Mạng xã hội Văn học trẻ

Khi nào con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ?

1. Khi Sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất gồm: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp…Trong đó, người sử dụng đất được cấp Sổ đỏ phổ biến nhất là hộ gia đình, cá nhân.

Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Từ ngày 1/8/2024 Luật đất đai 2024 có hiệu lực quy định Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành. (khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024)

Như vậy, trước ngày 1/8/2024 mà con thuộc các điều kiện dưới đây thì có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ:

- Có quan hệ huyết thống (con đẻ), nuôi dưỡng (con nuôi);

- Đang sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

- Cùng nhau đóng góp, cùng nhau tạo lập để có quyền sử dụng đất.

2. Khi mua hoặc thừa kế, nhận tặng cho chung

Con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ nếu cùng nhận chuyển nhượng theo hình thức tặng cho/ thừa kế/ mua bán.

Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2024 quy định:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trao cho người đại diện”.

Như vậy, mặc dù cùng có chung quyền sử dụng đất nhưng Giấy chứng nhận được cấp sẽ khác với trường hợp Hộ gia đình sử dụng đất.

Hay nói cách khác, thông tin trong Giấy chứng nhận không thể hiện mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi), cụ thể:

- Phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất.

TXA2V1p.jpeg

- Cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận, trừ trường hợp chủ sử dụng đất có yêu cầu cấp chung 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Tóm lại, Khi có chung quyền dẫn tới việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp phải có sự đồng ý của tất cả thành viên có chung quyền sử dụng đất bằng văn bản được công chứng, chứng thực hoặc người lập di chúc chỉ có quyền “định đoạt” đối với phần đất mà mình có quyền chứ không phải là toàn bộ thửa đất.

Con cái có quyền gì khi chung Sổ đỏ với cha mẹ?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024:

21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.

Theo đó, khi con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ nghĩa là con cái có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên có quyền như cha mẹ hoặc có quyền theo tỷ lệ tiền góp hoặc công sức để có được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sở hữu theo phần).

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với có các quyền cụ thể như:

+ Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

+ Quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

+ Hưởng lợi ích vật chất (chủ yếu là tiền) khi cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cho thuê, bán nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất…

Như vậy, khi con cái và cha mẹ có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì có quyền hưởng lợi ích từ đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đó hoặc khi cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc bán nhà ở thì phải được sự đồng ý của con bằng văn bản.

Kết luận:

- Con cái có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp Sổ đỏ cấp cho hộ gia đình hoặc cùng nhau nhận chuyển nhượng.

- Khi con cái đứng chung Sổ đỏ với cha mẹ thì con cái có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất như thảo luận, quyết định việc chuyển nhượng, cho thuê, hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được cấp Sổ đỏ.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Quyền sử dụng đất khi con cái đứng chung Sổ đỏ với bố mẹ. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
49
0
0
Viết trả lời...
Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 89 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, nhà ở xã hội chỉ được phép chuyển nhượng lại khi đạt thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm tất toán toàn bộ khoản tiền mua nhà ở đó.

Nếu mua nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm mà muốn bán lại thì bên mua chỉ có thể bán lại cho 02 đối tượng sau:

- Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội

- Đối tượng thuộc trường hợp đủ điều kiện mua nhà ở xã hội.

Như vậy, nếu không phải 02 đối tượng trên mà vẫn cố tình thực hiện mua bán nhà ở xã hội khi chưa đủ thời hạn 05 năm thì:

- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê sẽ bị vô hiệu.

- Bên mua sẽ bị buộc phải bàn giao lại nhà ở xã hội cho đơn vị quản lý. Trường hợp cố tình không bàn giao thì Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi nhà ở.

[IMG]

Cụ thể, khoản 10 Điều 88 Luật Nhà ở 2023 khẳng định:

Trường hợp bán, cho thuê mua nhà ở xã hội vi phạm quy định của Luật này về đối tượng hoặc điều kiện mua, thuê mua nhà ở xã hội thì hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở vô hiệu và bên mua, thuê mua phải bàn giao lại nhà ở cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đơn vị quản lý nhà ở xã hội; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở tổ chức cưỡng chế để thu hồi lại nhà ở đó.

Việc xử lý tiền mua nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự; việc xử lý tiền thuê mua nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 175 của Luật này; việc cưỡng chế thu hồi nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, trường hợp cố tình rao bán nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện theo quy định tại Điều 64 Nghị định 16/2022/NĐ-CP cũng sẽ bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng khi bán/cho thuê/cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng hoặc không đảm bảo được các điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở.

- Phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng khi bên thuê/thuê mua/mua nhà ở xã hội bán/cho thuê lại/cho mượn nhà không đúng quy định.

- Buộc thu hồi lại nhà ở xã hội hoặc phải hoàn trả lại tiền cho bên mua, thuê mua.

Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt nêu trên (theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).

2. Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội khi chưa đủ 5 năm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Nhà ở 2023, điều kiện để được chuyển nhượng nhà ở xã hội khi chưa đến thời hạn 05 năm gồm:

* Với bên bán: Đã thanh toán hết tiền mua nhà ở xã hội.

* Đối tượng được mua, thuê mua lại nhà ở xã hội:

- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Các đối tượng đủ điều kiện về nhà ở, thu nhập để mua nhà ở xã hội bao gồm:

• Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ

• Hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn và đô thị

• Hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn, thường xuyên gặp thiên tai hoặc biến đổi khí hậu.

• Người có thu nhập thấp khu vực đô thị.

• Công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

• Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân công an, công chức, viên chức quốc phòng đang tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

• Cán bộ, công chức, viên chức

• Những người đã từng phải trả lại nhà ở công vụ do không còn đủ điều kiện thuê nhà ở xã hội hoặc chuyển đi nơi khác mà chưa từng bị thu hồi nhà ở xã hội do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà ở

• Thuộc trường hợp bị Nhà nước thu hồi nhà đất mà chưa được bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

• Học sinh, sinh viên đại học, học viện, đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

• Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Như vậy, ngoại trừ các đối tượng trên thì bên mua nhà ở dưới 05 năm sẽ không được quyền bán nhà ở xã hội cho bất kỳ người nào khác.

* Lưu ý:

- Trường hợp bán lại nhà ở xã hội cho chủ đầu tư: Người bán cần thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư.

- Trường hợp bán lại nhà ở cho các đối tượng khác thuộc diện được mua/thuê mua nhà ở xã hội: người bán lại phải thực hiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội với chủ đầu tư cho người mua lại.

- Giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Việc nộp thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

[IMG]

3. Thủ tục mua bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm

Theo tại Điều 39 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, thủ tục mua bán nhà ở xã hội khi chưa đủ 05 năm được quy định như sau:

Trường hợp 1: Người mua là đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó

Bước 1: Thực hiện thanh lý hợp đồng mua bán nhà ở xã hội với chủ đầu tư. Trong đó, việc thanh lý phải được lập thành văn bản và có chữ ký, đóng dấu hoặc điểm chỉ giữa các bên.

Bước 2: Công chứng/chứng thực văn bản thanh lý hợp đồng nhà ở xã hội.

Theo đó, hợp đồng thanh lý nhà ở xã hội cần phải được công chứng, chứng thực để đảm bảo tính pháp lý. Trong văn bản thanh lý hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận giá bán lại tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại thời điểm bán và khu vực có nhà ở.

Trường hợp 2: Người mua là đối tượng đủ điều kiện được mua nhà ở xã hội theo quy định

Bước 1: Bên mua nhà cần chuẩn bị giấy tờ xác nhận thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm:

• Đơn xin mua nhà ở xã hội

• Xác nhận thực trạng và nơi cư trú, thu nhập của đối tượng được mua nhà ở xã hội

• Căn cước công dân của người mua

Bước 2: Lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội đã ký với chủ đầu tư cho bên mua.

• Tên gọi của văn bản này có thể là văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ (nếu nhà ở xã hội là căn hộ chung cư) hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở xã hội.

• Trong văn bản chuyển nhượng bao gồm các nội dung cơ bản như thông tin các bên, giá mua bán/chuyển nhượng, quyền/nghĩa vụ của các bên...;

Bước 3: Chủ đầu tư gửi hồ sơ của người mua lên cho Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, xác nhận.

Bước 4: Thanh toán tiền mua theo đúng hợp đồng, thỏa thuận

Bước 5: Cấp/sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng theo quy định.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
40
0
0
Viết trả lời...
Hiện nay việc mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay còn phổ biến. Khi mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì có được sang tên Sổ đỏ? Để biết câu trả lời hãy xem quy định trong bài viết dưới đây.

* Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận (đã có Sổ đỏ).

1. Mua bán nhà, đất phải công chứng hoặc chứng thực

Điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:

"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;"

Theo điểm b khoản 3 Điều này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).

Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

2. Mua bán bằng giấy viết tay sẽ không được sang tên

* Mua bán bằng giấy tờ viết tay là gì?
2Dce7yy.jpeg
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào sử dụng từ “mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay”, đây chỉ là cách gọi của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất) hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (mua bán cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có)) bằng giấy tờ viết tay mà không được công chứng hoặc chứng thực (có thể có người làm chứng).

* Mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay không được sang tên Sổ đỏ?

Căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 (như quy định trên) thì khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho. Nếu không công chứng, chứng thực thì việc chuyển nhượng, tặng cho bị vô hiệu (không có hiệu lực) và không có đủ thành phần hồ sơ đăng ký biến động (không có đủ giấy tờ trong hồ sơ sang tên Sổ đỏ).

Lưu ý: Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau:

Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Theo đó, về lý thuyết thì có thể thực hiện việc sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay nhưng phải yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận việc chuyển nhượng, tặng cho đó. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó thực hiện, mất thời gian.

Như vậy, hiện nay khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định. Khi đó mới đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký biến động. Hay nói cách khác, nếu chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì không sang tên Sổ đỏ được, trừ trường hợp khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự như phân tích ở trên.

Trên đây là nội dung về Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
76
0
0
Viết trả lời...
Tới đây, sáp nhập tỉnh thành ảnh hưởng thế nào đến giá đất?

Theo khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định:

2. Bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Quy định này cho thấy, giá đất không phải là một con số cố định mà được xác định dựa trên khu vực, vị trí cũng như các yếu tố quy hoạch, hạ tầng.

Do đó, khi có sự thay đổi lớn về mặt hành chính như sáp nhập tỉnh hoặc nâng cấp huyện lên thành phố, bảng giá đất tại khu vực bị tác động cũng sẽ có sự điều chỉnh.

Trong nhiều trường hợp, giá trị bất động sản thường có xu hướng tăng theo nhờ kỳ vọng về hạ tầng và sự phát triển đô thị. Chính điều này đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, tạo ra làn sóng đón đầu xu hướng ngay từ khi thông tin sáp nhập mới chỉ là định hướng.

Tuy nhiên, sự biến động của thị trường bất động sản không chỉ dừng lại ở yếu tố giá đất tăng. Khi sáp nhập các tỉnh thành, ngoài cơ hội phát triển, cũng tiềm ẩn những rủi ro như sốt đất ảo do tâm lý đầu cơ.

Đến thời điểm hiện tại, kế hoạch sáp nhập vẫn chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu, chưa có quyết định chính thức. Vì vậy, các nhà đầu tư và người dân cần thận trọng, theo dõi sát các thông tin chính thống để có quyết định phù hợp.

Nguyên tắc và căn cứ định giá đất năm 2025 tác động thế nào tới thị trường bất động sản?

Điều 158 Luật Đất đai 2024 quy định, việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường;

- Tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất;

HgYWIjg.png

- Bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, minh bạch;

- Bảo đảm tính độc lập giữa tổ chức tư vấn xác định giá đất, Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể và cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định giá đất;

- Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.

* Căn cứ định giá đất bao gồm:

- Mục đích sử dụng đất được đưa ra định giá;

- Thời hạn sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất;

- Thông tin đầu vào để định giá đất theo các phương pháp định giá đất;

- Yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất;

- Quy định của pháp luật có liên quan tại thời điểm định giá đất.

Như vậy, có thể thấy Điều 158 Luật Đất đai 2024 đặt ra những nguyên tắc chặt chẽ về việc định giá đất, trong đó nhấn mạnh tính minh bạch, khách quan và phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Khi chính sách sáp nhập tỉnh được triển khai, giá đất tại những khu vực có sự thay đổi về hành chính chắc chắn sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố khách quan từ thị trường và yếu tố chủ quan từ chính sách quản lý đất đai của Nhà nước.

Nói tóm lại: Dưới tác động của Luật Đất đai 2024, giá đất tại các khu vực có sự thay đổi về hành chính do sáp nhập tỉnh chắc chắn sẽ có sự biến động. Tuy nhiên, mức tăng chắc chắn sẽ không đồng đều và sẽ phụ thuộc vào chính sách phát triển hạ tầng cũng như sự minh bạch trong định giá đất.

Nhà đầu tư và người dân cần giữ vững tâm lý, theo dõi sát các thông tin quy hoạch từ cơ quan chức năng để có quyết định phù hợp, tránh rủi ro từ các cơn sốt đất ảo.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Tới đây, sáp nhập tỉnh, thành ảnh hưởng thế nào đến giá đất? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
46
0
0
Viết trả lời...
Cách ghi trên sổ đỏ khi mua đất tại khu vực khác như thế nào? Ghi địa chỉ người mua và địa chỉ thửa đất có giống nhau không? Tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

nDilPUC.jpeg

1. Mẫu sổ đỏ từ ngày 01/8/2024

Theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, dù là Giấy chứng nhận được cấp lần đầu hay được cấp khi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho vẫn ghi đầy đủ các thông tin sau:

- Trang 1 gồm:
  • Quốc huy, Quốc hiệu; dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” in màu đỏ; mã QR; mã Giấy chứng nhận;
  • Mục “1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất:”;
  • Mục “2. Thông tin thửa đất:”;
  • Mục “3. Thông tin tài sản gắn liền với đất:”;
  • Địa danh, ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký Giấy chứng nhận;
  • Số phát hành Giấy chứng nhận (số seri);
  • Dòng chữ “Thông tin chi tiết được thể hiện tại mã QR”;
- Trang 2 gồm: mục “4. Sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất:”; mục “5. Ghi chú:”; mục “6. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận:”; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận;

- Nội dung và hình thức thể hiện thông tin cụ thể trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Mẫu số 04/ĐK-GCN của Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mua đất tại khu vực khác, Sổ đỏ sẽ ghi thế nào?

Um57lt0.jpeg

Theo khoản 4 Điều 12 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa phương khác thì địa chỉ trên Giấy chứng nhận vẫn ghi địa chỉ người sử dụng đất và địa chỉ thửa đất, cụ thể:

2.1 Địa chỉ của người sử dụng đất
  • Đối với cá nhân thì thể hiện địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú;
  • Đối với tổ chức thì thể hiện địa chỉ theo trụ sở chính mà tổ chức đó đăng ký;
  • Đối với cá nhân nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam mà không có địa chỉ thường trú thì thể hiện theo địa chỉ tạm trú của người đó ở Việt Nam; trường hợp không có địa chỉ tạm trú tại Việt Nam thì thể hiện theo địa chỉ cư trú tại nước ngoài do người đó tự kê khai;
Tóm lại, dù ai là người sử dụng đất thì vẫn ghi địa chỉ thường trú của người đó; địa chỉ của người nhận chuyển nhượng được ghi tại trang 1 nếu được cấp Giấy chứng nhận mới hoặc tại trang 2 nếu Giấy chứng nhận vẫn ghi tên chủ cũ (không yêu cầu cấp sổ mới).

2.2 Địa chỉ thửa đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho

Theo Điều 8 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, thông tin về thửa đất được thể hiện tại trang 1 của Giấy chứng nhận gồm: Thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích,…

Tại khoản 6 Điều này quy định địa chỉ thửa đất được ghi như sau:

“6.Thông tin về địa chỉ thửa đất gồm: số nhà, tên đường, phố (nếu có); tên điểm dân cư (tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, bon, buôn, phum, sóc, điểm dân cư tương tự) hoặc tên khu vực, xứ đồng (đối với thửa đất ngoài khu dân cư); tên đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh nơi có thửa đất.”.

Trên đây là quy định giải đáp về cách ghi trên sổ đỏ khi mua đất tại khu vực khác. Theo đó, Sổ đỏ vẫn ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; địa chỉ người mua là địa chỉ thường trú và địa chỉ này khác với địa chỉ thửa đất.

Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Mua đất tại khu vực khác, Sổ đỏ ghi thế nào? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
45
0
0
Viết trả lời...
Nhà đất là di sản thừa kế rất phổ biến và có giá trị lớn. Tuy nhiên, do nhiều người không hiểu quy định của pháp luật dẫn đến tranh chấp về thừa kế, mà chủ yếu là anh em, họ hàng. Vậy, khi bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất không?

Để có câu trả lời về việc cô, dì, chú, bác có quyền yêu cầu cháu chia một phần di sản thừa kế là nhà đất cho mình khi cha, mẹ của cháu mất hay không cần làm rõ theo từng trường hợp dưới đây.

Trường hợp 1: Có di chúc

Cô, dì, chú, bác hoặc cá nhân khác được hưởng thừa kế nếu có di chúc hợp pháp và được người lập di chúc đó cho hưởng di sản thừa kế.

Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp phải có các điều kiện sau:

(1) Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

(2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

(3) Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Hình thức di chúc gồm 02 hình thức, đó là di chúc bằng văn bản (di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực) và di chúc miệng.

[IMG]

Lưu ý: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý quy định về người làm chứng khi lập di chúc, cụ thể:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Trường hợp 2: Không có di chúc

Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp thì cô, dì, chú, bác không được hưởng thừa kế, đồng thời cũng không có quyền yêu cầu chia thừa kế.

Lý do không được hưởng thừa kế theo pháp luật vì không đáp ứng điều kiện thừa kế theo pháp luật.

Để được thừa kế theo pháp luật phải thuộc diện thừa kế và đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế, cụ thể:

* Thuộc diện thừa kế

Người thừa kế phải có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng (cha, mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại) với người để lại di sản.

Theo đó, cô, chú, bác có quan hệ huyết thống với bố của người cháu; dì có quan hệ huyết thống với mẹ của cháu nhưng không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật vì không đáp ứng được điều kiện về hàng thừa kế.

* Đáp ứng điều kiện về hàng thừa kế

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

[IMG]

Mặc dù thuộc diện thừa kế và thuộc hàng thừa kế nhưng cô, dì, chú, bác không được hưởng thừa kế vì vẫn còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (ở đây là người cháu). Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”.

Theo đó, cô dì chú bác được chia thừa kế nếu bố, mẹ cháu lập di chúc cho hưởng di sản thừa kế; trường hợp không có di chúc thì không được hưởng vì vẫn còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đó là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Trên đây là bài viết liên quan đến vấn đề Bố/mẹ mất, cô dì chú bác có được chia thừa kế nhà đất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
44
0
0
Viết trả lời...
Hai loại dự án cần quỹ đất gồm: Dự án vì lợi ích quốc gia, công cộng và dự án vì lợi ích doanh nghiệp. Vậy tiền bồi thường giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án tính thế nào?

1. Tiền bồi thường được tính theo giá nhà nước
pcbMadW.jpeg
* Trường hợp áp dụng


- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng

Lưu ý: Để được bồi thường về đất thì phải đủ điều kiện.

* Cách tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Theo điểm e khoản 1 Điều 160 Luật Đất đai năm 2025, giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (đây là một loại giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định). Hay nói cách khác, người có đất thuộc diện bị Nhà nước thu hồi thì không được thỏa thuận giá bồi thường mà sẽ tính theo giá đất cụ thể.

Theo Điều 30 Nghị định 71/2024/NĐ-CP, giá đất cụ thể được quy định như sau:

"1. Việc định giá đất cụ thể phải thực hiện theo quy định tại Điều 158 Luật Đất đai và các điều 4, 5, 6, 7 của Nghị định này; kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất.

2. Giá đất cụ thể được xác định theo từng mục đích sử dụng đất, diện tích đất được xác định trong hồ sơ giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch chi tiết, cho phép chuyển hình thức sử dụng đất, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phương án đấu giá quyền sử dụng đất, thông báo thu hồi đất, kết quả điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
"

Theo căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất (gồm 04 phương pháp: Phương pháp so sánh trực tiếp, phương pháp thu thập, phương pháp thặng dư, phương pháp điều chỉnh giá đất) và trình tự, nội dung xác định giá đất theo từng phương pháp.

Như vậy, có thể thấy giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường khi thu hồi đất có cách tính phức phức tạp và do UBND cấp tỉnh quyết định, người dân khó có thể tự tính được chính xác thửa đất của mình được bồi thường bao nhiêu tiền khi bị thu hồi mà chỉ được thông báo giá bồi thường.

2. Được tính theo giá thỏa thuận
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của người dân để thực hiện dự án (dự án phục vụ lợi ích của doanh nghiệp); bản chất là mua đất, thuê đất của người dân. Tuy nhiên, không ít người dân hiểu đây là doanh nghiệp thu hồi đất.

* Trường hợp áp dụng

Điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;”


Điểm a Khoản 4 Điều 127 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;”


Theo Điều 62 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, chủ đầu tư được sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh, cụ thể:

"Điều 62. Chính sách khuyến khích việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội

1. Trường hợp thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 127 Luật Đất đai thì nhà đầu tư thực hiện đăng ký đất đai theo quy định hoặc thực hiện đồng thời thủ tục đăng ký đất đai và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư."


Theo đó

- Đây là trường hợp người sử dụng đất (chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân) chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư để sản xuất, kinh doanh theo hợp đồng do các bên thỏa thuận.

- Hiện nay, nhiều địa phương có chính sách khuyến khích nhà đầu tư thực hiện theo phương thức này. Để có đất sản xuất, kinh doanh thì nhà đầu tư phải thỏa thuận về giá chuyển nhượng, giá thuê quyền sử dụng đất với người dân mà không thông qua cơ quan Nhà nước.

Trong trường hợp này, Nhà nước không can thiệp về giá chuyển nhượng, giá cho thuê nên người dân có quyền thỏa thuận và đưa ra mức giá cao hơn so với trường hợp Nhà nước thu hồi đất (thường sẽ là như giá thị trường). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người dân đưa ra quá cao mà nhà đầu tư không thể đáp ứng thì dự án không thể thực hiện được.

Kết luận: Cùng là việc cần mặt bằng để thực hiện dự án nhưng với mục đích khác nhau nên pháp luật đất đai quy định cách thức lấy đất và tiền phải trả cho người sử dụng đất là khác nhau, cụ thể:

1. Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thực hiện các dự án để phát triển kinh tế - xã hội vì mục đích quốc gia, công cộng. Nhà nước có quyền thu hồi đất theo quy định và quyết định giá đất để bồi thường.

+ Người sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành quyết định thu hồi đất, không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thu hồi.

+ Người sử dụng đất có quyền được thông tin và đóng góp ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định.

2. Nhà đầu tư (chủ yếu là doanh nghiệp) thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh vì lợi ích doanh nghiệp không được phép thu hồi mà chỉ có quyền nhận chuyển nhượng, thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người dân. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải thỏa thuận giá chuyển nhượng, giá thuê, định giá quyền sử dụng đất với người có đất.

Lưu ý: Để tính được tiền bồi thường thì phải căn cứ vào từng thửa đất, thời điểm cụ thể mà không có công thức chung để tính cho tất cả các thửa đất.

Trên đây là giải đáp về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng khi thực hiện dự án, người dân sẽ tạm mất quyền lợi BHYT nếu không làm việc này. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
62
0
0
Viết trả lời...
* Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gọi tắt là Sổ đỏ.

Hồ sơ làm Sổ đỏ lần đầu

Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Sổ đỏ lần đầu gồm:

1. Đơn đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK được ban hành kèm Nghị định 101/2024/NĐ-CP (mẫu này cũng áp dụng với người gốc Việt Nam định cư nước ngoài).

2. Khi đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai và Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Lưu ý: Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).

Hiện nay, Sổ đỏ ghi nhận cả thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Nếu chỉ có quyền sử dụng đất thì không cần chuẩn bị giấy tờ về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi làm Sổ đỏ phải nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ?

Theo điểm đ khoản 2 Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

"a) Nộp trực tiếp tại các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nộp thông qua dịch vụ bưu chính;

eEwuRB7.png

c) Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;

d) Nộp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;

đ) Khi nộp hồ sơ tại cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này theo hình thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì người yêu cầu đăng ký được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu hoặc nộp bản chính giấy tờ hoặc nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này; trường hợp nộp hồ sơ theo hình thức quy định tại điểm d khoản này thì hồ sơ nộp phải được số hóa từ bản chính hoặc bản sao giấy tờ đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

e) Đối với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà thực hiện xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận đã cấp thì người yêu cầu đăng ký nộp bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp."

Kết luận:

- Khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định.

- Được lựa chọn một trong các hình thức nộp giấy tờ như: Nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực; nộp bản sao (bản photo không có công chứng, chứng thực) và xuất trình bản chính để đối chiếu; nộp bản chính.

Lưu ý: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả và trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ. Do đó, người sử dụng đất cần giữ Phiếu tiếp nhận hồ sơ để xuất trình khi nhận kết quả, bên cạnh đó là cách dự phòng trường hợp hồ sơ bị mất hoặc thất lạc, nhất là khi nộp bản chính.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Phải nộp bản gốc hay bản sao giấy tờ khi làm Sổ đỏ? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
47
0
0
Viết trả lời...
Thông thường khi cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) thì ai cũng muốn thửa đất của mình được công nhận là đất ở vì đây là loại đất có giá trị lớn, nhất là khi chuyển nhượng, thế chấp hoặc góp vốn. Vậy trường hợp nào được công nhận là đất ở?

1.Luật Đất đai 2024 chia đất thành mấy loại?


Tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 thì căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó: Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

S6ODbPe.jpeg


Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2024 và Điều 7 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định cách xác định theo một trong những căn cứ sau:
“1. Việc xác định loại đất dựa trên một trong các căn cứ sau đây:
a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
b) Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quy định tại điểm a khoản này;
c) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này và trường hợp loại đất xác định trên giấy tờ đã cấp khác với phân loại đất theo quy định của Luật này hoặc khác với hiện trạng sử dụng đất thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.”.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về việc xác định loại đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai hoặc trường hợp loại đất xác định trên giấy tờ đã cấp khác với phân loại đất theo quy định của Luật Đất đai hoặc khác với hiện trạng sử dụng đất:
“1. Trường hợp không có giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai thì việc xác định loại đất căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất để xác định loại đất.
2. Trường hợp có giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai mà loại đất trên giấy tờ khác với phân loại đất theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và các điều 4, 5 và 6 Nghị định này thì loại đất được xác định theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và các điều 4, 5 và 6 Nghị định này.
Việc xác định các loại đất cụ thể được xác định trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan.
3. Trường hợp đang sử dụng đất có giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai mà loại đất trên giấy tờ khác với hiện trạng sử dụng đất thì loại đất được xác định theo giấy tờ đó, trừ các trường hợp sau:
a) Trường hợp có giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai đã sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, trên giấy tờ thể hiện loại đất nông nghiệp nhưng hiện trạng đang sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp thì loại đất được xác định theo hiện trạng sử dụng như trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai;
b) Trường hợp có giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai đã sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau, trên giấy tờ thể hiện loại đất nông nghiệp nhưng hiện trạng đang sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp thì loại đất được xác định theo hiện trạng sử dụng như trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai.”
2. Trường hợp nào được công nhận là đất ở?

Theo đó, để xác định loại đất nhà mình đang sử dụng có được công nhận là đất ở không sẽ căn cứ vào các trường hợp tại quy định nêu trên, cụ thể:

2.1 Xác định đất ở theo giấy tờ về quyền sử dụng đất

Trường hợp 1:
Căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp (Sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

Nếu trên Giấy chứng nhận ghi là đất ở thì thửa đất đang được công nhận là sử dụng với mục đích là đất ở.

Trường hợp 2: Căn cứ các giấy tờ về quyền sử dụng đất

so-do.jpg

Khi Cấp giấy chứng nhận lần đầu, thửa đất được công nhận là đất ở khi có một trong các giấy tờ nêu trên ghi mục đích sử dụng đất là đất ở.

Lưu ý:

* Xác định đất ở theo trường hợp có giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai mà loại đất trên giấy tờ khác với phân loại đất theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và các điều 4, 5 và 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì loại đất được xác định theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và các điều 4, 5 và 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Việc xác định các loại đất cụ thể được xác định trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan.

* Xác định đất ở theo trường hợp đang sử dụng đất có giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai mà loại đất trên giấy tờ khác với hiện trạng sử dụng đất thì loại đất được xác định theo giấy tờ đó, trừ các trường hợp sau:

Trường hợp có giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai đã sử dụng đất ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, trên giấy tờ thể hiện loại đất nông nghiệp nhưng hiện trạng đang sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp thì loại đất được xác định theo hiện trạng sử dụng như trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai;

Trường hợp có giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai đã sử dụng đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau, trên giấy tờ thể hiện loại đất nông nghiệp nhưng hiện trạng đang sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp thì loại đất được xác định theo hiện trạng sử dụng như trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 138 Luật Đất đai.

2.2 Xác định đất ở đối với thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Trường hợp không có giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai thì việc xác định loại đất căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất để xác định loại đất.

Kết luận: Thông thường khi cấp Sổ đỏ thì hộ gia đình, cá nhân sẽ được công nhận là đất ở nếu thửa đất đó có giấy tờ về quyền sử dụng đất và ghi rõ mục đích là đất ở hoặc theo hiện trạng (có nhà ở).

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Làm Sổ đỏ: Trường hợp nào được công nhận là đất ở? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
46
0
0
Viết trả lời...
Từ chối quyền sử dụng đất là một thủ tục quan trọng giúp người thừa kế thể hiện ý chí không nhận phần di sản đất đai từ người để lại di sản theo quy định của pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về mẫu đơn từ chối quyền sử dụng đất

Mẫu đơn từ chối quyền sử dụng đất là một văn bản pháp lý quan trọng được sử dụng bởi những người thừa kế khi họ không muốn nhận quyền sử dụng đất từ di sản mà họ được thừa kế.

Pháp luật quy định rõ ràng về quyền này trong Bộ luật Dân sự năm 2015, cho phép người thừa kế từ chối nhận di sản, nhưng phải tuân theo quy trình cụ thể để đảm bảo tính hợp pháp và sự rõ ràng trong các giao dịch tài sản. Việc từ chối quyền sử dụng đất không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi cá nhân mà còn đảm bảo tính minh bạch trong quy trình phân chia tài sản.

[IMG]

2. Căn cứ pháp lý

Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, bao gồm quyền sử dụng đất, với các điều kiện cụ thể như sau:

Quyền từ chối: Người thừa kế có thể từ chối nhận di sản, trừ khi việc từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình với người khác.

Yêu cầu về hình thức: Việc từ chối nhận di sản phải được thực hiện bằng văn bản và gửi đến những người liên quan như người quản lý di sản, những người thừa kế khác, và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.

Thời điểm từ chối: Để có hiệu lực, văn bản từ chối cần được ký trước thời điểm phân chia di sản.

Những quy định này đảm bảo rằng việc từ chối di sản được thực hiện một cách minh bạch và có căn cứ pháp lý, tránh tranh chấp trong tương lai.

3. Hậu quả pháp lý của việc từ chối quyền sử dụng đất

Hành động từ chối quyền sử dụng đất dẫn đến những hậu quả nhất định. Kể từ thời điểm văn bản từ chối có hiệu lực:

Người từ chối sẽ không còn quyền hưởng thừa kế đối với phần di sản mà họ đã từ chối.

Phần quyền sử dụng đất sẽ tự động chuyển giao cho những người thừa kế khác mà không cần sự đồng ý của người từ chối.

Điều này có nghĩa rằng việc từ chối phải được suy nghĩ kỹ lưỡng, vì nó có thể ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người thừa kế.

[IMG]

4. Thủ tục từ chối quyền sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trước khi thực hiện thủ tục từ chối, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, bao gồm:

Văn bản từ chối quyền sử dụng đất: Là văn bản thể hiện ý chí từ chối, được lập theo mẫu đã trình bày ở trên.

Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao có chứng thực).

Giấy chứng tử: Giấy chứng tử của người để lại di sản (nếu cần).

Giấy tờ về quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu.

Giấy tờ chứng minh quan hệ: Giấy tờ xác nhận quan hệ thừa kế nếu cần thiết.

Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực văn bản từ chối

Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ, bạn có thể thực hiện công chứng hoặc chứng thực tại:

Văn phòng công chứng: Đến văn phòng công chứng và yêu cầu công chứng viên kiểm tra và ký xác nhận văn bản.

UBND xã/phường: Nếu không có văn phòng công chứng, bạn có thể đến UBND xã/phường nơi cư trú để chứng thực.

Bước 3: Nhận văn bản từ chối quyền sử dụng đất

Sau khi hoàn tất công chứng hoặc chứng thực, bạn sẽ nhận lại văn bản từ chối quyền sử dụng đất. Văn bản này cần được lưu giữ cẩn thận để sử dụng trong các trường hợp liên quan đến tranh chấp về sau.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Quy định pháp lý về từ chối quyền sử dụng đất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
44
0
0
Viết trả lời...
Khi cá nhân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất sẽ giúp cho việc vay tiền dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các bên thế chấp cần nắm rõ quy định khi cá nhân nhận thế chấp Sổ đỏ dưới đây để thực hiện đúng.

1. Cá nhân được nhận thế chấp quyền sử dụng đất

yy9faOq.png

Điều 35 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nêu rõ:

Điều 35. Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Như vậy, cá nhân và các tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ 15/5/2021.


Còn trước đây, tại Bộ luật Dân sự cũng không quy định cụ thể về đối tượng được nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và trên thực tế, người được nhận thế chấp chỉ có tổ chức tín dụng như ngân hàng.

2. Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp:

+ Thừa kế quyền sử dụng đất.

+ Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư.

+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản.

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án;

- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

- Trong thời hạn sử dụng đất;

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Việc thế chấp có được ghi trong Sổ đỏ không?

ABnyZtl.png

Khoản 24 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định cách ghi thông tin về biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận như sau:

24. Trường hợp đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thể hiện: “Thế chấp bằng ... (ghi tên tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai) tại ... (ghi tên và thông tin của bên nhận thế chấp) theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.

Trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thể hiện: “Nội dung đăng ký thế chấp ngày ..../..../... có thay đổi ... (ghi cụ thể nội dung trước và sau khi có thay đổi) theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.

Trường hợp xoá đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thể hiện: “Xoá nội dung đăng ký thế chấp ngày .../.../... theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)
”.

Như vậy, việc đăng ký thế chấp sẽ được ghi rõ tại mục “Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” nằm trên trang 2 Giấy chứng nhận.

4. Đất đang thế chấp có quyền bán không?

Căn cứ khoản 8 Điều 320, khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015, bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp bên nhận thế chấp đồng ý.

Như vậy, bên thế chấp chỉ được quyền bán đất nếu bên nhận thế chấp đồng ý.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Cá nhân nhận thế chấp Sổ đỏ: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục thực hiện. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
50
0
0
Viết trả lời...
Những trường hợp nào có thể dẫn đến việc hủy Sổ đỏ ? Hãy cùng tìm hiểu để nắm rõ các quy định pháp luật và tránh rủi ro khi sử dụng đất.
Năm 2025, Sổ đỏ có tên gọi như thế nào?

Trước ngày 10/12/2009, Sổ đỏ có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ ngày 10/12/2009 đến trước ngày 01/1/2025 Sổ đỏ có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và kể từ ngày 01/1/2025 Sổ đỏ có tên gọi mới là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Các Sổ đỏ với tên gọi cũ, được cấp trước ngày 1/8/2024 (ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành) vẫn có giá trị pháp lý tương đương Sổ đỏ với tên gọi mới và người dân không phải cấp đổi sang Sổ đỏ có tên gọi mới; trường hợp có nhu cầu thì được cấp đổi (căn cứ khoản 3 Điều 256 Luật Đất đai 2024).
Khi nào cơ quan Nhà nước hủy Sổ đỏ đã cấp?
Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm trường hợp thu hồi sổ đỏ đã cấp. Đây là quy định mới nhằm tăng cường tính pháp lý trong việc thu hồi sổ đỏ.

cKYTQP5.jpg

Theo đó, 07 trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận bao gồm:
- Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất được ghi trên Sổ đỏ, Sổ hồng.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà bắt buộc cần phải cấp mới Giấy chứng nhận.

- Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận đã cấp không đúng các thông tin về:
- Giấy chứng nhận đã cấp bị Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy.

- Thực hiện đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án mà người thi hành án lại không nộp lại Giấy chứng nhận đã cấp.

- Có bản án, quyết định của Tòa án đã được thi hành hoặc văn bản kiến nghị về việc thi hành bản án của cơ quan thi hành án quyết định theo quy định có nội dung yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.

VddZLMR.jpg
* Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đã cấp là cơ quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận được quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2024.

  • Thẩm quyền
  • Đối tượng sử dụng đất
  • Diện tích đất
  • Mục đích sử dụng đất
  • Thời hạn sử dụng đất
  • Nguồn gốc sử dụng đất
  • Đất không đủ điều kiện được cấp Sổ
Trên đây là bài viết liên quan đến 7 trường hợp hủy Sổ đỏ đã cấp cho người dân. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
60
0
0
Viết trả lời...
Quy định về thừa kế đất đai theo di chúc

Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng (di chúc miệng chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản; sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ).

Theo Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Theo những quy định trên, thì người sử dụng đất có quyền để lại quyền sử dụng đất của mình theo di chúc, theo pháp luật.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng đất cũng thực hiện được việc để lại quyền sử dụng đất theo di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực (vì Luật Đất đai có quy định riêng).

Điều kiện thực hiện quyền thừa kế đất đai

Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.".

DelvR91.png

Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 3 Điều 27 còn quy định:

“c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;”

* Điều kiện thực hiện quyền thừa kế

Theo khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất,...

- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

- Trong thời hạn sử dụng đất;

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Chỉ trong trường hợp để thừa kế theo di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực mới phải có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ). Trong trường hợp đất không có Sổ đỏ thì người sử dụng đất vẫn có quyền để lại quyền sử dụng đất của mình theo di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Nhà đất không có Sổ đỏ có được lập di chúc? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
45
0
0
Viết trả lời...
Hôn nhân thực tế theo quy định hiện hành được hiểu như thế nào? Làm sao để xác nhận đâu là hôn nhân thực tế? Cùng tìm hiểu cách xác nhận hôn nhân thực tế thông qua bài viết dưới đây

1. Hôn nhân thực tế là gì?

Hôn nhân thực tế là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Tuy các quy định pháp luật hiện nay không đề cập cụ thể đến thuật ngữ này nhưng có thể hiểu hôn nhân thực tế được dùng để chỉ các mối quan hệ giữa nam và nữ đang cùng chung sống như vợ chồng, hai bên trong quan hệ này có đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn.

[IMG]

Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay không công nhận mọi trường hợp sống chung như vợ chồng là hôn nhân thực tế, mà chỉ một số trường hợp đáp ứng các điều kiện theo quy định mới được xem là hôn nhân thực tế.

2. Cách xin xác nhận hôn nhân thực tế

Căn cứ quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, hôn nhân thực tế được xác nhận là hợp pháp trong các trường hợp như sau:

- Trường hợp 1: Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực - 03/01/1987 mà hai người này chưa đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 (đã hết hiệu lực), các cặp đôi xác lập quan hệ vợ chồng trước 03/01/1987 được khuyến khích đăng ký kết hôn. Tức là nếu hai người này không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng với nhau.

Cụ thể hơn, hai người xác lập quan hệ vợ chồng với nhau vào trước ngày 03/01/1987 mà chưa tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, đồng thời chưa ly hôn và một bên trong quan hệ vợ chồng này chưa chết hoặc bị tuyên bố là đã chết, thì được xem là đang có vợ hoặc có chồng, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Điều kiện để xác định tồn tại hôn nhân thực tế đối với các cặp vợ chồng trong trường hợp này là hai bên phải có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành và thỏa mãn 01 trong các trường hợp sau đây:

- Hai bên có tổ chức lễ cưới khi thực hiện việc chung sống với nhau;

- Hai bên cùng chung sống với nhau đã được gia đình của một bên hoặc gia đình của hai bên chấp thuận;

- Hai bên cùng chung sống với nhau được cá nhân khác/tổ chức chứng kiến;

- Hai bên có thực sự chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau xây dựng gia đình của họ.

Ngoài ra, về vấn đề ly hôn đối với hôn nhân thực tế theo trường hợp này, tại hướng dẫn của Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, nếu một bên hoặc các bên trong quan hệ vợ chồng này yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ áp dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết dù cho hai người này không đăng ký kết hôn.

Và thời điểm công nhận quan hệ vợ chồng này là từ khi bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng.

- Trường hợp 2: Quan hệ vợ chồng được xác lập từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà hai người này chưa đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 (đã hết hiệu lực), các cặp đôi xác lập quan hệ vợ chồng 03/01/1987 - trước ngày 01/01/2001 có nghĩa vụ đăng ký kết hôn nếu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật.

Tức là, các cặp đôi xác lập quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian này cần đăng ký kết hôn theo như thời hạn quy định để được pháp luật công nhận hôn nhân hợp pháp và có thể xác định hôn nhân thực tế trong trường hợp này là từ ngày hai bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng.

Điều kiện để xác định hôn nhân thực tế trong trường hợp này tương tự điều kiện kết hôn được nêu tại trường hợp 1. Tuy nhiên cần lưu ý về thời hạn hai bên cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn là từ 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003.

Sau thời hạn này mà nam nữ sống chung như vợ chồng thực hiện đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng này chỉ được công nhận từ ngày thực hiện việc đăng ký kết hôn. Nói cách khác, không công nhận hôn nhân thực tế đối với khoảng thời gian trước khi họ chung sống cùng nhau.

Sau thời hạn này, nam nữ sống chung như vợ chồng vẫn không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Tức là, dù hai người này có chung sống với nhau như vợ chồng thì không được xem là hôn nhân thực tế.

3. Hôn nhân thực tế chấm dứt khi nào?

Đối với vấn đề chấm dứt hôn nhân thực tế thì các quy định pháp luật hôn nhân & gia đình hiện chưa có quy định rõ ràng.

[IMG]

Tuy nhiên có thể dựa theo các quy định pháp luật và Án lệ số 41/2021/AL tại Quyết định 42/QĐ-CA về chấm dứt hôn nhân thực tế, thì hôn nhân thực tế sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Chấm dứt thông qua con đường tư pháp - thực hiện thủ tục ly hôn (Mục 1 Chương IV Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13)

- Trường hợp 2: Chấm dứt do một bên trong quan hệ vợ chồng chết/bị tòa án tuyên bố đã chết ((Mục 2 Chương IV Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)

- Trường hợp 3: Chấm dứt do không còn chung sống với nhau và trước khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực (03/01/1987) và một hoặc hai bên chung sống với nhau như vợ chồng với người khác.

Dựa theo nội dung Án lệ số 41/2021/AL, hai quan hệ hôn nhân trong trường hợp này đều là hôn nhân thực tế, tuy nhiên Tòa án xác định quan hệ hôn nhân thực tế đầu tiên đã chấm dứt.

Trên đây là bài viết liên quan đến hôn nhân trực tiếp. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
46
0
0
Viết trả lời...
Khi tách thửa đất nông nghiệp, ngoài các điều kiện tách thửa đất nói chung, người sử dụng đất cần đặc biệt lưu ý tới diện tích tối thiểu để tách thửa. Vậy đất nông nghiệp diện tích bao nhiêu được tách thửa?

1. Tách thửa đất nông nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?

Tách thửa đất được hiểu là việc phân chia quyền sử dụng đất từ một cá nhân hoặc một hộ gia đình sang cho nhiều cá nhân khác. Pháp luật đất đai hiện nay cho phép người sử dụng đất được tách thửa đất nông nghiệp để chuyển nhượng, mua bán,…

Tuy nhiên, căn cứ Điều 222 Luật Đất đai 2024, việc tách thửa đất nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Thứ nhất, đất nông nghiệp tách thửa phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (ở một số địa phương lại không bắt buộc phải có giấy tờ này mà chỉ cần đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận);

- Thứ hai, thửa đất nông nghiệp không có tranh chấp; không bị kê biên để đảm bảo thi hành án...

- Thứ ba, đất nông nghiệp còn thời hạn sử dụng;

- Thứ tư, thửa đất nông nghiệp đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu để tách thửa.

Như vậy, trường hợp muốn tách thửa đất nông nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.

ubmLjme.jpeg

2. Đất nông nghiệp diện tích bao nhiêu được tách thửa?

Điều kiện về diện tích tối thiểu là một trong các điều kiện quan trọng khi tách thửa đất, tuy nhiên đây lại là điều kiện dễ vi phạm nhất.

Tại khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

2. Trường hợp tách thửa đất thì ngoài các nguyên tắc, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề;

Theo đó, diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Điều này có nghĩa, pháp luật sẽ không quy định hạn mức diện tích tách thửa tối thiểu chung mà mỗi địa phương sẽ căn cứ vào quỹ đất và quy hoạch sử dụng đất tại địa phương mình để quy định diện tích tách thửa tối thiểu riêng.

Do đó, khi làm thủ tục tách thửa đất nông nghiệp, trước tiên người dân cần kiểm tra kỹ quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp tại địa phương mình là bao nhiêu và đối chiếu với diện tích thửa đất mà mình định tách xem có đáp ứng được hay không.

Ví dụ: Diện tích tối thiểu được tách thửa đất nông nghiệp tại tỉnh Bình Định:

Căn cứ Điều 3 Quyết định 36/2024/QĐ-UBND:

a) Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối là 500 m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 05 m trở lên;

b) Đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản là 1.000 m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 10 m trở lên;

c) Đất rừng sản xuất là 5.000 m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 50 m trở lên;

d) Đất chăn nuôi tập trung: Người sử dụng đất được tách thửa theo quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;


jrM9dnG.jpeg

3. Muốn tách thửa đất nhưng không đủ diện tích, phải làm gì?

Việc người sử dụng đất không đủ điều kiện tách thửa đất nông nghiệp do không đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, tại điểm a khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 có quy định:

Trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề

Theo quy định nêu trên, nếu người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất (mua thêm một phần thửa đất bên cạnh) và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất nông nghiệp có diện tích bao nhiêu được tách thửa 2025? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
45
0
0
Viết trả lời...
Hòa giải khi ly hôn có phải thủ tục bắt buộc không?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 gọi tắt là Luật HN&GĐ, Nhà nước và xã hội phải có trách nhiệm kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Đặc biệt khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn thì Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở (theo Điều 52 Luật HN&GĐ). Đây cũng là chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở được nêu tại khoản 1 Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.

Trong đó, theo khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải tại cơ sở, cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác hay còn gọi là thôn, tổ dân phố.

Việc hòa giải ở cơ sở phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở, khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình, giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, đảm bảo bình đẳng giới… (theo Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở).

Do đó, có thể thấy, việc hòa giải ở cơ sở không phải là yêu cầu bắt buộc khi hai vợ chồng muốn ly hôn với nhau.

Nếu hòa giải ở cơ sở không thành thì sau khi nộp đơn ly hôn và được thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo đó, Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không hòa giải được hoặc được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

k0aNGYB.png

Đồng thời, khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng nêu rõ, khi giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình:

Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con… về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác

Từ những quy định này, khi đơn ly hôn được gửi đến Tòa án, dù đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn thì cũng đều phải tiến hành hòa giải tại Tòa trừ một số trường hợp đặc biệt.

Như vậy, có thể thấy, khi ly hôn có thể không bắt buộc hòa giải tại thôn, tổ dân phố nhưng khi đã gửi đơn đến Tòa án thì Tòa án phải tiến hành hòa giải nếu không thuộc các trường hợp không thể hòa giải hoặc không được hòa giải.

Làm sao để ly hôn nhanh mà không cần phải hòa giải?

Theo phân tích ở trên, trong các vụ thuận tình ly hôn, bắt buộc Tòa án phải tiến hành hòa giải. Đồng thời, trường hợp ngoại lệ Tòa án có thể không tiến hành hòa giải khi giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp:

- Những vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 206 BLTTDS): Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cầm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;

- Những vụ án dân sự không hòa giải được (Điều 207 BLTTDS):
  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 02 mà vẫn cố tình vắng mặt;
  • Đương sự không thể tham gia được vì có lý do chính đáng;
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Do đó, trong vụ án ly hôn đơn phương, nếu muốn ly hôn mà không cần hòa giải thì một trong hai bên vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án. Riêng bị đơn trong yêu cầu ly hôn đơn phương có thể vắng mặt sau 02 lần Tòa án triệu tập hòa giải hợp lệ thì sẽ không hòa giải được.

Nói tóm lại:

- Khi ly hôn thuận tình thì bắt buộc các bên phải tiến hành hòa giải.

- Khi ly hôn đơn phương, nếu một trong hai bên làm đơn đề nghị không hòa giải hoặc bị đơn vắng mặt trong 02 lần triệu tập hợp lệ thì không tiến hành hòa giải được. Khi đó, vụ án ly hôn sẽ không cần hòa giải.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thủ tục ly hôn nhanh mà không cần hòa giải. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
73
0
0
Viết trả lời...
Khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế đất đai người dân cần thực hiện sang tên sổ đỏ. Hiện nay dịch vụ sang tên sổ đỏ là dịch vụ phổ biến và trong đó nhu cầu thực hiện dịch vụ sang tên sổ đỏ nhà chung cư ngày càng tăng cao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Sang tên sổ đỏ nhà chung cư là gì?

Sang tên sổ đỏ nhà nhà chung cư là thủ tục đăng ký biến động chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng nhà đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định pháp luật. Đối với nhà chung cư thì sẽ gắn liền với sổ hồng, Sổ hồng chung cư là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất. Sổ hồng được ban hành bởi Bộ Xây dựng.

Theo Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận mà thực hiện quyền tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất (QSDĐ),... đều sẽ đăng ký biến động. Như vậy, thủ tục sang tên sổ đỏ là điều bắt buộc theo quy định pháp luật Việt Nam khi tiến hành các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, tặng cho nhà ở và tài sản gắn liền.

[IMG]

2. Điều kiện để được sang tên sổ đỏ nhà chung cư

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định: Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải đáp ứng điều kiện như sau:

- Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà, quyền sở hữu các tài sản liên quan đến đất theo quy định pháp luật.

- Đất và nhà ở không có tranh chấp nào và không thuộc diện quy hoạch của Nhà nước.

- Hợp đồng thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng phải được ký kết theo đúng quy định của pháp luật.

- Không nằm trong diện đã có quyết định thu hồi đất, thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

3. Trình tự thủ tục sang tên đỏ nhà chung cư

Bước 1: Công chứng hợp đồng tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng

Hai bên thực hiện tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng nhà chung cư cần đến phòng công chứng để ký hợp đồng. Đồng thời, hai bên cần mang theo các giấy tờ sau:

Giấy tờ tùy thân: CMND hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người đã kết hôn, cần giấy tờ của cả hai vợ chồng).

Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (nếu có).

Phiếu yêu cầu công chứng (thường được cung cấp và điền theo mẫu của phòng công chứng).

Bên bán cần mang theo sổ hồng chung cư.

Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính

Trong quá trình sang tên sổ hồng chung cư, hai bên cần kê khai các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, bao gồm:

Thuế thu nhập cá nhân: người bán.

Lệ phí trước bạ: người mua.

Phí thẩm định hồ sơ: người mua.

Hoặc hai bên có thể thỏa thuận về việc nộp phí.

Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên sổ hồng

Hồ sơ được nộp tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của huyện, quận, thị xã, thành phố tương ứng. Hồ sơ bao gồm:

Đơn đăng ký biến động (theo Mẫu số 09/ĐK).

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đã được công chứng.

Bước 4: Nộp tiền (thuế, lệ phí) theo thông báo.

Bước 5: Giải quyết yêu cầu

Thời gian giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bước 6: Trả kết quả.

[IMG]

4. Thời gian sang tên sổ đỏ nhà chung cư

Khác với trường hợp mua chung cư cũ, nếu mua chung cư mới thì theo quy định tại Khoản 7 Điều 26 Luật Nhà ở 2023, chủ đầu tư có nghĩa vụ làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước cấp sổ hồng cho người mua trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao hoặc từ thời điểm người mua thanh toán đủ tiền nhà.

Theo khoản 40 điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ - CP, thời gian cơ quan Nhà nước thực hiện thủ tục đăng ký khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Sau khi đã thanh toán đủ tiền hoặc nhận bàn giao nhà thì thời gian tối đa để người mua chung cư mới nhận được sổ hồng là 65 ngày làm việc. Lưu ý, thời gian này được tính là thời gian giải quyết, không bao gồm thời gian nghỉ lễ, thời gian nộp thuế.

Như vậy, trong giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thì quy trình sang tên sổ đỏ nhà chung cư là bước quan trọng và đảm bảo tính pháp lý cho chủ sở hữu mới.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Trình tự thủ tục sang tên đỏ nhà chung cư mới nhất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
73
0
0
Viết trả lời...
Đất trồng cây hàng năm khác là một trong số các loại đất được sử dụng phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ đất trồng cây hàng năm khác là gì? Đất trồng cây hàng năm khác ký hiệu là gì?

1. Đất trồng cây hàng năm khác là gì?


Hiện nay, Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ quy định, đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa.

Trước đây, điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng cây hàng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

Theo đó, Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nêu rõ mục đích sử dụng để trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.

Cụ thể, đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như:

- Các loại cây rau, màu; cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm;

- Đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.

2. Đất trồng cây hàng năm khác ký hiệu là gì?

Ký hiệu đất trồng cây hàng năm khác là gì cũng là vấn đề nhiều người quan tâm khi đọc bản đồ địa chính trong Sổ đỏ. Theo phụ lục ban hành kèm Thông tư 08/2024/TT-BTNMT, đất trồng cây hàng năm khác được ký hiệu là HNK.

Việc nhận biết chính xác ký hiệu đất trồng cây hàng năm khác không chỉ dùng để đọc bản đồ địa chính mà còn phục vụ cho việc thống kê, kiểm kê diện tích đất trồng cây hàng năm khác tại từng địa phương trên cả nước, giúp Nhà nước quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp liên quan đến thửa đất.

3. Phân loại đất trồng cây hàng năm khác

gr6UK2v.jpeg

Hiện nay, đất trồng cây hằng năm khác không được nêu cụ thể. Tuy nhiên, trước đây, căn cứ Phụ lục 1 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT:

- Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): Là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.

- Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): Là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.

4. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm khác bao nhiêu?

Căn cứ Điều 176 Luật Đất đai 2024, hạn mức giao đất trồng cây hàng năm như sau:

- Không quá 03 ha đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu long. Không quá 02 ha đối với những khu vực còn lại.

Những trường hợp cá nhân, hộ gia đình được giao nhiều loại đất khác nhau thì tổng mức giao đất không được quá 5ha.

- Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Lưu ý: Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp.

5. Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm khác bao lâu?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất trồng cây hàng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp nên có thời hạn sử dụng. Cụ thể:

- Đối với cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất và công nhận quyền sử dụng đất: Thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm.

- Đối với cá nhân, hộ gia đình được nhà nước cho thuê đất: Thời hạn sử dụng tối đa 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê.

Với trường hợp gia hạn sử dụng đất, cần lưu ý:

- Đối với đất dùng để trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Được tiếp tục sử dụng đất mà không cần là thủ tục gia hạn.

- Đối với đất do các tổ chức hoặc hộ gia đình, cá nhân hoặc người việt nam định cư tại nước ngoài… sử dụng đất nông nghiệp cho các mục đích như sản xuất nông nghiệp, mục đích thương mại, dịch vụ, cơ sở để sản xuất phi nông nghiệp, thực hiện các dự án đầu tư…thì khi đất hết hạn sử dụng phải tiến hành gia hạn thời hạn sử dụng.

Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Đất trồng cây hàng năm khác ký hiệu là gì? Gồm những loại đất nào? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:



MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
72
0
0
Viết trả lời...
Khi đất không có Sổ đỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực các quyền của người sử dụng đất như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp. Vậy, đất không có Sổ đỏ được bồi thường không? Đất không có Sổ đỏ được bồi thường như thế nào?

02 trường hợp đất không có sổ đỏ được bồi thường khi bị thu hồi đất

Trường hợp 1: Chưa có sổ đỏ nhưng đủ điều kiện cấp sổ đỏ

Cụ thể, căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 95 Luật Đất đai 2024 đã có quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Các trường hợp được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng bao gồm:

a) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm;

...

2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường về đất khi có một trong các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

b) Có quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 137 của Luật này;

d) Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn thành thủ tục đăng ký đất đai;

đ) Được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất mà người trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.



Theo quy định trên, thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm khi có một trong các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Đất đai 2024 nêu trên sẽ được bồi thường về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.

KMYiNSz.jpeg

Trường hợp 2: Đất nông nghiệp có trước ngày 01/7/2004 mà không đủ điều kiện cấp sổ đỏ

Theo điều kiện trình bày ở trên để được bồi thường cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, trong đó điều kiện quan trọng nhất là phải có Sổ đỏ. Bên cạnh đó vẫn có trường hợp ngoại lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 96 Luật Đất đai 2024, cụ thể:

"3. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ."

Theo quy định trên, mặc dù không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng vẫn được bồi thường về đất nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

(1) Là đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004.

(2) Người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, người sử dụng đất cũng cần lưu ý rằng chỉ được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng và diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.

Như vậy, nếu người đang sử dụng đất thuộc diện thu hồi trong hai trường hợp đã nêu trên không có sổ đỏ thì vẫn được bồi thường về đất đai.

Có thể bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền

Vấn đề này được nêu rõ tại Điều 98 Luật Đất đai 2024 và Điều 11 Nghị định 88/2024/NĐ-CP như sau:

(1) Hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế đang sử dụng đất ở, đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi.

(2) Tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường bằng tiền hoặc bằng đất.

Như vậy, việc Nhà nước bồi thường bằng đất hay bằng tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã trình bày tại 02 trường hợp trên.

c268jzF.jpeg

* Cách tính tiền bồi thường giải phóng mặt bằng

- Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Theo khoản 6 Điều 158 Luật Đất đai 2024, thì phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất được sử dụng để định giá cụ thể tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất với các trường hợp thu hồi nhiều thửa đất liền kề, có cùng mục đích sử dụng và đã được quy định giá đất trong bảng giá đất mà không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh.

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 160 Luật Đất đai 2024, khoản 5 Điều 7 Nghị định 71/2024/NĐ-CP, giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng đối với trường hợp tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được tính như sau:

Giá trị của thửa đất cần định giá (01m2) = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K)

Trong đó:

- Giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026. Theo đó, mỗi địa phương sẽ quyết định bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá mỗi năm/1 lần để phù hợp với giá đất thị trường (thay vì 5 năm/lần và căn cứ vào giá đất tối thiểu, tối đa do Chính phủ ban hành như hiện nay).

- Hệ số điều chỉnh giá đất được xác định theo từng loại đất, vị trí đất, khu vực bằng cách lấy giá đất thị trường chia cho giá đất trong bảng giá đất tại vị trí đất, khu vực đó.

Trên đây là quy định giải đáp về việc đất không có Sổ đỏ được bồi thường như thế nào? Theo đó, đất không có Sổ đỏ vẫn được bồi thường về đất nếu đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng chưa được cấp; tiền bồi thường được tính theo giá đất cụ thể do Nhà nước quyết định.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất không có Sổ đỏ được bồi thường như thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
73
0
0
Viết trả lời...
Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, người khuyết tật thuộc đối tượng được ưu tiên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định.

Điều này được khẳng định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP đã quy định về trình tự, thủ tục bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội như sau:

2. Trường hợp dự án có đối tượng ưu tiên theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 79 của Luật Nhà ở thì được ưu tiên mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định. Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 05 nhóm đối tượng ưu tiên này trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án. Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của Danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm.

Có thể thấy, người khuyết tật và người có công với cách mạng được ưu tiên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội mà không phải bốc thăm với tỷ lệ nhất định.

Số lượng căn hộ (căn nhà) dành cho các đối tượng ưu tiên này (không thông qua bốc thăm) được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng số hồ sơ của 05 nhóm đối tượng ưu tiên trên tổng số hồ sơ đăng ký nhân với tổng số căn hộ (căn nhà) nhà ở xã hội của dự án.

Danh sách của nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp theo thứ tự theo thời điểm nộp hồ sơ. Các căn hộ dành cho các đối tượng ưu tiên được bố trí theo thứ tự của danh sách ưu tiên cho đến khi hết, các đối tượng còn lại được tiếp tục tham gia bốc thăm.

eoWb68l.jpeg

Hiện nay, theo Điều 79 Luật Nhà ở 2023, 05 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội gồm:

- Người có công với cách mạng

- Thân nhân liệt sĩ

- Người khuyết tật

- Người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội

- Nữ giới

Trường hợp có nhiều người cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ xét duyệt theo thứ tự ưu tiên nêu trên.

Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua nhà ở xã hội gồm:

(1) Đơn mua nhà ở xã hội

(2) Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội như:

- Giấy tờ chứng minh người có công với cách mạng hoặc giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ (bản sao chứng thực)

- Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo theo quy định;

- Giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

- Giấy tờ chứng minh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác theo hướng dẫn của Bộ Công an.

(3) Giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở

(4) Giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập như:

- Giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội

- Giấy kê khai về điều kiện thu nhập để được mua, thuê mua nhà ở xã hội đối với đối tượng thu nhập thấp tại khu vực đô thị (trường hợp không có hợp đồng lao động).

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Người khuyết tật có được mua nhà ở xã hội không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
56
0
0
Viết trả lời...