Newsfeed

Văn Học Trẻ - forum.Vanhoctre.com | Nuôi dưỡng tình yêu văn chương, cuộc thi viết văn; học văn, những bài văn hay. Tác phẩm văn học chọn lọc, lí luận văn học, ...

BBT đề xuất

Bài viết mới

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Phương Định là nhân vật để lại nhiều ấn tượng cho độc giả trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Bởi lẽ, nhà văn Lê Minh Khuê đã gửi gắm những thông diệp sâu sắc trong hình tượng người phụ nữ anh hùng trong hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định.

Hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định.png


Đề: Cảm nhận, suy nghĩ về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định trong trích đoạn truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê

BÀI LÀM MẪU

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt, hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn trong hình tượng những cô gái thanh niên xung phong quả cảm mà lạc quan đã trở thành nguồn cảm hứng của biết bao nhà văn yêu nước. Trong đó nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê kết tinh những vẻ đẹp ấy.

Phương Định cùng với hai đồng đội của mình là Nho, Thao làm nhiệm vụ phá bom mở đường. Trở thành một chiến sĩ trong tổ trinh sát mặt đường nên cô gái Phương Định sống trong môi trường khắc nghiệt. Ở cao điểm, sự sống như bị vùi dập hoàn toàn. “ Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy”. Bằng những câu văn ngắn, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét không gian sống hoang tàn, xơ xác. Đó là nơi chiến tranh vẫn đang nổ ra đầy cam go và máu lửa. Xuất thân là người con gái đất Hà thành, Phương Định tự nhận mình là “ một cô gái khá”. Về ngoại hình, cô có cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Nét duyên dáng gây sự chú ý nhất là cái nhìn của cô gái “ Sao mà xa xăm”. Cái nhìn đó ẩn chứa bao vẻ đẹp tâm hồn sâu kín mà cô gái Hà Nội nhã nhặn, lịch lãm khiêm tốn không thể hiện ra một cách vồn vã, săn sóc. Vậy mà trong suy nghĩ Phương Định “ những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Những tình cảm tốt đẹp đều hướng tới những người có cùng lý tưởng với cô.

Gánh vác trên vai một nhiệm vụ quan trọng nên cô gái của chúng ta được tôi luyện một bản lĩnh can trường. Nhiệm vụ của tổ trinh sát mặt đường là phá bom một ngày đến năm lần, phải chạy trên cao điểm cả ban ngày. “ Khi bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đém số bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc gian khó biết bao bởi nhiệt đọ bên ngoài nóng trên 30 độ lúc chui vào hang nghỉ ngơi, toàn thân rung lên đột ngột. Hơn thế, công việc luôn phải đối mặt với thần chết. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom, có khi bị bom vùi luôn. Vẻ đẹp gan dạ của Phương Định toát lên cụ thể nhất trong một lần phá một quả bom trên đồi. Một loạt những động từ chỉ sự khéo léo, linh hoạt của cô gái: “ dùng xẻng nhỏ đào đát dưới quả bom, cẩn thận bỏ gói thuốc mìn, nép người vào bức tường đất...”. Phương Định cũng giống như bao đồng chí của mình: “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”( Quang Dũng). Ngọn đèn lý tưởng soi sáng giúp cô gái mạnh mẽ hơn, cùng với đó những ánh mắt của các anh cao xạ làm nữ chiến sĩ vững niềm tin, cô “ đàng hoàng bước tới” khó khăn trước mặt. Cái chết chỉ mờ nhạt thoáng qua suy nghĩ của Phương Định, cô xem nhẹ cái chết và tất cả tâm trí hướng tới nhiệm vụ có được hoàn thành hay không. Đặt trách nhiệm lên trên sinh mệnh của mình mới thấy tinh thần tự giác cao độ của cô gái thanh niên xung phong anh dũng phi thường.

Phương Định còn là cô gái coi trọng tình đồng chí, đồng đội. Khi được chị Thao giao nhiệm vụ ở trong hang, bởi cô đang bị thương ở đùi, Phương Định không cãi lời chị dù đó công việc rất “khổ”. Chưa thấy Nho,Thao trở về, nỗi lo âu khiến cô bồn chồn không thể ngồi yên dù chỉ một phút “ có gì lý thú đâu nếu các bạn tôi không quay về”. Chỉ đến khi đồng đội trở về, Phương Định mới thấy nhẹ nhõm, thích thú. Tình đồng đội keo sơn được khắc họa qua lần cô chăm sóc chu đáo cho Nho lúc bị thương như tận tụy như săn sóc người em gái bé bỏng: “ bế Nho, rửa cho Nho, tiêm cho Nho, pha sữa cho nó”. Sức mạnh đoàn kết được hun đúc thêm qua những việc làm ân cần, giản đơn như thế.

Ẩn sau tính cách gan dạ của Phương Định là tâm hồn trong sáng, thơ mộng như con trẻ. Khi bắt gặp mưa đá trên cao điểm đầy bom này. Nhưng rõ ràng cô không tiếc những viên đá mà cơn mưa ngắn ngủi gọi dậy bao kỉ niệm đẹp, êm đềm nơi quê hương với hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ,...những gì gắn bó, thân thuộc nhất. Nơi hậu phương tiếp thêm niềm tin để chiến đấu bảo vệ những điều thân thương của mình.

Nhà văn Lê Minh Khuê làm nổi bật tâm hồn hồn nhiên đầy mơ mộng, tinh thàn dũng cảm của Phương Định trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định
9K
0
0
Mỗi nhân vật trong văn học nói chung và văn chương nói riêng đề được mang một màu sắc đặc trưng riêng biệt. Những màu sắc đó góp phần tạo nên sức hấp dẫn và sự thành công để nhà văn triển khai tình huống truyện đầy tính bất ngờ. Và các nhân vật trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê cũng vậy.

xkk (60).png


Đề: Em hãy viết bài văn để thể hiện những điểm chung và riêng của các nhân vật trong truyện ngắn “Những Ngôi sao xa xôi” của nhà văn Nguyễn Thi


BÀI LÀM MẪU

Tuyến đường Trường Sơn từ lâu đã trở thành tuyến đường huyền thoại và được nhắc đến trong rất nhiều bài hát, rất nhiều tác phẩm văn học. Chẳng hạn như nhà thơ Phạm Tiến Duật đã kể câu chuyện về anh lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thông qua bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Nói đến tuyến đường Trường Sơn thì sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc tới những cô gái thanh niên xung phong làm công tác mở đường. Câu chuyện mà Lê Minh Khuê đã kể trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" cho chúng ta thấy rõ hơn về những cô gái ấy.

Những ngôi sao xa xôi được Lê Minh Khuê viết vào năm 1971, khi ấy nước ta đang trải qua cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Tác phẩm đã ghi lại một cách chân thực nhất đời sống của các cô gái thanh niên xung phong. Thông qua đó, chúng ta thấy được cuộc chiến tranh kia ác liệt đến nhường nào và những cô gái nhỏ bé mạnh mẽ, gan dạ đến thế nào. Dù sống trong cảnh chiến tranh và phải đối diện với rất nhiều hiểm nguy nhưng họ vẫn luôn giữ vững được tinh thần lạc quan, hồn nhiên, yêu đời. Họ là đại diện cho một thế hệ thanh niên Việt Nam nhiệt huyết, sôi nổi sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

Ba cô gái thanh niên xung phong ở đây là Phương Định, Nho và Thao. Họ là một tổ trinh sát sống và làm việc trong hoàn cảnh đầy thiếu thốn. Ở nơi ấy, bom rơi đạn lạc đã là chuyện thường tình. Sự sống gần như đã bị hủy diệt vì bom đạn khi mà những thân cây bị tước khô cháy. Đường đi thì lở loét vì bom đạn. Con người sống trong cảnh biết nay không biết mai. Cái chết rình rập họ từng giờ, từng phút một. Thế nhưng, không vì thế mà họ nản lòng. Địch bắn phá ở đâu thì họ đi tới đó. Công việc của các cô gái là phải đo khối lượng đất lấp vào hố bom. Nếu có quả bom nào chưa nổ, họ phải tìm cách cho nó nổ thì mới đảm bảo được an toàn cho những chuyến xe qua. Chúng ta chỉ là những người được nghe kể lại câu chuyện nhưng cũng đủ thấy lạnh gáy vậy mà ba cô gái gan dạ vẫn làm công việc ấy mỗi ngày như là chuyện thường tình.

Trong số 3 cô gái, Phương Định là nhân vật được miêu tả nhiều hơn cả. Tuy nhiên, thông qua nhân vật Phương Định, chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp chung của các cô gái. Phương Định cũng như bao cô gái khác có một thời học sinh đầy sôi nổi. Cô thường xuyên nhớ về Hà Nội, nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp thời còn đi học. Có thể thấy dù sống trong môi trường ác liệt nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, thơ mộng. Chính những kí ức về thời đi học đã làm xoa dịu những căng thẳng của cô trong công việc, giúp cô và các đồng đội của mình vượt qua được những gian truân và hướng về một tương lai tươi sáng hơn.

Điều khiến em cảm thấy mến mộ ở cô gái này là cô ý thức được về ngoại hình của mình. Tuy nhiên, không vì thế mà cô tỏ ra kiêu kì, ngạo mạn. Ngược lại, Phương Định vẫn luôn chan hòa với đồng đội của mình. Với hai đồng đội của mình ở trong tổ trinh sát, cô coi họ như chị em trong nhà, có chuyện gì cũng chia sẻ cùng nhau. Trong công việc, họ hợp tác với nhau ăn ý. Trong đời sống hàng ngày, họ cùng nhau đùa vui hát ca. Ngay cả với những người chiến sĩ cô gặp trên đường làm nhiệm vụ, cô cũng dành cho họ một tình cảm yêu mến đặc biệt.

Tuy nhiên, điều khiến em khâm phục hơn cả ở những cô gái thanh niên xung phong này là tinh thần chiến đấu quả cảm vì công việc của họ. Họ làm mà như đang chơi mà chơi với những quả bom thì đâu phải là chuyện đùa. Bom có thể nổ bất cứ lúc nào và họ cũng có thể hy sinh bất cứ lúc nào. Nếu bom nổ, không chỉ không giữ được tính mạng mà có khi thân xác cũng không được toàn vẹn. Thế nhưng vì Tổ quốc, họ dám chấp nhận hy sinh. Mặc dù công việc gỡ bom khiến cho thần kinh luôn phải căng thẳng nhưng các cô gái vẫn bình tĩnh và xử lý một cách đầy ung dung như thể họ có tài điều khiển bom vậy. Nhờ họ mà biết bao chuyến xe qua trong an toàn, những con người xa lạ nhìn thấy nhau mà vẫy tay chào như là thân quen từ lâu lắm.

Có thể thấy, các chị có một tâm hồn thật đẹp. Trước cái chung của đất nước, họ đã dẹp cái riêng sang một bên. Tuy không sống trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh nhưng thông qua truyện ngắn Những ngồi sao xa xôi và thông qua ba nữ thanh niên xung phong, chúng ta như được sống lại không khí hào hùng của dân tộc khi mà cả nước đang sục sôi đánh Mĩ.


Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Những điểm chung và riêng của các nhân vật trong truyện Những Ngôi sao xa xôi
755
0
0
Phương Định, Nho và chị Thao là những cô gái đã từng ngày, từng ngày một trưởng thành trong những năm tháng gian lao của chiến tranh. Và “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê đã vẽ nên bức chân dung chân thật nhất về những cô gái tiên phong dũng cảm trong hoàn cảnh khốc liệt của năm tháng chiến tranh gian lao, khó nhọc ấy.

dn (9).png


Đề: Em hãy viết bài văn để phân tích tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

BÀI LÀM MẪU

Hình ảnh ba cô thanh niên Phương Định, Nho và chị Thao cùng kề cạnh chiến đấu là một trong những hình ảnh đẹp trong văn học Việt Nam. Qua đó, “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê đã khắc họa chân thật hình ảnh những người phụ nữ đất Việt kiên cường, bất khuất.

Lê Minh Khuê cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Các tác phẩm của bà xoay quanh cuộc sống, chiến đấu của những cô thanh niên xung phong. Những ngôi sao xa xôi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của bà, kể về cuộc sống chiến đấu của ba cô gái trên tuyến đường Trường Sơn.

Truyện được sáng tác năm 1971 khi chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Truyện được viết về công cuộc chiến đấu của thanh niên xung phong, bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Nhan đề của tác phẩm giàu ý nghĩa, và giá trị biểu đạt. Trước hết nó là một hình ảnh tả thực những vì tinh tú trong vũ trụ bao la, tỏa ánh sáng dịu nhè, lung linh và lấp lánh. Hình ảnh ngôi sao được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm: Ngôi sao vàng trên mũ của chiến sĩ, ngôi sao ở thành phố, ngôi sao trong truyện cổ tích,…

Không chỉ vậy, nhan đề còn có ý nghĩa biểu tượng, khiến ta nhớ về vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong với tâm hồn mơ mộng, trong sáng, bay bổng và phẩm chất cách mạng sáng ngời. Còn cái “xa xôi” có chăng chính là cao điểm – nơi các cô đang chiến đấu. Trong cuộc kháng chống Mĩ, những cô gái nhỏ bé, lặng lẽ, khiêm nhường ấy chính là những ngôi sao sáng của núi rừng Trường Sơn.

Nho, Thao, Phương Định còn là những cô gái rất trẻ, họ sống chiến đấu trên “một cái hang lớn dưới chân cao điểm” giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều nhất bom đạn của kẻ thù. Nơi họ sống chỉ có tàn tích của chiến tranh: đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy, những cây lớn nằm lăn lóc, những tảng đá to, những thùng xăng hoặc những thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất.

Tưởng chừng như mọi thứ bị hủy diệt, không có dấu hiệu của sự sống. Hoàn cảnh sống ấy đã cho ta thấy cái khốc liệt của chiến tranh, sự khó khăn gian khổ mà con người phải trải qua. Công việc của họ đặc biệt nguy hiểm, họ phải quan sát địch ném bom, sau mỗi lần đó họ lại lao ra trọng điểm đo khối lượng đất đá bị đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và phá bom.

Phải thường xuyên đối mặt với cái chết. Họ bị bom vùi là chuyện bình thường “Có khi bò lên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên gương mặt lem luốc” . Công việc thường ngày ấy khiến thần kinh họ luôn căng thẳng, đòi hỏi phải có sự bình tĩnh, dũng cảm.

Là những cá nhân, với đời sống tâm hồn và tình cảm khác nhau, nhưng ở ba cô gái này đều mang những điểm chung. Trước hết, họ có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ: Có lệnh là họ lên đường, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phá bom mở đường cho những đoàn xe nối đuôi nhau ra tiền tuyến và về đích an toàn. Trong khi phá bom họ chỉ quan tâm đến một điều duy nhất: Liệu bom có nổ không, nếu không thì làm cách nào để bom nổ. Như vậy, với họ nhiệm vụ còn quan trọng hơn tính mạng bản thân.

Không chỉ vậy, họ còn gan dạ, dũng cảm, không sợ hy sinh. Cuộc sống trong bom đạn chiến tranh cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào, song họ chưa bao giờ thấy ám ảnh, chưa bao giờ phải trằn trọc đêm đêm, cái chết đối với họ là một khái niệm rất mờ nhạt, không cụ thể.

Lòng dũng cảm còn thể hiện qua sự kiên cường trong chiến đấu: Chị Thao rất gan dạ, cái cũng phải phát bực về cái tính bình tĩnh đến lạ của chị. Nho khi máu thấm ra đỏ đất, vẫn bình tĩnh không một tiếng kêu, không cho ai được khóc, không cho ai gọi về đơn vị. Phương Định bình tĩnh gan dạ giữa khoảng đất của địch, nhất định không chịu đi khom.

Sống với nhau, cùng nhau làm việc, giữa họ còn hình thành tình đồng đội keo sơn, gắn bó. Tình cảm ấy nằm trong sự chân thành, dứt khoát khi ai cũng muốn giành phần nguy hiểm, gian khổ về mình. Phương Định lo lắng, bồn chồn khi chờ Thao và Nho đi trinh sát trên cao điểm với nỗi lo lắng hai bạn không về. Tình cảm ấy nằm trong sự lo lắng, cử chỉ chăm sóc khi Nho bị thương, Phương Định tận tình cứu chữa, chị Thao luống cuống không cầm được nước mắt.

Dù can trường, dũng cảm nhưng ở họ cũng có những nét rất hồn nhiên, rất con gái. Họ là ba cô gái trẻ có nội tâm phong phú. Ở họ có những nét chung của cô gái hay mơ mộng, dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn. Họ cũng rất nữ tính, thích làm đẹp dù ở chiến trường khói lửa. Nho thích thuê thùa, Thao chăm chép bài hát, Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ màng và thích hát.

Cuộc sống ở chiến trường rất khó khăn nhưng họ vẫn luôn bình tĩnh, lạc quan, yêu đời. Trong hang vẫn vang lên tiếng hát của ba cô gái và những dự định về tương lai. Chiến tranh bom đạn không thể phá đi được những giây phút mơ mộng ấy. Đó còn là thời gian để nhớ về gia đình, về những kỉ niệm, là niềm vui của Nho và Phương Định khi thấy những cơn mưa đá.

Dù có những điểm chung, nhưng bên cạnh đó, họ vẫn có những nét cá tính riêng. Nho hồn nhiên, mơ mộng, sở thích ăn kẹo, tắm suối, dáng vẻ nhỏ bé “mát mẻ như một cây kem”. Chị Thao là tổ trưởng, lớn tuổi nhất, chị từng trải những cũng không thiếu những khát khao, rung động của tuổi trẻ, ưa làm đẹp. Đôi lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Ở chị có những nét tính cách tưởng như mâu thuẫn: Trong công việc chị rất cương quyết, táo bạo như có ai ngờ con người ấy lại sợ máu và vắt đến tái mặt.

Trong con người chị có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, yếu đuối của một người con gái với cái bản lĩnh của một chiến sĩ nơi chiến trường ác liệt. Phương Định là cô gái xinh đẹp, có đời sống nội tâm phong phú, tính cách hồn nhiên, hay mơ mộng, hay sống với kỉ niệm thời thiếu nữ ở thành phố. Cả ba cô gái đều có những nét tính cách đẹp đẽ, đáng yêu. Họ là những con người từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên, sinh động, họ hiện lên thật bình dị.

Vẻ đẹp của ba cô thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” thật bình dị nhưng quá đỗi hào hùng. Qua đó, người đọc càng khâm phục trước tài năng văn chương của Lê Minh Khuê.


Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề:
TẠI ĐÂY
Thêm
Phân tích tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” mới nhất
1K
0
0
Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng ác liệt. Truyện kể lại cuộc sống của ba cô gái thanh niên xung phong làm công tác trinh sát và phá bom thông đường trên một cao điểm của Trường Sơn những năm tháng chống Mĩ. Qua đó thể hiện và ca ngợi tâm hồn và phẩm chất cao đẹp của những người con gái Việt Nam thời chống Mĩ: Hồn nhiên, trong sáng trong cuộc sống, dũng cảm trong chiến đấu và luôn lạc quan trước tương lai.


Xanh dương và Xanh mòng két Màu chuyển tiếp Công nghệ và Chơi trò chơi Dịch vụ Trang web (22).png


Ôn tập kiến thức cơ bản tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê

Câu 1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Lê Minh Khuê?

Trả lời


– Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

-Trong kháng chiến chống Mĩ, Lê Minh Khuê gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70.

- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết về chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. Năm 2012, bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

- Tác phẩm chính đã xuất bản:
Những ngôi sao xa xôi (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng 1973)
Cao điểm mùa hạ (tập truyện, Nhà xuất bản Quân đội 1978)
Đoạn kết (tập truyện, Nhà xuất bản Phụ Nữ 1982)
Một chiều xa thành phố (tập truyện, Nhà xuất bản Tác phẩm Mới 1986)
Tôi đã không quên (truyện vừa, Nhà xuất bản Công An 1991,
Bi kịch nhỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 1993)
Lê Minh Khuê truyện ngắn (tập truyện, Nhà xuất bản Văn Học 1994)
Trong làn gió heo may (tập truyện, Nhà xuất bản Văn Học 1999).
Màu xanh man trá (tập truyện, Nhà xuất bản Phụ Nữ 2003);
Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa (tập truyện, Nhà xuất bản Phụ Nữ 2002);
Một mình qua đường (tập truyện, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2006);
Những ngôi sao, Trái đất, dòng sông (tập truyện, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 2008)
Nhiệt đới gió mùa (tập truyện, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn 2012)
The Stars, The Earth, The River (tập truyện, Nhà xuất bản Cubstone Press, Mỹ, 1996
Monsunens sista regn (tập truyện, Nhà xuất bản Tranan, Thụy Điển, 2008)
Fragile come un raggio di sole (tập truyện, Nhà xuất bản O barra O, Italia, 2010)
Kleine Tragödien (tập truyện, Nhà xuất bản Mitteldeutscher, Đức, 2011)

Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”?

Trả lời


Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà văn Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.

Câu 3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”?

Trả lời


- Gợi đến hình ảnh những ngôi sao xa xôi trong truyện qua cái nhìn của Phương Định – những ngôi sao trên bầu trời thành phố, các anh lính gọi các cô là những ngôi sao xa xôi, ngọn đèn trên quảng trường như những ngôi sao trong truyện cổ tích...

- Biểu hiện cho những tâm hồn: hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn của các cô gái.

- Biểu hiện cho những khát vọng, ước mơ trong tâm hồn thiếu nữ về một cuộc sống thanh bình, yên ả còn xa xôi giữa những khốc liệt chiến tranh.

- Các cô gái thanh niên xung phong như những ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời Trường Sơn.

- Ánh sáng của các vì sao thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói lòa như mặt trời... nhiều khi ta phải chăm chú mới phát hiện ra. Đó cũng là vẻ đẹp thầm lặng của các cô gái, ta phải chăm chú, trân trọng mới thấy được.

-> Đây là một hình tượng độc đáo.

Câu 4. Tóm tắt tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

Trả lời


Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ ác liệt nhất. Họ là Thao, Định, Nho làm thành tổ trinh sát mặt đường, có nhiệm vụ phá bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp dô bom địch gây ra. Công việc của họ vô cùng nguy hiểm, luôn phải đối diện với cái chết, nhưng cuộc sống của họ vẫn không mất đi niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thảnh thơi, thơ mộng. Họ rất yêu thương, gắn bó với nhau dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, hai người đồng đội hết mực lo lắng, chăm sóc cho cô. Một cơn mưa đó vụt đến và vụt đi đã gợi trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.

Câu 5. Viết một đoạn văn quy nạp với nội dung nêu vai trò của ngôi kể trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?

Trả lời


- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.

- Tác dụng của ngôi kể:

+ Tái hiện một cách chân thực, sinh động cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Tái hiện được những diễn biến tâm lí, tình cảm, đời sống nội tâm của những cô gái trẻ, đặc biệt là giãi bày mọi trạng thái tình cảm của nhân vật một cách tự nhiên.

+ Tạo sự tin cậy vì người kể là người trong cuộc.

+ Người kể chuyện là một cô gái trẻ trung nên giọng điệu cũng sôi nổi và đầy nữ tính.

Đoạn văn mẫu

Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được kể từ ngôi thứ nhất, người kể là Phương Định, cô gái thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường. Ngôi kể đó tái hiện một cách chân thực, sinh động cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời, cách kể ấy tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân, tình cảm, đời sống nội tâm của những cô gái trẻ, đặc biệt là giãi bày mọi trạng thái tình cảm của nhân vật một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, ngôi kể thứ nhất tạo được sự tin cậy nơi người đọc về những điều được kể bởi nó được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của người trong cuộc. Người kể chuyện là một cô gái trẻ trung nên giọng điệu cũng sôi nổi và đầy nữ tính. Từ đó, tác giả đã khắc họa thành công hiện thực cuộc sống chiến trường trọng điểm ác liệt cũng như vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam trong chiến tranh được chân thực và sâu sắc.


Các bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề: TẠI ĐÂY
Thêm
Ôn tập tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê mới nhất
  • Like
Reactions: ThSD
740
1
0
Nhà văn Lê Minh Khuê là một nhà văn tài hoa trong nền văn xuôi. Sự sáng tạo và cảm hứng trong bà đã tạo nên những tác phẩm lớn. Nổi bật hơn cả là tác phẩm ''Những ngôi sao xa xôi'' của nhà văn Lê Minh Khuê-một truyện ngắn đầy chất thơ miêu tả thành công vẻ đẹp tâm hồn đầy mơ mộng nhưng cũng vô cùng quả cảm, anh dũng của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

6457


Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Bố cục

- Phần 1 ( từ đầu … có ngôi sao trên mũ): cuộc sống, hoàn cảnh chiến đấu của ba cô gái trên tuyến đường Trường Sơn
- Phần 2 (tiếp… chị Thao bảo): Sự chăm sóc của hai người chị với Nho
- Phần 3 ( còn lại): thời gian nghỉ ngơi của ba cô gái.

Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, theo lời của nhân vật Phương Định. Ngôi kể này giúp truyện có tính chân thực hơn. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, xúc cảm của nhân vật.

Tóm tắt

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch, ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí nổ, chưa nổ của bom mìn sau đó phá bom mìn và san lấp mặt đường. Cuộc sống của ba cô gái phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom, tuy khắc nghiệt, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, giàu cảm xúc và mơ mộng.

Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Ba cô gái thanh niên xung phong yêu thương, đoàn kết với nhau:

- Cùng chung nhiệm vụ trinh sát mặt đường, đo đất đá cần san lấp, phá bom mìn
- Là những cô gái trẻ, giàu tinh thần, trách nhiệm với công việc, yêu thương đồng đội
- Chiến đấu dũng cảm, sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, trêu đùa

∗ Điểm riêng, nét cá tính riêng của mỗi người

- Phương Định: con gái thành phố, đẹp, thích mơ mộng, hay hát

+ Nho thích thêu thùa, là người dũng cảm, kiên cường
+ Chị Thao là người từng trải, không còn hồn nhiên mơ mộng nhưng luôn khao khát tương lai thiết thực, bình tĩnh can đảm nhưng lại rất sợ máu

Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Phương Định:

- Ý thức được vẻ đẹp của bản thân "một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh" đôi mắt "có cái nhìn sao mà xa xăm"
- Nhạy cảm nhưng chưa dành riêng tình cảm cho ai, cô không biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông tưởng chừng như kiêu kì
- Tâm lí nhân vật qua những lần phá bom được miêu tả chi tiết, tinh tế

+ Có thể quen với công việc nhưng mỗi lần phá bom đều là một lần thử thách với thần kinh
+ Cảm giác trở nên sắc nhọn hơn khi lưỡi xẻng chạm vào quả bom, tiếp đó căng thẳng đợi chờ tiếng quả bom nổ

→ Ngòi bút của tác giả miêu tả chân thực, sinh động tâm lí nhân vật trong truyện. Cái nhìn và cách thể hiện con người thiên về cái trong sáng, tốt đẹp, hướng thiện

Câu 4 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

- Phương thức trần thuật: ngôi thứ nhất, chân thực, phù hợp với thế giới nội tâm đa dạng, sâu sắc của nhân vật
- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí
- Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, lời kể theo nhịp, lúc nhanh, chậm

Câu 5 (trang 121 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Câu chuyện cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mĩ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Họ dũng cảm, không sợ cái chết, ở họ có tình yêu sâu đậm với quê hương, đất nước

xem thêm: https://forum.vanhoctre.com/forums/nhung-ngoi-sao-xa-xoi-le-minh-khue.1157/
Thêm
Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
701
0
0

Trang cá nhân

“Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Truyện này tớ đăng đầu tiên ở Wattpad (khi ấy học lớp tám), giờ đọc lại thấy sến thật sự nhưng khi tớ cho chị họ xem bản thảo thì chị ấy lại khen hay. Tớ cũng nhen nhóm ý định phát triển bộ này thành truyện dài luôn nhưng mà hồi ấy tớ chưa đủ thời gian, đến giờ thì bản thân lại không theo kịp cảm xúc khi ấy.
Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau
"Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa."
Cung Chúc Tân Xuân Giáp Thìn 2024!
An Khang Thịnh Vượng
Vạn Sự Như Ý~
Trò chuyện trực tiếp
Đăng nhập để sử dụng ChatBox
  1. Thích Văn Học @ Thích Văn Học:
    Hiện tại không có giá trị qui đổi gì em nhé
Top