàng YVnllkn

- Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.

- Đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

- Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu (trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Nghị định 99/2022/NĐ-CP).

- Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp đối với nhà ở, thế chấp đối với tài sản khác gắn liền với đất.

- Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

- Xóa đăng ký thế chấp.

2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thế chấp Sổ đỏ

Lưu ý: Thủ tục dưới đây áp dụng khi đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
* Chuẩn bị hồ sơ

Theo Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, người yêu cầu đăng ký thế chấp Sổ đỏ nộp 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:

- Phiếu yêu cầu đăng ký theo mẫu (01 bản chính).

- Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

- Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất hoặc với hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).


Thủ tục đăng ký thế chấp Sổ đỏ vay vốn ngân hàng 94bIWvb

* Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai

- Phương thức nộp hồ sơ:

+ Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

+ Nộp trực tiếp;

+ Qua đường bưu điện;

+ Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, trong thời hạn giải quyết, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi, cập nhật nội dung đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào sổ đăng ký và Giấy chứng nhận.

- Sau khi ghi vào sổ đăng ký và Giấy chứng nhận thì chứng nhận nội dung đăng ký và thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu yêu cầu đăng ký.

- Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được lập theo mẫu.

* Trường hợp nộp đồng thời hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm với hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất/hồ sơ chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai:
  • Thực hiện việc tiếp nhận cả hai hồ sơ;

  • Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, sau đó thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm.
Kết luận: Trên đây là thủ tục đăng ký thế chấp Sổ đỏ; theo thủ tục này thì người có yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký thế chấp. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ


Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
60
0
0
Viết trả lời...
Duy nhất trường hợp một mảnh đất được cấp nhiều sổ đỏ là trường hợp nào?

Theo khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định, duy nhất trường hợp một thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà đất thì mỗi người sẽ được cấp 01 Giấy chứng nhận riêng.

Còn đúng theo nguyên tắc, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được cấp theo từng thửa đất cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều này đã được khẳng định tại khoản 1, khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2024 như sau:

Điều 135. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của Luật này. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng 01 xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trao cho người đại diện.

Tuy nhiên, trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Có nghĩa là nếu đất là tài sản chung của nhiều người mà tất cả những thành viên chung quyền sử dụng đồng thuận việc cấp 01 Sổ chung cho mảnh đất đó thì đất sẽ được cấp 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Lưu ý:

- Trường hợp nhà đất là tài sản chung vợ chồng: Sổ ghi cả họ, tên vợ, chồng vào Sổ (trừ trường hợp vợ, chồng thỏa thuận ghi tên 01 người để đứng tên đại diện).

- Trường hợp đất là tài sản chung vợ chồng mà Sổ đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ/chồng: Được cấp đổi sang Sổ ghi cả họ, tên vợ và chồng nếu có yêu cầu.

- Trường hợp đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình: Cấp 01 Sổ ghi đầy đủ tên thành viên chung quyền sử dụng và trao cho người đại diện. Tuy nhiên nếu các thành viên có nhu cầu thì vẫn thực hiện cấp một Sổ ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao lại cho người đại diện.
f7DmAjQ.png
- Việc xác định các thành viên chung quyền sử dụng đất hộ gia đình để ghi tên trên Sổ do các thành viên tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Một sổ đỏ được đứng tên tối đa bao nhiêu người?

Hiện nay, khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định:

Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trao cho người đại diện.

Như vậy, một thửa đất không giới hạn số lượng người đứng tên. Nếu đứng tên chung thì mỗi người hoàn toàn có quyền yêu cầu cấp riêng Giấy chứng nhận hoặc thực hiện cấp chung 01 GCN và trao cho người đại diện sau khi thỏa thuận.

Cách ghi tên nhiều người trên Sổ đỏ được thực hiện như sau:

- Trường hợp được cấp cho từng thành viên của nhóm thì trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận; tiếp theo ghi "Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) với người khác”.

Tại mã QR trên Giấy chứng nhận sẽ thể hiện đầy đủ thông tin của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

- Trường hợp nhóm người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cấp 01 Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó.

Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện, dòng tiếp theo ghi:

- “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất” hoặc;

- “Là đại diện cho những người cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất” hoặc;

- “Là đại diện cho những người cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất”.

Tại mã QR trên Giấy chứng nhận sẽ thể hiện đầy đủ thông tin của những người có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
(Căn cứ pháp lý: Khoản 5 Điều 32 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT)

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Duy nhất trường hợp này một mảnh đất được cấp nhiều sổ đỏ. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
68
0
0
Viết trả lời...
So với tranh chấp đất đai thì tranh chấp mua bán nhà ở ít phức tạp hơn. Khi xảy ra tranh chấp các bên cần biết được thủ tục, án phí nếu tự mình thực hiện hoặc ít nhất là nắm được quy định chung nếu ủy quyền cho người khác khởi kiện thay.

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở thì các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết theo hợp đồng như: Thương lượng, hòa giải (không bắt buộc hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn), khởi kiện.

* Thủ tục khởi kiện dưới đây áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước khi xảy ra tranh chấp.

1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu.

- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (hợp đồng mua bán,…).

Lưu ý:

- Khi nộp đơn khởi kiện thì người khởi kiện không nhất thiết phải nộp toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đang có; vì có những tài liệu, chứng cứ quyết định đến việc thắng - thua nên cần công khai đúng thời điểm.

wSXAEBA.jpeg

- Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

2. Thủ tục khởi kiện tranh chấp mua bán nhà ở
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện


* Nơi nộp đơn khởi kiện

Căn cứ khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh):

- Nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân (thông thường sẽ nộp đơn tại nơi cư trú của người bị kiện).

- Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.

Lưu ý: Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết (theo điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

* Hình thức nộp đơn

Căn cứ khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng 1 trong 3 phương thức sau:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án.

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án (theo khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án

* Tiếp nhận đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiếp nhận đơn khởi kiện như sau:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công 01 Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.


+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án.

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

glngJzB.jpeg

* Thụ lý vụ án

Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

- Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

- Người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.

Lưu ý: Nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 3: Thủ tục chuẩn bị xét xử

* Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa 06 tháng

Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở như sau:

- Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

- Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

- Nếu có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

* Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự và tổ chức hòa giải; các bên hòa giải không thành thì sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ.

* Đưa vụ án ra xét xử

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (theo khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án.

Khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Lưu ý:

- Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

- Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
62
0
0
Viết trả lời...
Chuyển đổi hình thức sử dụng đất là một trong các quyền của người sử dụng đất. Thủ tục chuyển đổi phải được thực hiện theo quy định pháp luật. Vậy trường hợp chuyển từ đất thuê sang đất giao thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đất thuê là gì? Đất giao là gì?

Nhà nước hiện nay trao quyền sử dụng đất cho người dân theo các hình thức khác nhau gồm: Nhà nước giao quyền sử dụng đất; Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất; Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.

Trong đó, khoản 32, 34 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể về các hình thức giao đất và cho thuê đất như sau:

- Nhà nước giao quyền sử dụng đất (Nhà nước giao đất): Là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.

- Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (Nhà nước cho thuê đất): Là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.

[IMG]

Từ quy định nêu trên, có thể hiểu:

- Đất thuê: Là đất được Nhà nước cho thuê thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất theo 02 trường hợp:

Đất thuê trả tiền một lần;

Đất thuê trả tiền hàng năm.

- Đất giao: Là đất được Nhà nước cho giao cho người sử dụng đất thông qua quyết định giao đất theo 2 trường hợp:

Giao đất không thu tiền sử dụng đất;

Giao đất có thu tiền sử dụng đất.

2. Điều kiện Nhà nước giao đất, cho thuê đất thế nào?

Theo Điều 116 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất như sau:

1. Căn cứ giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất là văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Căn cứ giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất là văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu..

Như vậy, để được giao đất, xin thuê đất thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tùy vào từng tường hợp, cụ thể:

- Có đơn xin giao đất (thể hiện được nhu cầu sử dụng đất).

- Văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất

- Kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công/quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc quyết định chấp thuận nhà đầu tư.

[IMG]

3. Thủ tục chuyển từ đất thuê sang đất giao thực hiện thế nào?

Thủ tục chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất được hướng dẫn tại Điều 51 Nghị định 102/2024/NĐ-CP. Cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ...

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để thực hiện thủ tục chuyển thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ và trả hồ sơ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thủ tục chuyển từ đất thuê sang đất giao thực hiện thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
59
0
0
Viết trả lời...
1. Đất chưa có Sổ đỏ khi ly hôn có được chia không?

Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. Theo đó, khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định về Giấy chứng nhận như sau:

21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.

Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Theo các quy định nêu trên, Sổ đỏ là giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Do đó, trường hợp đất chưa có Sổ đỏ sẽ dẫn đến việc giải quyết thủ tục phân chia quyền sử dụng đất trở nên phức tạp và khó khăn do không có giấy tờ xác nhận về quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp nhà, đất đã đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng chưa được cấp và tài sản này được xác định là tài sản chung vợ chung thì khi có yêu cầu phân chia, tòa án có thẩm quyền vẫn thụ lý, giải quyết.

Cũng cần lưu ý rằng, việc xác định đất đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ/ hay không phụ thuộc vào các yếu tố như:

zwYbxSL.jpeg

- Giấy tờ, tài liệu của thửa đất trong quá trình sử dụng, quản lý

- Đất đang không có tranh chấp hay vi phạm trong quá trình sử dụng đất…

Tóm lại, đất chưa có Sổ đỏ ly hôn vẫn có thể được tòa án phân chia khi người có yêu cầu chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng và đất này đủ điều kiện để được cáp Sổ đỏ.

2. Điều kiện yêu cầu phân chia đất chưa có Sổ đỏ thế nào?

Để yêu cầu phân chia đất chưa có Sổ đỏ cần thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có yêu cầu chia tài sản tại tòa án thông qua đơn khởi kiện/đơn ly hôn đơn phương/đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

- Có giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung;

- Tại thời điểm giải quyết ly hôn, chia tài sản, nhà đất yêu cầu chia phải thỏa mãn các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở (điều kiện về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn…).

3. Thủ tục cấp Sổ đỏ cho đất sau ly hôn thế nào?

Việc cấp Sổ đỏ sau ly hôn trong trường hợp cấp Sổ đỏ theo bản án/quyết định đã có hiệu lực của Tòa án thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ( Điều 28 , Điều 31 Nghị định 101/2024/NĐ-CP).

- Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc chia quyền sử dụng đất.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) đã cấp.

- Giấy tờ nhân thân của người được cấp Sổ đỏ (CMND/CCCD, sổ hộ khẩu…).

- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ.

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do (khoản 3 Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP).

- Nếu hồ sơ hợp lệ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công việc;

- Kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin về người sử dụng đất, ranh giới, diện tích, loại đất.

- Thực hiện đo đạc, trích lục bản đồ địa chính (nếu cần).

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa hoặc sau khi chia theo bản án/quyết định của Tòa án ( Điều 31 Nghị định 101/2024/NĐ-CP).

- Gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất (nếu có).

- Cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trả kết quả

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất chưa có Sổ đỏ khi ly hôn có được chia không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
47
0
0
Viết trả lời...
Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có được công chứng hay không? Đây là thắc mắc của không ít người dân vì nhiều nơi không có điều kiện để đánh máy hợp đồng chuyển nhượng nhà đất.

* Chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

Căn cứ điểm a và điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (gọi chung là hợp đồng chuyển nhượng nhà đất) phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp hợp đồng mà một bên hoặc các bên tham gia là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

bCBJJAx.jpeg

Căn cứ Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng năm 2014, công chứng hợp đồng gồm 02 trường hợp: Công chứng hợp đồng đã được soạn thảo sẵn và công chứng hợp đồng do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Như vậy, quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và Luật Công chứng thì không có điều khoản nào quy định bắt buộc phải hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải đánh máy. Hay nói cách khác, dù hợp đồng chuyển nhượng được viết tay nhưng nội dung, mục đích giao kết không trái pháp luật, đạo đức xã hội, các bên có đầy đủ năng lực chủ thể thì được công chứng hoặc chứng thực, cụ thể:

Trường hợp 1: Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất được người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn.

- Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, nội dung của văn bản không phù hợp quy định pháp luật, công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.

- Nếu người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

R0400TV.jpeg

Trường hợp 2: Hợp đồng do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

- Nội dung, mục đích giao kết hợp đồng của người yêu cầu không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng.

- Sau khi soạn thảo xong thì công chứng viên đọc rõ cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, công chứng viên xem xét và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung.

- Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong dự thảo hợp đồng, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng.

* Từ chối công chứng bị phạt tới 03 triệu đồng

Theo điểm đ khoản 1 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP trường hợp công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 03 - 07 triệu đồng.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có được công chứng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
51
0
0
Viết trả lời...
Để biết năm nay có tăng chi phí làm Sổ đỏ mới hay không thì người dân cần biết những khoản tiền phải nộp và căn cứ tính hoặc mức thu những khoản phí, lệ phí khi làm Sổ đỏ của các tỉnh thành.

- Quy định trong bài viết dưới đây áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

- Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân, theo quy định của pháp luật đất đai từ ngày 10/12/2009 khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).

1. Lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận

* Cách tính lệ phí trước bạ

Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và Thông tư 13/2022/TT-BTC, lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận được tính theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ phải nộp = (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

+ Giá 1m2 đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

+ Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế. Hay nói cách khác, diện tích tính lệ phí trước bạ là diện tích mà hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.

* Lệ phí trước bạ không thay đổi

Hiện nay các tỉnh thành vẫn áp dụng Bảng giá đất nên không có sự biến động, trừ trường hợp một số tỉnh thành có điều chỉnh tăng.

Vì giá tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ và tỷ lệ tính lệ phí trước bạ không thay đổi (vẫn là 0.5%) nên lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận phụ thuộc vào Bảng giá đất hiện hành.

FgNjdwa.jpeg

2. Tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận

* Khi nào nộp và không nộp tiền sử dụng đất?


Khi hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận (chủ yếu thông qua hình thức công nhận quyền sử dụng đất) thì tiền sử dụng đất sẽ được chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất

Trường hợp 2: Phải nộp tiền sử dụng đất

* Căn cứ và cách tính tiền sử dụng đất

Cách tính tiền sử dụng đất khi được cấp Giấy chứng nhận rất phức tạp nhưng căn cứ theo giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành hoặc theo giá đất cụ thể nếu diện tích được cấp vượt hạn mức.

Mặt khác, các tỉnh thành đã ban hành Bảng giá đất áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024 nên giá đất theo Bảng giá đất trong giai đoạn này không có sự biến động.

Như vậy, tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận sẽ không có sự biến động vì vẫn áp dụng Bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024, trừ trường hợp một số tỉnh thành sửa đổi, bổ sung Bảng giá đất theo hướng tăng giá đất cho đến khi có bảng giá đất mới.

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định nên mức thu giữa các tỉnh thành không giống nhau.

Mặc dù mức thu mỗi tỉnh thành có thể khác nhau nhưng lệ phí cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân thường dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp (một vài tỉnh có mức thu là 120.000 đồng).

4. Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định về phí thẩm định hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận như sau:

“Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp”.


Theo quy định trên thì phí thẩm định hồ sơ sẽ do HĐND từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên mức thu giữa các tỉnh, thành là khác nhau.

5. Từ 01/8/2024 Bảng giá đất 2020 - 2024 được tiếp tục áp dụng đến hết năm 2025

Luật Đất đai 2024 mới nhất đã bãi bỏ khung giá đất, theo đó căn cứ xác định Bảng giá đất được quy định cụ thể tại Theo khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024. Theo đo bảng giá đất mới sẽ được UBND cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp lần đầu và áp dụng từ ngày 1/1/2026.

Như vậy, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 sẽ được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trình tự điều chỉnh bảng giá đất sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 71/2024/NĐ-CP.

Từ quy định trên chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc có tăng chi phí làm Sổ đỏ mới? Theo đó tính đến ngày 1/1/2026 chi phí làm Sổ đỏ sẽ không có nhiều sự thay đổi vì 02 khoản tiền nhiều nhất là tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đều căn cứ vào Bảng giá đất, trừ trường hợp một số tỉnh thành sửa đổi, bổ sung Bảng giá đất theo hướng tăng giá đất. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
72
0
0
Viết trả lời...
Người sử dụng đất có thể được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện, gồm: Bồi thường về đất, nhà ở, cây trồng, vật nuôi, chi phí đầu tư vào đất... Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bồi thường về cây trồng

Theo khoản 3 Điều 103 Luật Đất đai 2024 khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường được tính như sau:

Trường hợp 1: Bồi thường với cây trồng hằng năm

Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đối với cây trồng đó.

Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của loại cây trồng đó tại địa phương và đơn giá bồi thường.

Trường hợp 2: Bồi thường với cây trồng lâu năm

Mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

Đối với cây lâu năm là loại cho thu hoạch nhiều lần mà đang trong thời kỳ thu hoạch thì mức bồi thường được tính bằng sản lượng vườn cây còn chưa thu hoạch tương ứng với số năm còn lại trong chu kỳ thu hoạch và đơn giá bồi thường.

[IMG]

Trường hợp 3: Bồi thường với cây trồng có thể di chuyển đến nơi khác

- Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

Trường hợp 4: Bồi thường về rừng

- Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

2.Bồi thường với vật nuôi

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác mà không thể di chuyển thì được bồi thường thiệt hại thực tế theo mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định:

Lưu ý: Mỗi tỉnh thành sẽ có mức bồi thường cụ thể với vật nuôi.

Ví dụ:

TP. Hồ Chí Minh mức bồi thường tính theo Quyết định 68/2024/QĐ-UBND

[IMG]

TP. Hà Nội mức bồi thường đối với cây trồng hoặc vật nuôi có thể di chuyển đến cơ sở mới, theo Quy định về bồi thường kèm Quyết định 56/2024/QĐ-UBND.

Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì không phải tất cả các vật nuôi đều được bồi thường mà chỉ bồi thường với vật nuôi là thủy sản như cá, tôm…vì do đặc tính sinh học của những vật nuôi thủy sản không thể di chuyển (vì không có ao, hồ mới) hoặc di chuyển sẽ bị chết.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Mức bồi thường về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
47
0
0
Viết trả lời...
Chung hộ khẩu là việc nhiều người có chung Sổ hộ khẩu thường trú, đó là những thành viên trong gia đình hoặc người được chủ nhà đồng ý cho đăng ký thường trú cùng. Việc có chung hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký thường trú cùng một địa chỉ (đối với trường hợp thu Sổ hộ khẩu, bỏ Sổ hộ khẩu giấy) không quyết định việc được hưởng hay không được hưởng thừa kế di sản nói chung, thừa kế nhà đất nói riêng.

Thay vào đó, để được hưởng thừa kế nhà đất cần đáp ứng điều kiện theo quy định như sau:

Điều kiện hưởng thừa kế theo di chúc

Người muốn được hưởng thừa kế theo di chúc cần đáp ứng hai điều kiện, đó là di chúc hợp pháp và được người để lại di sản cho hưởng thừa kế theo di chúc:

Điều kiện 1: Di chúc hợp pháp

Căn cứ khoản 1 Điều 625 và khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:

(1) Người từ đủ 18 tuổi lập di chúc để định đoạt tài sản của mình phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

(2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

(3) Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Hình thức di chúc gồm di chúc bằng văn bản (di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực) và di chúc miệng.

Lưu ý:

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bên cạnh việc đáp ứng điều kiện tại mục (1) như trên thì di chúc phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc (đồng ý cho lập di chúc, không can dự vào nội dung di chúc).

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

[IMG]

- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện quy định tại mục (1), (2), (3).

- Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Điều kiện 2: Được người lập di chúc cho hưởng di sản

Điều kiện hưởng thừa kế theo pháp luật

Cá nhân chỉ được hưởng di sản thừa kế nói chung và hưởng di sản thừa kế là nhà đất nói riêng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện 1: Thuộc diện thừa kế

Người thừa kế phải có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại) với người để lại di sản.

Theo đó, chỉ khi thuộc diện thừa kế mới cần xem xét xem người đó có đáp ứng được điều kiện về hàng thừa kế hay không. Nói cách khác, trường hợp không thuộc diện thừa kế thì chắc chắn không được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Điều kiện 2: Đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Mặc dù thuộc diện thừa kế và thuộc hàng thừa kế nhưng không phải ai cũng được hưởng thừa kế. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

Theo đó, khi thuộc diện thừa kế và có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người thuộc hàng thứa kế thứ hai, thứ ba không được hưởng thừa kế; hàng thừa kế thứ ba chỉ được hưởng di sản nếu hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó, việc chung hộ khẩu không phải là điều kiện hưởng thừa kế nhà đất; người có chung hộ khẩu để được hưởng thừa kế phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng thừa kế theo di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc điều kiện hưởng thừa kế theo pháp luật đối với trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật như phân tích ở trên.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Chung hộ khẩu có được hưởng thừa kế nhà đất không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
54
0
0
Viết trả lời...
Một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tới nhà ở xã hội đặt ra hiện nay là, một người được mua mấy căn nhà ở xã hội? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Một người được mua mấy căn nhà ở xã hội?

[IMG]

Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 quy định:

Điều 88. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội

6. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

7. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10 và 11 Điều 76 của Luật này tại mỗi thời điểm chỉ được thuê 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này tại mỗi thời điểm chỉ được thuê 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.


Như vậy, 01 người chỉ được mua 01 căn nhà ở xã hội.

2. Mỗi người được mua nhà ở xã hội mấy lần?

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 đã quy định về nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội như sau:

Điều 88. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội

6. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân


Như vậy, người dân chỉ được mua tối đa 01 căn nhà ở xã hội.

3. Mua nhà ở xã hội bằng cách nào, đăng ký ra sao?

Để mua được nhà ở xã hội, trước tiên bạn cần xét xem có thuộc đối tượng được mua, có đáp ứng điều kiện về nhà ở cũng như thu nhập hay không.

Nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mua nhà ở xã hội, bạn nộp bộ hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư.

[IMG]

Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ đăng ký, chủ đầu tư sẽ xem xét hồ sơ, tiến hành đối chiếu với các quy định về đối tượng, điều kiện để lập Danh sách những ai được mua nhà ở xã hội thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư.

Trong quá trình nhận hồ sơ, chủ đầu tư có trách nhiệm niêm yết công khai Danh sách căn hộ đã bán, Danh sách căn hộ còn lại tại nơi tiếp nhận hồ sơ, trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại Sàn bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người có nhu cầu biết và đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án.

Sau khi xét được đối tượng đủ điều kiện mua, chủ đầu tư gửi Danh sách về Sở Xây dựng nơi có dự án để loại trừ các trường hợp không đủ điều kiện mua. Sở Xây dựng sẽ gửi lại văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên những người không đủ điều kiện trong Danh sách.

Còn sau 20 ngày kể từ khi nhận được Danh sách mà Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư sẽ thông báo cho các đối tượng được mua nhà ở xã hội để lên thỏa thuận, thống nhất và ký Hợp đồng mua bán.

* Lưu ý: Với các đối tượng ưu tiên như người có công với Cách mạng, người khuyết tật… được ưu tiên mua nhà ở xã hội mà không cần phải thực hiện bốc thăm với tỷ lệ nhất định.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Một người được mua mấy căn nhà ở xã hội? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
48
0
0
Viết trả lời...
Để việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở (mua bán nhà đất) có hiệu lực thì phải đáp ứng đầy đủ điều kiện mua bán nhà đất theo quy định pháp luật đất đai, pháp luật nhà ở.

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

1.1 Đối với bên chuyển nhượng


s9nXTS8.jpeg

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai năm 2024, người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận quyền, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

- Trong thời hạn sử dụng đất;

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

1.2 Đối với bên nhận chuyển nhượng

Căn cứ khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai năm 2024 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng:

- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;

- Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

Như vậy, việc chuyển nhượng sẽ hợp pháp nếu người nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng.

2. Điều kiện mua bán nhà ở

2.1 Điều kiện về nhà ở được mua bán


Theo khoản 1 Điều 160 Luật Nhà ở năm 2023, để được phép mua bán thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp sau đây không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận, cụ thể:
  • Mua bán, thuê mua, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; bán nhà ở trong trường hợp giải thể, phá sản;
  • Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
  • Mua bán, thuê mua nhà ở có sẵn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong các trường hợp sau đây: nhà ở thuộc tài sản công; nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư không thuộc tài sản công;
  • Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
  • Nhận thừa kế nhà ở.
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Dù không có Giấy chứng nhận nhưng phải có giấy tờ khác chứng minh.

- Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo;

- Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

- Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không thuộc trường hợp đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;

- Điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

2.2 Điều kiện của các bên mua bán

tYR1xXn.jpeg

Căn cứ Điều 161 Luật Nhà ở năm 2023, khi mua bán nhà ở thì các bên phải đủ điều kiện tham gia mua bán nhà ở, cụ thể:

- Điều kiện bên bán nhà ở:

Bên bán nhà ở phải có điều kiện sau đây:

+ Bên bán phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Điều kiện bên mua nhà ở:

Bên mua nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:

Bên mua, thuê mua, thuê nhà ở, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế, nhận thế chấp, nhận góp vốn, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về dân sự và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập;

Trường hợp là tổ chức nước ngoài thì còn phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì còn phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Tổng hợp toàn bộ điều kiện mua bán nhà đất mới nhất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
51
0
0
Viết trả lời...
1. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất thế nào?

Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 đã nhấn mạnh người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định.

Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất như sau:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện phép khác để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người sử dụng đất được phép cho thuê đất nếu quyền sử dụng đất đáp ứng các điều kiện nêu trên.

2. Hợp đồng cho thuê đất có phải công chứng không?

Liên quan đến vấn đề này, tại điểm a, b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:

Điều 27. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất



3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
[IMG]
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

Theo quy định nêu trên, đối với hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Điều này có nghĩa, pháp luật không bắt buộc hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực mà chỉ bắt buộc công chứng đối với hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…

Tuy vậy, các giao dịch liên quan đến bất động sản thường tương đối phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp, do đó các bên được khuyến khích nên thực hiện công chứng, chứng thực đối với hợp đồng cho thuê đất để đảm bảo giá trị pháp lý.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền cho thuê quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Điều 123 Luật Đất đai 2024 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Điều 123. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức trong nước;

b) Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

c) Giao đất, cho thuê đất đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân. Trường hợp cho cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 ha trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
...
Như vậy, tùy từng vào đối tượng thuê đất, các cơ quan sau đây có thẩm quyền cho thuê quyền sử dụng đất, cụ thể:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Ủy ban nhân dân cấp xã.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Hợp đồng cho thuê đất có phải công chứng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
49
0
0
Viết trả lời...
Hiện nay, rất nhiều người hiểu lầm quy định "bỏ công chứng giấy tờ" đồng nghĩa với việc khi mua bán nhà đất, các bên cũng không cần công chứng hợp đồng, giao dịch. Vậy cách hiểu này liệu đã đúng?

1. Từ 01/7/2025, có đúng không cần công chứng khi mua bán nhà đất?
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã chính thức ban hành Thông báo 171/TB-VPCP 2025, trong đó nổi bật là quy định chính thức từ tháng 05 tới đây, khi đi thực hiện các thủ tục hành chính, người dân được phép sử dụng các giấy tờ điện tử tích hợp trên tài khoản VNeID mà không phải xuất trình giấy tờ bản cứng, sao y hoặc công chứng.

Điều này khiến nhiều người dân hiểu rằng, sắp tới đây, từ 01/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 bắt đầu có hiệu lực, sẽ không còn hoạt động công chứng nữa và các loại văn bản giấy tờ không cần công chứng vẫn có hiệu lực và giá trị pháp lý, trong đó có cả hợp đồng mua bán nhà đất. Tuy nhiên, cách hiểu này là chưa chính xác.

Hiện nay, hoạt động công chứng bao gồm cả công chứng và chứng thực. Cần lưu ý rằng chứng thực khác với công chứng, do đó việc không yêu cầu nộp giấy tờ chứng thực vì đã tích hợp trên VNeID không đồng nghĩa với việc loại bỏ hoạt động công chứng, đặc biệt là với các loại hợp đồng, giao dịch liên quan tới tài sản lớn như nhà đất, xe cộ…

eBRTk5g.jpeg
(ảnh)

1.1 Công chứng, chứng thực là hai hoạt động khác nhau
Đầu tiên cần phải khẳng định, công chứng và chứng thực không phải một. Điểm khác biệt lớn nhất giữa công chứng và chứng thực là hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng sẽ không cần phải chứng minh nếu có tranh chấp xảy ra.

Còn chứng thực không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung hợp đồng giao dịch. Do vậy, khi có tranh chấp hoặc khởi kiện tại Tòa, nguyên đơn buộc phải có nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng.

1.2 Không có danh mục giấy tờ bắt buộc phải công chứng, nhưng Luật vẫn quy định những giao dịch bắt buộc/nên công chứng
Hiện nay, không có Luật hay văn bản nào quy định danh mục giấy tờ bắt buộc phải công chứng nhưng vẫn có quy định các giao dịch bắt buộc phải công chứng hoặc giao dịch mà người dân tự nguyện yêu cầu công chứng.

Các giao dịch này được quy định cụ thể tại các Luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Hôn nhân & Gia đình…

Ví dụ:

* Tại Luật Đất đai:

Hiện nay, khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định những giao dịch phải công chứng gồm:

- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn nhà đất.

- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại nhà đất.

- Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.

- Hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn mà một hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

- Văn bản thừa kế nhà đất.

* Tại Luật Kinh doanh Bất động sản:

Hiện nay, khoản 4, khoản 5 Điều 44 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định:

4. Hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản mà ít nhất một bên tham gia giao dịch là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

5. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng mà các bên tham gia giao dịch là cá nhân phải công chứng hoặc chứng thực.


Khoản 4 Điều 9 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định:

… trường hợp cá nhân bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì còn phải thực hiện công chứng, chứng thực.

* Tại Luật Nhà ở:

Khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 quy định các trường hợp sau buộc phải công chứng:

- Mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở.

- Văn bản thừa kế nhà ở

* Trong lĩnh hôn nhân gia đình:

Hiện nay, trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, luật quy định một số trường hợp bắt buộc phải công chứng bao gồm:

- 02 bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận phải được lập trước khi kết hôn bằng văn bản có công chứng/chứng thực (văn bản thỏa thuận tài sản riêng).

- Thỏa thuận việc mang thai hộ bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng.

- Vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ: Việc ủy quyền này buộc phải lập thành văn bản có công chứng.

Như vậy có thể thấy, tất cả những giao dịch liên quan tới quyền tài sản, quyền con người đều được pháp luật quy định bắt buộc/nên thực hiện công chứng để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tránh những tranh chấp có thể xảy ra sau này.

Ví dụ như trường hợp khi đi mua bán đất, khi đã công chứng hợp đồng chuyển nhượng xong cũng đồng nghĩa với việc giao dịch đã được công nhận, khi có tranh chấp và được yêu cầu chứng cứ, bên thiệt hại có thể sử dụng chính hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng ra Tòa để được bảo vệ quyền lợi.

Nói tóm lại, việc thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng khi mua bán nhà đất là không thay đổi. Việc công chứng, chứng thực nhằm giúp đảm bảo được quyền lợi cho các bên, đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp.

EUW4s4i.jpeg


2. Mua bán nhà đất nên công chứng hay chứng thực hợp đồng chuyển nhượng?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, khi nộp hồ sơ sang tên nhà đất, Văn phòng đăng ký đất đai vẫn sẽ xét thông qua hồ sơ mà không phân biệt hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn nộp là hợp đồng được công chứng hay chứng thực.

Điều đó có nghĩa là hợp đồng chuyển nhượng đất dù công chứng hay chứng thực thì đều có giá trị pháp lý như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.

Người dân hoàn toàn có thể ra Uỷ ban nhân dân (UBND) xã để thực hiện chứng thực bởi hợp đồng chuyển nhượng đất chứng thực tại xã vẫn được công nhận hiệu lực pháp lý.

Theo đó, tùy thuộc vào chi phí và nhu cầu thực hiện mà các bên chuyển nhượng có thể lựa chọn hình thức công chứng hay chứng thực.

Việc chứng thực thay vì công chứng hợp đồng không ảnh hưởng gì đến giá trị pháp lý khi sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng; lệ phí chứng thực cũng không cao như phí công chứng.

Tuy nhiên người dân cần lưu ý, việc có giá trị pháp lý ngang nhau khi sang tên Giấy chứng nhận không đồng nghĩa với việc có giá trị pháp lý ngang nhau khi thực hiện tranh chấp, khởi kiện vì chứng thực chỉ có giá trị chứng minh về hình thức, chứ không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung hợp đồng giao dịch.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, các bên nên lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất.

Trên đây là giải đáp về vấn đề "Từ 01/7/2025, có đúng không cần công chứng khi mua bán nhà đất?". Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
42
0
0
Viết trả lời...
Sổ hồng là gì? Khi nói đến “Sổ hồng” thì không ít người cho rằng: “Sổ hồng” được cấp cho nhà ở, còn “Sổ đỏ” được cấp cho đất. Vậy, đây có phải là cách hiểu đúng theo quy định của pháp luật hiện hành?

1. Sổ hồng là gì?

Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.

- Trước ngày 10/12/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ - thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

so-do.jpg

- Từ ngày 10/12/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Tuy từ ngày 10/12/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

Từ ngày 01/8/2024, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận/Cấp đổi Giấy chứng nhận

Như vậy, “Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.


Sổ hồng là gì? Hiểu đúng về tên gọi pháp luật

2. Thông tin ghi trên Sổ hồng​

Theo Điều 29 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận có hình thức như sau:

- Gồm 01 tờ có 02 trang, in nền hoa văn trống đồng, màu hồng cánh sen, kích thước 210 mm x 297 mm, có Quốc huy, Quốc hiệu, dòng chữ "“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”, số phát hành, mã QR, số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận và nội dung lưu ý.

- Trang 01 gồm các nội dung:
  • Quốc huy, Quốc hiệu;
  • Dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” màu đỏ;
  • Mã QR; mã Giấy chứng nhận; dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR”;
  • Mục “1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:”; mục “2. Thông tin thửa đất:”; mục “3. Thông tin tài sản gắn liền với đất:”; địa danh, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký Giấy chứng nhận;
  • Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri);
- Trang 02 gồm các nội dung: Mục “4. Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất:”; mục “5. Ghi chú:”; mục “6. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận:”; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận.

3. Lưu ý kiểm tra tính pháp lý của Giấy chứng nhận​

Sổ đỏ/sổ hồng cũ vẫn hợp pháp, không bắt buộc đổi sang mẫu mới. Tuy nhiên, người sử dụng đất nên cẩn thận kiểm tra các thông tin trên Giấy chứng nhận có thống nhất với thông tin được lưu trữ tại cơ quan đăng ký đất đai hay không. Cụ thể:
  • Thông tin chủ sở hữu:
    • Họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ.
    • Lưu ý: Nếu chủ sở hữu đã qua đời, cần kiểm tra thủ tục thừa kế đã hoàn tất chưa.
  • Thông tin thửa đất:
    • Số tờ, số thửa, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng.
    • Ví dụ: Đất ghi "đất ở" nhưng thực tế đang dùng để kinh doanh → Vi phạm pháp luật.
  • Tài sản gắn liền với đất:
    • Nhà ở, công trình xây dựng (số tầng, diện tích, năm xây dựng).
    • Lưu ý: Công trình xây dựng không phép sẽ không được công nhận trên sổ.
  • Tình trạng pháp lý:
    • Đất có đang thế chấp, tranh chấp, kê biên không?
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Sổ hồng là gì? Hiểu đúng về tên gọi pháp luật. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
52
0
0
Viết trả lời...
Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích. Vậy, pháp luật hiện hành quy định về việc cho thuê đất công ích của xã thế nào?

1. Thế nào là đất công ích?

Theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2024, đất công ích được hiểu là quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ thì tiếp tục được sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

[IMG]

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2024 quy định đất công ích được sử dụng vào các mục đích sau:

- Xây dựng các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang và các công trình công cộng khác do Ủy ban nhân dân cấp xã đầu tư, quản lý, sử dụng; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

- Bồi thường cho người có đất thu hồi khi xây dựng các công trình công cộng.

2. Ủy ban nhân dân xã có được cho thuê đất công ích không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 123 Luật Đất đai 2024, Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Tại Điều 179 Luật Đất đai 2024 quy định về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích như sau:

Điều 179. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích

1. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ thì tiếp tục được sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:

a) Xây dựng các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang và các công trình công cộng khác do Ủy ban nhân dân cấp xã đầu tư, quản lý, sử dụng; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;

b) Bồi thường cho người có đất thu hồi khi xây dựng các công trình quy định tại điểm a khoản này.

3. Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 10 năm.

4. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.


Theo quy định nêu trên, trường hợp diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích đưới đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 10 năm
  • Xây dựng các công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang và các công trình công cộng khác do Ủy ban nhân dân cấp xã đầu tư, quản lý, sử dụng; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
  • Bồi thường cho người có đất thu hồi khi xây dựng các công trình công cộng.
Theo đó, Ủy ban nhân dân xã thực hiện cho thuê dưới hình thức đấu giá quyền sử sử dụng đất.

[IMG]

Ngoài ra, căn cứ khoản 2, 3 Điều 125 Luật Đất đai 2024, điều kiện tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất như sau:

Điều 125. Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất

...

2. Điều kiện để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm:

a) Đất đã được thu hồi và hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trong khu vực dự án có hạ tầng giao thông đã được kết nối;

b) Có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt vào mục đích sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 của Luật này;

c) Có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

d) Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Luật này;

b) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 122 của Luật này đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển dự án;

c) Điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

...


Như vậy, theo quy định nêu trên, để tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đất đã được thu hồi và hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; trong khu vực dự án có hạ tầng giao thông đã được kết nối;

- Có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt vào mục đích sử dụng để đấu giá quyền sử dụng đất, trừ trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm e khoản 1 Điều 217 của Luật Đất đai 2024;

- Có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lập và phê duyệt đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

- Có phương án đấu giá quyền sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Luật 2025, quy định về cho thuê đất công ích của xã thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
46
0
0
Viết trả lời...
1. Năm 2025, phụ nữ được ưu tiên mua nhà ở xã hội đúng không?

Theo quy định mới tại Điều 79 Luật Nhà ở 2023, phụ nữ được ưu tiên mua nhà ở xã hội. Theo đó, phụ nữ là 01 trong 05 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội, bao gồm:

- Người có công với cách mạng;

- Thân nhân liệt sĩ;

- Người khuyết tật;

- Người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội;

- Nữ giới.

Theo đó, số lượng căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên trên sẽ được xác định theo tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của nhóm ưu tiên và tổng số căn hộ của dự án. Trường hợp có nhiều đối tượng cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện mua nhà ở xã hội thì chủ đầu tư sẽ xét duyệt theo thứ tự ưu tiên nêu trên.

Như vậy, bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội, nữ giới thuộc nhóm 05 đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội không thông qua hình thức bốc thăm cho đến khi hết số, gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới.

Chủ đầu tư sẽ xét duyệt đối tượng được ưu tiên theo thời gian nộp hồ sơ trước, sau đó mới xét tới hồ sơ của những người thuộc 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội theo hình thức bốc thăm.

Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 05 nhóm đối tượng ưu tiên trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án.

Có thể thấy việc bình đẳng giới đã được quan tâm hơn khi đã có quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ với vai trò là người sử dụng nhà, đất, đặc biệt là từ 01/8/2024 - thời điểm mà hàng loạt văn bản mới liên quan đến đất đai bắt đầu có hiệu lực.

[IMG]

2. Một người được mua mấy căn nhà ở xã hội?

Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 quy định:

Điều 88. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội

6. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

7. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10 và 11 Điều 76 của Luật này tại mỗi thời điểm chỉ được thuê 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này tại mỗi thời điểm chỉ được thuê 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Như vậy, theo quy định trên, một người chỉ được mua 01 căn nhà ở xã hội.

3. Mỗi người được mua nhà ở xã hội mấy lần?

Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 đã quy định về nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội như sau:

Điều 88. Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội

6. Mỗi đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội. Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này chỉ được mua hoặc thuê mua 01 căn nhà ở xã hội hoặc 01 căn nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân

Như vậy, người dân chỉ được mua tối đa 01 căn nhà ở xã hội. Đối với việc thuê mua nhà ở xã hội thì không quy định số lần thuê, tuy nhiên tại mỗi thời điểm chỉ được thuê 01 căn.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Năm 2025, phụ nữ được ưu tiên mua nhà ở xã hội, đúng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
57
0
0
Viết trả lời...
Việc chuyển Sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân có thể được thực hiện thông qua tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách chuyển Sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân.

1. Thế nào là đổi Sổ đỏ từ hộ gia đình sang cá nhân?

Có thể hiểu đổi Sổ đỏ hộ gia đình sang tên cá nhân là việc chuyển từ Sổ đỏ đứng tên của hộ gia đình sang cho một thành viên hoặc cá nhân nào đó đáp ứng đủ điều kiện.

Cụ thể, Sổ đỏ có thể được cấp cho hộ gia đình, cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Trong đó:

- Sổ đỏ cấp cho đất hộ gia đình: Là Sổ đỏ cấp cho các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất khi đáp ứng đủ hai điều kiện:
  • Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
  • Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Theo đó, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải có sự đồng ý của các thành viên có chung quyền sử dụng đất.

- Sổ đỏ cấp cho cá nhân: Là Sổ đỏ cấp cho cá nhân có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các các hình thức như: Nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho, chuyển đổi quyền sử dụng đất với người khác.

Eq3c0J9.jpeg

Người dân khi muốn đổi Sổ đỏ hộ gia đình để đứng tên cá nhân thì phải thông qua hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất.

2. Cách đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân
2.1 Đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân thông qua tặng cho đất

Mặc dù được lựa chọn hình thức chuyển nhượng hoặc tặng cho nhưng giữa các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất chủ yếu sẽ áp dụng hình thức tặng cho; để hoàn tất thủ tục cần thực hiện theo 03 bước sau:

Bước 1: Lập và công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

* Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 40, 41 Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị những giấy tờ cụ thể.
- Phiếu yêu cầu công chứng: Khi đến tổ chức công chứng sẽ có mẫu.
- Mặc dù luật cho phép soạn thảo trước hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế khi đến văn phòng công chứng sẽ soạn lại theo mẫu của văn phòng (trả thêm thù lao soạn hợp đồng).

* Nơi công chứng

Mặc dù tổ chức hành nghề công chứng có chức năng công chứng nhưng chỉ được công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:

Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản

Như vậy, muốn công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì người dân phải đến phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính

Mặc dù được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhưng vẫn phải kê khai theo đúng quy định.

Vì trên thực tế khi khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ thực hiện cùng thời điểm với hồ sơ đăng ký biến động (đăng ký vào sổ địa chính) nên hồ sơ, thủ tục, thời hạn sẽ được trình bày gộp với bước 3.

Bước 3: Đăng ký biến động

* Thời hạn phải đăng ký biến động: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng tặng cho có hiệu lực (thông thường sẽ là ngày công chứng hoặc chứng thực).

* Hồ sơ khai thuế, phí và đăng ký biến động

- Đơn đăng ký biến động;

- Hợp đồng tặng cho được công chứng hoặc chứng thực;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;

- Tờ khai lệ phí trước bạ.

- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ như: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,…

* Nộp hồ sơ

- Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Văn phòng đăng ký đất đai.

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

(căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP)

* Tiếp nhận, giải quyết

* Trả kết quả

* Thời gian giải quyết:

  • Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; (theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP).
  • Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
2.2. Đổi Sổ đỏ hộ gia đình để đứng tên cá nhân thông qua chuyển nhượng đất
Các thành viên trong gia đình cũng có thể chuyển đất hộ gia đình sang cá nhân đứng tên thông qua việc thỏa thuận chuyển nhượng đất cho một người nào đó (văn bản đồng ý chuyển nhượng của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực).

cIEvDTj.jpeg

Tương tự như việc tặng cho quyền sử dụng đất đã nêu trên, khi chuyển nhượng, tặng cho đất hộ gia đình phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký sang tên (đăng ký biến động)

Lưu ý: Bước 2 và bước 3 có thể thực hiện cùng thời điểm nếu người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên chuyển nhượng, tặng cho.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cách đổi Sổ đỏ ghi tên hộ gia đình để đứng tên cá nhân. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
50
0
0
Viết trả lời...
Cưỡng chế thu hồi đất trái phép xảy ra tại các địa phương gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Vậy, người dân cần làm gì khi bị cưỡng chế thu hồi đất? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thủ tục lập di chúc hợp pháp

Khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất. Việc cưỡng chế thu hồi đất phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan về:

- Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất;

- Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất;

- Thẩm quyền ra quyết định và thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;

- Quy trình, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất;

- Thời gian thi hành cưỡng chế thu hồi đất.

Như vậy, nếu việc cưỡng chế thu hồi đất không thực hiện theo đúng quy định pháp luật về các nội dung nêu trên thì được xác định là cưỡng chế thu hồi đất trái luật.

* Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:

Người có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất là Chủ tịch UBND cấp huyện (theo khoản 3 Điều 89 Luật Đất đai năm 2024).

[IMG]

2. Bị cưỡng chế thu hồi đất trái luật, người dân cần làm gì?

2.1 Khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất


Khoản 2 Điều 237 Luật Đất đai 2024 quy định:

“Điều 237. Giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quản lý đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

3. Việc thu thập, bảo quản, sử dụng và lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”.

Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại

Theo Điều 89 Luật Đất đai 2024, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, do đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất lần đầu. Quy trình khiếu nại như sau:

Bước 1. Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại

Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu có liên quan tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2. Thụ lý đơn

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết;

- Trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:

- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

- Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

Bước 4. Tổ chức đối thoại

- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.

- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản, kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

- Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi kết quả giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại.

[IMG]

2.2 Khởi kiện cưỡng chế thu hồi đất

Do chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất là Chủ tịch UBND cấp huyện nên căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 thì sẽ do Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Trình tự, thủ tục khởi kiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm

Đơn khởi kiện;

Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;

Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;

Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);

Giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện);

Bản sao hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);

Người khởi kiện phải nộp 02 bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.

Bước 2. Gửi hồ sơ khởi kiện đến Toà án có thẩm quyền

Bước 3. Toà án nhận đơn và xem xét đơn khởi kiện

Bước 4. Thông báo kết quả xử lý đơn cho người khởi kiện

Bước 5. Thông báo thụ lý vụ án cho người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.

Bước 6. Chuẩn bị xét xử

Bước 7. Mở phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có)

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cưỡng chế thu hồi đất trái phép. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
45
0
0
Viết trả lời...
Tách thửa đất là một trong những vấn đề mà người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Trong đó, tách thửa đất nông nghiệp vẫn còn là vướng mắc của nhiều người. Vậy, đất nông nghiệp có được tách thửa không?

1. Tách thửa đất là gì?

Để tìm hiểu về tách thửa đất thì trước tiên cần hiểu thế nào là thửa đất. Tại khoản 42 Điều 3 Luật Đất đai 2024 giải thích:

Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới mô tả trên hồ sơ địa chính hoặc được xác định trên thực địa.

Căn cứ theo quy định nêu trên, có thể hiểu tách thửa đất là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong Sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.

Theo đó, tách thửa đất được thực hiện trong các trường hợp như: Tách một phần thửa đất để tặng cho; Tách một phần thửa đất để bán, chuyển nhượng, góp vốn… Quy trình tách thửa đất phải đáp ứng đủ điều kiện và đúng trình tự theo quy định pháp luật.

[IMG]

2. Đất nông nghiệp có được tách thửa đất không?

Luật Đất đai hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan hiện nay chỉ quy định về điều kiện chung để tách thửa đất mà không có quy định về việc không cho phép tách thửa đất nông nghiệp.

Do đó có thể hiểu rằng, người sử dụng đất nông nghiệp hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục tách thửa đất nhưng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung và các điều kiện riêng của từng địa phương.

Cụ thể, căn cứ Điều 222 Luật Đất đai 2024, để được tách thửa khi chuyển nhượng, tặng cho… cần có đủ các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (một số địa phương không bắt buộc phải có Sổ hồng, Sổ đỏ mà chỉ cần có đủ điều kiện để cấp Sổ đỏ, Sổ hồng);

- Thửa đất không có tranh chấp.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án

- Đất đang trong thời hạn sử dụng.

- Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

Về diện tích tối thiểu để tách thửa, khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

2. Trường hợp tách thửa đất thì ngoài các nguyên tắc, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề;


Tóm lại, người sử dụng đất nông nghiệp được phép tách thửa để bán, tặng cho một phần thửa đất nhưng phải đáp ứng các điều kiện chung nêu trên và điều kiện riêng về hồ sơ tách thửa, diện tích tối thiểu tách thửa tại mỗi địa phương.

3. Quy trình tách thửa đất nông nghiệp thế nào?

[IMG]

Quy trình tách thửa đất nông nghiệp được thực hiện theo Điều 7 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:

Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa đất gồm có các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị tách thửa

- Bản vẽ tách thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện hoặc do đơn vị đo đạc có Giấy phép về hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính thực hiện;

- Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đã cấp kèm bản gốc để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng, chứng thực;

- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện nội dung tách thửa đất (nếu có).

Bước 02: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Người có nhu cầu nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan sau:

Văn phòng đăng ký đất đai

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai

Sau đó, cơ quan này sẽ kiểm tra hồ sơ, đối chiếu để xác định điều kiện tách thửa đất; thông tin về người sử dụng đất, ranh giới, diện tích, loại đất của các thửa đất trên hồ sơ lưu trữ, hồ sơ do người sử dụng đất nộp và thực hiện như sau:

Hồ sơ không đủ điều kiện tách thửa: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ sẽ trả hồ sơ và thông báo rõ lý do.

Hồ sơ đủ điều kiện tách thửa nhưng Sổ đỏ không có sơ đồ thửa đất hoặc có mà thiếu kích thước các cạnh hoặc diện tích, kích thước các cạnh không thống nhất: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ sẽ trả hồ sơ và thông báo rõ lý do để thực hiện đăng ký biến động đât đai.

Hồ sơ không thuộc hai trường hợp trên: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì sẽ xác nhận đủ điều kiện tách thửa kèm thông tin đất đai vào Đơn đề nghị tách thửa và Bản vẽ tách thửa để hoàn tất thủ tục đăng ký, cấp Sổ đỏ với thửa đất sau khi tách thửa trừ trường hợp Bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện.

Sau khi thực hiện xong thủ tục tách thửa, thông tin các thửa đất sau khi tách sẽ được xác lập và chỉnh lý vào bản đồ địa chính nếu người sử dụng đất đăng ký biến động và được cấp Sổ đỏ sau khi tách thửa.

Đồng thời, nếu tách thửa mà không thay đổi người sử dụng đất: Cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉnh lý, cập nhật biến độ vào hồ sơ địa chính, cư sở dữ liệu đất đai, cấp Sổ đỏ cho các thửa đất sau khi tách, trao Sổ đỏ cho người sử dụng đất.

Nếu tách thửa mà thay đổi người sử dụng đất thì thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Luật Đất đai 2025: Đất nông nghiệp có được tách thửa không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
50
0
0
Viết trả lời...
1. Đất giáo dục là gì?

Điểm d khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định đất phi nông nghiệp gồm:

Điều 9. Phân loại đất
...

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:


d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;…

Như vậy, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và có ký hiệu là DGD.

Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo là đất xây dựng các công trình phục vụ giáo dục, đào tạo. Cụ thể bao gồm:

Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động.

Kể cả phần diện tích làm văn phòng, ký túc xá cho học sinh, sinh viên, làm nơi bán đồ dùng học tập, nhà hàng, bãi đỗ xe và các khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở giáo dục và đào tạo, trừ cơ sở giáo dục và đào tạo do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

2. Nguyên tắc sử dụng đất giáo dục thế nào?

Theo Điều 199 Luật Đất đai 2024, đất giáo dục là đất xây dựng công trình sự nghiệp. Việc sử dụng loại đất này phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Người đại diện cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích.

[IMG]

3. Đất giáo dục có được chuyển nhượng không?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tên gọi của giao dịch mua bán đất. Pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể nào nghiêm cấm hay hạn chế chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với loại đất này. Do đó, có thể hiểu đất giáo dục cũng thuộc trường hợp được phép chuyển nhượng khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Cụ thể, căn cứ Điều 45 Luật Đất đai 2024 điều kiện để được chuyển nhượng đất giáo dục như sau:

- Đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Đất không thuộc trường hợp có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để đảm bảo thi hành án;

- Đất còn trong thời hạn sử dụng đất;

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khi chuyển nhượng đất giáo dục còn cần đáp ứng thêm các điều kiện như:

- Các bên trong giao dịch không thuộc trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng (Điều 48 Luật Đất đai 2024); bên nhận chuyển nhượng không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024);

- Có văn bản chấp thuận cho phép được nhận chuyển nhượng diện tích đất giáo dục của cơ quan có thẩm quyền đối với bên mua;

- Trong trường hợp chuyển nhượng phần diện tích đất tách thửa phải được cơ quan có thẩm quyền chấp xác nhận đủ điều kiện tách thửa.

Trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất như đã nêu trên, các bên tiến hành chuyển nhượng đất giáo dục theo các bước sau:

Bước 1: Ký hợp đồng chuyển nhượng

Lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng đất giáo dục phải được lập thành văn bản có công chứng/chứng thực

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tới văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

- Trường hợp đủ điều kiện chuyển nhượng, cơ quan có thẩm quyền chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế có thẩm quyền để tính toán tiền thuế, tiền thuê đất của người có nghĩa vụ;

- Thực hiện cập nhật thông tin biến động tại hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

- Lập hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ mới cho bên mua (trường hợp mua một phần thửa đất);

Bước 4: Nhận kết quả

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất giáo dục là gì? Đất giáo dục có được chuyển nhượng không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
45
0
0
Viết trả lời...