Mạng xã hội Văn học trẻ

Loại hình nhà ở xã hội luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dân. Vậy năm 2025, điều kiện và chính sách ưu đãi vay vốn mua nhà ở xã hội được quy định như thế nào?

1. Vay vốn mua nhà ở xã hội: Điều kiện và chính sách ưu đãi mới nhất

1.1 Những trường hợp được hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội


Căn cứ khoản 5 Điều 77 Luật Nhà ở 2023 quy định, những đối tượng được hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội bao gồm:

(1) Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

(2) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.

(3) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

(4) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

(5) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

(6) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

(7) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.

(8) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
1.2 Điều kiện vay vốn

28zZGjb.jpeg
Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội như sau:

Đối tượng (1), (4), (5), (6), (7), (8) để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội.
  • Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội.
  • Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư.
  • Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng 03 bên.
1.3 Chính sách ưu đãi hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội

(1) Mức vốn được vay để mua nhà ở xã hội


Theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, mức vốn cho vay để mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội như sau tối đa bằng 80% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà.

(2) Lãi suất và thời hạn cho vay

- Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay, theo Công văn 4524/NHCS-TDSV, mức lãi suất cho vay là 6,6%/năm. Khi có sự thay đổi về lãi suất cho vay, NHCSXH nơi cho vay có trách nhiệm gửi Thông báo cho khách hàng.

- Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay.

(3) Thời hạn vay, định kỳ hạn trả nợ

Khoản 4, khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định:

- Thời hạn vay: Do các bên thỏa thuận phù hợp theo khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên tối đa không được quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

- Định kỳ hạn trả nợ gốc: Tối đa 06 tháng/lần kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên.

Lưu ý: Các đối tượng (2), (3) mua, thuê mua nhà ở xã hội cũng được vay vốn ưu đãi theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP.

2. Vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân

VddZLMR.jpeg
2.1 Đối tượng

Theo quy định tại khoản 5 Điều 77 Luật Nhà ở 2023, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

2.2 Điều kiện vay vốn

Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội với lực lượng vũ trang như sau:

- Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

- Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng 03 bên.

2.3 Mức cho vay, phương thức cho vay

(1) Mức vay


Theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân. Mức cho vay cụ thể còn phụ thuộc vào Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay xem xét căn cứ vào nguồn vốn, khả năng trả nợ, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng.

(2) Lãi suất và thời hạn cho vay

Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP và Công văn 4524/NHCS-TDSV quy định:

- Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay, theo Công văn 4524/NHCS-TDSV, mức lãi suất cho vay là 6,6%/năm. Khi có sự thay đổi về lãi suất cho vay, NHCSXH nơi cho vay có trách nhiệm gửi Thông báo cho khách hàng.

- Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay.

(3) Thời hạn vay, định kỳ hạn trả nợ

- Do các bên thỏa thuận phù hợp theo khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên tối đa không được quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

- Định kỳ hạn trả nợ gốc tối đa 06 tháng/lần kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Vay vốn mua nhà ở xã hội: Điều kiện và chính sách ưu đãi mới nhất? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
51
0
0
Viết trả lời...
Để biết năm nay có tăng chi phí làm Sổ đỏ mới hay không thì người dân cần biết những khoản tiền phải nộp và căn cứ tính hoặc mức thu những khoản phí, lệ phí khi làm Sổ đỏ của 63 tỉnh thành.

- Quy định trong bài viết dưới đây áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

- Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân, theo quy định của pháp luật đất đai từ ngày 10/12/2009 khi đủ điều kiện thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).

1. Lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận

* Cách tính lệ phí trước bạ


Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và Thông tư 13/2022/TT-BTC, lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận được tính theo công thức sau:

Lệ phí trước bạ phải nộp = (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

+ Giá 1m2 đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

+ Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế. Hay nói cách khác, diện tích tính lệ phí trước bạ là diện tích mà hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận.

* Lệ phí trước bạ không thay đổi

Hiện nay các tỉnh thành vẫn áp dụng Bảng giá đất nên không có sự biến động, trừ trường hợp một số tỉnh thành có điều chỉnh tăng.

Vì giá tính lệ phí trước bạ là giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ và tỷ lệ tính lệ phí trước bạ không thay đổi (vẫn là 0.5%) nên lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận phụ thuộc vào Bảng giá đất hiện hành.

cT9iLKu.jpeg

2. Tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận

* Khi nào nộp và không nộp tiền sử dụng đất?


Khi hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận (chủ yếu thông qua hình thức công nhận quyền sử dụng đất) thì tiền sử dụng đất sẽ được chia thành 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất

Trường hợp 2: Phải nộp tiền sử dụng đất

* Căn cứ và cách tính tiền sử dụng đất

Cách tính tiền sử dụng đất khi được cấp Giấy chứng nhận rất phức tạp nhưng căn cứ theo giá đất tại Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành hoặc theo giá đất cụ thể nếu diện tích được cấp vượt hạn mức.

Mặt khác, các tỉnh thành đã ban hành Bảng giá đất áp dụng cho giai đoạn 2020 - 2024 nên giá đất theo Bảng giá đất trong giai đoạn này không có sự biến động.

Như vậy, tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận sẽ không có sự biến động vì vẫn áp dụng Bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024, trừ trường hợp một số tỉnh thành sửa đổi, bổ sung Bảng giá đất theo hướng tăng giá đất cho đến khi có bảng giá đất mới.

3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp Giấy chứng nhận do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định nên mức thu giữa các tỉnh thành không giống nhau.

Mặc dù mức thu mỗi tỉnh thành có thể khác nhau nhưng lệ phí cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân thường dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp (một vài tỉnh có mức thu là 120.000 đồng).

gslXFYk.jpeg

4. Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận

Điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định về phí thẩm định hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận như sau:

“Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp”.

Theo quy định trên thì phí thẩm định hồ sơ sẽ do HĐND từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên mức thu giữa các tỉnh, thành là khác nhau.

5. Từ 01/8/2024 Bảng giá đất 2020 - 2024 được tiếp tục áp dụng đến hết năm 2025

Luật Đất đai 2024 mới nhất đã bãi bỏ khung giá đất, theo đó căn cứ xác định Bảng giá đất được quy định cụ thể tại Theo khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024. Theo đo bảng giá đất mới sẽ được UBND cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp lần đầu và áp dụng từ ngày 1/1/2026.

Như vậy, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 sẽ được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trình tự điều chỉnh bảng giá đất sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 71/2024/NĐ-CP.

Kết luận: Từ quy định trên chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc có tăng chi phí làm Sổ đỏ mới? Theo đó tính đến ngày 1/1/2026 chi phí làm Sổ đỏ sẽ không có nhiều sự thay đổi vì 02 khoản tiền nhiều nhất là tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đều căn cứ vào Bảng giá đất, trừ trường hợp một số tỉnh thành sửa đổi, bổ sung Bảng giá đất theo hướng tăng giá đất.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Năm 2025, có tăng chi phí khi làm Sổ đỏ mới? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
57
0
0
Viết trả lời...
Chung cư bị dột, trách nhiệm thuộc về ai?

Tại khoản 1 Điều 129 Luật Nhà ở 2023 quy định về việc bảo trì nhà chung cư như sau:

Điều 129. Bảo hành nhà ở

1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng trang thiết bị nhà ở phải bảo hành trang thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng trang thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.

gRiAD3J.png

2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:

a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;

b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.

[...]

Như vậy, trường hợp nhà chung cư thấm nước thì trách nhiệm sẽ được xác định như sau:

Trường hợp 1: Nhà chung cư vẫn còn trong thời hạn bảo hành

Theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Nhà ở 2023, thời hạn bảo hành nhà chung cư tối thiểu là 60 tháng kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu để đưa vào sử dụng.

Do đó, nếu nhà chung cư bị thấm nước, bị dột do chất lượng công trình trong thời hạn bảo hành 60 tháng này thì bên bán, bên cho thuê căn hộ chung cư có trách nhiệm phải sửa chữa.

Ngược lại, nếu việc bị dột là lỗi do chủ căn hộ thì chủ căn hộ sẽ phải tự chịu trách nhiệm.

Đối với trường hợp nhà chung cư bị thấm nước là do lỗi của chủ sở hữu căn hộ bên trên của căn hộ đó thì chủ sở hữu căn hộ bên trên cần phải tự chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục thiệt hại cho bên bị thiệt hại (căn cứ Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015)

Trường hợp 2: Đã hết hạn bảo hành nhà chung cư

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Thông tư 05/2024/TT-BXD quy định:

- Trường hợp hư hỏng phần sở hữu riêng mà ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác: Chủ sở hữu có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng đó. Nếu không thì đơn vị quản lý được quyền tạm ngừng hoặc đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước với phần sở hữu riêng này.

- Trường hợp hư hỏng phần sở hữu chung thuộc khu vực thuộc sở hữu riêng: Chủ sở hữu phần sở hữu riêng có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư để sửa chữa các hư hỏng đó.

Như vậy, trường hợp phần bị thấm, dột thuộc sở hữu riêng nhưng lại làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu khác, thì chủ sở hữu có nhà bị thấm, dột có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng đó.

Nếu không sửa chữa thì đơn vị quản lý vận hành hoặc người được giao quản lý nhà chung cư được tạm ngừng hoặc đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước sinh hoạt.

Sửa chữa chung cư gây dột cho nhà khác, bồi thường thế nào?
Theo quy định tại Điều 605 Bộ luật Dân sự, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng đó gây thiệt hại cho người khác.

Trường hợp do người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì chủ căn hộ và bên thi công phải liên đới bồi thường.

dMg0cem.png

Như vậy, trong trường hợp chủ căn hộ chung cư sửa chữa căn hộ, gây thấm dột cho nhà hàng xóm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên.

Thiệt hại trong trường hợp này được xác định gồm tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại…

Về việc bồi thường thiệt hại, Điều 585 Bộ luật Dân sự nêu rõ sẽ do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, cách thức bồi thường…

Đáng lưu ý: Chủ căn chung cư gây ra tình trạng thấm dột cho nhà hàng xóm có thể được giảm mức bồi thường nếu có lỗi do vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người này.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, người nào gây thấm, dột căn hộ, nhà chung cư có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Chung cư bị thấm dột, ai phải chịu chi phí sửa chữa? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
46
0
0
Viết trả lời...
Nhà đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng nhiều trường hợp chỉ đứng tên vợ hoặc tên chồng. Vậy, có cách nào để cả vợ và chồng cùng đứng tên Sổ đỏ không?

1. Muốn đứng tên chung phải cấp đổi Sổ đỏ?
YJnbiFt.jpeg

Điểm e khoản 1 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định:

1. Các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp:



e) Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng
;"

Theo quy định trên, trường hợp nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng Giấy chứng nhận đã cấp chỉ đứng tên một người nếu muốn cả vợ và chồng cùng đứng tên thì phải cấp đổi Giấy chứng nhận.

2. Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận
* Chuẩn bị hồ sơ


Căn cứ khoản 3 Điều 38 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, người thực hiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

+ Mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với trường hợp trích đo địa chính thửa đất thay đổi kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu của thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi

* Thủ tục cấp đổi

Bước 1. Nộp hồ sơ

Người có nhu cầu nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan tiếp nhận và trả kết quả khi cấp đổi Giấy chứng nhận sau:

- Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

- Văn phòng đăng ký đất đai;

- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Khai thác, sử dụng thông tin về tình trạng hôn nhân trong CSDLQG về dân cư.

Trường hợp không khai thác được thông tin về tình trạng hôn nhân thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy tờ khác về tình trạng hôn nhân.

- Gửi Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai theo Mẫu số 12/ĐK

- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4. Trao kết quả

- Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp

- Theo Điều 22 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, thời hạn cấp đổi không quá 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

- Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trên đây là Hướng dẫn cách để vợ chồng cùng đứng tên Sổ đỏ mới nhất. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
45
0
0
Viết trả lời...
Bạn có hồ sơ cần công chứng và không biết quy trình, thủ tục ra sao? Hoặc đơn giản là bạn muốn biết thêm về quy trình chung thủ tục công chứng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bạn tiến hành hoàn tất hồ sơ cần công chứng và mang hồ sơ đến nộp tại trụ sở Văn phòng Công chứng. Thời gian nhận hồ sơ là từ thứ hai đến thứ sáu, buổi sáng từ 8 giờ đến 12 giờ và buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ và sáng thứ bảy từ 8 giờ đến 12 giờ.

[IMG]

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Hồ sơ của bạn sẽ được tiếp nhận và kiểm tra theo một trong hai trường hợp sau:

- Trường hợp hồ sơ được tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho Công chứng viên để kiểm tra các giấy tờ có trong hồ sơ cần công chứng.

- Trường hợp hồ sơ được Công chứng viên trực tiếp nhận, công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ có trong hồ sơ mà bạn yêu cầu công chứng:

- Trường hợp hồ sơ bạn cần công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật: Công chứng viên tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

- Trường hợp hồ sơ bạn cần công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên sẽ giải thích rõ ràng cho bạn lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ cần công chứng của bạn.

Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản

Sau khi hồ sơ yêu cầu công chứng của bạn đã hoàn tất bước tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thì tiếp đến là bước soạn thảo và ký văn bản:

- Trường hợp văn bản đã được bạn soạn thảo sẵn: Công chứng viên tiến hành kiểm tra dự thảo văn bản và chỉ rõ những điểm cần sửa chữa trong văn bản (nếu có) cho bạn (người công chứng), nếu bạn không sửa chữa thì Công chứng viên có quyền từ chối công chứng cho bạn.

- Trường hợp văn bản do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của bạn: Sau khi xác định nội dung, ý định giao kết hợp đồng không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng, giao dịch.

Sau khi đã có văn bản thì bạn tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc có thể yêu cầu Công chứng viên đọc giúp. Nếu bạn yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Công chứng viên sẽ xem xét và tiến hành sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày hoặc có thể hẹn lại ngày khác.

Ở bước này, Công chứng viên sẽ yêu cầu bạn xuất trình đầy đủ bản chính của các giấy tờ liên quan theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng cũng như ký vào hợp đồng và chuyển sang bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

[IMG]

Bước 4: Trả kết quả công chứng

Hồ sơ mà bạn cần công chứng sẽ được đóng dấu và trả lại sau khi bộ phận thu phí của Văn phòng công chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng cũng như chi phí khác theo quy định.

Trên đây là thông tin về quy trình chung thủ tục công chứng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Các bước công chứng giấy tờ theo quy định. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
48
0
0
Viết trả lời...
Hiện nay đất không có Sổ đỏ, Sổ hồng khá phổ biến và thông thường khi Nhà nước thu hồi đất không có Sổ đỏ thì người đang sử dụng đất không có nhiều quyền bằng đất có sổ, nhiều trường hợp có thể không được bồi thường về đất.

Nhà nước thu hồi để phát triển kinh tế vì lợi ích công cộng

* Không có, không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ không được bồi thường về đất


Theo khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, khi Nhà nước thu hồi thì đất không có hoặc không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ, Sổ hồng theo qu định trên thì sẽ không được bồi thường về đất.

* Quyền của người đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi

(1) Được bồi thường về đất

Theo khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024 có quy định nguyên tắc chung của việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

- Bồi thường bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng (tức là nếu thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng đất ở).

- Trường hợp địa phương không có đất để bồi thường: Bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể.

- Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở có nguyện vọng được bồi thường bằng tiền: Bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký.

- Trường hợp có nhu cầu sử dụng đất khác mục đích và địa phương có điều kiện về quỹ đất: Được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bồi thường bằng nhà ở.

Như vậy, về nguyên tắc thì thu hồi đất bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng, tuy nhiên việc này còn phụ thuộc vào quỹ đất tại địa phương và nhu cầu được bồi thường bằng đất hay bằng tiền của người bị thu hồi đất.

lQcQ7tx.jpeg

(2) Được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

Theo khoản 1 Điều 107 Luật Đất đai 2024 khi Nhà nước thu hồi đất thì các trường hợp sau sẽ không được bồi thường về đất nhưng sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại. Cụ thể:

- Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất;

- Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

- Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hằng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở có đủ điều kiện được bồi thường thì được bồi thường về đất)

- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được UBND cấp xã cho thuê;

- Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

- Đất nông nghiệp có diện tích được giao vượt hạn mức.

Lưu ý: Chỉ áp dụng khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Đất đai 2024, chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí hợp lý mà người sử dụng đất đã đầu tư trực tiếp vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng chưa thu hồi hết.

(3) Được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất ngoài việc được bồi thường (nếu đủ điều kiện được bồi thường) thì còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo Điều 108 Luật Đất đai gồm:

- Hỗ trợ ổn định đời sống;

- Hỗ trợ ổn định sản xuất và kinh doanh;

- Hỗ trợ di dời vật nuôi;

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;

- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp người bị thu hồi đất ở và phải di dời nhưng tiền bồi thường không đủ để nhận một suất tái định cư tối thiểu;

- Hỗ trợ tháo dỡ, phá dỡ, di dời tài sản gắn liền với đất là công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng nhưng đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn;

- Hỗ trợ khác.

baN04FT.jpeg

(4) Người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở được bố trí tái định cư theo quy định (bố trí đất tại định cư, nhà ở tái định cư).

Hỗ trợ tái định cư được quy định chi tiết tại Điều 23 Nghị định 88/2024/NĐ-CP như sau:

- Người sử dụng đất nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất có giá trị thấp hơn giá trị 01 suất tái định cư tối thiểu sẽ được Nhà nước hỗ trợ khoản tiền chênh lệch giữa số tiền nhận bồi thường và giá trị suất tái định cư tối thiểu.

- Nếu người sử dụng đất tự lo được chỗ ở, ngoài việc được Nhà nước bồi thường về đất, họ còn được nhận thêm 01 khoản tiền hỗ trợ tái định cư. UBND cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và xem xét điều kiện cụ thể tại địa phương để có thể ban hành mức hỗ trợ cho phù hợp.

(5) Được bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất

- Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

- Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.

Về nguyên tắc khi doanh nghiệp thực hiện dự án vì lợi ích của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thỏa thuận với người sử dụng đất để nhận chuyển nhượng, thuê hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, chỉ thực hiện theo nguyên tắc trên nếu người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng, cho thuê (một trong những điều kiện để có quyền chuyển nhượng, cho thuê là phải có Sổ đỏ).

Riêng trường hợp người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê thì Nhà nước thu hồi đất để giao hoặc cho chủ đầu tư thuê đất. Nội dung này được nêu rõ tại khoản 2 Điều 62 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Đối với trường hợp này người đang sử dụng đất có quyền thỏa thuận bán tài sản gắn liền với đất cho chủ đầu tư, còn đất phải trả lại cho Nhà nước.

Nội dung hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất phải thể hiện rõ người bán tài sản tự nguyện trả lại đất để Nhà nước thu hồi đất và giao đất, cho người mua tài sản thuê đất.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Nhà nước thu hồi đất không có Sổ đỏ, người dân được hưởng gì? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
43
0
0
Viết trả lời...
Có bao nhiêu hàng thừa kế theo quy định pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách phân chia di sản, quyền lợi của người thừa kế, và những trường hợp áp dụng hàng thừa kế. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm thừa kế theo quy định của pháp luật

Thừa kế là một nội dung quan trọng trong pháp luật dân sự của mỗi quốc gia, đóng vai trò trong việc xác định quyền sở hữu tài sản giữa các thế hệ. Việc phân chia tài sản sau khi một người mất không chỉ mang tính chất pháp lý mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc xác định hàng thừa kế là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế, hạn chế tranh chấp phát sinh trong gia đình.

Hệ thống hàng thừa kế được phân chia thành ba cấp bậc, mỗi loại có đặc điểm riêng:

- Hàng thừa kế thứ nhất.

- Hàng thừa kế thứ hai.

- Hàng thừa kế thứ ba.

[IMG]

2. Số lượng và thành phần của các hàng thừa kế

Các hàng thừa kế được bố trí theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo quyền lợi của những người có trách nhiệm và nghĩa vụ.

2.1. Hàng thừa kế thứ nhất

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất được xác định gồm:

Vợ, chồng: Đây là những người thân gần gũi nhất và có mối ràng buộc hôn nhân với người đã chết.

Cha đẻ, mẹ đẻ: Bao gồm cả cha mẹ ruột và cha nuôi, mẹ nuôi của người chết.

Con đẻ, con nuôi: Con ruột và con nuôi sẽ được thừa kế di sản mà không cần điều kiện.

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được chia đều di sản nếu có nhiều người cùng hàng.

2.2. Hàng thừa kế thứ hai

Khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai sẽ được ứng dụng. Cụ thể bao gồm:

Ông nội, bà nội: Những người có liên quan trực tiếp trong gia đình.

Ông ngoại, bà ngoại.

Anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã chết.

Cháu ruột trong trường hợp người đã chết là ông hoặc bà.

Tương tự hàng thừa kế thứ nhất, những người ở hàng thừa kế thứ hai cũng nhận di sản bằng nhau nếu không có ai ở hàng thừa kế trước.

2.3. Hàng thừa kế thứ ba

Khi không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai, hàng thừa kế thứ ba sẽ được áp dụng. Ai sẽ thuộc vào hàng này? Đó là:

Cụ nội, cụ ngoại: Những người ở thế hệ trước cao hơn.

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột: Những người thân thuộc ở thế hệ đồng đẳng.

Cháu ruột nếu người chết là bác, chú, cậu, cô, dì.

Chắt ruột nếu người chết là cụ nội, cụ ngoại.

3. Quy trình thừa kế theo pháp luật

3.1. Khi nào áp dụng thừa kế theo pháp luật

Có nhiều tình huống cần áp dụng thừa kế theo pháp luật:

Không có di chúc: Khi người chết không để lại di chúc, tài sản sẽ phân chia theo luật.

Di chúc không hợp pháp: Di chúc không đáp ứng các yêu cầu pháp lý.

Người thừa kế trong di chúc đã qua đời: Khi một số người trong di chúc đã chết, có thể cần quy định lại.

Các phần di sản không được định đoạt: Những phần di sản không được ghi rõ trong di chúc sẽ thuộc về hàng thừa kế.

3.2. Nguyên tắc phân chia di sản

Theo Điều 651, các yêu cầu trong việc phân chia di sản bao gồm:

Những người thừa kế cùng hàng: Họ sẽ có phần di sản bằng nhau.

Nguyên tắc thừa kế theo thứ tự ưu tiên: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ hưởng phần di sản khi không còn ai ở hàng thừa kế trước.

Đây là nguyên tắc cơ bản giúp định hình và giảm thiểu xung đột pháp lý trong việc phân chia tài sản thừa kế.

3.3. Phân chia thừa kế trong một số tình huống đặc biệt

Chia thừa kế với con nuôi và cha mẹ nuôi: Con nuôi có quyền thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi, tương tự như đối với con đẻ.

Chia tài sản trong trường hợp giới hạn quyền thừa kế: Nếu cha mẹ nuôi không có quan hệ gần gũi với con học hỏi, con riêng và bố dượng, mẹ kế có thể không được hưởng di sản.

Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của tất cả những người có liên quan trong quy trình thừa kế.

[IMG]

4. Một số vấn đề thường gặp trong thừa kế

Tính chất pháp lý của di chúc: Nhiều người thường không hiểu rõ rằng di chúc có thể bị vô hiệu nếu không đáp ứng các quy định pháp luật. Chính vì vậy, việc soạn thảo di chúc chi tiết và chính xác là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế.

Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: Người thừa kế không chỉ có quyền hưởng thừa kế mà còn phải có nghĩa vụ đối với các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính mà người đã chết để lại, nếu có.

Trường hợp khi người thừa kế chết cùng thời điểm: Thủ tục sẽ trở nên phức tạp hơn khi người thừa kế chết cùng lúc với người lập di chúc, trong trường hợp này, người thừa kế ở hàng thừa kế sau sẽ là người thừa kế tiếp theo.

Trường hợp phân chia di sản khi có người thừa kế mới xuất hiện

Theo quy định, trong trường hợp đã phân chia tài sản mà xuất hiện người thừa kế mới, kết quả phân chia di sản không phải thực hiện lại bằng hiện vật. Những người đã nhận di sản sẽ có trách nhiệm thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận. Điều này giúp quy trình thừa kế trở nên linh hoạt và công bằng hơn.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Có bao nhiêu hàng thừa kế theo quy định pháp luật? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
51
0
0
Viết trả lời...
Hiện Bộ Nội vụ đã trình phương án sáp nhập các tỉnh, thành. Dự kiến, nếu được thông qua, cấp huyện sẽ dừng hoạt động từ 01/7/2025; 01/9/2025 cấp tỉnh mới chính thức hoạt động. Vậy khi sáp nhập đơn vị hành chính những loại giấy tờ nào phải thực hiện cấp đổi lại?

1. Những loại giấy tờ nào phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính?
1.1 Căn cước công dân

Theo quy định tại khoản 1 điều 46 Luật Căn cước, thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 01/7/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết thời hạn in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước.

Bên cạnh đó, điều 21 Luật Căn cước quy định công dân Việt Nam đã được cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Trường hợp thẻ Căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn hai năm trước độ tuổi cấp thẻ Căn cước quy định nêu trên thì có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi căn cước tiếp theo.

Khoản 1 điều 24 Luật Căn cước năm 2023 quy định các trường hợp cấp, đổi lại thẻ Căn cước, trong đó có trường hợp:

"Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính".

Như vậy, khi thông tin trên thẻ Căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính, người dân chỉ thực hiện cấp đổi khi có nhu cầu. Có thể thấy, khi sáp nhập xã, tỉnh, bỏ huyện công dân không bắt buộc phải thực hiện cấp đổi Căn cước.
5EQdwex.jpeg


1.2 Giấy phép lái xe
Điều 62 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định rõ các trường hợp người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại giấy phép lái xe, gồm:

- Giấy phép lái xe bị mất

- Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được

- Trước thời hạn ghi trên giấy phép lái xe

- Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe...

Ngoài ra, tại điểm d điều 21 Thông tư 12/2025/TT-BCA quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe quy định về đổi giấy phép lái xe:

"Trường hợp ngày, tháng, năm sinh, họ, tên, tên đệm, quốc tịch, nơi sinh, nơi cư trú ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với căn cước công dân hoặc căn cước thì cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong căn cước công dân hoặc căn cước".

Như vậy, khi sáp nhập đơn vị hành chính mà công dân thực hiện đổi Căn cước ông dân thì thì cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong căn cước công dân hoặc căn cước; nếu công dân không đổi Căn cước thì không cần đổi GPLX.

1.3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ tại khoản 21 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định thông tin về biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất: Trường hợp thay đổi tên đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thể hiện: "Đổi tên... (ghi tên đơn vị hành chính trước thay đổi) thành... (ghi tên mới của đơn vị hành chính)".

Ví dụ: Trường hợp thay đổi tên đơn vị hành chính huyện Từ Liêm thành quận Bắc Từ Liêm thì ghi: "Tên huyện thay đổi từ huyện Từ Liêm thành quận Bắc Từ Liêm".

Khoản 19 Điều 41 Thông tư này cũng nêu rõ, việc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định: Trường hợp thay đổi tên đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì trên giấy chứng nhận đã cấp thể hiện nội dung theo quy định tại khoản 21 Điều 13 nêu trên.

Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 256 của Luật Đất đai 2024, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 01/8/2024 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới.

Chỉ thực hiện cấp đổi sang giấy chứng nhận mới trong trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nhu cầu.

2. Các loại giấy tờ còn hạn vẫn sử dụng bình thường sau sáp nhập ĐVHC

Căn cứ Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 quy định về chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức như sau:

Các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, công dân, tổ chức trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.

Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ.

3. Đổi giấy tờ sau khi sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã không mất phí
Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 đã nêu rõ, không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.

Mới đây, theo Công văn 43-CV/BCĐ ban hành ngày 20/3/2025, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thay đổi giấy tờ sau khi thực hiện sáp nhập tỉnh và sáp nhập xã sẽ không phải chịu phí khi thực hiện thủ tục đổi giấy tờ.

Theo đó, tại tiểu mục 1.7 Mục II của Công văn 43-CV/BCĐ, các nhiệm vụ được giao cụ thể cho các cơ quan chức năng, trong đó có Đảng ủy Công an Trung ương, để thực hiện các công tác quản lý hành chính sau sáp nhập.

Trong đó có nội dung Hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến: Các cơ quan sẽ cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Quan trọng nhất là không thu phí hay lệ phí đối với những tổ chức và cá nhân phải thay đổi giấy tờ và thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính. Mục tiêu là hoàn thành công tác này trước 30/6/2025.

Quy định này nhằm giảm bớt khó khăn và chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Trên đây là thông tin về các loại giấy tờ phải cấp đổi lại khi sáp nhập đơn vị hành chính. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
58
0
0
Viết trả lời...
Xác định thời điểm hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực rất quan trọng, vì đây là thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên chuyển nhượng, nhất là khi các bên có phát sinh tranh chấp.

* Mua bán nhà đất là cách thường gọi dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thời điểm hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực là lúc cả hai bên ký kết và hoàn tất các thủ tục theo quy định cua pháp luật.

Thời điểm hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất muốn có hiệu lực phải đáp ứng điều kiện về chủ thể, nội dung và hình thức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015;

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung được quy định rõ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
”.

Theo đó, hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở được quy định tại Luật Đất đai 2024 và Luật Nhà ở 2023.

Uyecjo1.jpeg

* Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:

"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;"

Mặc dù Luật Đất đai quy định rõ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các hộ gia đình, cá nhân với nhau thì hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực; Tuy nhiên, không có quy định khi nào hợp đồng có hiệu lực, vì nội dung này được quy định chung tại Luật Công chứng.

Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:

1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác
”.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ ngày công chứng.

* Hợp đồng mua bán nhà ở

So với Luật Đất đai thì Luật Nhà ở quy định rõ hơn thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở, khoản 1 Điều 164 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

1. Trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hoàn thành việc công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.”.

Tóm lại, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có mỗi đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đất, nhà ở, công trình xây dựng,…), hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng.

Khi hợp đồng có hiệu lực sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên như: Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ đưa giấy tờ hợp pháp về nhà, đất cho bên nhận chuyển nhượng để thực hiện thủ tục đăng ký biến động (đăng ký sang tên), nghĩa vụ khai nộp thuế thu nhập cá nhân; bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ thanh toán, khai nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu thỏa thuận nộp thay), đăng ký biến động, nộp lệ phí trước bạ,…

Hiệu lực của hợp đồng với hiệu lực của việc mua bán là khác nhau

VzYyzkA.jpeg

Như đã phân tích ở trên, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng. Tuy nhiên, thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực với thời điểm chuyển nhượng có hiệu lực là khác nhau

Căn cứ theo Điều 503 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất:

"Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai."

Để tiện theo dõi sự khác nhau giữa hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng nhà đất với hiệu lực của việc chuyển nhượng thì chung tôi đã tổng hợp theo bảng sau:

Thời điểm

+ Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng: Có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng

+ Hiệu lực của việc chuyển nhượng: Có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính

Thời gian có hiệu lực

+ Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng: Có hiệu lực trước

+ Hiệu lực của việc chuyển nhượng: Có hiệu lực sau

Khi chuyển nhượng thì bước đầu tiên phải công chứng hoặc chứng thực, còn đăng ký vào sổ địa chính là bước cuối cùng để thực hiện thủ tục đăng ký biến động (đăng ký sang tên)

Ý nghĩa

+ Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng: Là thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng do các bên đã thỏa thuận

+ Hiệu lực của việc chuyển nhượng: Là thời điểm hoàn thành việc chuyển nhượng

Kết luận: Thời điểm hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực kể từ khi công chứng hoặc chứng thực; Mặc dù việc chuyển nhượng chưa hoàn tất nhưng là thời điểm quan trọng để xác định quyền, nghĩa vụ của các bên, nhất là khi nảy sinh tranh chấp.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
56
0
0
Viết trả lời...
Loại hình nhà ở xã hội luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dân. Vậy năm 2025, điều kiện và chính sách ưu đãi vay vốn mua nhà ở xã hội được quy định như thế nào?

1. Vay vốn mua nhà ở xã hội: Điều kiện và chính sách ưu đãi mới nhất

1.1 Những trường hợp được hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội


Căn cứ khoản 5 Điều 77 Luật Nhà ở 2023 quy định:

“Điều 77. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

5. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở; đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này thì được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.”


Như vậy, những đối tượng được hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội bao gồm:

(1) Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

(2) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.

(3) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

(4) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

(5) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

(6) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

(7) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.

(8) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

IDEpIEG.jpeg

1.2 Điều kiện vay vốn

Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội như sau:

Đối tượng (1), (4), (5), (6), (7), (8) để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư.

Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng 03 bên.

1.3 Chính sách ưu đãi hỗ trợ vay vốn mua nhà ở xã hội

(1) Mức vốn được vay để mua nhà ở xã hội

Theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, mức vốn cho vay để mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội như sau tối đa bằng 80% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà.

(2) Lãi suất và thời hạn cho vay

Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP và Công văn 4524/NHCS-TDSV quy định:

- Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay, theo Công văn 4524/NHCS-TDSV, mức lãi suất cho vay là 6,6%/năm. Khi có sự thay đổi về lãi suất cho vay, NHCSXH nơi cho vay có trách nhiệm gửi Thông báo cho khách hàng.

- Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay.

(3) Thời hạn vay, định kỳ hạn trả nợ

Khoản 4, khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định:

- Thời hạn vay: Do các bên thỏa thuận phù hợp theo khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên tối đa không được quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

- Định kỳ hạn trả nợ gốc: Tối đa 06 tháng/lần kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên.

Lưu ý: Các đối tượng (2), (3) mua, thuê mua nhà ở xã hội cũng được vay vốn ưu đãi theo quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP.

2. Vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân

2.1 Đối tượng


Theo quy định tại khoản 5 Điều 77 Luật Nhà ở 2023, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

2.2 Điều kiện vay vốn

Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội với lực lượng vũ trang như sau:

- Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

- Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.

- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng 03 bên.

aTjLO6c.jpeg

2.3 Mức cho vay, phương thức cho vay

(1) Mức vay

Theo khoản 3 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân. Mức cho vay cụ thể còn phụ thuộc vào Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay xem xét căn cứ vào nguồn vốn, khả năng trả nợ, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng.

Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng.

(2) Lãi suất và thời hạn cho vay

Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP và Công văn 4524/NHCS-TDSV quy định:

- Lãi suất cho vay: Bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay, theo Công văn 4524/NHCS-TDSV, mức lãi suất cho vay là 6,6%/năm. Khi có sự thay đổi về lãi suất cho vay, NHCSXH nơi cho vay có trách nhiệm gửi Thông báo cho khách hàng.

- Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay.

(3) Thời hạn vay, định kỳ hạn trả nợ

- Do các bên thỏa thuận phù hợp theo khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên tối đa không được quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

- Định kỳ hạn trả nợ gốc tối đa 06 tháng/lần kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Vay vốn mua nhà ở xã hội: Điều kiện và chính sách ưu đãi mới nhất. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
59
0
0
Viết trả lời...
Hợp đồng đặt cọc nhà đất là một trong những bước quan trọng trong quá trình mua bán bất động sản, giúp đảm bảo an toàn cho quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Vậy, khi ký hợp đồng đặt cọc cần lưu ý gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc là văn bản pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên (bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc) nhằm đảm bảo việc giao kết một hợp đồng khác hoặc đảm bảo thực hiện hợp đồng đó sau này. Thông thường, hợp đồng đặt cọc được sử dụng trong các giao dịch như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê nhà, hoặc mua bán tài sản.

Mục đích của hợp đồng đặt cọc: Mục đích chính của việc đặt cọc là tạo ra một cam kết giữa các bên rằng họ sẽ thực hiện đúng các thỏa thuận đã đồng ý trong việc mua bán. Điều này cung cấp cho bên nhận đặt cọc một mức độ an toàn, bảo vệ họ khỏi việc bên còn lại tự ý rút lui khỏi giao dịch.

[IMG]

2. Quy định pháp lý về hợp đồng đặt cọc nhà đất

Hợp đồng đặt cọc nhà đất không nằm trong diện bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo:

Bộ luật Dân sự 2015 không yêu cầu hợp đồng đặt cọc phải công chứng hoặc chứng thực, nhưng các bên có thể lựa chọn làm điều này để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Luật Đất đai 2013 quy định rõ các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó có điều kiện giữa các bên giao kết hợp đồng.

Ngoài ra, các bên cũng nên tham khảo những quy định liên quan đến việc ký kết hợp đồng thuê nhà, quyết định, hoặc các hình thức bảo đảm tài sản khác nhằm tránh tranh chấp về sau.

Mức đặt cọc khi mua đất: Hiện tại, pháp luật không quy định cụ thể về mức đặt cọc tối thiểu hoặc tối đa khi mua đất. Các bên có quyền thỏa thuận về số tiền đặt cọc miễn là không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Tuy nhiên, mức đặt cọc thường dao động từ 5% đến 30% giá trị của giao dịch mua bán.

3. Mức phạt cọc nếu không thực hiện hợp đồng

Mức phạt cọc được quy định cụ thể tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Có hai trường hợp xảy ra:

Bên đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng: Trong trường hợp này, tài sản đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

Bên nhận đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng: Bên này phải trả lại tài sản đặt cọc và thêm một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc (hay còn gọi là phạt cọc gấp đôi).

Ngoài các quy định trên, các bên có thể thỏa thuận một mức phạt khác nhau. Điều này có thể được ghi nhận và làm rõ trong hợp đồng đặt cọc.

[IMG]

4. Những lưu ý khi ký hợp đồng đặt cọc nhà đất

Khi thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc nhà đất, các bên cần chú ý đến những yếu tố sau:

4.1. Thông tin rõ ràng trong hợp đồng

Xác định rõ thông tin của hai bên: Tên, địa chỉ, số điện thoại… của cả bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.

Thông tin về căn nhà: Địa chỉ, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tình trạng pháp lý của tài sản.

Giá trị giao dịch: Cần xác định rõ giá trị mua bán để tránh các hiểu nhầm trong quá trình thực hiện hợp đồng.

4.2. Chữ ký của các bên

Tất cả những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản (chủ sở hữu, người đại diện) phải ký tên trong hợp đồng đặt cọc. Điều này bao gồm cả trường hợp tài sản được đứng tên bởi nhiều người (như trường hợp vợ chồng chung sở hữu).

4.3. Ghi nhận thực hiện nghĩa vụ

Việc nhận tiền đặt cọc phải ghi nhận rõ ràng bằng văn bản thể hiện rằng bên nhận đã nhận tiền đặt cọc. Việc này giúp bảo vệ quyền lợi cho bên đặt cọc trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

4.4. Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng

Mặc dù hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, nhưng việc này vẫn được khuyến khích nhằm giảm thiểu rủi ro và tranh chấp.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Diện tích nhà ở xã hội được quy định như thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
49
0
0
Viết trả lời...
Trong quá trình giao dịch bất động sản, người mua cần hiểu đúng về việc mua bán đất bằng giấy viết tay, vì nó có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý.

Giải thích: Mua bán đất (chuyển nhượng) bằng giấy viết tay là việc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Người dân cần hiểu đúng về việc mua bán đất bằng giấy viết tay vì 02 lý do sau:

- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay chỉ có hiệu lực nếu thời điểm chuyển nhượng diễn ra trước ngày 01/8/2024.

- Từ ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Chuyển nhượng trước ngày 01/8/2024

* Thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận mà mua bán đất bằng giấy viết tay


Căn cứ khoản 5 Điều 137 Luật Đất đai 2024 quy định cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng đến trước ngày luật này có hiệu lực thi hành mà có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 137 kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định, theo đó, nếu đã chuyển nhượng trên thực tế (một bên trả tiền, bên còn lại giao đất nhưng chưa sang tên) thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nữa mà phải thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

oozHer5.jpeg

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Trường hợp đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng bằng giấy viết tay mà muốn được cấp Giấy chứng nhận thì người nhận chuyển nhượng phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu (cấp mới) được quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.

Như vậy, trường hợp đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng bằng giấy viết tay, đất chưa được cấp giấy chứng nhận mà thuộc 03 (ba) trường hợp sử dụng đất theo quy định này thì thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu (cấp mới).

* Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận mà mua bán đất bằng giấy viết tay

Căn cứ khoản 2 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/8/2024 mà bên nhận chuyển nhượng chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển nhượng theo quy định thì người nhận chuyển nhượng nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có để có Giấy chứng nhận mới.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Thành phần hồ sơ:

Theo khoản 2 Điều 42 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/8/2024 mà bên nhận chuyển nhượng chỉ có bản gốc Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng gồm:

Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK.

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có đủ chữ ký của bên chuyển quyền và bên nhận chuyển quyền (hợp đồng không có công chứng hoặc chứng thực nhưng phải đủ chữ ký của các bên).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất

- Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.

- Nếu chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

3STBhrF.jpeg

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu

Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền.

Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương 03 số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận trả).

Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà bên chuyển quyền không nộp Giấy chứng nhận đã cấp thì thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp. Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp này để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận mới cho bên nhận chuyển nhượng.

Nếu có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là loại hợp đồng phải đáp ứng điều kiện về nội dung và hình thức thì mới có hiệu lực. Hay nói cách khác, phải có công chứng hoặc chứng thực (điều kiện về hình thức) thì mới có hiệu lực.

Nội dung này được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024, theo đó, chỉ trừ trường hợp một hoặc các bên chuyển nhượng là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản mới không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Lưu ý: Mặc dù không công chứng hoặc chứng thực nhưng một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực (căn cứ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).

Tuy nhiên, việc yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng không công chứng hoặc chứng thực có hiệu lực mất nhiều thời gian và phức tạp hơn việc các bên thực hiện công chứng hoặc chứng thực; mặt khác, khi công chứng hoặc chứng thực dễ cho việc sang tên Giấy chứng nhận nên khi chuyển nhượng các bên phải công chứng hoặc chứng thực để tránh xảy ra tranh chấp.

Kết luận: Người dân cần hiểu đúng về việc mua bán đất bằng giấy viết tay vì không phải thời điểm nào mua đất bằng giấy viết tay cũng có hiệu lực; chỉ có hiệu lực nếu việc chuyển nhượng diễn ra trước ngày 01/8/2024 và kèm theo một số điều kiện như đã trình bày ở trên.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Mua bán đất bằng giấy viết tay: Hiểu thế nào mới đúng? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
54
0
0
Viết trả lời...
Tranh chấp đất đai diễn ra với nhiều biểu hiện khác nhau trong đó tranh chấp ranh giới giữa những người sử dụng đất liền kề, hàng xóm, láng giềng là phổ biến nhất. Vậy, khi xảy ra tranh chấp đất đai với hàng xóm có chuyển nhượng được không?

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất muốn hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Điều kiện về chủ thể: Các bên phải có đủ điều kiện để chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng.

(2) Điều kiện về nội dung: Hợp đồng chuyển nhượng không được trái luật, đạo đức xã hội.

(3) Điều kiện về hình thức: Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng, chứng thực, trừ trường hợp theo quy định khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định về người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, đất có tranh chấp sẽ không được phép chuyển nhượng, nếu các bên ký hợp đồng chuyển nhượng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký biến động sẽ từ chối việc thực hiện đăng ký sang tên.

Có được chuyển nhượng khi có tranh chấp đất?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.(khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024)

1. Tranh chấp “thực tế”

76Jz0vW.jpeg

Tranh chấp đất đai “thực tế” là việc các chủ thể sử dụng đất có tranh chấp với nhau nhưng không đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai với hàng xóm nhưng chỉ dừng lại ở những tranh chấp “thực tế” thì người sử dụng đất vẫn được phép thực hiện các quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật như chuyển nhượng, tặng cho,… nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai như có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất trong thời hạn sử dụng.

Việc xảy ra tranh chấp “thực tế” nhưng người sử dụng đất vẫn được phép thực hiện các quyền của mình nếu có đủ điều kiện là quy định không khó hiểu bởi lẽ nếu chỉ dừng ở những tranh chấp “thực tế” thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký biến động không có căn cứ từ chối việc đăng ký sang tên;

Bên cạnh đó, nếu thừa nhận căn cứ tranh chấp “thực tế” mà từ chối đăng ký sang tên thì rất dễ xảy ra trường hợp hàng xóm, người sử dụng đất liền kề “lợi dụng” quy định này để gây khó dễ cho người sử dụng đất thực hiện quyền sang tên.

2. Tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Khi xảy ra tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) thì Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải viên cơ sở; trường hợp các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải.

Nội dung này được quy định rõ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 như sau:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

2. Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp

[…]
”.

qzPnUVq.jpeg

Trường hợp hòa giải thành tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì kết thúc tranh chấp, trường hợp hòa giải không thành thì các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương giải quyết hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo từng trường hợp.

Chỉ khi nào các bên tranh chấp đất đai có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thì khi đó cơ quan đăng ký đất đai mới có căn cứ xác định đất có tranh chấp và từ chối thực hiện việc đăng ký sang tên theo quy định khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024.

Như vậy, có thể thấy Luật Đất đai có quy định không được thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… nếu đất có tranh chấp nhưng cần hiểu đúng thế nào là đất có tranh chấp trong trường hợp này.

Nếu không hiểu đúng sẽ không biết cách bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời có thể vì mâu thuẫn cá nhân mà lợi dụng quy định của pháp luật để ngăn cản việc thực hiện quyền của người sử dụng đất một cách bất hợp pháp.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Tranh chấp đất đai với hàng xóm có chuyển nhượng được không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
54
0
0
Viết trả lời...
Việc sử dụng đất nông nghiệp không có giấy tờ tương đối phổ biến. Nhiều người lo ngại rằng sử dụng đất không giấy tờ khi bị Nhà nước thu hồi sẽ không được bồi thường. Vậy, theo quy định hiện hành, đất nông nghiệp không có giấy tờ khi thu hồi có được bồi thường không?

1. Đất nông nghiệp không có giấy tờ khi thu hồi có được bồi thường?

Theo quy định Luật Đất đai hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan, đất nông nghiệp không có giấy tờ vẫn có thể được bồi thường khi bị Nhà nước thu hồi đất nếu đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ Điều 101 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì vẫn sẽ được nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

JjecY3a.jpeg

Theo đó, trong trường hợp đất nông nghiệp không đủ điều kiện cấp sổ đỏ thì người dân vẫn sẽ được nhận bồi thường nếu là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã sử dụng đất trước ngày 01/7/2004.

Đồng thời, nếu người sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì cũng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, dù cho đất không có sổ đỏ.

2. Giá bồi thường đất nông nghiệp không có giấy tờ thế nào?

Trường hợp đất nông nghiệp không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận thì khi bị thu hồi sẽ được đền bù về đất.

Hiện nay không quy định công thức chung để tính giá đất cụ thể khi Nhà nước thu hồi đất mà quy định về cách thức, phương pháp, trình tự để xác định giá đất cụ thể khi bồi thường. Tùy thuộc từng khu vực mà giá đất đền bù, bồi thường có sự khác biệt.

Giá đất cụ thể của đất nông nghiệp được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 160 Luật Đất đai 2024, Chương IV Nghị định 71/2024/NĐ-CP. Việc xác định giá đất cụ thể để tính giá đền bù dựa trên điều tra, phân tích, thu thập thông tin thửa đất bị thu hồi, giá đất thị trường tại nơi có thửa đất bị thu hồi, áp dụng phương pháp tính giá đất cụ thể phù hợp…

3. Đất nông nghiệp không giấy tờ có được hỗ trợ khi thu hồi?

Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, người sử dụng đất ngoài việc được bồi thường (nếu đủ điều kiện được bồi thường) thì còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo Điều 108 Luật Đất đai gồm:

- Hỗ trợ ổn định đời sống;

- Hỗ trợ ổn định sản xuất và kinh doanh;

- Hỗ trợ di dời vật nuôi;

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;

- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp người bị thu hồi đất ở và phải di dời nhưng tiền bồi thường không đủ để nhận một suất tái định cư tối thiểu;

cSWvvux.jpeg

Theo đó, đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được hỗ trợ ổn định đời sống; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất nếu:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định;

- Không vi phạm pháp luật về đất đai;

- Đủ điều kiện được bồi thường về đất;

- Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Đất nông nghiệp không có giấy tờ khi thu hồi có được bồi thường? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
50
0
0
Viết trả lời...
Trường hợp có sai phạm trong việc ban hành quyết định thu hồi đất, người dân có quyền khiếu nại, khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để được đảm bảo quyền lợi. Bài viết sau sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến khởi kiện quyết định thu hồi đất.

1. Căn cứ khởi kiện quyết định thu hồi đất thế nào?

Khởi kiện những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình là một trong các quyền cơ bản của người sử dụng đất. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 237 Luật Đất đai 2024 cũng nêu rõ:

Điều 237. Giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quản lý đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.


Mặt khác, khoản 1 Điều 2 Luật Tố tụng hành chính giải thích:

1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

yWQI1qC.jpeg

Theo đó, quyết định thu hồi đất là quyết định hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, cá nhân, tổ chức khi bị thu hồi đất có quyền khởi kiện quyết định thu hồi đất nếu có bằng chứng chứng minh việc thu hồi đất đó là trái pháp luật, cụ thể:

- Căn cứ thu hồi đất không thuộc một trong số các trường hợp Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân;

- Thẩm quyền thu hồi đất trái pháp luật;

- Trình tự, thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất không đúng quy định pháp luật…

Như vậy, người dân có quyền khởi kiện quyết định thu hồi đất nếu có một trong các căn cứ nêu trên để chứng minh quyết định này là trái luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chính họ.

2. Hồ sơ khởi kiện quyết định thu hồi đất gồm những giấy tờ gì?

Người khởi kiện quyết định thu hồi đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ dưới đây và nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện:

- Đơn Khởi kiện quyết định thu hồi đất;

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

- Bản sao Quyết định thu hồi đất, bản sao các quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có)…;

- Giấy ủy quyền tham gia tố tụng (nếu có);

- Bản sao hộ khẩu, giấy Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền);

- Hồ sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết việc hành chính để ra quyết định thu hồi đất đó.

- Bản thống kê danh mục các tài liệu (ghi rõ bản chính, bản sao).

3. Trình tự, thủ tục khởi kiện quyết định thu hồi đất ra sao?

hLuE9Ji.jpeg

Dưới đây là các bước khởi kiện quyết định thu hồi đất:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện gồm các giấy tờ như đã nêu ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người khởi kiện hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính 2015. Theo đó, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

- Đối với quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân huyện ban hành: Tòa án nhân dân tỉnh nơi có đất bị thu hồi sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết vụ án.

- Đối với quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết vụ án.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu khởi kiện

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong 03 ngày kể từ ngày được phân công, thẩm phán tiến hành xem xét quyết định có thụ lý vụ án hay không.

- Thời hạn chuẩn bị xét xử cho các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

- Thẩm phán sẽ dựa trên các tài liệu, chứng cứ được các bên cung cấp hoặc tài liệu, chứng cứ tự mình thu thập được để đưa ra quyết định cuối cùng.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án sơ thẩm tuyên án, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo để giải quyết vụ việc theo thủ tục phúc thẩm.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Khởi kiện quyết định thu hồi đất: Hồ sơ, thủ tục thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
51
0
0
Viết trả lời...
Để được cấp Sổ đỏ, thông thường hộ gia đình cá nhân phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn có trường hợp vi phạm pháp luật đất đai vẫn được cấp Sổ đỏ.

Vi phạm pháp luật đất đai là gì?


Luật Đất đai 2024 không quy định giải thích vi phạm pháp luật về đất đai là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu vi phạm pháp luật đất đai là những hành vi trái pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng, và quyền sở hữu đất đai.

Căn cứ Điều 25 Nghị định 01/2024/NĐ-CP cho biết hành vi do lấn đất, chiếm đất, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì thực hiện cấp Giấy chứng nhận.

“Điều 25. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 139 của Luật Đất đai”

Từ đó, vi phạm trái pháp luật đất đai có thể hiểu là người đang sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất do lấn đất, chiếm đất quy định tại khoản 9 và khoản 31 Điều 3 của Luật Đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích.

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

[...]

9. Chiếm đất là việc sử dụng đất do Nhà nước đã quản lý mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc sử dụng đất của người sử dụng đất hợp pháp khác mà chưa được người đó cho phép.
...
31. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép."


Vi phạm pháp luật đất đai vẫn được cấp Sổ đỏ?

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vi phạm được xem xét cấp Giấy chứng nhận hoặc được cấp Giấy chứng nhận (khả năng được cấp Giấy chứng nhận của từng trường hợp là khác nhau). Cụ thể:

8Ws5MJZ.jpeg

* Xem xét cấp Giấy chứng nhận (không chắc chắn được cấp)

(1) Theo điểm a khoản 1 Điều 139 Luật Đất đai 2024, trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

(2) Theo điểm a,c khoản 2 Điều 139 Luật Đất đai 2024, trường hợp sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất có nguồn gốc nông, lâm trường đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các đối tượng qua các thời kỳ thì xử lý như sau:

- Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được xem xét cấp Giấy chứng nhận;

- Trường hợp lấn đất, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở từ trước 01/07/2014, không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

(3) Theo điểm a khoản 3 Điều 139 Luật Đất đai 2024, trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì xử lý như sau:

“a) Trường hợp người đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;”

* Được cấp Giấy chứng nhận

Theo khoản 4 Điều 139 Luật Đất đai 2024 người sử dụng đất lấn, chiếm được cấp Giấy chứng nhận:

"Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hạn mức giao đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước."

Theo đó, trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 1/7/2014 thì được cấp sổ đỏ

Lưu ý: Không phải tất cả các trường hợp lấn, chiếm đều được được cấp Giấy chứng nhận mà phải xem xét từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trên đây là quy định giải đáp cho câu hỏi: Vi phạm pháp luật đất đai vẫn được cấp Sổ đỏ? Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
43
0
0
Viết trả lời...
Từ 01/8/2024, tiêu chuẩn về diện tích nhà ở xã hội được quy định như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Diện tích nhà ở xã hội được quy định như thế nào?

1.1 Tiêu chuẩn về diện tích nhà ở xã hội để bán


Căn cứ Điều 27 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội để bán được quy định như sau:

- Trường hợp nhà ở xã hội là chung cư: Diện tích sử dụng mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2, tối đa là 70m2.

- Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ: Tiêu chuẩn diện tích lô đất nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ không vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần.

[IMG]

Cụ thể:

(1) Trường hợp nhà ở xã hội là chung cư cần đảm bảo các yêu cầu:

- Được thiết kế, xây dựng khép kín theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.

- Tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ: Tối thiểu 25m2, tối đa 70m2.

- Được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích sử dụng căn hộ tối đa, nhưng mức tăng không được quá 10% so với diện tích sử dụng căn hộ tối đa là 70 m2 và bảo đảm được tỷ lệ số căn hộ có diện tích >70m2 không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

(2) Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ:

- Chỉ được xây dựng nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.

- Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao nhà ở riêng lẻ: Phải tuân thủ quy hoạch nông thôn/quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tiêu chuẩn diện tích lô đất: Không vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần.

1.2 Tiêu chuẩn về diện tích nhà ở xã hội để cho thuê

(1) Trường hợp xây nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ thì phải đảm bảo:

- Nếu nhà có ≥ 02 tầng; quy mô ≥ 20 căn hộ thì phải đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Nhà ở 2023, bao gồm:

Nhà ở có ≥ 02 tầng mà tại mỗi tầng có thiết kế, xây dựng căn hộ để bán, để cho thuê mua, để kết hợp bán, cho thuê mua, cho thuê căn hộ

Nhà ở có ≥ 02 tầng và có quy mô ≥ 20 căn hộ để cho thuê.

- Trường hợp nhà ở có ≥ 02 tầng và có quy mô < 20 căn hộ thì phải đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Nhà ở 2023, bao gồm:

Đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Đáp ứng yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy

Đáp ứng điều kiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân.

(2) Trường hợp xây dựng dãy nhà ở 01 tầng để cho thuê thì phải đảm bảo:

- Xây dựng khép kín (có phòng ở riêng, khu vệ sinh riêng) theo tiêu chuẩn xây dựng.

- Diện tích sử dụng bình quân cho mỗi người để ở ≥ 8 m2 (không tính diện tích khu phụ);

- Phải đáp ứng các quy định về chất lượng công trình xây dựng từ cấp IV trở lên.

- Bố trí mặt bằng xây dựng nhà ở và các hạng mục công trình xây dựng khác trong dãy nhà ở 01 tầng trên khu đất đảm bảo điều kiện giao thông thuận lợi, vệ sinh môi trường và điều kiện khắc phục sự cố (cháy, nổ, sập đổ công trình...).

[IMG]

2. Từ 01/8/2024, bỏ quy định phải có thường trú mới được mua nhà ở xã hội

Trước đây, Điều 51 Luật Nhà ở 2014 quy định, để được mua nhà ở xã hội thì phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội. Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành nơi có dự án.

Tuy nhiên, từ 01/8/2024, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định tại Điều 78 Luật Nhà ở 2023 như sau:

Điều 78. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Điều kiện về nhà ở: đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu; trường hợp thuộc đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 45 của Luật này thì phải không đang ở nhà ở công vụ.

Theo đó, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội từ 01/8/2024 đã bãi bỏ điều kiện về nơi cư trú khi mua nhà ở xã hội, tức người dân muốn mua nhà loại này không cần có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ 01 năm trở lên tại địa phương nơi có công trình nữa.

Nói tóm lại, từ 01/8/2024, người mua nhà ở xã hội không cần đáp ứng điều kiện về cư trú nữa.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Diện tích nhà ở xã hội được quy định như thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
42
0
0
Viết trả lời...
Hiện nay việc mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay còn phổ biến. Khi mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì có được sang tên Sổ đỏ? Để biết câu trả lời hãy xem quy định trong bài viết dưới đây.

*Sang tên Sổ đỏ là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận (đã có Sổ đỏ).

Mua bán nhà, đất phải công chứng hoặc chứng thực

Điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:

"a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;"

Theo điểm b khoản 3 Điều này thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên (không bắt buộc công chứng, chứng thực).

lcUXHsL.jpeg

Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

Mua bán bằng giấy viết tay sẽ không được sang tên

* Mua bán bằng giấy tờ viết tay là gì?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào sử dụng từ “mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay”, đây chỉ là cách gọi của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất) hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (mua bán cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có)) bằng giấy tờ viết tay mà không được công chứng hoặc chứng thực (có thể có người làm chứng).

* Mua bán nhà, đất bằng giấy tờ viết tay không được sang tên Sổ đỏ?

Căn cứ khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 (như quy định trên) thì khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho. Nếu không công chứng, chứng thực thì việc chuyển nhượng, tặng cho bị vô hiệu (không có hiệu lực) và không có đủ thành phần hồ sơ đăng ký biến động (không có đủ giấy tờ trong hồ sơ sang tên Sổ đỏ).

gkNsoji.jpeg

Lưu ý: Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau:

Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Theo đó, về lý thuyết thì có thể thực hiện việc sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay nhưng phải yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận việc chuyển nhượng, tặng cho đó. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó thực hiện, mất thời gian.

Như vậy, hiện nay khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định. Khi đó mới đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký biến động.

Hay nói cách khác, nếu chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất bằng giấy tờ viết tay thì không sang tên Sổ đỏ được, trừ trường hợp khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự như phân tích ở trên.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được sang tên Sổ đỏ? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
45
0
0
Viết trả lời...
Bên cạnh điều kiện về thu nhập, điều kiện về nhà ở là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng mà người có dự định mua nhà ở xã hội cần phải quan tâm. Vậy năm 2025, người đã có nhà rồi có được mua nhà ở xã hội nữa hay không?

1. Có nhà rồi có được mua nhà ở xã hội không?
OHgjTcY.jpeg
Để trả lời cho câu hỏi có nhà rồi có được mua nhà ở xã hội hay không thì cần phải xét xem nhà đó có thuộc địa bàn tỉnh có dự án hay không?

Hiện nay, điểm a khoản 1 Điều 78 Luật Nhà ở 2023 quy định điều kiện về nhà ở đối với người làm đơn mua nhà ở xã hội năm 2025 như sau:

(1) Người đứng đơn phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa bàn tỉnh nơi có dự án nhà ở xã hội.

(2) Chưa được mua/thuê mua nhà ở xã hội.

(3) Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại địa bàn tỉnh nơi có dự án nhà ở xã hội.

(4) Nếu đã có nhà ở tại tỉnh có dự án nhà xã hội: Nhà đó phải có diện tích bình quân đầu người thấp hơn 15m2 sàn/người.

(5) Nếu thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ (quy định tại điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 45 Luật Nhà ở 2023): Không được đang ở nhà ở công vụ.


Như vậy: Trường hợp người làm đơn đã có nhà thuộc địa bàn tỉnh nơi có dự án tại thời điểm nộp hồ sơ thì không được đăng kí mua nhà ở xã hội nữa. Tuy nhiên, trường hợp đã có nhà nhưng nhà lại <15m2 sàn/người thì vẫn đáp ứng được điều kiện về nhà ở theo quy định.

Bên cạnh những điều kiện trên thì người dân cũng cần lưu ý 02 điều kiện nhà ở để được mua nhà ở xã hội được đề cập tại Điều 29 Nghị định 100/2024/NĐ-CP như sau:

- Trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình: Nếu đã kết hôn thì cả 02 vợ chồng đều không được đứng tên trên Sổ đỏ/Sổ hồng tại địa bàn tỉnh nơi có dự án nhà ở xã hội tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

- Cách xác định diện tích nhà ở bình quân đầu người dựa trên cơ sở: Người đứng đơn, vợ (chồng) người đó, cha, mẹ (nếu có) và các con của người đó (nếu có) đăng ký thường trú tại căn nhà sau đó chia ra.

- Nơi nộp đơn đề nghị xác nhận diện tích nhà ở bình quân đầu người: Ủy ban nhân dân xã xác nhận trong thời hạn 07 ngày làm việc.


Nói tóm lại: Chỉ duy nhất trường hợp đã có nhà nhưng nhà <15m2 sàn/người thì người đứng đơn mới được mua nhà ở xã hội tại địa bàn tỉnh nơi có dự án. Còn lại nếu đã có nhà tại thời điểm làm hồ sơ thì không được mua nữa.

2. Có nhà nhưng đã chuyển nhượng thì có được mua nhà ở xã hội?
Hiện nay, theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định:

Điều 29. Điều kiện về nhà ở

1. Trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình được xác định khi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Nhà ở và vợ hoặc chồng của đối tượng đó (nếu có) không có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Như vậy, để đủ điều kiện mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, người đăng ký tại thời điểm nộp hồ sơ không được sở hữu bất kỳ nhà ở nào thuộc quyền sở hữu của mình, đồng thời vợ/chồng cũng không đứng tên bất kỳ bất động sản nào trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có dự án.

Điều này có nghĩa là, chỉ cần tại thời điểm nộp hồ sơ, người đăng ký mua, thuê mua không sở hữu bất kì bất động sản nào tại khu vực có dự án thì vẫn đủ điều kiện về nhà ở để mua nhà ở xã hội.

Trường hợp từng sở hữu nhà nhưng đã chuyển nhượng trước thời điểm nộp hồ sơ, người mua vẫn sẽ được coi là không sở hữu bất động sản và đáp ứng được điều kiện về nhà ở theo quy định.

Lưu ý: Việc sở hữu sổ đỏ ở quê không ảnh hưởng đến điều kiện mua nhà ở xã hội, vì luật chỉ yêu cầu người đăng ký không có bất động sản tại thời điểm nộp hồ sơ trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có dự án.

3. Hướng dẫn xác nhận điều kiện về nhà ở khi mua nhà ở xã hội
Theo Thông tư 05/2024/TT-BX D, người dân thực hiện xác nhận điều kiện về nhà ở khi mua nhà ở xã hội như sau:

- Trường hợp không có nhà ở tại địa bàn nơi có nhà ở xã hội: Làm giấy xác nhận về điều kiện nhà ở, cam kết là không có tên trên Giấy chứng nhận nào tại tỉnh/Thành phố nơi có dự án nhà ở xã hội, sau đó nộp cho Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện tại nơi có dự án nhà ở xã hội.

- Trường hợp đã có nhà ở nhưng nhà có diện tích bình quân đầu người thấp hơn 15m2 sàn/người: Làm giấy xác nhận về điều kiện nhà ở cam kết đã có nhà nhưng nhà có diện tích bình quân đầu người <15m2 sàn/người tại khu vực tỉnh, thành phố nơi có dự án nhà ở xã hội; sau đó nộp cho UBND cấp xã nơi cư trú.

Trên đây là cập nhật về vấn đề "Có nhà rồi có được mua nhà ở xã hội không?". Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
43
0
0
Viết trả lời...
“Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng thế nào?” là vấn đề mà nhiều người dân quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ các quy định pháp luật có liên quan. Bài viết dưới đây của sẽ làm rõ vấn đề này.

1. Giải phóng mặt bằng là gì?


Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, công trường và một bộ phận dân cư đến một phần đất cụ thể được chỉ định để phục vụ cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng công trình mới trên đó.

Quá trình giải phóng mặt bằng được thực hiện khi nhà nước có quyết định thu hồi đất trong các trường hợp như:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

- Phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

- Thu hồi đất do tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp và có thể kéo dài bởi tranh chấp, do đó cần phải cân bằng lợi ích của cả chủ đầu tư và người dân.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất giải phóng mặt bằng?

Bên cạnh vấn đề "giải phóng mặt bằng là gì?", người dân cũng đặc biệt quan tâm đến thẩm quyền thu hồi đất. Căn cứ Điều 83 Luật Đất đai 2024, thẩm quyền thu hồi đất được quy định như sau:

* UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất đối với: tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các trường hợp:

Bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 81;

Bị thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng quy định tại Điều 82.

* UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất đối với các trường hợp:

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh quy định tại Điều 78 và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 79 mà không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;

Thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 81; và bị thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, không còn khả năng tiếp tục sử dụng theo Điều 82.

Như vậy, thẩm quyền thu hồi đất quy định tại Luật Đất đai 2024 là UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện tùy theo từng nguyên nhân bị thu hồi đất.

SjhDmMj.jpeg

3. Quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng thế nào?

Sau khi đã hiểu rõ giải phóng mặt bằng là gì, người có đất bị thu hồi cần nắm rõ quy trình giải phóng mặt bằng. Trình tự, thủ tục thu hồi đất năm 2024 được quy định cụ thể từ Điều 85 đến Điều 87 Luật Đất đai 2024, cụ thể được tiến hành như sau:

Bước 1: UBND cấp có thẩm quyền thông báo thu hồi đất

Bước 2: Thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, thống kê

Bước 3: Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Bước 4: UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.

Bước 5: Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được phê duyệt.

Bước 6: Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu người sử dụng đất không chấp hành)

4. Điều kiện hộ gia đình, cá nhân được bồi thường khi bị thu hồi đất

Theo khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2024 khi Nhà nước thu hồi đất thì những đối tượng sau sẽ được bồi thường khi có đủ các điều kiện theo từng đối tượng. Cụ thể:

- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có công trình tín ngưỡng (chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ họ...) và đất nông nghiệp không có tranh chấp, được UBND cấp xã xác nhận sử dụng chung cho cộng đồng;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động, sử dụng đất không phải do Nhà nước giao, cho thuê, hoặc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01/07/2004;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất trả tiền một lần hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế;

- Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần; hoặc nhận thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê đất trả tiền thuê đất một lần;

- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần để thực hiện dự án nhà ở.

Trên đây là cập nhật về vấn đề "Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình thu hồi đất giải phóng mặt bằng ra sao?". Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Thêm
44
0
0
Viết trả lời...